1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

422 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

70 587 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 393,15 KB

Nội dung

422 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Trang 1

1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, của các hoạt động kinh tế-xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế Đây là điều kiện thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng phát triển Tuy nhiên mức độ rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế hiện đại cũng nhiều hơn gắn liền với những cơ hội và thách thức nền kinh tế hội nhập mang lại

Đối với hoạt động ngân hàng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng, có quan hệ mật thiết, hữu cơ với khách hàng và nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng Chính vì lẽ đó rủi ro hoạt động ngân hàng rất đa dạng, tiềm ẩn và xuất hiện gắn liền với mỗi hoạt động dịch vụ và tác động, ảnh hưởng với những mức độ khác nhau Trong đó rủi ro tín dụng, nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng bởi chính đặc thù trong hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thật vậy, rủi ro tín dụng có mối liên hệ với các loại rủi ro khác Rủi ro tín dụng càng lớn, sẽ kéo theo những rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… Kết quả, gây ảnh hưởng dây chuyền không những đến khách hàng, trong mối quan hệ là người đi vay mà cả khách hàng trong mối quan hệ là người cho vay đối với ngân hàng

Thực tế cho thấy, khủng hoảng ngân hàng ở Châu Á năm 1997-1998 đã đẩy nhiều nước vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng: sự đổ vỡ hệ thống Quỹ tín

Trang 2

2

dụng các năm 1989-1990 tại Hà Nội đã gây những tác động đến xã hội trong một thời gian khá dài Vì vậy việc quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng luôn được các NHTM đặt lên hàng đầu

Hiện nay ngành ngân hàng Việt Nam còn chưa ổn định thật sự, còn đang trong quá trình hòa nhập với ngành ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng vẫn còn chưa cao Vì vậy việc giải quyết được vấn đề rủi ro tín dụng đang là bài toán khó đối với các NHTM

Nhận thức được vấn đề đó, đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á” được thực hiện với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế, phòng

ngừa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là nhằm vào những vấn đề sau:

- Nghiên cứu những lý luận chung về rủi ro tín dụng

- Đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Á

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Đông Á

3 Đối tượng và phạm vi của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro

Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng TMCP Đông Á, từ đó đưa

ra các giải pháp hạn chế rủi ro

Trang 3

3

4 Phương pháp nghiên cứu :

Do tính chất của đề tài chủ yếu dựa vào dữ liệu đã có ở quá khứ của một NHTM, kết hợp với sự quan sát những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong từng trường hợp thực tế Tiến hành phân tích và rút ra giải pháp cụ thể để phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau : phương pháp tổng hợp, chọn lọc nguồn thông tin từ các tạp chí, sách và tài liệu chuyên ngành… ;phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng, phương pháp phân tích thống kê và phương pháp so sánh sự biến động của dãy số qua các năm

5 Cấu trúc nội dung nghiên cứu

Đề tài bao gồm những nội dung chính sau :

Chương 1 : Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Đông Á trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Đông Á

Trang 4

4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm :

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên

đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán

Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ khác

1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng :

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên

cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau :

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản)

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay tức là bao

Trang 5

5

gồm cả phần vốn và phần lãi

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không bình thường do chủ quan hoặc khách quan làm cho người đi vay không trả được nợ vay và lãi vay cho ngân hàng theo đúng những điều kiện ghi trên hợp đồng tín dụng

Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng, cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn Trường hợp người vay tiền phá sản thì việc thu hồi vốn gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu …), trái quyền, Swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng :

Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk)

- Rủi ro danh mục được phân ra hai loại rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi

ro tập trung (Concentration risk)

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế

Trang 6

6

+ Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số ngành kinh tế, một số thành phần kinh tế, một số khách hàng hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý

- Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi

ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng

+ Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo tín dụng

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan :

Nguyên nhân này là tác nhân gây ra rủi ro tín dụng bất khả kháng, xảy ra ngoài tầm kiểm soát của con người trong một thời điểm nào đó Có thể xuất phát từ môi trường kinh tế, trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều điều kiện tốt để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt sẽ kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến sản xuất kinh doanh trong nước trở nên khó khăn, khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp Có thể xuất phát từ góc độ môi trường pháp lý, đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn có thể xuất phát do rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Sự cạnh tranh của các ngân hàng

Trang 7

7

thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút Mặt khác, do xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, mọi tình hình biến động về kinh tế, chính trị ở bất cứ quốc gia nào, khu vực nào đều ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế, chính trị trong nước từ đó cũng làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng của các ngân hàng

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

1.2.3.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng :

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng Nguyên nhân này có thể xảy ra từ hai đối tượng khách hàng sau:

Đối với khách hàng cá nhân, có những nguyên nhân dẫn đến rủi ro như:

do thu nhập giảm sút, do sử dụng vốn sai mục đích, do hoàn cảnh gia đình, hoặc

do khách hàng vay tiền thiếu năng lực pháp lý

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, có thể do các nguyên nhân sau :

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

- Do khả năng quản lý kinh doanh yếu kém dẫn đến sử dụng vốn kém hiệu quá Sự yếu kém này bộc lộ ở ba yếu tố sau : quy mô kinh doanh quá to so với tư duy quản lý, khả năng quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản và doanh nghiệp không làm tốt việc phân tích, dự báo thị trường dẫn đến hàng hóa ứ đọng, tồn kho, lỗi thời

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: quy mô tài sản nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao Số liệu tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thiếu tính thực tế và xác thực

- Do chủ doanh nghiệp mất năng lực pháp lý trong quá trình hoạt động

Trang 8

8

- Do mất đoàn kết nội bộ giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc

- Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng

1.2.3.2.2 Nguyên nhân do bản thân ngân hàng :

Ngoài nguyên nhân từ phía người đi vay, nguyên nhân chủ quan còn bao gồm những thiếu sót, khuyết điểm từ phía người cho vay Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín dụng

ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn….Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dưới đây :

Một là, ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng….dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp phương án kinh doanh của khách hàng

Hai là, sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích

Ba là, quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay

Bốn là, chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng

Năm là, ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi

ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ…

Trang 9

9

Sáu là, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng

Bảy là, ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn sử dụng, cụ thể là : dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều; hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức qui định

1.2.4 Aûnh hưởng của rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Đối với ngân hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM như sau :

- Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến

- Nếu một khoản cho vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy

cơ gặp rủi ro thanh khoản Kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời

Trang 10

10

1.2.4.2 Ñoâi vôùi neăn kinh teâ- xaõ hoôi

Baĩt nguoăn töø bạn chaât vaø chöùc naíng cụa ngađn haøng laø moôt toơ chöùc trung gian taøi chính chuyeđn huy ñoông voân nhaøn roêi trong neăn kinh teâ ñeơ cho caùc toơ chöùc vaø caù nhađn coù nhu caău vay lái Do ñoù, thöïc chaât quyeăn sôû höõu nhöõng khoạn cho vay laø quyeăn sôû höõu cụa ngöôøi ñaõ göûi tieăn vaøo ngađn haøng Bôûi vaôy, khi rụi

ro tín dúng xạy ra thì khođng nhöõng ngađn haøng chòu thieôt hái maø quyeăn lôïi cụa nhöõng ngöôøi göûi tieăn cuõng bò ạnh höôûng

Hoát ñoông cụa ngađn haøng coù lieđn quan ñeân hoát ñoông cụa toaøn boô neăn kinh teâ Vì vaôy khi rụi ro tín dúng xạy ra coù theơ laøm phaù sạn moôt vaøi ngađn haøng, coù khạ naíng lađy lan caùc ngađn haøng táo cho dađn chuùng moôt tađm lyù sôï haõi neđn ñua nhau ñeân ngađn haøng ruùt tieăn tröôùc thôøi hán Ñieău ñoù coù theơ ñöa ñeân phaù sạn haøng loát caùc ngađn haøng vaø taùc ñoông xaâu ñeân neăn kinh teâ Söï hoạng loán cụa caùc ngađn haøng ạnh höôûng raât lôùn ñeân toaøn boô neăn kinh teâ, noù coù theơ laøm cho neăn kinh teâ bò suy thoaùi, giaù cạ taíng, söùc mua giạm, thaât nghieôp taíng, xaõ hoôi maât oơn ñònh

Ngoaøi ra, rụi ro tín dúng cuõng ạnh höôûng ñeân neăn kinh teâ theâ giôùi vì ngaøy nay neăn kinh teâ moêi quoâc gia ñeău phú thuoôc vaøo neăn kinh teâ khu vöïc vaø theâ giôùi

1.3 PHÖÔNG PHAÙP QUẠN LYÙ RỤI RO TÍN DÚNG

1.3.1 Caùc daâu hieôu nhaôn bieât rụi ro

Daẫu hieôu nhaôn bieât caùc khoạn vay coù vaân ñeă coù theơ ñöôïc bieơu hieôn döôùi nhieău hình thöùc Coù nhöõng daâu hieôu bieơu hieôn raât môø nhát, nhöng cuõng coù nhöõng daâu hieôu bieơu hieôn raât roõ raøng Vieôc nhaôn bieât ñöôïc nhöõng daâu hieôu ban ñaău cụa khoạn vay coù vaân ñeă, ngaín ngöøa rụi ro xạy ra laø moôt vieôc caâp thieât maø baât kyø moôt NHTM naøo cuõng phại quan tađm Caùc daâu hieôu naøy ñođi khi ñöôïc nhaôn

ra qua moôt quaù trình chöù khođng haún laø tái moôt thôøi ñieơm, do vaôy phại bieât caùch nhaôn bieât chuùng moôt caùch coù heô thoâng Daâu hieôu cụa caùc khoạn tín dúng coù vaân

Trang 11

11

đề có thể xếp thành các nhóm sau:

Nhóm 1 : Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

Nhóm dấu hiệu rủi ro này có thể nhận diện từ các góc độ sau đây :

Thứ nhất, phân tích sự biến động của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh tại doanh nghiệp qua một quá trình sẽ nhận thấy được các dấu hiệu như : chậm thanh toán lương; sự dao động bất thường của các tài khoản, đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi hoặc tăng mức sử dụng bình quân các tài khoản; thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau; gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán khi nợ đến hạn

Thứ hai, về hoạt động đi vay của doanh nghiệp có những dấu không lành mạnh như: mức độ vay thường xuyên gia tăng (trừ những trường hợp doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng qui mô, đầu tư mới…); thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; hoặc thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn các món vay đến hạn; hoặc cho vay vượt quá nhu cầu dự kiến

Thứ ba, về phương thức tài chính của doanh nghiệp dấu hiệu rủi ro sẽ thể hiện ở các mặt sau : sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn đắt nhất; các khoản phải trả của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm trong khi các khoản phải thu lại có xu hướng ngày càng tăng; hoặc có kinh doanh lỗ làm thâm hụt vốn điều lệ…

Nhóm 2 : Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng

Thông qua cách thức quản lý của khách hàng, có thể nhận thấy những dấu hiệu như: khách hàng thường xuyên thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị, thay đổi ban điều hành và nhân viên; sự bất đồng thường xuyên và có thể dẫn đến

Trang 12

12

tranh chấp trong ban quản trị; việc điều hành quá độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán; cách thức quản lý mang tính chất gia đình, không sử dụng nhân viên có năng lực mà lựa chọn thành viên gia đình chưa được đào tạo; thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông và của chủ nợ, sử dụng các chi phí quản lý bất hợp lý và lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân

Nhóm 3 : Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh khách hàng có những biểu hiện quá ưu tiên như: chỉ tập trung kinh doanh với một vài khách hàng lớn không mở rộng kinh doanh cho nhiều khách hàng khác để phân tán rủi ro; quá chú tâm vào hình thức sản phẩm mà không quan tâm đến các yếu tố kinh doanh khác; lựa chọn thời điểm kinh doanh không thích hợp như tung sản phẩm dịch vụ quá sớm hoặc các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế hoặc tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc

Nhóm 4 : Nhóm các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật và thương mại

Nhóm dấu hiệu này thể hiện ở những mặt sau : sản phẩm kinh doanh của khách hàng mang tính thời vụ cao; sản phẩm không đa dạng và không cập nhật kịp theo thị hiếu, kỹ thuật mới trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng cao, hoặc có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa thay thế làm sản phẩm mất tính cạnh tranh Bên cạnh đó những thay đổi từ chính sách của nhà nước như chính sách thuế, môi trường, các quy định mới về hoạt động kinh doanh…cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của khách hàng

Nhóm 5 : Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán

- Dấu hiệu tài chính : Khách hàng thường xuyên chuẩn bị không đầy đủ

hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính Số liệu tài chính của khách hàng cho thấy các dấu hiệu bất thường như khả năng tiền mặt suy giảm, có sự gia tăng không cân đối về tỉ lệ nợ thường xuyên, số khách hàng nợ tăng nhanh

Trang 13

13

và thời gian thanh toán của các con nợ được kéo dài, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có hoặc có những thay đổi bất thường về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán Trong quá trình hạch toán kế toán khách hàng có những biểu hiện gian lận như hạch toán vốn điều lệ không khớp, không hạch toán đúng tài sản cố định nhằm tạo giá trị khống, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình hoặc đánh giá lại tài sản nâng giá trị công ty lên Khả năng quản lý kinh doanh kém, lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ, thường xuyên không đạt kế hoạch về sản xuất và bán hàng, phân bố các khoản nợ không thích hợp, lệ thuộc vào những sản phẩm bất thường để tạo lợi nhuận và các hệ số khả năng thanh toán, hệ số tỷ lệ sinh lời, hệ số vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho ngày càng giảm qua các thời kỳ trong khi các

hệ số về nợ trên vốn chủ sở hữu… ngày càng tăng

- Dấu hiệu phi tài chính như phẩm chất đạo đức khách hàng kém, sự xuống cấp của nơi kinh doanh, hoặc nơi lưu giữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng và

lạc hậu

1.3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Phương pháp xếp hạng và giám sát rủi ro danh mục tín dụng

Ngân hàng trong suốt thời gian cho vay phải liên tục giám sát danh mục tín dụng nhằm có các hành động kịp thời khi có bất kỳ vấn đề nào nảy sinh đối với khoản cho vay

Bước 1: Phân hạng rủi ro danh mục tín dụng

Mục đích của việc xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng để :

- Cho phép có một nhận định chung về danh mục cho vay trong bảng cân đối của ngân hàng

- Phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng bị tổn thất hay đi chệch hướng khỏi chính sách tín dụng đã được đề ra của ngân hàng

Trang 14

14

- Có một chính sách định giá chính xác hơn

- Xác định rõ khi nào cần tăng sự giám sát hoặc các hoạt động điều chỉnh khoản vay hoặc ngược lại

- Làm cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro

Một hệ thống phân hạng rủi ro là một hệ thống ghi lại các ước tính về mức độ rủi ro tiềm tàng trong từng khoản tín dụng của một danh mục tín dụng Dựa trên những dữ liệu đã có và tầm quan trọng của từng dữ liệu, hệ thống phân hạng sẽ có một bảng định mức rủi ro đối với từng khoản tín dụng (có thể khác nhau đối với mỗi ngân hàng), thường gồm 6 mức hoặc 8 mức Các cấp độ rủi ro này được đánh giá dựa trên các thông số và dữ liệu như:

- Bảng cân đối kế toán (ít nhất 3 năm) và các hệ số tài chính cơ bản

- Kinh nghiệm, tính cách và độ tin cậy của người điều hành doanh nghiệp

- Lịch sử nợ vay của doanh nghiệp

- Sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào khách hàng mua và cung ứng chủ yếu

- Mức độ rủi ro ngành kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện

- Những biến động trong kinh doanh của khách hàng

- Trình độ của các cán bộ chủ chốt

- Chất lượng của các chiến lược kinh doanh trung và dài hạn

Sau khi xác định được cấp độ rủi ro của từng khách hàng như trên, ngân hàng đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo khoản vay (với tư cách nguồn thứ 2) để có nhận định hoàn chỉnh về khoản vay và hướng xử lý sau này

Bước 2: Giám sát việc xếp hạng rủi ro

Các rủi ro đã được đánh giá, về nguyên tắc phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro ở mọi thời gian Do vậy, mọi biến động ảnh hưởng đến quá trình xếp hạng này phải được đánh giá lại ngay Việc giám sát được thực hiện bằng

Trang 15

15

nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị hoặc phương pháp kiểm tra tại chỗ, hoặc dùng đồng thời các phương pháp

1.3.2.2 Mô hình chất lượng

Trong trường hợp các thông tin có liên quan đến chất lượng của người vay vốn không được công bố rộng rãi, các TCTD phải thu thập thông tin từ các nguồn đơn lẻ như các hồ sơ về tín dụng và tiền gửi, hoặc mua thông tin từ các nguồn bên ngoài như các tổ chức phân loại và đánh giá khách hàng Các thông tin này được chia thành hai nhóm : nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân người vay vốn như danh tiếng, cơ cấu vốn, mức độ biến động của thu nhập, tài sản thế chấp và nhóm yếu tố liên quan đến thị trường ảnh hưởng đến tất cả những người vay vốn vào thời điểm quyết định cho vay như chu kỳ kinh tế, mức lãi suất

1.3.2.3.Mô hình điểm tín dụng

Các mô hình điểm tín dụng thường sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của người vay để tính toán xác suất của rủi ro tín dụng hoặc để phân loại khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro được xác định Mô hình điểm tín dụng gồm có mô hình xác suất tuyến tính và mô hình phân biệt tuyến tính

1.4 Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Qua quá trình giám sát xếp hạng rủi ro thường xuyên, nếu khoản tín dụng có xu hướng bị giáng hạng xấu tức là nó chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nó có thể biến thành khoản vay khó đòi hoặc không thể đòi, thì khi đó việc ngăn ngừa cần được tiến hành sớm, nếu chậm trễ sẽ làm vấn đề ngày càng nan giải hơn Việc ngăn ngừa này được tiến hành theo các bước sau :

1.4.1 Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng

Việc thực hiện gặp gỡ khách hàng nhằm tìm biện pháp khắc phục các khoản cho vay rủi ro cao Việc lập kế hoạch này bào gồm các giai đoạn sau :

- Cán bộ tín dụng bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản lý rủi ro cao và sao cho

Trang 16

16

cán bộ này nhanh chóng nắm bắt các vấn đề chính như tóm tắt lịch sử khoản tín dụng, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn chính, các dấu hiệu diễn tiến gần nhất và các nội dung khác liên quan đến hồ sơ tín dụng

- Chuẩn bị gặp gỡ khách hàng: trước khi gặp khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro cao phải nhận định được các vấn đề chính như nguyên nhân căn bản của rủi ro tiềm ẩn của khoản vay, giai đoạn của phương án kinh doanh, vị trí của khách hàng trên thị trường, tình trạng quản lý nội bộ của khách hàng như các khoản chi phí, hàng tồn kho, các khoản phải thu…, các tiềm năng của khách hàng có thể giảm nợ, các khả năng có thể cắt giảm chi phí hoạt động của khách hàng, tài sản đảm bảo có được thế chấp cho các khoản vay khác không, khả năng trì hoãn tối đa các khoản nợ của khách hàng đối với các chủ nợ ngoài ngân hàng

1.4.2 Gặp gỡ khách hàng

Mục đích của cuộc gặp gỡ này là ngân hàng thể hiện cho khách hàng biết rõ quan điểm của mình về khoản tín dụng có vấn đề và mong muốn của ngân hàng Đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết để xây dựng một phương án khắc phục thích hợp như : báo cáo tài chính hiện tại, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, bảng dự kiến ngân lưu trong các năm kế tiếp, kế hoạch của khách hàng khi tự mình giải quyết các khoản nợ như thế nào…

1.4.3 Lập phương án ngăn ngừa (hoặc khắc phục)

Phương án khắc phục được lập trên cơ sở các thông tin của khách hàng cung cấp, kế hoạch tự khắc phục của khách hàng và sự phân tích của các chuyên gia tư vấn bên ngoài ngân hàng (nếu cần) Phương án này phải đủ 4 nội dung:

- Những đánh giá chính thức của ngân hàng về những khó khăn đối với khoản tín dụng

- Các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này

Trang 17

17

- Cách thức tiến hành các biện pháp đó như thế nào

- Kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt được

1.4.4 Phương án thực hiện

Nếu khách hàng không chấp nhận phương án, ngân hàng sẽ chuyển khoản vay sang bộ phận truy hồi tài sản (nếu sau một khoảng thời gian cố định nào đó không trả được nợ)

Nếu khách hàng chấp thuận phương án thì một thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng được ghi nhớ qua một văn bản thỏa thuận bao gồm các nội dung sau : mục tiêu phương án, thời gian hoàn thành, mốc thời gian thực hiện, phương pháp giám sát phương án và mục tiêu giảm nợ và biện pháp cụ thể

1.4.5 Kiểm tra việc thực hiện phương án

Cán bộ quản lý rủi ro cao phải thực hiện việc kiểm tra phương án khắc phục thật sát sao trên hai bình diện : kết quả các thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng như thế nào và kết quả các giải pháp áp dụng có tỏ ra phù hợp hay không? Có 2 trường hợp sau:

- Nếu bộ phận quản lý rủi ro cao đã điều chỉnh được khoản vay về trạng thái bình thường của nó thì bộ phận này sẽ chuyển giao khoản vay về bộ phận tín dụng của ngân hàng

- Nếu bộ phận quản lý rủi ro cao thấy rõ tình hình của khách hàng khó có thể khắc phục trong tương lai gần hoặc tình hình khắc phục là không khả thi thì việc thu nợ càng nhanh càng tốt bằng cách chuyển sang bộ phận truy hồi tài sản sau một khoảng thời gian nào đó kể từ khi khoản vay hết hạn

1.5 Biện pháp xử lý các khoản tín dụng có vấn đề

Có thể tóm tắt quá trình ngăn ngừa và xử lý khoản vay có vấn đề qua sơ đồ sau :

Khoản vay sau khi được đánh giá có vấn đề và được chuyển sang bộ phận

Trang 18

18

xử lý, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng không còn

cơ sở nào để tồn tại và việc thu nợ phải tiến hành càng nhanh càng tốt

Bộ phận xử lý sau khi nhận việc sẽ tiến hành công việc tuần tự như bộ phận quản lý rủi ro cao Bộ phận xử lý sẽ lập phương án xử lý: khai thác hoặc thanh lý Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ngân hàng là khả năng chi trả và thái độ của người vay

Quá trình ngăn ngừa và xử lý khoản vay có vấn đề có thể tóm tắt qua sơ đồ sau :

Nếu không chấp thuận

Chuyển bộ phận quản lý rủi

ro cao

Lập phương án gặp gỡ

khách hàng

Lập phương án khắc phục

Thực thi phương án khắc

phục

Chuyển cho bộ phận tín

dụng theo dõi bình thường

Khoản vay bị giáng hạng

xấu

Nếu chấp thuận

Nếu thành công

Sơ đồ ngăn ngừa và xử lý các khoản vay có vấn đề

Trang 19

19

1.5.1 Hướng xử lý tổ chức khai thác

Các giải pháp khai thác được dùng khi khách hàng lâm vào trạng thái nợ có vấn đề do gặp rủi ro và có thái độ thỏa đáng đối với khoản nợ, tức là thật thà và có ý chí trả nợ tốt Ngân hàng nên đưa ra các lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người cho vay Ngân hàng có thể tăng cho vay để hỗ trợ phương án thu hồi tài sản, nhưng phải khẳng định được khoản vay bổ sung này sẽ góp phần củng cố khả năng thanh toán toàn bộ các khoản vay nợ và do đó có thể được hoàn trả Cũng có thể ngân hàng sẽ giúp khách hàng chuyển sang ngân hàng khác hoặc một chủ nợ khác nếu có yêu cầu (bán nợ)

Hoặc ngân hàng áp dụng phương pháp thỏa hiệp Phương pháp này chỉ áp dụng khi ngân hàng rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan do bảo đảm tín dụng không đủ, giá trị đảm bảo tài sản giảm, hoặc khách hàng bất hợp tác hoàn toàn Lúc này ngân hàng rơi vào vị trí yếu hơn nếu đưa khách hàng ra tòa vì số tiền thu được so với chi phí pháp lý sẽ ít hiệu quả hơn nếu chấp nhận không đưa khách hàng ra tòa và nhận một khoản trả nợ ít hơn

1.5.2 Hướng thanh lý khoản vay có vấn đề

Các biện pháp thanh lý sẽ trở nên tối ưu nếu ngân hàng thấy tổ chức khai thác là không tiện lợi, hiệu quả và ngân hàng nhận thấy khả năng cải thiện tình hình tài chính của khách hàng là không thể Biện pháp này phải dùng tới luật pháp, có thể bao gồm các biện pháp sau :

- Biện pháp phát mãi tài sản đảm bảo

- Biện pháp thanh lý doanh nghiệp được thực hiện với sự phán quyết của tòa án

- Biện pháp phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau :

Trang 20

20

+ Khoản vay không có bảo đảm hoặc bảo đảm một phần có thể đệ đơn đề nghị tuyên bố phá sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày chính thức yêu cầu thanh toán

+ Đại diện công đoàn, công nhân có thể đệ đơn đề nghị phá sản nếu bên nợ không trả lương 3 tháng liền

+ Chủ hoặc đại diện doanh nghiệp phải đệ đơn xin phá sản nếu không thể khắc phục tình trạng vỡ nợ cho dù đã tái định hạn việc thanh toán nợ

+ Tòa án nhân dân có quyền buộc doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu tòa án khẳng định được rằng doanh nghiệp nợ đang trong thời kỳ phá sản

Trang 21

21

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập vào ngày 01/08/1992 trên cơ sở đề nghị NHNN Chi nhánh Tp.HCM với UBND Quận Phú Nhuận về việc thí điểm thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần hoàn toàn mới theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động tín dụng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1990 Cửa hàng vàng bạc đá quý Phú Nhuận là đơn vị đứng ra thành lập Ngân hàng TMCP Đông Á, với sự hỗ trợ của các cổ đông lớn là các DNNN trên địa bàn Phú Nhuận Với cơ cấu vốn điều lệ nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nên trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á luôn mang dáng dấp những tiêu chuẩn hoạt động quản lý của một NHTM quốc doanh mặc dù là ngân hàng cổ phần

Khi mới thành lập, vốn điều lệ Ngân hàng Đông Á chỉ có 20 tỷ đồng Sau

14 năm hoạt động, đến thời điểm 31/12/2006 vốn điều lệ của Ngân hàng Đông

Á đã tăng lên đến 880 tỷ đồng

Đến thời điểm 31/12/2006, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đông Á đạt 12.077 tỷ VND, nguồn vốn huy động đạt 10.109 tỷ VND, cho vay 8.140tỷ VND, lợi nhuận trước thuế đạt 220 tỷ VND, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9,26%ø, ROA đạt 1,33%, ROE đạt 21,9% Hiện Ngân hàng Đông Á đang có quan hệ đại lý với hơn 2.889 ngân hàng tại 104 quốc gia trên thế giới

Quy mô của Ngân hàng Đông Á hiện nay gồm 1 hội sở tại Tp.HCM, 73

Trang 22

Trong hoạt động, Ngân hàng Đông Á luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn

Bên cạnh việc thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng Đông Á còn thực hiện tốt công tác xã hội, công tác chăm lo đời sống cho CB-CNV và tiếp tục duy trì , phát huy công tác đảng đoàn thể tại đơn vị, từng bước xây dựng mô hình hoạt động theo hướng một ngân hàng hiện đại

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đông Á là “Đáp ứng ở mức cao các yêu cầu hợp lý của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng” là chính sách cạnh tranh để đưa Ngân hàng Đông Á trở thành một trong những ngân hàng đầu tại Việt Nam Để thực hiện được chính sách trên, Ngân hàng Đông Á cam kết: luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải tiến và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng; từ ban lãnh đạo đến nhân viên Ngân hàng Đông Á để được đào tạo về kỹ năng và trình độ theo yêu cầu của từng công việc, và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại sự thành công cho ngân hàng; sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng của ngân hàng

Trang 23

23

2.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được trong các năm gần đây

2.1.2.1 Kết quả kinh doanh

Trong xu thế hội nhập vào ngành ngân hàng thế giới, các cơ hội mới được mở ra nhưng bên cạnh đó cũng có những thách thức mới khó khăn hơn, Ngân hàng Đông Á với chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại đã đạt được các chỉ tiêu khả quan (bảng 1) như tổng tài sản, nguồn vốn và dư nợ đều có sự tăng trưởng qua các năm từ đó đã dẫn đến lợi nhuận trước thuế có sự gia tăng Cụ thể, năm 2005 so với năm 2004 vốn điều lệ tăng 42,86%, tổng tài sản tăng 32,13%, huy động vốn tăng 27,05%, dư nợ cho vay tăng 33,71% và lợi nhuận trước thuế tăng 40,82%; năm 2006 so với năm 2005 vốn điều lệ tăng 76%, tổng tài sản tăng 41,82%, huy động vốn tăng 41,68%, dư nợ cho vay tăng 33,44% và lợi nhuận trước thuế tăng 59,42%

Sự tăng trưởng về nguồn vốn do xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư ngày càng tăng nên ngân hàng phải không ngừng tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu đó và tồn tại trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay

2.1.2.2 Tình hình huy động vốn

Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (trái phiếu, cổ phiếu…) nhưng qua bảng 2 cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đông Á vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm : năm 2005 tăng 27,05%, năm 2006 tăng 41,68% vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 là 28% Nguyên nhân là do Ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh

Qua bảng 2 cho thấy tỷ lệ huy động vốn của đối tượng gửi tiền là tổ chức kinh tế cũng tăng dần qua các năm: năm 2005 tăng 42,97%, năm 2006 tăng

Trang 24

24

2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

2.2.1 Cơ cấu cho vay

Hoạt động tín dụng ngân hàng là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Đông

Á, cụ thể thu từ hoạt động tín dụng năm 2005 chiếm 80%/tổng thu nhập, năm

2006 chiếm 77%/tổng thu nhập

Qua số liệu ở bảng 3, nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đông

Á tăng trưởng nhanh và cao Tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2005 đạt 117,3% so với kế hoạch và tăng 33,71% so với năm 2004; tổng dư nợ tín dụng cuối năm

2006 đạt 123,3% so với kế hoạch và tăng 33,44% so với năm 2005

Qua biểu đồ số 1 có thể thấy rằng khả năng huy động vốn tăng nhanh qua các năm và luôn đảm bảo đủ nguồn cho hoạt động tín dụng Năm 2006 so với năm 2005 Ngân hàng Đông Á đđạt chỉ tiêu số dư huy động vốn tăng khá cao 41,68% đảm bảo dư nợ cho vay tăng 33,44%

Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ của Ngân hàng Đông Á cho mục đích tài trợ xuất nhập khẩu nguyên vậât liệu, hàng hóa phục vụ cho sản xuất tăng đều qua các năm và trong năm 2006 gia tăng mạnh trên cơ sở nguồn vốn ngoại tệ đủ đảm bảo Cụ thể, trong năm 2005 so với năm 2004 dư nợ ngoại tệ tăng 22,57%,

dư nợ vay VND tăng 37,12%; năm 2006 so với năm 2005 dư nợ ngoại tệ tăng khá cao 73,18%, dư nợ vay VND tăng 22,58% Nguyên nhân là do lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn, tỷ giá tương đối ổn định đã kích thích khách hàng, doanh

Trang 25

25

Dư nợ đối với khối quốc doanh giảm trong khi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển Khách hàng của ngân hàng không còn tập trung trong phạm vi các doanh nghiệp quốc doanh như trước đây mà mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế, tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng lên Cụ thể, năm 2005 so với năm 2004 tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh chiếm 61,97% trên tổng dư nợ, tăng 38,11%; năm 2006 so với năm 2005 tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh chiếm 67,99% trên tổng dư nợ, tăng 46,4% Với chính sách hợp lý, Ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng

Cơ cấu dư nợ nhìn chung qua các thời kỳ thể hiện trên biểu đồ số 2 có sự chuyển hướng rõ rệt : dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, dự nợ trung dài hạn có

xu hướng ngày càng tăng Việc tăng tưởng dư nợ trung dài hạn có thể sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Tuy nhiên ngân hàng vẫn đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được phép cho vay trung dài hạn theo đúng Quyết định 457/2005/QD-NHNN là ≤ 40% , cụ thể theo bảng 4 tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn năm 2005 là 11,57%, năm 2006 là 12,45%

Sự tăng trưởng tín dụng là có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như : nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế Tp.HCM nói riêng tăng trưởng cao

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nhưng trên thực tế vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Đông

Trang 26

Theo số liệu bảng 6, năm 2005-2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, bình quân là 1,37% Năm 2006, so với năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể 24,99% và nợ xấu giảm 20,93%, chứng tỏ Ngân hàng Đông Á đã có chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng tốt Tuy nhiên về mặt tỷ lệ trên tổng dư nợ thì nợ quá hạn giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng

Trong tương lai sắp, để có thể xử lý tốt hơn nợ xấu trong thời gian tới thì việc tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á trong thời gian qua là rất cần thiết

2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Đông Aù trong thời gian qua

Nợ quá hạn phát sinh tại Ngân hàng Đông Á chủ yếu là nợ ngắn hạn Dư nợ vay trung hạn cũng có nợ quá hạn nhưng tỷ lệ thấp, chiếm 13,4% so với tổng nợ quá hạn năm 2006 Cho vay dài hạn chỉ mới phát sinh một trường hợp nợ quá hạn Trong năm 2006 thì nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 55,55%/tổng nợ quá hạn và tăng 159,5% so với năm 2005

Trang 27

27

Phân tích quá trình cho vay, theo dõi, thu hồi nợ vay của Ngân hàng Đông

Á trong nhiều năm qua, nhận thấy rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với Ngân hàng Đông Á ở những nguyên nhân sau đây :

2.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

2.2.3.1.1 Do tình hình kinh tế thế giới

Trong năm 2005-2006 trên thế giới có biến động lớn về giá cả các loại nguyên nhiên liệu đầu vào như sắt thép, nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án; đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thất bại Cụ thể, tại Ngân hàng Đông Á đã xảy ra trường hợp tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ màu tại Bình Dương Nhà máy chính thức đi vào hoạt động giữa năm 2005, do biến động giá thép cuộn đã dự án kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến thất bại kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng đã phải yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm vốn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ

2.2.3.1.2 Do hành lang pháp lý trong hoạt động ngân hàng thiếu đồng bộ, cơ chế chính sách của nhà nước còn hay thay đổi

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng còn chưa thống nhất, xuyên suốt Trong điều kiện luật pháp vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện Nhiều văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng đôi khi vận dụng chỉ phù hợp với từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể Ví dụ như sự bất cập trong công chứng hợp đồng tín dụng, do qui định phòng công chứng yêu

Trang 28

28

cầu phải ghi số hợp đồng cụ thể vào trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, do đó khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn thì phải tất toán khoản vay và thay bằng hợp đồng tín dụng mới, điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh liên tục thường xuyên.Việc công chứng các phụ lục hợp đồng đảm bảo bằng tiền vay nhằm tăng tài sản để tăng hạn mức tín dụng cũng không được chấp nhận mà yêu cầu làm hợp đồng đảm bảo tài sản mới Điều này là không thực hiện được vì khách hàng đang còn dư nợ nên ngân hàng không thể giải chấp hợp đồng đảm bảo để lập hợp đồng mới Hoặc việc không thống nhất giữa Nghị định số 178 và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 29/04/2001 về việc tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp xử lý tài sản để thu hồi nợ vay hay không cũng là một ví dụ điển hình Tại Ngân hàng Đông Á, theo số liệu bảng 7, trong số dư nợ có tài sản đảm bảo đến 31/12/2006 chiếm tỷ trọng 85,87% trong tổng số nợ vay, trong đó tài sản đảm bảo là đất đai, nhà cửa chiếm tỷ trọng 82,28% Do đó các vấn đề không thống nhất giữa các văn bản pháp luật sẽ là sơ hở dẫn đến rủi ro mất vốn ngân hàng

- Cơ chế, chính sách quản lý chưa theo kịp sự phát triển kinh tế dẫn đến các chính sách thay đổi thường xuyên, đôi khi lại mâu thuẫn nhau làm nền kinh tế thiếu ổn định Nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp đã được ban hành nhưng triển khai chậm, thậm chí bị biến dạng qua các tầng nấc và thủ tục hành chính Những điều ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng lẫn khách hàng của ngân hàng Trong nhiều trường hợp đã làm mất đi những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến kinh doanh thua lỗ, khó

khăn

- Thủ tục hành chính của nhà nước quá rườm rà và kéo dài dẫn đến kế hoạch thu tiền của khách hàng bị thất bại làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng, nhất là các khách hàng vay vốn xây dựng hoặc bán hàng cho các dự

Trang 29

29

án thuộc ngân sách nhà nước Hoặc có nhiều trường hợp đến khi thủ tục đã hoàn chỉnh thì ngân sách nhà nước lại hết hoặc bị thâm hụt do chi tiêu vượt mức của tỉnh, thành phố nên không thanh toán được cho khách hàng theo đúng qui định của hợp đồng, phải chờ ngân sách trung ương chi viện dẫn đến khách hàng mất

khả năng trả nợ đúng hạn

2.2.3.1.3 Do hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển:

Thông tin về khách hàng khi xét duyệt cho vay thường được ngân hàng thu thập từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN Tuy nhiên nguồn cung cấp thông tin từ trung tâm này vẫn còn những hạn chế sau :

- Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ vay và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các TCTD CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thông tin khi được TCTD yêu cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời Bên cạnh đó, đối với khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng các TCTD nào thì CIC hoàn toàn không hề có thông tin gì về khách hàng

- Hạn chế ảnh hưởng đến CIC do các TCTD: các TCTD chưa có nhận thức đầy đủ về thu thập và cung cấp thông tin về phòng ngừa rủi ro cho CIC nên không cung cấp hoặc cung cấp thông tin chậm trễ Trong khi đó lại chưa có hành lang pháp lý và chế tài buộc các TCTD phải cung cấp thông tin kịp thời cho trung tâm

2.2.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng

2.3.2.2.1 Khách hàng là cá nhân :

- Đối với khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, có rất nhiều trường

Trang 30

30

hợp do xuất hiện mâu thuẩn trong gia đình sau khi vay nên không sử dụng đúng mục đích vay vốn đã làm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng Trường hợp này chiếm đến 51% tổng dư nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng

- Đối với sản phẩm tín dụng cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp vay dưới dạng thấu chi tiền lương qua thẻ đã xảy ra một số trường hợp cán bộ công nhân viên sau khi thấu chi đã nghĩ việc đột xuất, ngay cả doanh nghiệp không thanh toán và như thế ngân hàng mất một khoản tiền lương đã thấu chi trước Một số trường hợp, khách hàng đã thấu chi nhưng do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có tiền trả lương cho nhân viên dẫn đến rủi ro cho ngân hàng Mặc dù số tiền thấu chi này đối với từng cá nhân không lớn, tuy nhiên số lượng khách

hàng sử dụng loại sản phẩm cho vay này rất lớn (số lượng khách hàng sử dụng

thẻ ATM có thấu chi tại Ngân hàng Đông Á là 1.100.000 nguời) như vậy rủi ro

tiềm tàng là rất cao

2.2.3.2.2 Khách hàng là doanh nghiệp

¾ Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, còn yếu, khả năng sinh lợi thấp do đó để hoạt động được họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn Thực tế thì cán bộ tín dụng khi thẩm định yếu tố vốn tự có của khách hàng vay tham gia vào phương án, dự án không quan tâm và thường chấp nhận mức vốn tự có và coi như tự có mà khách hàng liệt kê trong phương án, dự án xin vay nên hầu hết khách hàng vay (nhất là các khách hàng là doanh nghiệp) được ngân hàng cho vay hạn mức lớn gấp nhiều lần vốn tự có của doanh nghiệp, việc này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay

Trang 31

¾ Do năng lực quản trị quản trị điều hành yếu kém

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Á trong thời gian qua Qua các hồ sơ phân tích, báo cáo về nợ quá hạn của Phòng tín dụng tại Ngân hàng Đông Á, có thể tóm tắt nguyên nhân theo thứ tự chủ yếu từ cao đến thấp như sau :

Thứ nhất là, một số khách hàng để cho bạn hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, hoặc tập trung nợ vào một vài bạn hàng lớn Khi bạn hàng gặp khó khăn trong thanh toán, dẫn đến tình trạng nợ dây chuyền, làm cho khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng Đến cuối năm 2006 tổng số khách hàng có tỷ lệ nợ phải thu trên vốn chủ sở hữu trên 90% chiếm tỷ trọng trên 60% trên dư nợ cho vay của Ngân hàng Đông Á

Thứ hai là, một số khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng từ đó làm hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 32

Cuối cùng là một số doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng thường xuyên thay đổi người điều hành đơn vị, dẫn đến không theo dõi kịp quá trình kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ

¾ Do khách hàng cố ý lừa đảo

Khách hàng có ý đồ lừa đảo, chiếm dụng vốn như cung cấp số liệu tài chính không trung thực, xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế giả, câu kết với người bán nhằm sử dụng tiền vay mặc dù đã thanh toán đầy đủ trước đó, cung cấp chứng từ sử dụng vốn không đúng thực tế … để lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình né tránh, chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng

Ngoài ra có một số trường hợp khách hàng xin vay ngắn hạn nhưng thực tế là để sử dụng vào những công trình đầu tư trung dài hạn Trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay, các doanh nghiệp thường có nhu cầu đầu tư trung dài hạn để cải tiến mở rộng sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn vốn ngân hàng duyệt cho vay thì có hạn Điều này dẫn đến doanh nghiệp với số vốn ít ỏi thường tìm cách làm sao thuyết phục ngân hàng cho vay (bất chấp thời hạn) để đầu tư trung dài hạn mà không nghĩ đến việc nợ đến hạn sẽ không trả được

2.2.3.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng

2.2.3.3.1 Thiếu thông tin liên quan đến khách hàng khi xét duyệt vay vốn

Trang 33

33

Vấn đề thông tin không đầy đủ và chân thật về khách hàng đang là khó khăn nổi cộm của cán bộ tín dụng trong quá trình tác Nguyên nhân này xuất phát từ các hạn chế sau của Ngân hàng Đông Á :

- Hệ thống thông tin nội bộ của Ngân hàng Đông Á còn yếu kém, hầu như chưa có thư viện thông tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có quan hệ trong hệ thống Do không có thông tin được thu thập và thống kê qua một số thời kỳ để làm cơ sơ phân tích nên cán bộ tín dụng khó có thể có một nhận định chính xác về quá trình hoặc môi trường hoạt động của khách hàng

- Sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng Đông Á chưa tốt Chính vì sự phối hợp quản lý không tốt nên dẫn đến một khách hàng có quan hệ vay vốn với nhiều chi nhánh trên cùng một tỉnh, thành phố, trong khi theo quy định của Ngân hàng Đông Á, một khách hàng chỉ được quan hệ với một Chi nhánh Ngân hàng Đông Á duy nhất trong cùng một tỉnh, thành phố Các Chi nhánh Ngân hàng Đông Á cho vay lại đối phó bằng sửa mã khách hàng thay vì phải nhập một mã khách hàng duy nhất trong toàn hệ thống dẫn đến tình trạng không kiểm soát được toàn diện tình hình vay vốn của doanh nghiệp Đối với các khách hàng là doanh nghiệp có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều tỉnh khác nhau, khi cho vay các chi nhánh của doanh nghiệp này các chi nhánh của Ngân hàng Đông Á tại các tỉnh khác nhau chưa phối hợp được với nhau hoặc chậm phối hợp để nắm bắt tình hình cho vay tổng thể từng thời điểm, dẫn đến rủi ro tổng dư nợ của doanh nghiệp vượt hạn mức tín dụng cho phép Bên cạnh đó do sự cạnh tranh về các chỉ tiêu hoạt động giữa các chi nhánh nên sự chia sẻ thông tin về khách hàng trong cùng hệ thống Ngân hàng Đông Á chưa được tốt Hiện tượng phổ biến là không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về khách hàng

- Thông tin tài chính do khách hàng cung cấp không mang tính tin cậy cao Hiện nay, Nhà nước chưa có quy định và chế tài để khách hàng phải công

Trang 34

34

khai thông tin và chịu trách nhiệm về sự sai lệch thông tin khi cung cấp cho ngân hàng Trong trường hợp khách hàng có ý định gian dối thì ngân hàng sẽ rất khó để kiểm chứng

2.2.3.3.2 Lạm dụng tài sản thế chấp

Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng Tuy nhiên dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh Nhiều cán bộ tín dụng quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay Điều này rất nguy hiểm vì cán bộ tín dụng không tính đến việc khoản vay cần được trả nợ bằng dòng tiền tạo ra bởi phương sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi

Mặït khác, ngân hàng không thể lường trước được những khó khăn sẽ gặp trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ Càng khó khăn hơn đối với những con nợ tuyên bố phá sản vì chủ nợ là ngân hàng chưa được ưu tiên như nợ ngân sách và một số chủ nợ khác của khách hàng Hơn nữa khi thẩm định tài sản thế chấp cán bộ tín dụng chưa thực sự chú ý đến khả năng thanh lý của tài sản thế chấp Một số tài sản thế chấp là động sản như các loại máy móc, thiết bị, linh kiện … rất khó phát mại khi gặp rủi ro Tổng số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo bằng động sản đến 31/12/2006 của Ngân hàng Đông Á chiếm 9,72% chưa phát mại được là do nguyên nhân trên

2.2.3.3.3 Tập trung vào một nhóm khách hàng trong cùng một ngành, một vùng

Theo đuổi chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thị trường mục tiêu, cần chú trọng đa dạng hóa danh mục cho vay từng ngân hàng Các doanh nghiệp thuộc cùng ngành hàng, cùng vùng có thể có tương quan rủi ro tín dụng cao Rủi

Trang 35

Bên cạnh đó, việc ngân hàng chỉ phân chia theo dõi khách hàng cho vay theo thành phần kinh tế và dân cư, chưa tập trung thống kê theo dõi, quản lý khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, theo vùng nên dễ dẫn đến việc cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng trong cùng một ngành, một vùng trong toàn hệ thống

2.2.3.3.4 Hạn chế của loại hình cho vay luân chuyển

Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng hình thức cho vay luân chuyển với hạn mức và thời hạn trả nợ một năm cho khách hàng là doanh nghiệp Hạn mức này được xét dựa vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng Sau khi xem xét, đánh giá từ nhiều khía cạnh: uy tín, khả năng trả nợ trong thời gian qua, khả năng tài chính dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng, ngân hàng xét duyệt hạn mức cả năm và ký hợp đồng luân chuyển Tuy nhiên, sau đó trong quá trình phát vay cho khách hàng, ngân hàng không yêu cầu thêm gì cả ngoại trừ một tờ giấy nhận nợ

Loại hình này bộc lộ sơ hở quá cơ bản như sau : kế hoạch năm khách hàng xây dựng chỉ là mang tính ước tính, có thể thay đổi trong quá trình kinh doanh Do đó mỗi lần phát vay, khách hàng phải có phương án cụ thể để ngân hàng kiểm tra khả năng sinh lời và rủi ro có thể phát sinh Bên cạnh đó, thời gian thực hiện từng phương án cụ thể khác nhau, ngân hàng không thể lấy thời

Ngày đăng: 27/03/2013, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ ngăn ngừa và xử lý các khoản vay có vấn đề - 422 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
Sơ đồ ng ăn ngừa và xử lý các khoản vay có vấn đề (Trang 18)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w