ĐIỀU KIỆN VỆ SINH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 53 - 58)

- Điều kiện vệ sinh + Nguồn nước

4.4.ĐIỀU KIỆN VỆ SINH

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.ĐIỀU KIỆN VỆ SINH

Điều kiện vệ sinh, đặc biệt là nguồn nước vệ sinh và nhà tắm là rất cần thiết trong việc thực hiện vệ sinh phụ nữ để phòng chống VNĐSS, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có 100% phụ nữ sử dụng nguồn nước giếng xây, giếng khoan để vệ sinh hàng ngày đây là những nguồn nước hợp vệ sinh tương tự như báo cáo của tram Y tế xã Tam An hiện tại có 100% hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh để sinh hoạt hàng ngày. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả Đinh Thanh Huề [18] tỷ lệ này là (82,52%) và kết quả nghiên cứu của Lê Văn Tế [29] là (88,77%), thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

Về nhà tắm chúng tôi nhận thấy có 79% hộ gia đình đối tượng nghiên cứu có nhà tắm đang sử dụng và 21% không có nhà tắm. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Cao văn Bảy; Đinh Thanh Huề; Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành; [3], [18], [22] thì tỷ lệ có nhà tắm rất thấp, đều dưới 50%. Đa số hiện nay ở các vùng nông thôn tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình vệ sinh còn thấp có lẽ do điều kiện kinh tế còn khó khăn, một phần do thiếu hiểu biết, chưa thật sự quan tâm đến sức khoẻ của mình nên việc xây dựng 3 công trình vệ sinh thực sự chưa được người dân quan tâm. Tuy nhiên, ở địa bàn nghiên cứu của chúng tôi trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành y tế địa phương, đã tuyên truyền vận động tích cực tạo được nhận thức cho mọi người dân về nếp sống văn hoá, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ, do vậy theo báo cáo tổng kết công tác hoạt động y tế năm 2007 của Trạm Y tế xã Tam An [30], toàn xã có 100% hộ dùng nước sạch, 72% hộ có nhà tắm. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi các tỷ lệ trên so với toàn xã là hợp lý.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu 400 đối tượng trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận về kiến thức hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống VNĐSDD của phụ nữ 15- 49 tuổi có chống tại xã Tam An, huỵện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam như sau: 1. Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi phòng chống VNĐSDD của phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng tại xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam:

- 100% đối tượng được tiếp cận thông tin về VNĐSDD, trong đó kênh thông tin được phụ nữ tiếp cận nhiều nhất là cán bộ y tế 99,5%, nguồn thông tin từ sách báo, tờ tranh truyền thông 74,25%.

- Có 87,75% hiểu biết tốt về các yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD, trong đó yếu tố “không có nước sạch để làm vệ sinh hàng ngày” là 100%, tiếp đến là yếu tố “không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục” và “vệ sinh kinh kinh nguyệt kém” là 98%.

- Có 53,75% hiểu biết tốt về phòng chống VNĐSDD, hiểu biết chưa tốt về phòng chống VNĐSDD là 46,25%.

- 42% có thái độ chưa đúng với việc thăm khám cả vợ và chồng khi mắc bệnh VNĐSDD/LTQĐTD.

- 42.75% có thái độ chưa đúng với việc điều trị cả vợ và chồng khi mắc bệnh LTQĐTD.

- 97,75% phụ nữ cho rằng bệnh VNĐSDD có quan trọng đối với sức khoẻ và 91,75% phụ nữ xem việc điều trị sớm kịp thời khi bị viêm nhiềm đường sinh sản là có quan trọng.

- Có 41.25% thực hành vệ sinh phụ nữ ngày 03 lần trở lên, 23.75% thực hành vệ sinh phụ nữ ngày một lần.

- 76.5% vệ sinh kinh nguyệt ngày 03 lần trở lên, 23.5% vệ sinh kinh nguyệt ngày hai lần.

- 67% có hành vi vệ sinh giao hợp tốt, có 95,75% đối tượng thực hành vệ sinh rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau.

- 8,25% sử dụng băng vệ sinh tự làm chưa đảm bảo vệ sinh.

- 100% đến Trạm Y tế hoặc Bác sỹ để khám khi nghi ngờ mắc bệnh VNĐSDD.

- Có 49.5% khám phụ khoa định kỳ hai lần trong năm, 3.25% khám ≥ 03 lần. - Có 71.25% phụ nữ tuân thủ sự điều trị của thầy thuốc.

- Có 41,25% đối tượng nghiên cứu có hành vi chung đúng và 58,75% đối tượng nghiên cứu có hành vi chung chưa đúng về phòng chống VNĐSDD.

- Có mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức hiểu biết về các YTNC gây VNĐSDD

- Có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức hiểu biết về các YTNC gây VNĐSDD.

- Có mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức hiểu biết về các YTNC gây VNĐSDD.

2. Điều kiện vệ sinh

- Tỷ lệ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là 100%. - Tỷ lệ có nhà tắm đang sử dụng là 79%.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

1. Ngành y tế dịa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, cung cấp các kiến thức về CSSKSS, đặc biệt là kiến thức thực hành về vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh khi quan hệ vợ chồng, khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 18 – 49 tuổi.

2. Đối với chính quyền địa phương cần có những giải pháp phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, nâng cao trình độ dân trí trong đó có phụ nữ và cải thiện các điều kiện sinh hoạt để giúp cho người phụ nữ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống VNĐSDD.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 53 - 58)