Tiếp nhận các kênh thông tin nói về bệnh viêm nhiễm đường sinh sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 42 - 45)

- Điều kiện vệ sinh + Nguồn nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Tiếp nhận các kênh thông tin nói về bệnh viêm nhiễm đường sinh sản

Đối với xã Tam An nơi chúng tôi nghiên cứu là một xã đã triển khai thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản khá tích cực. Theo chương trình kế hoạch hàng năm, công tác tuyên truyền giáo dục truyền thông về SKSS luôn được thực hiện thường xuyên, có sự tham gia phối hợp của các hội, đoàn thể. Nên cán bộ y tế và cán bộ phụ nữ là kênh được phụ nữ tiếp xúc nhiều nhất, bên cạnh đó đời sống của các hộ gia đình ngày càng được nâng cao hơn. Từ đó, việc trang bị các phương tiện nghe nhìn ngày một tốt hơn, do đó tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn. Nên trong nghiên cứu của chúng tôi có 100% đối tượng được phỏng vấn đã có nghe nói về bệnh viêm nhiễm đường sinh sản. Trong đó có 99,5% đối tượng tiếp nhận kênh thông tin từ cán bộ y tế, 74,25% từ sách báo và tờ tranh truyền thông, các kênh còn lại đều trên 90% (bảng 3.6). Theo Trần Thị Tuyết Mai, Lê Cự Linh [21], cũng có chung nhận xét với chúng tôi là nguồn cung cấp thông tin được tiếp cận nhiều nhất là từ cán bộ y tế.

4.2.2. Hiểu biết, thái độ và hành vi về phòng chống VNĐSDD

4.2.2.1. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD

Qua nghiên cứu về kiến thức hiểu biết các yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD chúng tôi nhận thấy đa số phụ nữ ở đây hiểu biết về vấn đề này khá tốt (bảng 3.7). Yếu tố không có nước sạch để làm vệ sinh hàng ngày được hiểu biết đạt 100%, tiếp đến là yếu tố không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vệ sinh kinh

nguyệt kém được hiểu biết trên 98%, yếu tố sinh hoạt tình dục với nhiều người mà không dùng bao cao su có tỷ lệ hiểu biết 87,75%. Theo tác giả Trịnh Hữu Vách nghiên cứu tại 4 huyện thành phố Đà Nẵng [32] tỷ lệ này là: 94,1 và 87,2% so với nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ hiểu biết cao hơn điều này có thể do hiện nay trên phương tiện thông tin đại chúng nhất là hệ thống phát thanh và truyền hình có rất nhiều chương trình nói về chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc sức khỏe sinh sản, mà các hộ gia đình đối tượng nghiên cứu đa số đều có đầy đủ phương tiện nghe nhìn nên kiến thức hiểu biết chắc chắn sẽ được nâng cao. Thêm vào đó chương trình kế hoạch chăm sóc SKSS tại đia phương xã Tam An luôn hoạt động thường xuyên nên tỷ lệ này theo chúng tôi là hợp lý.

4.2.2.2. Hiểu biết về phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Nghiên cứu về kiến thức hiểu biết cách phòng chống viêm nhiễm đường sinhđục dưới. Chúng tôi nhận thấy: có 100% đối tượng trả lời phải có nước sạch để vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt sạch sẽ. Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm có tỷ lệ hiểu biết thấp nhất (56,75%), các hiểu biết khác về cách phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới đều có tỷ lệ hiểu biết trên 70% (bảng 3.8). Theo Trần Thị Tuyết Mai, Lê Cự Linh [21] có 55,2% có hiểu biết chung đạt yêu cầu về cách phòng ngừa viêm nhiễm đường sinh duc dưới, như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.

4.2.2.3. Thái độ đối với việc thăm khám khi mắc bệnh VNĐSDD/ LTQĐTD

Nghiên cứu về thái độ của phụ nữ đối với phòng chống VNĐSDD/ LTQĐTD chúng tôi đề cập đến 4 lĩnh vực đó là:

- Thái độ khi vợ hoặc chồng mắc bệnh VNĐSDD/LTQĐTD thì có cần thăm khám cả 02 người không.

- Thái độ điều trị khi mắc bệnh LTQĐTD. - Thái độ đối với bệnh VNĐSDD nói chung.

- Thái độ điều trị sớm kịp thời khi mắc bệnh VNĐSDD. Với mỗi vấn đề nêu trên chúng tôi đưa ra các tình huống: - Có quan trọng.

- Bình thường chưa là vấn đề quan trọng. - Không quan trọng.

Hoặc - Cần thiết.

- Không cần thiết. - Không biết.

Đối với các vùng nông thôn nói chung và xã Tam An nói riêng trước đây người dân thường quan niệm bệnh phụ khoa là bệnh của nữ giới, nam giới ít liên quan đến nhưng thời gian gần đây công tác tuyên truyền về chương trình CSSKSS đã phát triển trên nhiều kênh thông tin nên nhận thức của người dân về vấn đề này có thay đổi rõ rệt. Qua bảng 3.9, kết quả cho thấy có 55% người trả lời cần thiết khám cả 2 vợ chồng khi một người mắc bệnh VNĐSDD/LTQĐTD, 42% cho rằng không cần thiết. Theo nghiên cứu của tác giả Cao Văn Bảy năm 2006 [3] có 40,25% cho rằng cần thiết khám cho cả 02 vợ chồng và 59.75% cho rằng không cần thiết, thì nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn có thể nhận thấy rằng vấn đề hiểu biết còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người, vào sự tiếp nhận thông tin, hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục, phong tục tập quán của mỗi đia phương, thời điểm nghiên cứu, do vậy sự khác biệt về tỷ lệ này theo chúng tôi có thể chấp nhận được.

4.2.2.4. Thái độ đối với việc điều trị khi mắc bệnh LTQĐTD

Với bảng 3.10 cho thấy có 57.25% người trả lời cần thiết điều trị cho cả vợ và chồng, không cấn thiết và không biết là 42.75%. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Hữu Vách và cộng sự năm 2003 [32], [33], [34] tại

Đà Nẳng có 29.6% trả lời cần điều trị cho cả 02 vợ chồng, tại Hà Giang có 38.1% trả lời cần điều trị cho cả 02 vợ chồng, tại Hoà bình có 41.8% trả lời cần điều trị cho cả 02 vợ chồng, nhận thấy có sự khác nhau giữa các địa phương nghiên cứu và tỷ lệ của chúng tôi có cao hơn nhưng xét về thời điểm nghiên cứu và những kết quả của chương trình kế hoạch CSSKSS hàng năm tại xã Tam An nơi chúng tôi nghiên cứu, thì tỷ lệ của chúng tôi đã phản ánh được một phần nào hiệu quả của chương trình CSSKSS.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w