Thực hành về sự tuân thủ liệu trình điều trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 49 - 50)

- Điều kiện vệ sinh + Nguồn nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.11. Thực hành về sự tuân thủ liệu trình điều trị

VNĐSDD thông thường không nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu ở giai đoạn đầu. Để đến một mức độ nhất định viêm nhiễm nặng dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ và để lại di chứng như viêm tiểu khung, viêm CTC, viêm vòi trứng, chửa ngoài tử cung, đẻ non, vô sinh. Tuy nhiên hậu quả sâu xa của nó ít nguời để ý đến, nhất là những người nông thôn ít có thời gian chăm sóc bản thân vì thế không tránh khỏi sự lơ là trong việc điều trị và giữ gìn vệ sinh.

Bên cạnh đó, vấn đề kinh phí điều trị cũng là một sự cân nhắc đối với những người dân vùng nông thôn. Do vậy, khi được hỏi: Khi bị bệnh, Chị có chữa bệnh đầy đủ và liên tục trong đợt điều trị theo lời khuyên của cán bộ y tế hay không? Và ngay sau đợt điều trị bệnh Chị có đi khám kiểm tra lại không? Có 71.25% phụ nữ trả lời có, 28.75% trả lời không (bảng 3.18). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành [22] có 94,1% tuân thủ liệu trình điều trị, 5,9% không tuân thủ và theo các tác giả nước ngoài nghiên cứu tại 04 vùng nông thôn ở Bangladesh thì có 23,9% không tuân thủ liệu trình điều trị [38]. Qua kết quả này tại địa phương chúng tôi nghiên cứu, những người cán bộ y tế cần phải tích cực tư vấn hơn nữa về cách chăm sóc và điều trị bệnh cho mọi người.

4.2.2.12. Thực hành khám phụ khoa định kỳ trong năm

Việc khám phụ khoa định kỳ trong năm sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp VNĐSDD đồng thời kiểm tra được các trường hợp bị VNĐSDD trước đây. Khi nghiên cứu về hành vi khám phụ khoa định kỳ trong năm, có 49.5% đối tượng khám phụ khoa định kỳ hai lần trong năm, có 3.25% khám 03 lần trở lên (bảng 3.19). So với kết quả nghiên cứu ở những người mắc bệnh VNĐSDD của Cao Văn Bảy [3] là 34.25% khám 02 lần trở lên. Nhận thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn; có lẽ do khác nhau về thời điểm, địa phương nghiên cứu nên kết quả có khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn 47,25% đối tượng khám phụ khoa 01 lần trong năm, do đó cần phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục để mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ, để từ đó họ sẽ tự điều chỉnh lại hành vi của mình một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w