Thái độ về bệnh VNĐSDD với sức khoẻ người phụ nữ và việc điều trị khi bị bệnh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 45 - 48)

- Điều kiện vệ sinh + Nguồn nước

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.5. Thái độ về bệnh VNĐSDD với sức khoẻ người phụ nữ và việc điều trị khi bị bệnh

trị khi bị bệnh

Từ bảng 3.11 nhận thấy đa số phụ nữ được phỏng vấn đều cho rằng bệnh VNĐSDD có quan trọng với sức khoẻ người phụ nữ vì đối với họ đây là bệnh thường gặp của phụ nữ. Dù ít nhiều khi mắc bệnh sẽ gây cho họ những lo âu, phiền toái trong cuộc sống hơn thế nữa những biến chứng do bệnh VNĐSDD gây ra sẽ ảnh hưởng đến thể chất, sức khoẻ, khả năng lao động, hạnh phúc gia đình của họ. Nên khi được phỏng vấn có 97,25% người trả lời là có quan trọng đối với sức khoẻ, 2,25% cho rằng bình thường chưa là vấn đề quan trọng, 0,5% không tỏ rõ thái độ. Theo tác giả Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành [22] có 81,5% cho rằng VNĐSDD là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến sức khoẻ, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn. Sự khác biệt này có thể do nhận thức của mỗi người về tình trạng bệnh tật và bản thân họ có mắc bệnh hay không. Nhưng thực tế khi mắc bênh thì việc điều trị của họ còn phụ thuộc nhiều yếu tố như e ngại, xấu hổ, xem bệnh là bình thường còn nhẹ, chưa có thời gian để đi khám, khoảng cách từ nhà đến cơ sở dịch vụ xa điều kiện đi lại hạn chế, kinh phí điều trị chưa chuẩn bị… Do vậy khi được hỏi về thái độ

đối với việc điều trị khi bị viêm nhiễm đường sinh sản thì có 91,75% phụ nữ trả lời việc điều trị sớm kịp thời khi bị viêm nhiềm đường sinh sản là có quan trọng , có 8,25% xem đây là bình thường chưa quan trọng (bảng 3.12). Cũng theo tác giả Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành [22] có 81,5% cho rằng cần phải điều trị sớm khi bị bệnh, 18,5% cho là bình thường chưa cần thiết, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn cao hơn, có lẽ do nhận thức được mức độ ảnh hưởng của bệnh VNĐSDD đối với sức khoẻ nên việc cần phải điều trị sớm kịp thời là điều mong muốn của đối tượng. Tuy nhiên, e ngại xấu hổ không muốn đi khám cũng là tâm lý chung của rất nhiều phụ nữ Việt Nam. Điều này là một cản trở đối với họ, làm cho phụ nữ thường ít đi khám bệnh mặc dù biết mình có bệnh. Coi bệnh là “bình thường” ở đây có thể do các triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn, người phụ nữ thấy ảnh hưởng không rõ đến sức khoẻ, bệnh cũng thường mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần trong cuộc đời của người phụ nữ, nên người phụ nữ cho là bình thường. Việc khám chữa bệnh không được xếp ưu tiên, thời gian của người phụ nữ được dành cho những công việc hàng ngày. Bản thân người phụ nữ và những người trong gia đình chưa quan tâm đúng mức về sức khoẻ. Chịu đựng, thực chất là một đặc tính của người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Từ đó, dẫn đến quan niệm sai lầm xem bệnh VNĐSDD là chuyện “bình thường” và không dành thời gian cho việc chăm sóc. Chính những quan niệm này mà trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 8,25% xem việc điều trị khi bị VNĐSDD là bình thường chưa là vấn đề quan trọng. Để giải quyết tốt vấn đề này cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ hơn nữa, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho những phụ nữ có điều kiện khó khăn tiếp cận được với các dịch vụ CSSKSS.

Nghiên cứu về hành vi phòng chống VNĐSDD chúng tôi chủ yếu đề cập đến các hành vi sau:

- Thực hành vệ sinh phụ nữ hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt. - Thực hành vệ sinh khi quan hệ vợ chồng.

- Hành vi sử dụng băng vệ sinh. - Hành vi khi mắc bệnh VNĐSDD.

- Thực hành khám phụ khoa định kỳ trong năm. - Hành vi về sự tuân thủ điều trị.

Về hành vi vệ sinh phụ nữ hàng ngày, có 41,25% thực hành vệ sinh phụ nữ ngày 03 lần trở lên, 23,75% thực hành vệ sinh phụ nữ ngày một lần. 35% thực hành vệ sinh phụ nữ ngày 02 lần. So sánh với nghiên cứu của Viện Da liễu trung ương (2003) [35] tỷ lệ phụ nữ vệ sinh ngày 03 lần trở lên là 24.15%, ngày 02 lần 75.85%, có lẽ sự khác nhau là trên đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi là KAP tiến hành tại cộng đồng còn Viện Da liễu trung ương tiến hành tại Viện và chỉ nghiên cứu đối với những phụ nữ có VNĐSDD đến khám bệnh nên kết quả nghiên cứu có sự khác nhau.

Kết quả nghiên cứu về hành vi vệ sinh kinh nguyệt (bảng 3.13), có 76,5% đối tượng phụ nữ vệ sinh kinh nguyệt ngày 03 lần trở lên, 23,5% vệ sinh kinh nguyệt ngày 02 lần. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2000) tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh [19] tỷ lệ vệ sinh kinh nguyệt ngày 03 lần trở lên là 82.72%, ngày 02 lần là 17.28% và Bùi Thị Thu Hà [17] thì tỷ lệ vệ sinh kinh nguyệt ngày 03 lần trở lên là 75,5%, như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự như kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

4.2.2.7. Thực hành vệ sinh khi quan hệ vợ chồng

Về hành vi vệ sinh khi quan hệ vợ chồng, kết quả nghiên cứu (bảng 3.14) cho thấy có có 67,0% người rửa trước và sau khi quan hệ, 5,25% rửa trước khi

quan hệ. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Văn Bảy [3] là 88.75% vệ sinh trước và sau giao hợp, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành [22] có 63,3% vệ sinh trước và sau giao hợp và theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Tế [29] có 40,27% vệ sinh trước và sau giao hợp thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn. Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, điều kiện sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu không giống nhau, thêm vào đó việc sinh hoạt tình dục vợ chồng luôn là vấn đề tế nhị; ở nông thôn Việt Nam nói chung và ở Tam An nói riêng hầu hết cấu trúc gia đình thuộc gia đình nhiều thế hệ trong một nhà, mà có nhiều thế hệ cùng chung sống thì luôn ảnh hưởng đến việc vệ sinh thoải mái, đặc biệt là vệ sinh tình dục trước và sau quan hệ vợ chồng, và có thể dẫn đến tình trạng thiếu vệ sinh. Điều này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (33%) đối tượng có hành vi chưa đúng trong việc vệ sinh khi quan hệ vợ chồng, cần phải tăng cường truyền thông giáo dục nhằm thay đổi hành vi ở nhóm đối tượng này.

4.2.2.8. Thực hành vệ sinh rửa bộ phận sinh dục

Thực hành vệ sinh rửa bộ phận sinh dục (bảng 3.15), có 95,75% đối tượng nghiên cứu thực hành vệ sinh rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau, 4,25% thực hành không kể sau trước. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Văn Bảy [3] có 95,25% vệ sinh rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau, 4,75% vệ sinh không kể sau trước, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại tam an - phú ninh - quảng nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w