g- Là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, chuyển giao công nghệ; nhập khẩu máy móc thiết bị vận tải chuyên dùng mà trong
Trang 1Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Khoa tài chính - ngân hàng -
giáo trình
thuế nhà nước
(Đã sửa đổi và bổ sung lần thứ hai)
Biên soạn : TS Trần Trọng Khoái
Lưu hành nội bộ
Hà Nội – Tháng 7 năm 2009
Trang 2Lời Nói đầu
Giáo trình Thuế được biên soạn dựa trên quy định mới của các Luật thuế có hiệu lực đến 01/4/2009
Giáo trình này thay thế cho tất cả các giáo trình được biên soạn trong những năm học trước đây
Giáo trình thuế từng bước được hoàn chỉnh không những đáp ứng nhu cầu đào tạo của trường mà còm là tài liệu cần thiết đối với sinh viên các cấp học, các nhà quản lý nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng
Giáo trình thuế đã được Hội đồng Khoa học nhà trường thẩm định và cho lưu hành
Giáo trình được biên soạn trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi theo hướng mở cửa và hội nhập, nhiều văn bản liên quan đến chính sách thuế đã được cập nhật kịp thời Tuy nhiên, do các chính sách thuế thường xuyên có sự thay đổi nên giáo trình biên soạn khó tránh khỏi khiếm khuyết Khoa Tài chính - Ngân hàng mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong, ngoài trường và đồng nghiệp để giáo trình được bổ sung và hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn
Khoa Tài chính – Ngân hàng
Trang 3Mục lục
1.1.6 Sự giống nhau và khác nhau giữa thuế với phí và lệ phí 14
1.1.8 Hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam 16
1.2 Những tiêu chuẩn đảm bảo một chính sách thuế hợp lý 17
1.3 Chính sách thuế của Nhà nước trong tiến trình hội nhập 18
1.3.1 Những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO 18
1.3.2 ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan trong điều kiện hội nhập 18
1
Trang 4ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng 19
2.1.3- Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña thuÕ GTGT trªn thÕ giíi vµ ë ViÖt Nam 19
3.1.3- Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña thuÕ TT§B 28
3.2.5- §¨ng ký, kª khai, nép thuÕ vµ quyÕt to¸n thuÕ TT§B 33
4.1- Mét sè nÐt chung vÒ thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu 34
4.1.3- Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu
trªn thÕ giíi vµ ë ViÖt Nam
34
4.2- Néi dung c¬ b¶n cña thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu 35
2
3
4
Trang 54.2.3- Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) 36
5.1.3- Quá trình hình thành và phát triển của thuế TNDN trên thế giới và ở VN 49
5.5- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN 63
6.1.3- Sự hình thành và phát triển của thuế TNCN ở Việt Nam 64
5
6
Trang 66.2.1- Người nộp thuế 65
6.2.5- Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế đối với cá nhân cư trú 68
6.2.7- Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế 74
7.1.3- Sự hình thành và phát triển của thuế tài nguyên ở Việt Nam 78
Trang 79.1.1- Khái niệm, đặc điểm của thuế nhà đất 95 9.1.2- Quá trình hình thành và phát triển của thuế nhà, đất ở Việt Nam 95
9.2- Nội dung cơ bản của chính sách thuế đất 96
10
Trang 8Chương
một số nội dung cơ bản về thuế
1.1 một số vấn đề chung về thuế
1.1.1- Sự ra đời của Thuế
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho thấy rằng Thuế ra đời là tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước
Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị Nhà nước cần phải có cơ sở vật chất - nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng quản lý của mình nhằm thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra Để có nguồn lực tài chính, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trung một bộ phận của cải của xã hội vào tay Nhà nước
Thuế luôn luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước Song, trong mỗi giai đoạn lịch sử quan niệm về thuế không hoàn toàn giống nhau Trong xã hội phong kiến phân quyền, mọi khoản chi tiêu của các lãnh chúa đều được trang trải từ phần tài sản riêng của họ mà những tài sản riêng này được hiểu là từ các lao vụ do các cá nhân cung cấp trực tiếp cho các chủ thái ấp và lãnh chúa, nó không được quy định rõ ràng và thống nhất Do đó,
ý niệm về Thuế còn rất đơn giản và thường chỉ mang tính chất tượng trưng Nhưng khi bước vào thời kỳ chế độ phong kiến tập quyền, nhà nước quân chủ ra đời, Nhà nước phải thành lập và nuôi quân đội, tổ chức bộ máy công quyền, quan lại để cai trị Để có nguồn cung cấp lương bổng cho bộ máy này, nhà nước đã lập ra một hệ thống thuế khoá nhằm huy động sự
đóng góp tiền bạc, của cải của dân chúng
Trong xã hội tư sản, giai cấp tư sản khi nắm quyền đã chủ trương xây dựng Nhà
nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế của các lực lượng thị trường Vì vậy, thuế
chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính để nuôi sống bộ máy Nhà nước, giữ gìn an ninh, giữ gìn bờ cõi Nhưng vào những năm 1929-1933, khi nền kinh tế các nước tư bản lâm
vào khủng hoảng thì Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế Học thuyết này do nhà kinh
tế lỗi lạc người Anh M.J.Keynes đề xướng, theo đó Nhà nước phải là một nhà kinh tế, một doanh nhân phải biết rõ thời cơ, hành động đúng lúc Nhà nước phải tham gia vào các hoạt
1
Trang 9động kinh tế và thực hiện tái phân phối tổng sản phẩm xã hội Thông qua công cụ NSNN, Nhà nước phải sử dụng Thuế như một công cụ sắc bén để điều chỉnh nền kinh tế
Cùng với việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự phát triển các quan hệ hàng hoá-tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú, công tác quản lý thuế ngày càng
được hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành một công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước
để tác động lên đời sống kinh tế – xã hội
Như vậy, thuế là một phạm trù lịch sử, một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu
đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự
ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước
ănghen cũng đã viết “…Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là Thuế” (1)
Thuế là hình thức động viên tài chính cổ xưa nhất của Nhà nước ở bất kỳ một xã hội nào khi xuất hiện Nhà nước là xuất hiện thuế Bản chất của thuế phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước Đồng thời, khi thuế xuất hiện thì cũng xuất hiện quan hệ giữa Nhà nước và người nộp thuế
1.1.2- Khái niệm về thuế
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện
Theo các nhà kinh điển, thuế được quan niệm rất đơn giản “…Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó
được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế đuợc lấy
ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”
Sau này khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta cho rằng: Thuế là hình thức phân phối
và phân phối lại Tổng sản phẩm và Thu nhập quốc dân hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Trên góc độ người nộp thuế, thì: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại
Trên góc độ kinh tế học, Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước
Trên góc độ pháp luật, Thuế là một khoản thu nhập được chuyển giao bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước, do Pháp luật quy định, nhằm phục vụ mục đích công cộng
Như vậy, đã có nhiều khái niệm về Thuế Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm của Thuế, để hiểu rõ bản chất của Thuế cần chú ý các đặc điểm của Thuế
(1)
F.Anghe - Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước - NXB Sự thật - Hà Nội 1962
Trang 101.1.3 Đặc điểm cơ bản của thuế
Từ khái niệm trên, ta thấy thuế có các đặc điểm sau:
1.1.3.1 Tính bắt buộc
"Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang cho người kia: trong khi tất cả các khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc (2) ”
"Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi chính phủ được tổ chức ra"(3)
Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà nước (qua hệ thống pháp luật thuế của Nhà nước), là thuộc tính cơ bản tất yếu khách quan để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác như phí, lệ phí, công trái có tính chất
tự nguyện và tính chất đối giá (đối khoản)
Đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân, không phải là hành
động xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp, cho nên tính “bắt buộc” không bao hàm nội dung hình sự
Trong cuốn "Tài chính công", nhà kinh tế học Gaston Jeze đã đưa ra định nghĩa:
"Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp cho Nhà nước, thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước"
Chính vì không có tính hoàn trả trực tiếp, nên thuế không có đối khoản cụ thể, không có tính đối giá (giá trị)
Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ giữa thuế và các khoản phí, lệ phí là khoản thu của Nhà nước có tính đối giá và mang tính tự nguyện tương đối
1.1.3.3 Tính ổn định
Thuế là một hình thức phân phối lại, chứa đựng yếu tố kinh tế và xã hội, nên việc
đánh thuế của Nhà nước tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình biến đổi kinh tế xã hội Điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng luật pháp do cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện) ban hành Do đó, mỗi khi luật thuế được ban hành đòi hỏi phải được ổn định để có thời gian chính sách thuế đi vào cuộc sống, các nhà đầu tư và doanh nghiệp có điều kiện thực hiện chiến lược kinh doanh và đạt
hiệu quả đầu tư mong muốn
Trang 111.1.4 Chức năng của thuế
Thuế không những là một phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù tài chính Do đó, thuế không chỉ mang những thuộc tính của các quan hệ tài chính mà còn biểu hiện những
đặc trưng, hình thức vận động bắt nguồn từ các mối quan hệ tài chính
Với quan niệm như trên, xuất phát từ quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế, thấy rằng thuế có 2 chức năng cơ bản: Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước và điều tiết kinh tế
1.1.4.1 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
Ngay từ lúc phát sinh, thuế luôn là một phương tiện động viên nguồn tài chính cho nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Đây là chức năng cơ bản, là chức năng
đầu tiên phản ánh nguyên nhân cho sự ra đời của thuế
Quá trình huy động tập trung nguồn lực thông qua thuế đã làm xuất hiện chức năng
điều tiết kinh tế của thuế Như vậy, chức năng huy động nguồn lực và chức năng điều tiết kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau
1.1.4.2 Chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô
Mặc dù chức năng điều tiết kinh tế có cơ sở nảy sinh từ chúc năng huy động nguồn lực tài chính, nhưng chỉ được nhận thức và sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX khi vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện Với chức năng này, Thuế góp phần thúc
đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế Đồng thời cũng góp phần thực hiện công bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư
1.1.5 Phân loại thuế
Cho dù các cuộc cải cách thuế ở các nước đều nhấn mạnh đến tính đơn giản của hệ thống thuế Song, điều đó không có nghĩa là hạn chế số lượng các sắc thuế trong một hệ thống thuế Để tổ chức thu thuế và quản lý thuế phù hợp, người ta phải phân loại thuế theo các tiêu thức khác nhau Sau đây là số tiêu thức chủ yếu
1.1.5.1 Phân loại theo đối tượng chịu thuế, có thể phân loại thuế thành:
- Thuế thu nhập, bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận
được Thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lao động, từ hoạt động tài chính, từ lưu trữ chuyển dịch tài sản… đem lại
- Thuế tiêu dùng, là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng: Thuế GTGT, TTĐB …
- Thuế tài sản, là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản: Tài sản tài chính (tiền, chứng khoán …), tài sản cố định ( nhà cửa, đất đai, thiết bị máy móc, xe cộ …), tài sản vô hình (nhãn hiệu, phát minh, sáng chế …) Thuế tài sản đánh trên giá trị tài sản cố
định gọi là thuế bất động sản, trên tài sản tài chính gọi là thuế động sản …
1.1.5.2 Phân loại theo phương thức đánh thuế
Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộp thuế Căn
cứ vào phương thức đánh thuế (trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập) người ta chia ra:
- Thuế trực thu, là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản có được của người nộp thuế Thuế trực thu có đặc điểm nổi bật là người nộp thuế theo Luật định đồng
Trang 12thời là người chịu thuế Ưu điểm của thuế trực thu là có tính công bằng (ai có thu nhập cao phải nộp nhiều thuế, ai có thu nhập thấp thì nộp ít thuế và ai không có thu nhập thì không phải nộp thuế) Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có nhược điểm là Nhà nước phải chi phí nhiều (thời gian, con người) mà thu được ít thuế
Thuế trực thu ở Việt Nam, có thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất…
- Thuế gián thu, là loại thuế đánh một cách gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ, là một yếu tố cấu thành trong giá bán hàng hoá, dịch vụ Thuế gián thu là một loại thuế có khả năng chuyển gánh nặng của thuế từ người nộp thuế sang cho người khác thông qua cơ chế giá Ưu điểm của thuế gián thu
là Nhà nước bỏ ra ít chi phí nhưng thu được nhiều thuế Tuy nhiên, thuế gián thu cũng
có nhược điểm là tính công bằng xã hội chưa cao
Thuế gián thu ở Việt Nam có : Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu …
Việc phân biệt thuế gián thu và trực thu chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, tức là xác
định phương thức thu thuế của Nhà nước trực tiếp hay gián tiếp
Xét trên góc độ kinh tế, việc phân chia gánh nặng về thuế giữa người sản xuất và người tiêu dùng không phụ thuộc hoàn toàn vào đó là thuế trực thu hay thuế gián thu mà phụ thuộc chủ yếu vào độ co giãn giữa cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
1.1.5.3 Phân loại theo tính ưu đãi của người nộp thuế
Căn cứ vào tiêu thức này, người ta chia thuế thu nhập thành hai loại;
- Thuế thực, là loại thuế không xét đến hoàn cảnh của người nộp thuế Khi xác định nghĩa
vụ thuế
Các loại thuế thực bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản
- Thuế cá nhân, là loại thuế có xét đến hoàn cảnh cụ thể của người nộp thuế, khi xác
định nghĩa vụ thuế
Khác với thuế thực, thuế cá nhân có tính đến khả năng thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tình hình tài chính của người nộp thuế
Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng tài sản…
1.1.5.4 Phân loại theo phạm vi thẩm quyền đánh thuế
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia Theo cách phân loại này, thuế được chia thành thuế quốc gia (trung ương) và thuế địa phương
1.1.5.5 Căn cứ vào mối quan hệ giữa thuế với thu nhập
Theo tiêu thức này, thuế được phân ra làm 3 loại:
- Thuế lũy tiến, là loại thuế mà tỷ lệ thuế so với thu nhập tăng lên khi thu nhập của người chịu thuế tăng lên
- Thuế lũy thoái, là loại thuế mà tỷ lệ thuế so với thu nhập giảm đi khi thu nhập của người chịu thuế tăng lên
- Thuế tỷ lệ, là loại thuế mà tỷ lệ thuế so với thu nhập không đổi khi thu nhập của người chịu thuế tăng lên
Trang 131.1.5.6- Căn cứ vào cách xác định mức thuế
Theo tiêu thức này, thuế được chia thành thuế tuyệt đối và thuế theo giá trị
- Thuế tuyệt đối, là loại thuế có mức thuế được xác định bằng số tuyệt đối trên một
đơn vị vật lý của đối tượng tính thuế
- Thuế theo giá trị, là loại thuế có mức thuế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị của đối tượng tính thuế
1.1.6 Sự giống nhau và khác nhau giữa thuế với phí và lệ phí
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá và dịch vụ công cộng do nhà nước và tư nhân cùng cung cấp Để đảm bảo công bằng “Ai được hưởng lợi thì người đó phải trả tiền” để bù
đắp toàn bộ hay một phần chi phí mà nhà nước đã đầu tư để cung cấp cho xã hội Đối với các dịch vụ công do nhà nước cung cấp để quản lý xã hội, an ninh quốc phòng thì ngoài các biện pháp khác, nhà nước còn sử dụng lệ phí làm công cụ để kiểm soát và quản lý các hoạt
động đó
Thuế, phí, lệ phí đều là nguồn thu của ngân sách Nhà nước, được Nhà nước sử dụng làm công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội Tuy nhiên, ngoài những
điểm giống nhau, giữa các nguồn thu này cũng có những điểm khác nhau
1.1.6.1- Những điểm giống nhau
+ Đều là một nguồn thu thường xuyên của ngân sách Nhà nước
+ Đều gắn với quyền lực của Nhà nước, có tính chất pháp lý
+ Đều là những công cụ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội
1.1.6.2- Những điểm khác nhau
+ Về tính pháp lý, thuế là khoản thu mang tính pháp lý cao hơn so phí và lệ phí + Về tính chất động viên, thuế là các khoản thu không có đối khoản trực tiếp, tức là
không hoàn trả trực tiếp từ Nhà nước cho người nộp Phí và lệ phí là khoản thu có
đối khoản trực tiếp từ phía Nhà nước
+ Về mục đích sử dụng
Thuế và lệ phí nói chung là các khoản thu không gắn một cách rõ rệt với mục đích
sử dụng cụ thể, mà chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên nói chung của Nhà nước
Ngược lại, phí là khoản thu thường gắn với các mục đích sử dụng cụ thể Nói chung, mục đích của loại phí nào được dùng để đặt tên cho loại phí đó Thí dụ: phí cầu đường, học phí, viện phí…
+ Về tác dụng phục vụ quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước
Thuế là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước; thuế có tác dụng kích thích, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội
Phí và lệ phí cũng là công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhưng có phạm
vi hẹp hơn, mức độ yếu hơn so với thuế
+ Về quy mô phát sinh
Trang 14Nói chung, thuế có quy mô lớn, phát sinh tương đối tập trung, gắn liền với các hoạt
động của nền kinh tế quốc dân
+ Thẩm quyền ban hành phí, lệ phí trung ương và phí, lệ phí địa phương
1.1.7- Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế
Sắc thuế là một hình thức thuế cụ thể được quy định bằnh một văn bản pháp luật, dưới hình thức luật, pháp lệnh thuế
Tuy mỗi sắc thuế có tính chất riêng khác nhau, nhưng trong một văn bản pháp luật
về thuế thông thường chứa đựng các yếu tố cơ bản sau:
1.1.7.1 Tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuế có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau,
đồng thời phản ảnh những tính chất chung nhất của hình thức thuế đó
Tên gọi của sắc thuế đã hàm chứa nội dung, mục đich và phạm vi điều chỉnh của sắc thuế đó
1.1.7.2 Đối tượng chịu thuế (người chịu thuế)
Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hoá, dịch vụ, thu nhập hay tài sản …) Mỗi luật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng
1.1.7.3 Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế)
Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân phải nộp thuế theo quy định trong luật thuế
1.1.7.4 Căn cứ, cơ sở để tính thuế
Cơ sở để tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế thường có phạm vi rộng hơn cơ sở tính thuế, vi nó tồn tại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn, giảm thuế Một cơ sở tính thuế, sau khi tính và nộp một loại thuế tương ứng
có thể trở thành căn cứ tính thuế của một loại thuế khác
1.1.7.5 Mức thuế
Mức thuế là đại lượng xác định số thu trên cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hai hình thức: thuế suất và thuế tuyệt đối Mức thuế thể hiện mức độ động viên của nhà nước so với cơ sở tính thuế
Tuỳ theo từng sắc thuế, người ta có thể áp dụng các phương pháp đánh thuế khác nhau tương xứng với nhiều mức nộp thuế khác nhau quy định trong biểu thuế
Căn cứ vào đặc điểm của mức thuế, có thể phân biệt mức thuế theo các loại sau:
- Mức thuế thống nhất, là mức thuế cố định như nhau cho tất cả các đối tượng chịu thuế Loại mức thuế không phụ thuộc vào cơ sở tính thuế: thuế thân
- Mức thuế ổn định, là mức thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sở tính thuế: thuế suất thuế TNDN 25% trên thu nhập tính thuế
- Mức thuế lũy tiến, là mức thuế phải nộp tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở tính thuế, có 3 loại (giản đơn, từng phần, toàn phần)
- Mức thuế lũy thoái, là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng của cơ
sở tính thuế
1.1.7.6 Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế (nếu có)
Miễn, giảm thuế nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập, hoặc nhằm thực hiện một số chủ
Trang 15trương chính sách kinh tế - xã hội, khuyến khích hoạt động của người nộp thuế, nên là yếu
tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế
Việc quy định các trường hợp miễn, giảm thuế mang tính cá biệt cần được hạn chế, vì sẽ làm méo mó tính công bằng của một sắc thuế
1.1.7.7 Chế tài của thuế
a- Quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế: yếu tố này quy định trách nhiệm,
nghĩa vụ của đối tuợng nộp thuế trong quá trình thi hành Luật thuế, như nghĩa vụ về đăng
ký, kê khai, thu nộp thuế; nghĩa vụ thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ…
Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, một mặt nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật thuế Mặt khác, là cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm về thuế, đảm bảo sự kiểm soát, quản lý của cơ quan thuế đối với quá trình chấp hành luật thuế
được chặt chẽ, kịp thời
b- Quyền, nghĩa vụ của cơ quan thu thuế và các cơ quan có liên quan: yếu tố này
quy định quyền, nghĩa vụ của cơ quan thu thuế về các nội dung và thẩm quyền quản lý, như tuyên truyền, hướng dẫn thi hành Luật thuế; xử lý thông tin; quản lý thu nộp; cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; ấn định thuế…
Đồng thời cũng quy định quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan
c- Thủ tục thu nộp thuế
Yếu tố này quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, thời gian thu nộp…nhằm
đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng của chính sách thuế, tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm Luật thuế
Chế tài của thuế được thực hiện theo các quy định trong Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem Phụ lục III)
1.1.8 Hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam
Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc nhau cùng hướng vào mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ
Sự hình thành các sắc thuế khác nhau do cơ sở đánh thuế quyết định Mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế đảm nhiệm một vai trò riêng, nhưng không tồn tại độc lập mà hợp thành một thể thống nhất trong đó sắc thuế này có thể là cơ sở ràng buộc hoặc đặt ra yêu cầu đối với các sắc thuế khác
Hệ thống chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam có:
a) Thuế Giá trị gia tăng
b) Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Trang 16c) Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu
d) Thuế Thu nhập doanh nghiệp
e) Thu tiền sử dụng đất
f) Thuế thu nhập cá nhân
g) Thuế Tài nguyên
h) Thuế sử dụng đất nông nghiệp
i) Thuế Nhà đất
j) Thuế môn bài
Ngoài hệ thống chính sách thuế nói trên, còn có chính sách về phí và lệ phí
1.2 Những tiêu chuẩn đảm bảo một chính sách thuế hợp lý
Thuế là một khoản chuyển giao nguồn của cải từ khu vực tư sang khu vực công Đó
là sự chuyển giao bắt buộc mang tính pháp lý, quyền lực của Nhà nước Vì vậy, dễ xuất hiện tính tuỳ tiện trong việc đánh thuế Do đó, một chính sách thuế hợp lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
1.2.1 Tính công bằng
Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng được thực hiện trước hết đối với phân chia gánh nặng của thuế khoá Công bằng về thuế được hiểu là sự đối xử như nhau đối với các tình trạng như nhau: các cá nhân có điều kiện về mọi mặt như nhau thì được thực hiện nghĩa vụ thuế ngang nhau, hoặc người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn những người khác Sự công bằng trong mỗi sắc thuế được thể hiện khi xác định phạm vi đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế trong mỗi loại thuế Tuy vậy, tính công bằng cần được xem xét trên góc độ toàn hệ thống, không nên đánh giá riêng biệt đối với từng sắc thuế riêng lẻ
1.2.2 Tính hiệu quả
Tính hiệu quả của thuế có thể hiểu là tính phân phối lại nguồn lực trong xã hội nhằm
đạt được mục tiêu kinh tế cụ thể Ngày nay chính phủ của mỗi quốc gia không chỉ coi mục
đích của việc đánh thuế chỉ là tạo nguồn thu cho NSNN mà ngày càng quan tâm hơn đến khía cạnh kinh tế - xã hội của thuế
Tính hiệu quả của hệ thống thuế được xét trên các mặt:
- Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất xét trên phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của chính phủ bao giờ cũng ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội và sự chi phối không thống nhất của nhà nước và các lực lượng của thị trường Tính hiệu quả được xem xét trên hai khía cạnh
- Tính hiệu quả của công tác tổ chức thu thuế
Khi tổ chức thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí: Chi phí của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế Tính hiệu quả của tổ chức thu thuế là số thuế thu được nhiều nhất nhưng chi phí hành chính thấp nhất
Để giảm bớt chi phí, đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, dễ hiểu, chứa đựng ít mục tiêu xã hội Hơn nữa, hệ thống thuế có đơn giản thì việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với người nộp thuế mới dễ dàng và thuận lợi
Trang 171.2.3 Tính minh bạch, rõ ràng
Một hệ thống thuế rõ ràng, minh bạch trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế,thời hạn nộp thuế và số thuế phải nộp Thuế trực thu thường có tính minh bạch hơn thuế gián thu Một pháp luật về Thuế không nên quy định quá nhiều trường hợp ngoại lệ, chính sách thuế cần
Mỗi quốc gia, tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể và quan điểm của nhà nước trong việc sử dụng thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế mà có sự sắp xếp ưu tiên các tiêu chí trên 1.3 cHíNH SáCH thuế CủA nHà NƯớC TRONG TIếN TRìNH HộI NHậP
1.3.1 Những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO
- Hệ thống chính sách, luật pháp của Việt Nam và định chế của WTO còn có sự khác biệt nhau nhiều Do đó, để tham gia WTO, Việt Nam cần phải xây dựng, bổ sung, sửa
đổi luật pháp cho phù hợp, trước hết là hệ thống thuế, cơ chế quản lý thương mại
- Việt Nam cần mở cửa thị trường thông qua thực hiện những cam kết mức thuế quan tối đa
Hàng hóa và sản phẩm của các nước thành viên sẽ thuận lợi hơn khi thâm nhập thị trường Việt Nam, gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới và chấp nhận sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
- Do phải cam kết giảm thuế quan và xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan nên những năm đầu gia nhập WTO, nếu Việt Nam chưa tổ chức tốt cơ cấu thuế, hiệu quả thu thuế thấp, nguồn thu ngân sách Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng…
1.3.2 ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan trong điều kiện hội nhập
Bằng tác động ảnh hưởng trực tiếp và tác động ảnh hưởng lan truyền, việc cắt giảm thuế quan đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực:
+ Đối với tiêu dùng, do giảm thuế nhập khẩu làm cho giá hàng hóa nhập khẩu giảm, sức mua hàng hóa nhập khẩu tăng
+ Đối với hoạt động ngoại thương, do thuế nhập khẩu giảm làm tăng lượng hàng nhập khẩu Hoạt động ngoại thương được mở rộng, tạo ra một nền kinh tế mở
+ Đối với hoạt động sản xuất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước, làm cho nền kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao Nhưng đồng thời cũng đặt doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt, ngay cả trên thị trường nội địa, nếu doanh nghiệp không đầu tư công nghệ mới và tổ chức, quản lý sản xuất không cải tiến kịp thời
+ Đối với khâu phân phối, do thuế quan là công cụ tái phân phối thu nhập từ người sản xuất trong nước sang người tiêu dùng nên làm tăng thặng dư tiêu dùng
+ Đối với ngân sách nhà nước, do giảm thuế nhập khẩu, ngân sách nhà nước mất một nguồn thu nhập từ thuế nhập khẩu
Trang 18Chương
Thuế giá trị gia tăng
2.1- một số nét chung về thuế giá trị gia tăng (gtgt)
2.1.1- Khái niệm
Thuế GTGT (VAT: Value Added Tax) là một loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh qua mỗi khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Tổng số thuế tính được ở các khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng
2.1.2- Đặc điểm của thuế GTGT
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng Người chịu thuế là người tiêu dùng
- Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, chỉ áp dụng cho người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng thu qua nhiều giai đoạn nhưng không trùng lặp vì chỉ tính thuế trên phần tăng thêm của mỗi giai đoạn
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao, vì thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí sản xuất, thuế GTGT là yếu tố cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ, nên nó không
bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế
2.1.3- Quá trình hình thành và phát triển của thuế GTGT ở Việt Nam
ở Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ năm 1990, được làm thí điểm từ tháng 9/1993 ở 11 đơn vị thuộc ngành đường, dệt, xi măng… Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu Thuế GTGT là một Luật thuế mới, có phạm vi
áp dụng rộng, nên đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc Sau 1 thời gian thi hành, đến nay Luật thuế GTGT đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung và lần sửa đổi gần đây nhất có hiệu lực
từ 01/01/2009
2
Trang 192.2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT
2.2.1- Đối tượng chịu thuế GTGT (người chịu thuế)
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
Như vậy, đối tượng chịu thuế GTGT có phạm vi rộng, bao quát được tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
Xuất phát từ các mục đích ưu đãi khác nhau, theo quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT (Phụ lục 1) Các hàng hóa, dịch vụ này không chịu thuế GTGT do có một số đặc điểm sau:
a- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện khó khăn phụ thuộc vào thiên nhiên Sản phẩm sản xuất ra lại dùng cho chính người sản xuất và cho nhu cầu của toàn xã hội, như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…
b- Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá không ngừng tăng lên của con người, như dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, vận chuyển hành khách công cộng, phát sóng truyền thanh, truyền hình…
c- Là sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của toàn xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, như muối iốt, các sản phẩm và tài nguyên phục vụ quốc phòng, an ninh, phục vụ
vệ sinh công cộng, thoát nước đường phố, trùng tu bảo dưỡng công viên, vườn hoa, vườn thú, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
d- Là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam như hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; hàng quá cảnh mượn đường qua Việt Nam…
e- Là sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội, tính nhân đạo cao, như xây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo, các dịch vụ phục vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hoá - nghệ thuật
g- Là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, chuyển giao công nghệ; nhập khẩu máy móc thiết bị vận tải chuyên dùng mà trong nước chưa sản xuất được, như máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ có trọng tải lớn…
2.2.2- Đối tượng nộp thuế GTGT (người nộp thuế)
Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây là người nhập khẩu)
2.2.3- Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT
2.2.3.1- Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
Giá tính thuế: là căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp, là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ
Trang 20Giá tính thuế GTGT của một số hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
a Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế
TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT
b Đối với hàng hoá nhập khẩu, là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) Thuế TTĐB (nếu có) Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các qui định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế đã được miễn, giảm
c Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ nói trên là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở
d Đối với hoạt động cho thuê tài sản, như cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị giá để tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế GTGT
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho nhiều
kỳ, thì giá tính thuế là số tiền thu được từng kỳ hoặc nhiều kỳ, chưa có thuế GTGT
Nếu tài sản thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại thì giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho người nước ngoài
Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng Nếu pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định
e Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ
f Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT
g Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt
- Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, thì giá tính thuế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
- Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao theo thỏa thuận trong hợp đồng, thì giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao theo thỏa thuận, chưa có thuế GTGT
Trang 21Thí dụ: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng mở rộng xưởng sản xuất Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200
tỷ đồng trong đó xây lắp 80 tỷ đồng, giá trị thiết bị do bên B cung cấp và lắp đặt là 120 tỷ
đồng
Vậy tổng số tiền bên A phải thanh toán: 200 + (80 + 120) x 10% = 220 tỷ đồng
h Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản chưa có thuế GTGT trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) tại thời
điểm chuyển nhượng
Nếu giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định thì giá đất được trừ tính theo giá do UNND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định tại thời điểm chuyển nhượng
i Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất
- nhập khẩu hưởng tiền hoa hồng, hoặc tiền công thì giá tính thuế GTGT là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT
j Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp, thì giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT Không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại
Đối với hoạt động vận tải hàng không, đường biển, đường sắt có hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài
và từ Việt Nam đi nước ngoài) được áp dụng thuế suất 0%
k Đối với hàng hoá, dịch vụ được dùng các chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá tính thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem )
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó Giá tính thuế đối với các hàng hoá, dịch vụ nói trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
l Đối với dịch vụ Casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, giá tính thuế là số tiền thu được từ hoạt động trên (đã bao gồm cả thuế TTĐB) trừ số tiền trả thưởng cho người trúng thưởng
m Đối với hoạt động du lịch lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói, thì giá trọn gói là giá đã có thuế GTGT
n Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này (tiền lãi phải thu do cho vay cầm đồ và khoản phải thu khác do bán hàng cầm đồ (nếu có))
Khoản thu từ dịch vụ này được xác định là đã có thuế GTGT
o Đối với sách, tạp chí thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá đó được xác định là giá đã có thuế GTGT
Trường hợp bán không theo giá bìa thì giá tính thuế GTGT là giá thực tế bán ra
Chú ý:
Giá tính thuế GTGT được xác định bằng đồng Việt Nam
Thời điểm xác định thuế GTGT:
Trang 22a- Đối với hàng hóa, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
b- Đối với cung ứng dịch vụ, là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm
lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
c- Đối với hoạt động kinh doanh Bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây
dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, thì thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì căn cứ vào số tiền thu được cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
d- Đối với xây dựng, lắp đặt, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,
hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10% được áp dụng thống nhất theo từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu sản xuất - kinh doanh trong nước hay nhập khẩu (xem Phụ lục số 2)
a Thuế suất 0% Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải
quốc tế, dịch vụ hàng không, hàng hải Theo đó, các loại dịch vụ như cấp hạ cánh tàu bay, dịch vụ băng chuyền hành lý, hoa tiêu hàng hải, cứu hộ hàng hải, cầu cảng, bến phao, bốc xếp, cởi dây, đóng mở nắp hầm hàng… đều hưởng thuế suất 0%, hàng hoá dịch vụ gia công xuất khẩu; hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính, dịch vụ bưu chính viễn thông, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến ra các sản phẩm khác;…) Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan không áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%
b Thuế suất 5% Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hóa, dịch
vụ thiết yếu cần khuyến khích hoặc cần ưu đãi, như nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón các loại; thức ăn gia súc, thực phẩm tươi sống, sản phẩm hoá dược, dược liệu, lâm sản chưa qua chế biến…
c Thuế suất 10% Là mức thuế suất phổ biến, áp dụng cho các hàng hóa, dịch
vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5% nói trên
Chú ý:
Các mức thuế suất GTGT nói trên được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu sản xuất, gia công, nhập khẩu hay kinh doanh thương mại
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau thì phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với hàng hóa, dịch vụ đó Nếu không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải
Trang 23tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh
a Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh (trừ các đối tượng áp dụng
tính thuế theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT) thực hiện đầy đủ chế độ
kế toán, mua bán có hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật và kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:
b Thuế GTGT phải nộp được tính như sau:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Có hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam
Có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng)
Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài điều kiện nói trên để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào, còn phải có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan
Đối với hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chứng từ đặc thù thì được dùng làm căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
a- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua hoặc nhập khẩu để dùng vào việc
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ
Trang 24nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hoặc dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển
mỏ dầu khí thì được khấu trừ toàn bộ
b- Phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (trừ TSCĐ) sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT, thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ
- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá: TSCĐ chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; TSCĐ là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục
vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tầu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, du lịch, khách sạn; TSCĐ là ô tô chở từ 9 người trở xuống (trừ ô tô dùng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, du lịch) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng
c- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được
kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho Nếu kê khai khấu trừ bị sai sót thì được kê khai khấu trừ bổ sung, thời
gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm phát sinh sai sót
d- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán
vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào nguyên giá của TSCĐ
đ- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa
hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp
e- Văn phòng tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị
hành chính, sự nghiệp trực thuộc (bệnh viện, trạm xá, nhà nghỉ điều dưỡng, viện, trường đào tạo…) không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT
đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này
Nếu các đơn vị này có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này
B Phương pháp trực tiếp trên GTGT
a- Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp:
- Cơ sở, cá nhân sản xuất, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư và các
tổ chức khác không thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
-
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
Trang 25- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ
Nếu cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý để
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó Căn cứ tính thuế ở đây là phần GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và
GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT theo tỷ lệ %:
+ Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%
+ Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng (có bao thầu nguyên vật liệu): 30%
- Hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế quy định tại Điều 38 - Luật Quản lý thuế:
“1- Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với các trường hợp sau:
a- Hộ kinh doanh , cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
b- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế
2- Cơ quan Thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán
3- Mức thuế khoán được xác định theo năm dương lịch và phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán…”
2.2.4- Hoàn thuế GTGT
2.2.4.1- Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
a- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế nếu
trong thời gian 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết
Trang 26Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế
b- Những cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có số thuế
GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng
c- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa
đăng ký thuế nếu có số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT
d- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành)
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW khác với Tỉnh, Thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư
từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT
e- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, giao, bán,
khoán, cho thuê DNNN có số thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết
f- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý được hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền
theo qui định của pháp luật
g- Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về
ưu đãi miễn trừ ngoại giao, được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT khi mua hàng hoá dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng
h- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo
2.2.4.2- Đối tượng được hoàn thuế GTGTcó trách nhiệm : phải kê khai, lập hồ sơ
đề nghị xét hoàn lại tiền thuế GTGT đã nộp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của
số liệu kê khai liên quan đến việc xác định số thuế được hoàn
địa phương nơi đóng trụ sở chính
Cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính, phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại nơi sản xuất
Cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế tại trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10%) hoặc 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở
Trang 27sản xuất Số thuế GTGT người nộp thuế đã nộp cho cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của người nộp thuế tại nơi đóng trụ sở
Trang 28Chương
Thuế Tiêu thụ đặc biệt
3.1- một số nét chung về thuế tiêu thụ đặc biệt (ttđb)
3.1.1- Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế tiêu dùng, thu vào một số loại hàng hoá, dịch vụ nằm trong danh mục Nhà nước quy định
3.1.2- Đặc điểm của thuế TTĐB
Thuế TTĐB là một sắc thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng đặc biệt nên ngoài tính chất là thuế gián thu, nó còn có một số đặc điểm riêng biệt sau đây:
a- Thuế TTĐB được thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ Vì là loại thuế tiêu dùng thì thu một lần nên không bị trùng lặp qua các khâu luân chuyển của hàng hóa,dịch vụ
b- Thuế TTĐB thường có mức động viên cao với mức thuế suất cao hơn so với thuế của hàng hóa tiêu dùng thông thường nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao Đặc điểm này thể hiện chính sách điều tiết của Nhà nước và công bằng xã hội
c- Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và mức sống của cư dân của quốc gia đó
3.1.3- Quá trình phát triển của thuế TTĐB ở Việt Nam
ở nước ta, thuế TTĐB trước đây gọi là thuế hàng hóa được ban hành từ năm 1951
Từ ngày 1/10/11990, Pháp lệnh “thuế hàng hóa” được sửa đổi và nâng lên thành Luật thuế TTĐB đánh vào 6 loại hàng hóa, dịch vụ cần điều tiết cao và áp dụng chung cho tất cả các thành phần kinh tế: thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã của các cơ sở bán ra Khung thuế suất và mức thuế suất cụ thể của từng đối tượng chịu thuế cũng được thu hẹp lại, nếu như tại Luật thuế TTĐB sửa đổi thời kỳ 1993-1998, biểu thuế được quy định chi tiết theo phẩm cấp của từng loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế trong khoảng 15% - 100% thì Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006, khung thuế suất chỉ còn từ 15%-75% trong đó có 2 loại hàng hóa: thuốc lá điếu, bia hơi bia tươi đã được quy định mức
3
Trang 29thuế suất đến năm 2008 Luật thuế TTĐB được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 số 27/2008/ QH12 ngày 14/11/2008 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2009
3.2- nội dung cơ bản của thuế ttđb
3.2.1- Đối tượng chịu thuế TTĐB (người chịu thuế)
Hàng hoá chịu thuế TTĐB gồm: thuốc lá điếu, xì gà; rượu; bia; ô tô dưới 24 chỗ ngồi; xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 và tàu bay, du thuyền; xăng các loại, náp ta (naptha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng; điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã
Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: kinh doanh vũ trường; mát xa, karaoke; kinh doanh Ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót, máy slot và các loại máy tương tự; kinh doanh giải trí có đặt cược; kinh doanh golf bao gồm: bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; kinh doanh xổ số
3.2.2- Đối tượng không chịu thuế
Những hàng hóa sau không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB:
a- Hàng hoá do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở
kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:
+ Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm: cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất Nhưng phải có hồ sơ chứng minh là hàng hóa đã thực tế xuất khẩu
+ Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hóa này thì phải nộp thuế TTĐB
+ Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế
+ Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài
b- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau:
Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định
Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu
Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định
Hàng nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh miễn thuế
Trang 30c- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua, bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi
d- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch
đ- Ô tô cứu thương, ô tô chở phạm nhân, ô tô tang lễ, xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi vừa
có chỗ đứng chở được từ 24 người chở lên
Xe chở người chuyên dùng trong các khu vui chơi, giải trí, thể thao không tham gia giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ
e- Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản
xuất chỉ để lắp ráp trên phương tiện vận tải
3.2.3- Người nộp thuế TTĐB
a- Người nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
b- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất
khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB
Giá tính thuế
Thuế suất TTĐB
Số lượng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB tiêu thụ hoặc nhập khẩu:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: là số lượng, trọng lượng hàng hoá thực
tế tiêu thụ bao gồm cả số lượng, trọng lượng của mặt hàng chịu thuế TTĐB xuất ra, để trao
đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, hoặc dịch vụ cung cấp
- Đối với hàng nhập khẩu: là số lượng, trọng lượng ghi trong tờ khai hải quan về hàng hoá nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân có hàng nhập khẩu chịu thuế TTĐB
Giá tính thuế
a Đối với hàng sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của cơ sở sản
xuất chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán hàng chưa có thuế GTGT
1 + thuế suất thuế TTĐB
- Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của luật Thuế GTGT (Chương II)
- Đối với bia hộp, giá tính thuế TTĐB không bao gồm giá trị vỏ hộp Giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT - giá trị vỏ hộp
1 + Thuế suất TTĐB
Trang 31Trong đó, giá trị vỏ hộp được ấn định theo mức 3.800đ/1lít bia hộp
b Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện
chịu thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
- Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu, thì giá tính thuế không bao gồm phần thuế nhập khẩu được miễn giảm đó
c Đối với rượu chai, bia chai khi tính thuế TTĐB, không được trừ giá trị vỏ chai
d Đối với hàng hoá gia công, giá tính thuế TTĐB được xác định là giá bán chưa có
thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT của cơ sở đưa gia công
Giá tính thuế TTĐB đối
với hàng hóa gia công =
Giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở đưa gia công
1 + thuế suất thuế TTĐB
e Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất
và cơ sở sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính thuế TTĐB là giá bán
ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất
f Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
g Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế GTGT và
chưa có thuế TTĐB của hàng hoá bán theo phương thức trả 1 lần, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm
h Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế GTGT và chưa có thuế
TTĐB, được xác định theo công thức:
Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
1 + thuế suất thuế TTĐB
Thuế suất thuế TTĐB : (Biểu thuế TTĐB trang 33)
Trang 32STT Hàng hoá và dịch vụ Thuế suất (%)
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g dưới đây 30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không
quá 70% số năng lượng sử dụng
Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và
4d
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và
4d
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh
Trang 33STT Hàng hoỏ và dịch vụ Thuế suất (%)
3 Kinh doanh ca-si-nụ, trũ chơi điện tử cú thưởng 30
3.2.5- Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TTĐB
Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế
3.2.6- Khấu trừ thuế
Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với số nguyên liệu đã sử dụng tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nếu có chứng từ hợp pháp
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB được xác định như sau:
Số thuế TTĐB
phải nộp =
Số thuế TTĐB phải nộp của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ
-
Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với hàng hóa xuất kho tiêu thụ trong kỳ 3.2.7- Giảm và hoàn thuế TTĐB
3.2.7.1- Giảm thuế TTĐB
Các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được xét giảm thuế TTĐB Việc giảm thuế được giải quyết theo năm xảy ra thiệt hại Mức giảm được xác định trên cơ sở số thiệt hại do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ gây ra, nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại và không quá 30% số thuế phải nộp theo luật Trường hợp bị thiệt hại nặng không còn khả năng sản xuất, kinh doanh và nộp thuế thì
được xét miễn thuế TTĐB
3.2.7.2- Hoàn thuế TTĐB
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi thực tế tái xuất khẩu sẽ được hoàn
lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu
b Hàng là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất
c Khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu, chấm dứt
hoạt động mà có số thuế TTĐB nộp thừa
d Khi có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Trang 34Chương
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
4.1- một số nét chung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
4.1.1- Khái niệm
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Import and Export dution) hoặc hải quan (customes duty) là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới của một nước, kể cả hàng bán ra, nhập vào khu chế xuất của nước đó Thuế xuất, nhập khẩu
được thực hiện trong quan hệ thương mại quốc tế;
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành nhằm vào 3 mục tiêu sau:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tạo nguồn thu hợp lý cho ngân sách
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước kiểm soát hoạt
động ngoại thương, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thiết lập như một hàng rào thuế quan để bảo
hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý có chọn lọc
4.1.2- Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Qua sự phân tích trên, ta thấy thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có những đặc điểm sau: a- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu
b- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhà nước
c- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn với hoạt động ngoại thương nên chịu sự tác
động và có ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố kinh tế quốc tế Trong điều kiện như vậy, để
đạt được mục tiêu của mình, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có sự nhậy cảm và tính linh hoạt cao phù hợp với thông lệ quốc tế
4.1.3- Quá trình phát triển thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam
ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu được phát triển qua nhiều giai đoạn:
Sau khi giành được độc lập và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước đã ban hành chính sách thuế đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên
4
Trang 35giới cũng như vào hàng hóa trao đổi giữa vùng kháng chiến với vùng tạm chiếm Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo tỷ lệ % trên giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thời kỳ kế hoạch hoá (1965 - 1988), Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương nên chỉ có các tổ chức kinh tế Nhà nước mới được phép kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài Do đó, thị trường ngoại thương rất hẹp trong phạm vi các nước XHCN Vì vậy, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch Nhà nước thực hiện chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương và thu kết hối ngoại tệ từ 5% đến 20% tuỳ theo nhóm hàng hóa Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch thì thực hiện chế độ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch
Việc chuyển sang cơ chế thị trường, với chủ trương mở rộng kinh tế ngoại thương trong điều kiện nền kinh tế mở, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa, dịch vụ, thị trường được mở rộng và phát triển Trong điều kiện đó đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện sự quản lý thống nhất bằng luật pháp
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới nhằm thống nhất chính sách thuế đối với mọi hình thức xuất nhập khẩu được thông qua ngày 26/12/1991 và có hiệu lực từ 1992 Kể từ đó, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện từng bước đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh
tế đối ngoại, phù hợp thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế trong nước phát triển một cách có hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo mức động viên hợp lý vào ngân sách Vì vậy, Luật thuế trên đã được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7/1993, tháng 5/1998 và tháng 6/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006
4.2- Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trình bày trong giáo trình này được
áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
4.2.1- Đối tượng chịu thuế
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
- Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
4.2.2- Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục hải quan:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của pháp luật
Trang 36- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu 4.2.3- Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế)
- Tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu và cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh
- Đối tượng được uỷ quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế bao gồm : đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế; các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế
4.2.4- Căn cứ tính thuế và biểu thuế
- Thuế suất của từng mặt hàng
Số thuế phải nộp được xác định theo phương pháp sau:
Số thuế phải nộp
của từng mặt hàng
xuất - nhập khẩu =
Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu
x
Giá tính thuế
đơn vị từng mặt hàng
x
Thuế suất từng mặt hàng
b- Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế bao gồm:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan theo Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối
- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa
Số thuế phải nộp được xác định theo phương pháp sau:
Số thuế phải nộp của
từng mặt hàng xuất
khẩu, nhập khẩu
=
Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu
X
Mức thuế tuyệt đối của một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Mức thuế tuyệt đối là số tiền được ấn định bằng số tiền nhất định tính trên một đơn
vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
4.2.4.2- Giá tính thuế
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, giá tính thuế là giá bán hàng tại cửa khẩu xuất theo hợp
đồng (FOB hoặc DAF), không bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) được xác
định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu
Trang 37- Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu
Căn cứ vào Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT/WTO, trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau:
b- Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu và thời điểm xác định Đồng tiền và
tỷ giá để xác định trị giá tính thuế
- Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là trị giá của hàng hóa dùng để tính thuế nhập khẩu, được xác định tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
- Thời điểm xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là ngày người khai hải quan
đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam
- Tỷ giá dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày đăng ký
tờ khai hàng hóa nhập khẩu
c- Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định theo một trong các phương pháp sau:
A- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch
Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu trước hết phải được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch nếu có đủ các điều kiện sau:
- Người mua có đầy đủ không bị hạn chế quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà dẫn đến việc không xác định được trị giá của những hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do sử dụng hàng hóa nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng sau đây mà người nhập khẩu chuyển cho người bán dưới mọi hình thức như: khoản tiền theo 1 tỷ lệ nhất định tính trên doanh thu bán hàng, tiền cho thuê hàng hóa sau khi nhập khẩu…
- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan
hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
Trang 38Các khoản điều chỉnh giảm Trong đó:
- Trị giá giao dịch là tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
+ Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại
+ Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá
đơn
- Các khoản điều chỉnh tăng phải cộng vào trị giá giao dịch
+ Nguyên tắc điều chỉnh tăng khi có các điều kiện sau:
Các khoản tiền do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế người mua đã trả hay sẽ phải trả
Phải liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu
Lô hàng nhập khẩu có các khoản phải cộng nhưng không có số liệu khách quan để xác định trị giá tính thuế thì không được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo
+ Các khoản điều chỉnh tăng phải cộng vào giá trị giao dịch: tiền hoa hồng bán hàng, phí môi giới, chi phí bao bì, đóng gói gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên hoan đến hàng hóa nhập khẩu, chi phí vận tải, bốc xếp, bảo hiểm có liên quan đến hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu
- Các khoản điều chỉnh giảm được trừ vào trị giá giao dịch: nếu các khoản được trừ
đã nằm trong trị giá giao dịch và các số liệu khách quan dựa trên chứng từ hợp pháp, hợp lệ tại thời điểm xác định trị giá tính thuế: chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa… Như vậy, các khoản điều chỉnh giảm chỉ được trừ khi các số liệu có chứng từ hợp pháp, hợp lệ làm căn cứ để tách các chi phí khỏi giá bán và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế
B- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch thì trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
- Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện
- Nội dung phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự nói ở dưới đây giống nhau
Trang 39C- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự:
- Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau
- Xác định trị giá tính thuế
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt thì trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch và có cùng điều kiện mua bán, thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn
- Điều kiện chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:
+ Điều kiện về thời gian xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng
30 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu nhưng không sau ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế
+ Điều kiện mua bán, lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng cấp độ thương mại
và số lượng; cùng quãng đường và phương thức vận tải hoặc đã điều chỉnh với lô hàng xác định trị giá tính thuế
D- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ
- Xác định trị giá tính thuế
Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá khấu trừ, là trị giá được xác định từ đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ đi (-) chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hoá nhập khẩu
- Việc lựa chọn đơn giá bán trên thị trường nội địa phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Đơn giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam phải là đơn giá bán của chính hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế
+ Đơn giá bán được chọn là đơn giá của hàng hóa được bán ra với số lượng lớn nhất sau khi nhập khẩu và được bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt
- Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán
+ Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy
định của chế độ kế toán Việt Nam
+ Nội dung các khoản khấu trừ, gồm:
Tiền hoa hồng bán hàng (nếu có) hoặc khoản lợi nhuận và chi phí chung của việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu
Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu
Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam
Trang 40- Phương pháp trị giá khấu trừ đối với hàng hóa được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu Đối với trường hợp này, có thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ thêm các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hóa
Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hóa nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hóa nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp này
Các khoản được khấu trừ phải là những khoản nằm trong phạm vi được phép hạch toán vào giá vốn
Đ- Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trên thì trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá tính toán
- Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính toán bao gồm chi phí sản xuất, chi phí chung và lợi nhuận của việc sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu; các khoản điều chỉnh cộng (trừ các khoản đã tính vào chi phí sản xuất)
- Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp
và phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu
E- Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận
Nếu không thể xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp trên thì trị giá tính thuế sẽ được xác định bằng phương pháp suy luận, dựa vào các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành
Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần
tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế đã nêu từ A đến Đ
G- Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp riêng
1) Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế thì phải
kê khai nộp thuế theo giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa nhập khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam và được xác định cụ thể như sau :
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam
Trị giá tính thuế nhập khẩu = (%) trị giá khai báo tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan