công việc kế toán tại công ty tnhh thương mại tuấn hiền

71 212 0
công việc kế toán tại công ty tnhh thương mại tuấn hiền

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN GIẢNG VIÊN HD: Th.S Võ Thị Minh Sinh Viên thực hiện: Dương Thị Duyên Mã SV: 11022733 Lớp: CDKT13DTH THANH HÓA, THÁNG 05 - 2014 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh LỜI CẢM ƠN Trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường là những thời gian khó quên trong quãng đời sinh viên của chúng em. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang để chúng em có thể đủ tự tin bước vào đời. Với những kiến thức nhận được trong thời gian học tập tại trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh và những hiểu biết thực tiễn có được qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Tuấn Hiền đã giúp chúng em có cái nhìn toàn diện và thực tế hơn về công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để có những kết quả này chúng em chân thành biết ơn các thầy cô giáo trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chi Minh đã hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Chúng em xin ghi nhận tất cả những giá trị cao quý ấy và xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chi Minh nói chung và cô giáo Võ Thị Minh nói riêng , người đã chỉ bảo chúng em và giúp chúng em hoàn thành bài chuyên đề này. Chúng em trân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, chị đang làm việc tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Đoan đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập và làm bài báo cáo thực tập này. Cuối cùng chúng em xin chúc quý thầy cô tại trường ĐH Công Nghiệp TP.Hồ Chi Minh và toàn thể các anh, chị đang làm việc tại Công ty TNHH TM Tuấn Hiền lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất. Chúng em xin chúc Công ty TNHH TM Tuấn Hiền ngày càng phát đạt và bền vững. Thanh Hóa, tháng 05 năm 2014 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền lương là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp liên quan đến việc làm và đời sống (lợi ích, thói quen, tâm lý) của hàng chục triệu người, liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh . Còn đối với lao động tiền lương là một nguồn thu chủ yếu, quan trọng giúp họ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình. Trong nền kinh tế hiện nay, tiền lương ngày càng được quan tâm bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội lớn lao. Nó là yêu cầu cấp thiết khách quan của doanh nghiệp và là động lưc thúc đẩy tăng năng suất lao động của người lao động. Tình hình tổ chức tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp là một công tác rất quan trọng . Bởi vì, quản lý tốt tiền lương trong doanh nghiệp góp phần tích lũy vốn cho xã hội, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm. Hơn nữa, nó còn khuyến khích tinh thần tự giác trong lao động của công nhân viên và làm cho họ quan tâm hơn đến kết quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy họ phát huy khả năng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Do vậy, tiền lương được tổ chức tốt thì tiền lương sẽ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả. Nhận thức được vai trò của kế toán tiền, đặc biệt là vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Qua quá trình học tập tại trường và trong thời gian thực tập tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền và được sự hướng đẫn tận tình của Th.S Hoàng Thị Minh, cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và phòng kế toán của công ty, em đã chọn và đi sâu nghiên cứu về đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Thương Mại Tuấn Hiền” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty thương mại. • Đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền. • Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra, thống kê các nghiệp vụ tại phòng kế toán thông qua các bảng biểu, báo cáo được công bố về những kết quả đạt được. - Phỏng vấn, trao đổi với những người có liên quan là các kế toán viên, đặc biệt là kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phương pháp trực quan là quan sát công việc của kế toán. 1.3.2. Hệ thống phương pháp kế toán - Phương pháp tổng hợp – cân đối - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp thu thập số liệu 1.3.3. Phương pháp so sánh So sánh chỉ tiêu kỳ gốc với kỳ nghiên cứu. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng: - Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Thương Mại Tuấn Hiền. - Mức lương của các công nhân viên trong công ty. - Các chứng từ, phương pháp tính lương tại công ty. • Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền - Thời gian: Nghiên cứu vấn đề tiền lương, các khoản trích theo lương, hạch toán tiền lương trong tháng 03 năm 2011 và đề xuất một số giải pháp cho các kỳ tiếp theo. 1.5. Kết cấu của chuyên đề Nội dung chính của chuyên đề gồm 4 chương: Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Thương Mại Tuấn Hiền Chương III: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền Chương IV: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Đặc điểm của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm. - Trong quá trình lao động, sức lao động của con người bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó, tiền lương là một trong tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động. - Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành, kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động sẽ quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng. 2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2.1. Kế toán tiền lương * Khái niệm: Trong kinh tế thị trường sức lao động trở thành hàng hóa, người có sức lao động có thể tự do cho thuê ( bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động như: Nhà nước, chủ doanh nghiệp…) thông qua các hợp đồng lao động. Sau quá trình làm việc, chủ doanh nghiệp sẽ trả lại một khoản tiền có liên quan chặt chẽ đến kết quả lao động của người đó. Về tổng thể tiền được xem như là một phần của quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và người lao động. - Người lao động cung cấp cho họ về mặt thời gian, sức lao động, trình độ nghề nghiệp cũng như kỹ năng lao động của mình. - Đổi lại, người lao động nhận lại doanh nghiệp tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp xã hội, những khả năng đào tạo và phát triển nghề nghiệp của mình. Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ ràng trở thành hàng hóa vì người sử dụng tư liệu sản xuất không đồng thời sở hữu tư liệu sản xuất. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Họ là người làm thuê bán sức lao động cho người có tư liệu sản xuất. Gía trị của sức lao động thông qua sự thỏa thuận của hai bên căn cứ vào pháp luật hiện hành. Đối với thành phần kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người cung cấp sức lao động và được nhà nước trả công. Nhà nước giao quyền sử dụng quản lý tư liệu sản xuất cho tập thể người lao động. Giám đốc và công nhân viên chức là người làm chủ được ủy quyền không đầy đủ và không phải tự quyền về tư liệu đó. Tuy nhiên, những đặc thù riêng trong việc sử dụng lao động của khu vực kinh tế có hình thức sở hữu khác nhau nên các quan hệ thuê mướn, mua bán, hợp đồng lao động cũng khác nhau. Các thỏa thuận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tiền lương là bộ phận cơ bản (hay duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy có thể hiểu: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố của sức lao động mà người sử dụng ( Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung - cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Cùng với khả năng tiền lương, tiền công của một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. Tiền công còn được biểu hiện là tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do. Trong nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế phạm vi và đối tượng áp dụng. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối lượng tiền lớn, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến : - Tiền lương danh nghĩa: Là khối lượng tiền trả cho công nhân viên dưới hình thức tiền tệ, đó là số tiền thực tế mà người lao động nhận được nhiều hay ít tuỳ thuộc vào năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm ,… ngay trong quá trình lao động. Tuy vậy cùng với một số tiền như nhau người lao động sẽ mua được khối lượng hàng hoá dịch vụ khác nhau ở các thời điểm, các vùng khác nhau do sự biến động thường xuyên của giá cả. - Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố: + Tổng số tiền nhận được (Tiền lương danh nghĩa) + Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng dịch vụ. Như vậy, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ khăng khít với nhau và được thể hiện qua công thức: Tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế = Chỉ số giá cả hàng hoá dịch vụ Khi chỉ số tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn chỉ số giá cả điều này có nghĩa là thu nhập thực tế của người lao động tăng lên, khi tiền lương không đảm bảo được đời sống của cán bộ công nhân viên chức, khi đó tiền lương không hoàn thành chức năng quan trọng đó là tái sản xuất sức lao động. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động. 2.2.2. Khái niệm về các khoản trích theo lương Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Cùng với việc chi trả tiền lương, người sử dụng lao động còn phải trích một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tiền lương để hình thành các quỹ theo chế độ quy định nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động. Đó là các khoản trích theo lương, được thực hiện theo chế độ tiền lương ở nước ta, bao gồm: - Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH) : Quỹ bảo hiểm xã hội là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 26% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn…. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ (Bao gồm lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương). Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong trường hợp bị mất khả năng lao động như ốm đau, tử tuất, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, tàn tật, hưu trí. Nhà nước quy định doanh nghệp phải trích lập bằng 26% mức lương tối thiểu và hệ só tương đương của người lao động. Trong đó 18% trích vào chi phí kinh doanh của đơn vị, 8% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình. Qũy BHXH dùng khi: BHXH thay lương trong thời gian đau ốm, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, chi trợ cấp hưu trí cho người lao động về nghỉ hưu. -Qũy bảo hiểm y tế (BHYT) : Được sử dụng để thanh toán các khoản khám chữa bệnh, biện phí, thuốc thang,…cho người lao động trong thời gian sinh đẻ, ốm đau. Tỷ lệ trích nộp là 4,5% trên tổng tiền lương cơ bản, trong đó 3% tính vào chi phí SXKD, còn 1,5% khấu trừ vào lương của người lao động. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp người lao động theo mạng lưới y tế. Theo chế độ hiện hành Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động khi thông quan mạng lưới cơ quan y tế. - Kinh phí công đoàn: Dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn. Theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại) thực tế phải trả cho người lao động (kể cả lao động trong hợp đồng ) tính vào chi phí kinh doanh. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng tiền lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí SXKD. - Bảo hiểm thất nghiệp: Khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gáng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia BHTN. Tỷ lệ trích BHTN hiện hành là 2%. Trong đó: 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chịu thay người lao động. 1% trừ vào tiền lương của người lao động. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh [...]... Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN 3.1 Khái quát chung về công ty Thương Mại Tuấn Hiền 3.1.1 Lịch sử hình thành Trụ sở chính : Công ty TNHH TM Tuấn Hiền - Tên viết tắt : - Địa chỉ : 317 – 321 Đường Đình Hương , P Đông Cương – TP Thanh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh... thời cho phòng kế toán kiểm tra 2.3.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương a Chứng từ kế toán sử dụng : - Bảng chấm công - Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội - Bảng thanh toán tiền lương… Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Võ Thị Minh b Tài khoản kế toán sử dụng: Tài... cán bộ công nhân viên trong công ty 2.3.1.2 Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL) Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở rộng một bảng thanh toán lương, trong đó kể tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị Đồng thời chứng từ căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty 2.3.1.3... giá trị doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán - Phản ánh số tiền công ty cổ phần còn phải trả về tiền thu hộ các khoản nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước đến cuối kỳ kế toán - Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước còn phải trả đến cuối kỳ kế toán - Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nươc còn phải trả đến cuối kỳ kế toán Số dư Nợ (nếu có): Chuyên đề... lao động và kết quả lao động - Trong việc tính và trả lương phải tuân thủ các nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của nghị định số 26/CP ngày 23/05/1995 của Chính Phủ, cụ thể: + Làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó, dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo mà là hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được hưởng lương tương xứng với công việc đó Đây... Phải trả công nhân viên “: - Tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, phụ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334: Bên nợ: + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên + Tiền lương, tiền công, các khoản đã trả cho công nhân viên + Kết chuyển... vốn Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý - Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị - Sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Doanh thu chưa thực hiện tính cho tong kỳ kế toán, trả lại tiền... trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại doanh nghiệp và lập bảng thanh toán tiền lương thanh toán tiền lương Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm hai kỳ: Kỳ một lĩnh lương tạm ứng, kỳ hai sẽ nhận số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản phải khấu trừ vào thu nhập Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những... trừ tiền tạm ứng thừa Có TK 138(1388,1381): Các khoản khấu trừ vật chất - Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương…), BHXH, tiền thưởng chi công nhân viên chức + Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán Có TK 111:Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112: Thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng + Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: VD1: Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632: Ghi... cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông - Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt chẽ đảm bảo trả lương đúng chính sách và doanh nghiệp đồng thời còn căn cứ để tính toán phân bổ chi phí nhân công và chi phí doanh nghiệp hợp lý * Nhiệm vụ: Với ý nghĩa trên, kế toán lao động tiền lương và các khoản trích . BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN GIẢNG. quan đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty thương mại. • Đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn Hiền. •. về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Thương Mại Tuấn Hiền Chương III: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Thương Mại Tuấn

Ngày đăng: 05/11/2014, 14:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.5 CHỨNG TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ:

  • Công ty nên lập kế hoạch và thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vì khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế trong tháng nào sẽ làm cho giá thành của tháng đó tăng đột biến, làm cho công việc tính giá thành trong tháng thiếu chính xác và kém khoa học.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan