đâu đã thu hút vào cốt truyện của mình các mảnh nội dung dần dần đã mang yếu tố cốt truyện của 6 kiểu bài đần ca Tiếng hát làm dâu ”.[29: 56]; tắc giả còn chứng minh được rằng truyện th
Trang 1BÙI QUANG VINH
SO SÁNH TRUYỆN THƠ DẦN TỘC THÁI
VÀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC H’MONG
(TREN CU LIEU HAI TAC PHAM TIEN DAN NGƯỜI YÊU
VA TIENG HAT LAM DAU)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYÊN THANH TÚ
HÀ NỘI, 2013
Trang 2Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được học tập nghiên cứu và bảo vệ luận văn Thạc sỹ tại trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, giảng viên viện Văn học, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và định hướng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của tôi
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú và gia
đình đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Lào Cai; ban Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Biểu diễn
đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo
vệ luận văn của tôi
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo nhiều điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu
Xin tran trong cam on!
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả luận văn
Bùi Quang Vinh
Trang 3Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi đưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ công trình khoa học nào đưới bất kỳ hình thức nào Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực
Hà Nội, tháng 7 nấm 2013
Tác giả luận văn
Bùi Quang Vinh
Trang 4Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học: Luận văn này là kết quả nghiên cứu trung thực của cá nhân tôi đưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú Luận văn không sao chép kết quả của bất kỳ công trình khoa học nào đưới bất kỳ hình thức nào Mọi trích dẫn làm căn cứ khoa học đều đã được ghi chú đầy đủ, trung thực
Hà Nội, tháng 7 nấm 2013
Tác giả luận văn
Bùi Quang Vinh
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý đo chọn đề tài
2 Lịch sử vẫn đề cccess<sz 2.1 Về truyện thơ Thái
2.2 Về truyện thơ HˆMông
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên CỨU 5G ccc 991111111111 1 n1 và 6 Dự kiến đóng g8Óp ¿ - ¿kh SE1 S1 SY SH TT HT HT TH TH ng tp PHẦN NỘI DƯNGG Gv KH TH HT TH TH TH TH TH TH Tnhh ru Chương 1: Môi trường văn hóa + -c c1 11111111 v11 1v ven 1.1 Dân tộc Tái - - CC c9 BS nhu ve 1.1.1 Môi trường tự nhIiÊn . - cv ru 1.1.2 Cơ sở xã hội
1.1.3 Về văn nghệ dân gian
1.2 Dân tộc Hˆ*Mông
1.2.1 Môi trường tự nhiên
1.2.2 Cơ sở xã hội
1.2.3 Về văn nghệ dân gian
Chương 2: Những điểm tương đồng giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm đÂẪU ĂĂQ SG Q1 vn 2.1 Về nội dung -:
2.1.1 Tình yêu dung dị thiết tha
26
26 26
Trang 62.2 Về nhân vật
2.2.1 Con người tình yêÊu - - -LccĂ S111 HH nh khu
2.2.1.1 Con người tình yêu biểu hiện qua cốt truyện
2.2.1.2 Con người tình yêu biểu hiện qua nhân vật chính
2.2.2 Con người bị kịch - - cc ch
2.2.2.1 Bi kịch về cuộc đời cô 0
2.2.2.2 Bi kịch tình yêu tan vỡ ngà
2.3 Về nghệ thuật
2.3.1 Không gian tình YyÊu - -c n1 n1 nh ven
2.3.1.1 Không gian đẹp gắn với hạnh phúc lứa đôi .
2.3.1.2 Không gian lưu lạc đọa đây cc ch
2.3.2 Lời thơ nghệ thuật . ¿-©cc Set SE SEEEEEEE1EE1111211111 2121 xe
2.3.3 Một số biện pháp nghệ thuật . - -© 2S SE 1E se rrsee,
2.3.3.1 Một số biện pháp tu từ từ vựng -¿ ccc sec:
2.3.3.2 Một số biện pháp từ cú pháp 5< se kcxkcx tre:
2.4 Nguyên nhân của sự tương đỒng -©- + SE SE Sk cv rec
2.4.1 Nguyên nhân về thể loại ¿6c SE 1S EE*EEExEEExEsk reo
2.4.2 Nguyên nhân lịch sử văn hóa .- HH ven
Chương 3: Những điểm khác biệt giữa Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm đâU «« <2
3.1 Về nội dung
3.1.1 Cốt truyện
3.1.2 Mức độ trong đấu tranh để bảo vệ tỉnh yêu - 55c:
3.2 Về nhân vật
3.2.1 Mức độ hấp thu đân ca . -¿- - -< kExS SE EkS kg cư crèc
3.2.2 Tính chất tự sự của nhân vật - + c SE 1E SE ke
Trang 73.3.2 Miêu tả nhân vẬT - ĂĂ Q Si xà
3.4 Nguyén nhan su khac Di€t n3ỤỒỎ
3.4.1 Nén tảng văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng
3.4.2 Nhóm ngôn ngữ khác nhau S1 1 1 1 33 x2
PHẦN KẾT LUẬN G- G111 KHE TH TH TH TH HH nhu
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 81 Ly do chon dé tai
1.1 Viét Nam la mot quéc gia đa dân tộc, văn hoá Việt Nam cũng là nên văn hoá đa dân tộc Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đường lối chiến lược văn hoá — văn nghệ hiện nay là: “Khai thác và phát triển mọi sắc thái và gia tri văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, tạo ra sự thống nhất trong tính
đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam” [5:111] Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đã xác định rõ định hướng xây dựng nên văn hoá Việt Nam như sau: “Mọi hoạt động văn hoá văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc đân tộc” [5:110]
1.2 Trong những sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta, trước hết phải kể đến vốn van hoc dan gian mà truyện thơ là một thê loại độc đáo, tiêu biểu Truyện thơ không những là một thể loại văn học mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá — văn nghệ vừa truyền thong vừa hiện đại, được nhân dân các dân tộc, cả xưa và nay đều yêu thích
Nghiên cứu thể loại truyện thơ nói chung và so sánh truyện thơ dân tộc Thái
và dân tộc HˆMông, theo chúng tôi là một việc làm cần thiết Nó cho chúng ta nhận thức rõ hơn nhiều vẫn đề xoay quanh những nét tương đồng - thống nhất của văn học đa dân tộc Việt Nam vừa cho ta thay cu thé hon những gì là nét độc đáo của văn học dân tộc Thái và dân tộc HˆMông Qua đó sẽ hiểu thấu đáo hơn thế nào là tính dân tộc của một nền văn hoá — văn học đa đân tộc - một khía cạnh hết sức lý thú của vẫn đề mới chỉ được lưu ý đến gan đây
1.3 Bản thân là người sinh ra và lớn lên, làm việc ở vùng đồng bào Thái và đồng bào H°Mông sinh sống nên công việc tìm hiểu về truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc HˆMông đã giúp tôi hiểu thêm về văn hóa, văn hoc dân tộc Thái
và dân tộc HˆMông nói chung và thể loại truyện thơ của hai dân tộc này nói riêng Điêu đó có ý nghĩa thiệt thực cho công tác của tôi khi sinh sông và làm việc cùng
Trang 9hơn những bản sắc độc đáo của hai dân tộc Thái và H°Mông từ góc nhìn văn học
2 Lịch sử vẫn đề
Việc nghiên cứu truyện thơ của dân tộc Thái và dân tộc HˆMông xưa nay đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học sưu tầm, tìm hiểu Chúng tôi xin điểm lại một
số công trình cơ bản sau đây:
2.1 Về truyện thơ Thái
Năm 1957, nhà nghiên cứu văn học Điêu Chính Ngâu —- Dịch và giới thiệu truyện thơ Tién dan người yêu lần đầu tiên ra tiếng Việt từ nguyên bản chữ Thái Trong lời giới thiệu, Điêu Chính Ngâu đã nhận định sơ lược về giá trị phản ánh xã hội của tác phẩm Ông có đề cập tới giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng không đi sâu mà chủ yếu bàn về ảnh hưởng của ca dao dân ca Thái trong tác phẩm
Năm 1958, Điêu Chính Ngâu, Hà Lem, Cầm Biêu - Dịch và giới thiệu truyện thơ Tiên đặn người yêu lần thứ 2
Năm 1977, nhà nghiên cứu, nhà văn Mạc Phi đã chỉnh lí nội dung và dịch một cach day đủ tác phẩm Tiển đặn người yêu sang tiễng Việt Trong lời giới thiệu, Mạc Phi đã đề cập đến nội dung tắc phẩm khá sâu sắc, thể hiện ở những mặt sau: Tác phẩm ngợi ca mối tình đầu trong trắng thủy chung; Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc và có ranh giới “ ta cũng phải thừa nhận rằng lòng yêu thương của họ thực đã có ranh giới Tuy không thể như tinh thần nhân dao sáng suốt, trọn vẹn của chúng ta ngày nay nhưng tinh thần nhân đạo trong Tiển đặn người yêu cũng đã khác lắm với cái “lòng nhân” mơ hỗ, chung chung” [31:30]; Tác phẩm là tiếng hát đấu tranh Về phương điện giá trị hình thức, nhà nghiên cứu nêu ra “vài đặc điểm về nghệ thuật”: “7' ién dan người yêu là một truyện thơ nhưng đặc biệt chú ý đến sự miêu tả nội tâm nhân vật, có trạng thái tâm hồn phức tạp, có khi mâu thuẫn”[31:39];
“Về miêu tả, “Tiển đặn người yêu ”sở trường trong việc miêu tả tính cách nhân vật qua lời nói nhân vật”[31:39|; “Chúng ta gặp hầu hết các thể thơ thông dụng, từ thê
khắp bắc câu đài 11, 12 chữ đến thể khống khái câu ngắn 5, 6 chữ Những thê thơ
Trang 10thêm”[29:41] Lời nhận định của nhà nghiên cứu nằm trong khuôn khổ lời giới thiệu cuốn sách nên chúng ta thấy không thể tránh khỏi sự sơ lược
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tác giả Đỗ Bình Trị cũng chỉ rõ giá trị nội dung của Tiến đặn người yêu “Tuy chỉ đề cập đến đề tài tình yêu nhưng tác phẩm hầu như đụng đến tất cả, dính đáng đến số phận tất cả mọi người trong xã hội cũ” [44:288] Tác giả đã coi giá trị nội đung đó là tiếng hát “khi âm thầm câm lặng, khi vút lên như tiếng thét gào, khi chua chát, đắng cay, khi tủi hờn, uất ức cứ thế quanh quan suốt 2000 câu thơ”[44:232] Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân vật đã có ý thức đấu tranh giành lại quyền sống, “chữa lại số phan” Anh yéu da san sàng “làm giặc giữa phủ, làm loạn giữa mường” để lẫy được Em yêu Em yêu lại phản ứng theo kiểu phụ nữ “giã gạo quăng chày, phơi thóc chửi sàn” Cả Anh yêu và
Em yêu đều quyết liệt vì tình yêu” Về giá trị hình thức, tác giả Đỗ Bình Trị rất chú
trọng nghệ thuật tả tình “đạt đến mức điêu luyện” và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vừa có tính ước lệ vừa có tính tả thực Nhà nghiên cứu cũng cho rằng “thưởng thức bất cứ đoạn thơ nào người ta cũng liên tưởng đến những điệu Xòe Thái quen thuộc”[44: 241]
Tác giả Vũ Anh Tuan trong Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam [44: 59] tuy chỉ phân tích đoạn trích 75ân em chỉ bằng thân con bọ ngựa được trích giảng trong chương trình lớp 10 cũng đã chỉ ra giá trị nội dung mang tính tiêu biểu cho cả tác phẩm là tình cảm phũ phàng và những tiếng yêu thương Về phương điện giá trị hình thức, tác giả lại chú ý đến tính kịch trong kết cấu và thủ pháp miêu tả, trong tâm trạng nhân vật và trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ truyện thơ
Công phu và sâu sắc nhất phải kể đến luận án Phó tiến sỹ của tác giả Lê Trường Phát: Đặc điểm kết cầu truyện thơ các dân tộc i† người Việt Nam [29] Công trình khoa học này đã bàn tới thi pháp của tác phâm, nhưng do mục đích nghiên cứu nên chỉ đi sâu vào vấn dé két cau Trang 95 của luận án, tác giả tóm tắt khái quát nội dung tác phẩm (11 dòng) và lập sơ đồ gồm 6 biến cố - sự kiện: Anh chị quen
Trang 11về đúng lễ cưới, Anh tiễn Chị cách để được đoàn tụ; Chị bị gả bán nhiều lần; Cuối
cùng họ được gặp lại nhau và sống hạnh phúc Ở phần so sánh cốt truyện, tác giả nhận định: “Tiên dặn người yêu đã hút vào lòng mình cả dân ca Tản chụ xống xương, cả dân ca Xếng chụ Nhưng không sử dụng nguyên xi mà có cải tiễn cho phù hợp với chủ đề của cốt truyện mới”[29: 99] Tiếp đó, tác giả so sánh cốt truyện Tiễn dặn người yêu với cốt truyện và Tản chụ xống xương đề thấy sự kế thừa và phát triển của Tiến đặn người yêu Tác giả cũng tìm hiểu dau vét của dân ca trong Tiễn dặn người yêu ở các phương điện: nhân vật không có tên, sự vay mượn chỉ tiết tiết từ dân ca Về ngôn ngữ thơ, Lê Trường Phát đã chỉ ra sự sai lệch của việc dịch thơ đồng thời chỉ ra sự thay đổi phong cách học giữa lời dịch thơ của Mạc Phi và nguyên tác Cũng về vẫn đề ngôn ngữ truyện thơ, tác giả tìm hiểu cách mở đầu làm cho người kể chuyện chính là một nhân vật của truyện Về vẫn đề truyện thơ và việc
sử dụng dân ca, tác giả tìm hiểu trước hết là vẫn đề môi trường điễn xướng và chỉ ra: Truyện thơ và dân ca có sự tương đồng trong cách tư duy nghệ thuật
Công trình Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu — luận văn thạc sỹ của tác giả Ngô Thanh Quý [35], luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Truyện thơ Tiên đặn người yếu trong hoàn cảnh môi trường địa lí
tự nhiên — lich sử tộc người Tây Bắc
Ở chương này, tác giả tập trung vào việc xem xét hoàn cảnh của môi trường sống của người Thái và sơ lược về lịch sử tộc Thái
Chương II: Thi pháp kết cấu cốt truyện
Tác giả tập trung phân tích kết cấu trên các phương diện: Kết cấu của tác phẩm; nhóm thé loại của tác phẩm; phương thức kết câu của tác phẩm; ảnh hưởng của ca dao, dân ca;
Chương III: Thi pháp nhân vật truyện thơ Tién din người yếu
Tác giả tập trung vào hai nội dung: nhân vật trữ tình trong tác phẩm và phương thức xây dựng nhân vật
Trang 12không gian gia đình, không gian thiên nhiên Nội dung thứ hai là tìm hiểu kiểu thời
gian hiện thực và thời gian tâm trạng của tác phẩm
Chương V: Thị pháp lời văn nghệ thuật
Tác giả tập trung phân tích: lời văn đa giọng điệu, lời văn nhiều điển tích, nhiều hình thức ngôn ngữ
Như vậy, tác giả Ngô Thị Thanh Quý tập trung mối quan tâm vào phạm trù hình thức: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không gian thời gian Thi pháp ở đây được tác giả hiểu là các nguyên tắc, phương thức biểu hiện bên ngoài tức là các hình thức quy phạm của thể loại
2.2 Về truyện thơ H Mông
Sau chiến thắng chống Pháp, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu
số khu vực miền núi phía Bắc được quan tâm đây mạnh Cùng với văn học dân gian các dân tộc khác, văn hoc dân gian H°*Mông được nhiều người chú tâm sưu tầm và nghiên cứu
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhà sưu tầm Doãn Thanh (một cán bộ sở Giáo dục Lao Cai) đã tiến hành sưu tầm dân ca H Mông, năm 1967 ra mat bạn đọc cuốn “Dân ca H Mông”, đây là cuỗn sách giới thiệu khá đầy đủ điện mạo đân ca
H'Mông với năm loại chính: Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mô côi, Tiếng hát làm
dâu, Tiếng hát cúng ma và Tiếng hát cưới xin”
Cùng thời gian này hai tác giả Bùi Lạc và Mạc Phi cũng công bố truyện thơ
“Tiếng hát làm dâu Tây Bắc” (in trên tạp chí văn học 3/1964) và một số bai dan ca HˆMông ở vùng Sơn La, Lai Châu
Ngay sau khi có những tác phẩm dân ca HˆMông đầu tiên được công bó, tác giả Tô Hoài đã có bài “Tiếng hát làm dâu, tiếng hát đau thương, tiếng hát căm hờn ngàn đời của người phụ nữ H Mông” in trên tạp chí văn học số 2/1965 Ngoài việc
Trang 13Năm 1974, Doãn Thanh tiếp tục cho ra đời cuốn Dân ca H Mông Lào Cai Gồm 45 bài, in song ngữ Việt - H'Mông
Năm 1984, các tác giả Doãn Thanh, Hoàng Thao tiến hành tuyến chọn, chỉnh
lý và bố sung một số bài dân ca H°Mông đã công bố trên các sách báo, tạp chí và cho ra mắt bạn đọc cuốn Dân ca H "Mông với lời giới thiệu của Chế Lan Viên đo nhà xuất bản văn học phát hành Cuốn sách tuyển đủ năm loại hát của dân ca
H Mông với lời địch chau chuốt hơn “Trong đó Tiếng hát làm dâu (Gầu ua nhéng) chiếm một số lượng khá lớn “Loại này gồm nhiều bài lẻ, nhưng có những bài “bái
kế chuyện ” đài tới vài ba trăm câu — rất gần với truyện thơ vì đã thành truyện với
một vài nhân vật, mà nhân vật chính là người phụ nữ bị ép duyên, bị gia đình nhà
chồng đày đọa” [37: 10] Đây chính là gợi ý thú vị để người viết thực hiện đề tài nghiên cứu
Mười năm sau, tác giả người dân tộc HˆMông Hùng Đình Quý cho ra đời cuốn Dân ca H Mông Hà Giang gồm hai tập, chủ yếu thuộc hai loại: Tiếng hát tình yêu và Tiếng hát làm dâu do ông sưu tầm tại tình Hà Giang
Ngoài ra, từ năm 1990 trở lại đây, ở một số tỉnh có người H*Mông cư trú như Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai người ta tiến hành sưu tầm nghiên cứu dân ca H'Mông 1n rải rác trên các báo trung ương và địa phương
Năm 1995, tác giả Phạm Thu Yến cho in trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số
2/1995 bài “Đặc điểm kết cấu dân ca H Mông” Đây là bài đầu tiên đi sâu nghiên
cứu một phương diện nghệ thuật của dân ca HˆMông, bài viết đã chỉ ra đặc điểm và giá trị cơ bản nhất của kết cấu dân ca H'Mông gắn với đặc trưng thể loại trên quan điểm của thi pháp học hiện đại và đã đặt ra những gợi ý có tính chất nên tảng giúp chúng tôi thực hiện đề tài này
Năm 1997, tác giả Lê Trường Phát với luận án Tiến s¥ “Thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số”, luận án đặt thê loại truyện thơ dân tộc trong bối cảnh truyện thơ khu vực Đông Nam Á và đối sánh để chỉ ra sự ảnh hưởng, sự độc lập tương đối
Trang 14đâu đã thu hút vào cốt truyện của mình các mảnh nội dung dần dần đã mang yếu tố
cốt truyện của 6 kiểu bài đần ca Tiếng hát làm dâu ”.[29: 56]; tắc giả còn chứng minh
được rằng truyện thơ 7; iéng hát làm đâu hình thành là “trữ tỉnh đã tự sự hóa và một cốt truyện với những chuỗi sự kiện, tình tiết nối nhau hình thành”[29: 56]; tác gia con chỉ ra truyện thơ Tiếng hát làm dâu lẫy mô típ có sẵn trước từ dân ca H'Mông
Các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu tập trung vào công tác sưu tầm,
có một vài bài viết chỉ ra giả trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm Đặc biệt chú
ý hơn cả là công trình nghiên cứu của tác giả Lê Trường Phát, tác giả bước đầu đã ít nhiều có sự so sánh truyện thơ với dân ca và truyện thơ giữa các nhóm dân tộc với nhau Tuy nhiên công trình dựa trên lý thuyết Thi pháp học và mới chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của truyện thơ các dân tộc về mặt kết cẫu Chúng tôi nhận thấy việc so sánh truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H°Mông một cách toàn diện là hết sức cần thiết Lần đầu tiên chúng tôi mạnh dạn vận dụng lý thuyết văn học so sánh vào nghiên cứu truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc HˆMông trên cứ liệu hai tác phẩm Tiển dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Triển khai đề tài này, chúng tôi cố gắng vận dụng lí thuyết văn học so sánh (trường phái Pháp) để chỉ ra được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa thê loại truyện thơ của hai dân tộc mà tiêu biểu là hai tác phẩm Tiển đặn người yêu và Tiếng hát làm dâu Tìm ra nguyên nhân và lý giải vì sao có sự tương đồng, ảnh hưởng, đặc sắc riêng của truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dan toc H’Méng 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm
vu sau:
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và cơ sở xã hội của dân tộc Thái và dân tộc
H Mông
Trang 15đâu LÝ giải nguyên nhân
- So sánh để chỉ ra sự khác biệt của truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H'Mông trên cứ liệu hai tác phẩm tiêu biểu Tiển dặn người yếu và Tiếng hát làm đâu Lý giải nguyên nhân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H°Mông với hai tác phẩm tiêu biểu Tiễn dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu
4.2 Phạm vì nghiên Cứu:
Kho tàng truyện thơ dân tộc Thái và dân tộc H°Mông con dang trén con đường khám phá, tìm hiểu, hiện nay VIỆC sưu tầm và địch thuật còn chưa khai thác hết, mặt khác truyện thơ Tiển đặn người yêu và truyện thơ Tiếng hát làm dâu là những tác phẩm lớn và tiêu biểu cho truyện thơ hai dân tộc Do trình độ và khả năng bản thân có hạn, chúng tôi giới hạn khảo sát trên hai truyện thơ Tiễn đặn người yếu
và truyện thơ Tiếng hát làm dâu là chính Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có
so sánh với một số truyện thơ khác của hai dân tộc này hoặc dân tộc khác
5Š Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, ngoài những phương pháp nghiên cứu văn học nói chung và phương pháp nghiên cứu văn học dân gian nói riêng, đặc biệt ưu tiên và vận dụng triệt để lý thuyết văn học so sánh, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 16HˆMông (trên cứ liệu hai tác phẩm Tiển dặn người yêu và Tiếng hát làm dâu),
chúng tôi muốn góp một phan nhỏ trong việc:
- Phát hiện và chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt của cùng một thê loại văn học dan tộc khác nhau Lý giải sự giống và khác nhau ấy
- Chỉ ra sự ảnh hưởng và tồn tại độc lập của truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ dân tộc H°Mông
- Từ đó nhận biết một cách cụ thê hơn về tâm tư tình cảm của đồng bào dân tộc Thái và đồng bào dân tộc H Mông, sự giao lưu của hai tộc người về mặt văn hóa, văn học
Trang 17PHẢN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MOI TRUONG VAN HOA 1.1 Dân tộc Thai
1 I.I Môi trường tự nhiên
Người Thái ở Việt Nam là một dân tộc khá đông và sống chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Bắc — Bắc Bộ Đây là địa bàn khá rộng khoảng 30.000 km? va vé cùng hiểm trở [45: 87] Dưới chân những đỉnh núi cao, những dãy núi hùng vĩ là hàng chục con sông lớn chia cắt địa bàn như sông Đà, sông Mã, sông Nậm Na Trước đây, cứ vào mùa mưa là Tây Bắc bị cắt vụn do nước ở những con khe, con suối dâng rất cao Vì vậy mà cuộc sống hầu như trở về chế độ tự cấp, tự túc Núi rừng hiểm trở là lí do chính tạo nên sự đi lại khó khăn nên việc giao lưu rất hạn chế, dẫn tới nhu cầu giao lưu luôn luôn chất chứa trong mỗi con người
Người Thái là dân tộc sớm sống theo nghề trồng lúa nước nên họ chọn các thung lũng làm địa bàn cư trú Nguồn lương thực chủ yếu là từ ruộng vì họ có làm nương nhưng ít hơn các dan tộc khác, vì vậy họ rất ít phải lưu lại lâu ngày trên lán
nương Chính điều này tạo ra đặc điểm nên văn hóa thung lũng Đó là điểm đặc
trưng của nên văn hóa người Thái cô Một mặt do giao thông khó khăn, mặt khác do
điều kiện địa lý và đất đai phì nhiêu nên nguồn lương thực rất đồi đào, thực phẩm
thì tự chăn nuôi săn bắn mà có, vì thế họ rất ít rời khu vực sinh sống Cuộc sống bó hẹp trong thung lũng làm cho con người càng có khát vọng giao lưu hơn, vì thế người Thái có rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cộng đồng như ca — múa, trò chơi dân gian,
1.1.2 Cơ sở xã hội
Vấn đề lịch sử người Thái ở Việt Nam là một vẫn dé quan trọng liên quan
mật thiết đến việc tìm hiểu sự hình thành văn hóa tộc người Thái ở việt Nam nói
chung và văn học dân gian Thái nói riêng Tộc Thái cô có mặt ở Việt Nam từ rất lâu nhưng tô tiên của họ không hình thành trên đất nước Việt Nam [46: 87] Hiểu được
Trang 18điều này rất có ý nghĩa khi ta cắt nghĩa tại sao tuy người Thái cỗ có đời sống sinh hoạt bó hẹp trong một thung lũng nhưng lại có những phong tục tập quán giống các dân tộc khác
Theo các nhà Dân tộc học và Sử học [4ó6: 46] thì tộc người Thái cô đại thuộc một trong số các tộc người thuộc thành phần Mônggôlôít phương Nam, hình thành
và sinh sống ở Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương Trong quá trình sinh sống, một mặt do điều kiện sinh hoạt, mặt khác do hoàn cảnh lịch sử nên tộc người này đã
có những cuộc thiên di tới các địa bàn khác trong đó có Việt Nam
Về sự có mặt của tộc người Thái ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu [45; 46] đều thống nhất với quan điểm cho rằng đó là kết quả của cuộc thiên di diễn ra vào cudi thé ki XI — đấu thế kỉ XII (Kết quả nghiên cứu khoa học khá trùng khớp với các truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay) Vào thời điểm
đó có hai anh em họ Tao 1a Tao Xuông và Tạo Ngơn đã thám hiểm và dẫn theo một
bộ phận người dân tộc mình xuôi theo sông Hong dé tham nhap vao Viét Nam Ho
đã chọn thung lũng rộng lớn Mường Lò làm nơi đừng chân Thấy điều kiện tự nhiện thuận lợi, bộ phận tộc Thái này đã lấy Mường Lò làm nơi định cư Như vậy, bộ phận tộc người này vào Việt Nam từ phía Nam Trung Quốc, có lẽ là vì thế mà họ đã mang theo những nét văn hóa, phong tục, tập quán của người Trung Quốc cô (?) bởi bóng dáng của nét văn hóa này khá rõ trong truyện thơ dân tộc Thái mà tiêu biểu là Tiễn dặn người yêu
Sau khi ỗn định cuộc sống ở Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái), bộ phận người Thái này nhanh chóng lớn mạnh và họ tiếp tục cuộc trường chinh di tim đất mới Hậu duệ của họ Tạo là Lan Chuong tiễn quân qua Sơn La rồi lên tới Điện Biên Họ lại khai bản lập mường ở đó
Một bộ phận người Thái cổ khác do Nhọt Cằm lãnh đạo cũng bắt đầu cuộc thiên đi sang phía Nam của Tây Bắc Việt Nam Đó là tộc người Thái thuộc dòng Thái trắng Bắt đầu từ giai đoạn này người Thái gần như đã làm chủ khu vực Tây Bắc Lịch sử hình thành tộc người Thái đã trải qua những cuộc thiên di khá vat va qua nhiều vùng đất, những cuộc hành trình ấy đã tạo cho người Thái ở Tây Bắc một
Trang 19sự hỗn nhập văn hóa Họ vừa dé lai những nét văn hóa của họ trên đường đi, vừa tiếp nhận những nét văn hóa khác Do đó, nền văn hóa của người Thái cỗ ở Tây Bắc khá phong phú nhưng vẫn mang những nét thống nhất chung rất đặc trưng của dân tộc Thái
Tuy nhiên, những kiểu thiên di ấy vẫn chưa đủ để phủ kín dân cư trên khắp
một vùng lãnh thổ rộng lớn và vô cùng hiểm trở của vùng đất Tây Bắc, mà nó phụ
thuộc rất lớn vào tốc độ của kiểu thiên di thứ hai Nếu coi những cuộc thiên di thứ nhất là những cuộc di đân theo “chiều thắng” thì hình thức đi dân thứ hai phổ biến
nhất ở thời kì sau này là những cuộc di dân theo “tuyến sóng”[46: 87]: đầu tiên, một
bộ phận thế hệ thứ nhất của người Thái đến sinh sống ở thung lũng nào đó theo phương thức di dân chiều thắng Một thời ông các thế hệ tiếp theo phát triển thành nhiều bản mới bên cạnh bản cũ lập thành các mường Nhưng một mặt, các thung lũng có địa bàn không rộng nên nhanh chóng trở nên chật chội, mặt khác là do truyền thống canh tác thô sơ nên đất đai không còn mầu mỡ nữa, một bộ phận các gia đình tự giác di cư đến một thung lũng khác để canh tác và sinh sống, lập nên thế
hệ đầu tiên của mưởng mới Họ sinh sống ở đó đến khi hội đủ các điều kiện thì con cháu họ tiếp tục đi cư đến các thung lũng lân cận Cứ thế hết đời này sang đời khác, người Thái mở rộng dan dan địa bàn sinh sống để gần như phủ kín địa bàn Tây Bắc
Trong quá trình di dịch, người Thái đã có một quá trình tiếp nhận các nét văn hóa khác, nhưng những sự tiếp nhận ấy không làm mắt đi bản sắc dân tộc “Khi đi
xa họ mang theo mình ngoài đồ dùng sinh hoạt là phong tục, tập quán Họ cũng không quên mang theo hai vật quý giá là “quyển sách và khẩu súng” [44: 288]” Điều này đã lý giải vì sao những tác phẩm văn học đồ sộ như Tản chụ xiễt xương, Tản chụ xông xương, Xống chụ xôn xao có thê lưu truyền rộng rãi trên một địa bàn rộng lớn và hiểm trở như khu vực Tây Bắc Việt Nam
Truyện thơ Thái tiêu biểu là Tiến đặn người yêu ra đời và lưu truyền trong một môi trường tự nhiên và đặc điểm xã hội như vậy nên tác phẩm mang khá đậm nét những đặc điêm của cuộc sông rât đặc biệt ây
Trang 20Vấn đề tín ngưỡng có ảnh hưởng tất lớn trong đời sống tính thần các tộc người, đời sống tinh thần dân tộc Thái cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy Truyện thơ dân tộc Thái là văn học dân gian nên chắc chắn nó chứa đựng những vẫn đề có chiều sâu tâm linh Khảo sát truyện thơ dân tộc Thái tiêu biểu là Tiên đặn người yêu không thê bỏ qua việc khảo sát về tôn giáo, tín ngưỡng của người Thái Nhưng mục đích của dé tài không nằm ở việc tìm hiểu sâu thế giới tâm linh của người Thái, mà chỉ xem đó là một cách để góp phần lý giải những hiện tượng nghệ thuật của tác phẩm Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung khái quát những nét quan trọng
và có biểu hiện rõ nét trong một số tác phẩm
Trước hết, người Thái là một dân tộc mà phần đông dân số (ở Việt Nam) không theo một tôn giáo ngoại lai nào Ngay cả Phật giáo là một tôn giáo rộng rãi nhất cũng chỉ phát triển đến Nghĩa Lộ (Thung lũng Mường Lò), mà không sang được Sơn La, Lai Châu Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu gọi tín ngưỡng của người Thái là “Tôn giáo bản địa” hoặc “Tôn giáo đa thần” Màu sắc tôn giáo người Thái thực chất là những cách giải thích các hiện tượng khách quan trong cuộc sống Vì vậy, tôn giáo của người Thái mang tín ngưỡng rõ rệt hơn Theo tín ngưỡng này, người Thái cho rằng có sự tôn tại hai thế giới song song nhau là thế giới của /hc tại
va thé gidi tam linh còn gọi là thế giới các phi (nghĩa là thế giới các ma) Trong ý niệm của người Thái, zmz là một thế lực siêu nhiên nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với cái ác Ma là một đối tượng mà nếu con người luôn thờ cúng thì sẽ phù hộ những điều tốt lành, nếu con người không thường xuyên thờ cúng thì sẽ gây những tai họa, nên việc thờ cúng không hướng tới các đối tượng siêu phàm mà chỉ mang
tính chất cầu an, cầu phúc
Về thế giới của Phi, người Thái cho rằng cao nhất và có quyền lực tỗi cao là Phi Then (ma ở trên trời) tập trung ở Mưởng Then (mường của người trời) và đứng đầu Then (ông trởi) Dưới ông Trởi là các Phi Then chịu trách nhiệm cai quản tất cả mọi lĩnh vực khác trong xã hội, đời sống, Và với mọi sự vật cỏ cây, sông, núi Điều này được phản ánh trong nhiều truyện thơ đặc biệt là Tiển dặn người yêu với
sự xuất hiện của ông Trời, các biến thể của ông Trởi và các quan niệm có liên quan
tới ông 7rởi như mệnh, số, bói
Trang 21Dưới lực lượng Phi Then là lực lượng phi nói chung Theo quan niệm của người Thái, có thể chia lực lượng này thành hai loại: một loại là khi người chết thì
linh hồn biến thành phi (ma) tiếp tục sống ở thế giới thứ hai, vì vậy người Thái cho
rằng chết là sự thay đổi thế giới cuộc sống mà thôi Quan niệm này thể hiện khá rõ trong một số tác phẩm văn học dân gian Thái như Hiển Hom — Cẩm Đôi, Khun Lú — Nàng Ủa Loại thứ hai là các phi tự nhiên, đó là các phi do ông Trởi sinh ra và giao cho từng nhiệm vụ riêng Mỗi sự vật, hiện tượng, thậm chí một bộ phận của sự vật có một phi quản lí, nếu con người làm phật lòng các phi này thì phi sẽ nỗi giận
và mang lại những điều không may Từ quan niệm này mà người Thái có những tục kiêng vì nếu không kiêng sẽ làm phật ý các phi Quan điểm này được biểu hiện khá
rõ trong một số truyện thơ Thái Trong Tién dan người yêu là việc chàng trai lên đường ổi buôn xa phải chọn ngày vì không chọn ngày sẽ đi vào ngày phi không đồng ý Khi đun bếp phải lấy củi tốt, củi sạch còn nếu nhặt rác đun thì làm Phi Bếp phật ý Nếu đun bếp mà lẫy chân đây củi thì cũng không được vì dùng chân là tỏ ý coi thường phi
Dưới lực lugng phi va gắn bó với con người và vạn vật là khuôn tức là hon víz Quan niệm cho rằng mỗi sự việc nói chung đều có hồn vía nhưng riêng con nguoi co nhiéu hon, phức tạp hơn Hon via vừa tạo ra yếu t6 thé chất của con nguoi lại vừa tạo ra tình nết, tư thế, hành vi Hon via cé thé di theo con người hoặc bỏ di rong chơi chỗ khác, tối mới nhập vào người Vì thế người Thái hay phải gọi vía khi
đi xa hoặc đi xa về, cô gái trong tiễn dặn người yêu cũng gọi “vía Anh yêu” và vía
chính mình khi đi nương về chính là vì thế
“Văn học là tắm gương phản chiếu cái xã hội đã sinh ra nền văn học ấy” nên văn học đân gian phải “biểu hiện đời sống và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân dân” [44: 12] Nhưng như đã nói ở trên, nội dung đề tài không tập trung hiểu thế giới tâm linh và tín ngưỡng người Thái song đây là vấn để giúp chúng tôi làm cơ sở
để cắt nghĩa sự xuất hiện những tín hiệu nghệ thuật trong mỗi tác phẩm truyện thơ, trong đó tiêu biểu là Tiển dặn người yêu Việc giải mã chính xác những tín hiệu ấy
sẽ thâu tóm và hệ thống hóa một cách khoa học những quan niệm nghệ thuật về con
Trang 22người của tác giả dân gian ân sau các chỉ tiết mang màu sắc tín ngưỡng, từ đó sẽ góp phan phát hiện chính xác những giá trị tiềm ân của tác phẩm
1.1.3 Về văn nghệ dân gian
Người Thái là tộc người sớm thoát khỏi chế độ sơ khai nguyên thủy để bước vào cuộc sống văn minh, hơn nữa là họ đã trưởng thành nhanh chóng trong các cuộc thiên di và chinh phục tự nhiên nên người Thái có một nền văn hóa khá phát triển Mặt khác, người Thái sớm có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên họ đã xây đựng được một nền văn nghệ nói chung và văn học dân gian nói riêng khá đồ sô
Cũng giống các dân tộc khác, sự ra đời văn học dân gian Thái bắt đầu bằng các truyện thần thoại mà mục đích là giải thích thế giới khách quan Đó là những câu chuyện Quá bầu mẹ nhằm giải thích nguồn gốc con người, truyện Cốt đây khau
- cất nồi đất với trời đễ giải thích sự xuất hiện của đất, truyén về các loài vật giải thích nguồn gốc loài vật, ruyện về nạn hông thủy
Tiếp đến là loại fruyên thuyết đã sử có đề tài và cốt truyện liên quan đến các nhân vật có thật trong lịch sử như Lò Lẹt, Lạng Chượng, Bun Păn nhằm mô tả và giải thích sự xuất hiện các địa bàn cư trú của nhóm Thái sau các cuộc thiên đi, hoặc
mô tả những cuộc chiến tranh bảo vệ hoặc mở rộng địa bàn cư trú Sự xuất hiện truyện cổ tích đánh dẫu bước phát triển khá lớn trong tiến trình văn học dân gian Thai Mang thể loại này tập trung xây dựng loại hình nhân vật là biểu tượng của nghèo khổ nhưng có những đức tính tốt, hoặc những câu chuyện mang tính xã hội phố quát
Bước phát triển cao hơn là sự xuất hiện Thơ ca đân gian Thái Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng thể loại này rất phong phú Họ có cả tục ngữ, ca dao, dân ca, và đỉnh cao là íruyện thơ dán gian Nhìn chung, truyện thơ có nội dung thiên về miêu tả những cuộc tỉnh ngang trái do bị gia đình và xã hội can thiệp một cách thô bạo (Xong chu xon xao, Tản chụ xiết xương, Khôn Lua — Nang Ua ) hoac những khúc hát yêu thương, lời đặn dò tình nghĩa, lời hứa hen sắt son (Tản chụ xông xương, Tản chụ xiêt xương )
Trang 23Kết cấu truyện thơ nói chung thường diễn ra theo ba bước: gặp gỡ, yêu
thương tha thiét — tình yêu tam thoi bi chia cắt hoặc tan vỡ - đôi bạn tình tìm cách
thoát khỏi trói buộc và dé đoàn tu Tuy rằng ở mỗi truyện thơ có một cách đoàn tụ
khác nhau nhưng nhìn chung, truyện thơ thể hiện khát vọng dan chủ mãnh liệt của nhân dân, thể hiện ở cuộc đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc, chống lại những tập tục lề thói khắc nghiệt bóp nghẹt quyền tự do yêu đương
Về vẫn đề sinh hoạt văn nghệ dân gian, ở phần này, chúng tôi chủ trương nêu khái quát những đặc sắc nhất trong truyền thống sinh hoạt văn hóa dân gian có liên quan đến thể loại truyện thơ mà không ổi sâu tìm hiểu những loại hình sinh hoạt đa dạng của dân tộc Thai
Người Thái sử dụng các loại thể văn học trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong lao động sản xuất thì họ có kho tàng /c ñgữ trong sinh hoạt giao tiếp có ca dao, dân ca, trong các nghỉ lễ trang trọng thì có zmo (Bài hát cúng tế), trong các lễ hội như xên bản, xên mường (hội bản, hội mường) thì kết hợp ca — múa — nhạc, trong đám cưới, đám hỏi, rước đâu thì ;đ¿ đối Nói chung, những lời ca tiếng hát
đó thường tập trung phô diễn tình cảm, ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu, đề cao tự
do Do mỗi mảng sinh hoạt đời sống lại có một loại đề tài cho ca hát nên vô hình chung đã tạo cho văn nghệ dân gian Thái những mảng đề tài có đường biên khá rõ nét như các bài hát về lao động sản xuất, hát mừng cưới, hát mừng nhà mới, hát mừng hội bản mường, hát mừng sinh con cháu, hát trong nghi lễ thờ cúng, hát đưa
tiễn linh hồn và đặc biệt là hát về tình yêu và tình yêu đang do
Một trong những hình thức sinh hoạt văn nghệ của người Thái mà chúng tôi quan tâm là phong tục hạn khuống Thực chất đây là một hình thức hát giao duyên dưới hình thức hát đối, được tổ chức đưới quy mô vừa và nhỏ nhưng thời gian tô chức không bị hạn chế Hạn khuống, dịch chính xác là sản sân (hạn là sản; khuống
là sân), là một chiếc sàn dựng lộ thiên trên một bãi đất rong, san rộng không bao gid qua 24m’, cao khoảng 1,2m, và chỉ có 3 bậc cầu thang 4 góc sàn có 4 cây nêu nhỏ hơn cây ở chính giữa sàn, cạnh bếp củi Mỗi cây nêu đều được trang trí sặc sỡ các hình tượng đặc trưng chim muông câm thú Nhìn từ xa lại, sàn sân giông như
Trang 24một đóa hoa không lồ Vì vậy mà Mạc Phi đã dịch bạn khuống thành sàn hoa Vào
mùa khô, sinh hoạt Hạn khuống thường được tô chức Chiều tối dan quanh vùng (một hoặc nhiều bản) tập trung quanh hạn khuống Thường là 5 cô gái thông minh, hát hay, biết nhiều bài hát nhất bản được ngồi trên sàn, 4 cô ngồi 4 góc, 1 cô ngồi giữa sàn, dưới gốc cây nêu giữa Nếu nhiều bản tham gia thì có thể mỗi góc sàn bố trí 2 hoặc 3 cô nhưng giữa sàn chỉ có một cô, đó là người lĩnh xướng (/ướng sản) Trai bản, trai mường tập chung quanh sàn cùng với tất cả mọi người khác đến xem hát Khi đã đông đủ, các cô gái bắt đầu nhóm lửa và quay xa, kéo sợi, khâu vá, cắt may (làm tượng trưng), /zớng sân bắt đầu “châm ngòi” cuộc hát Các chàng trai
phải lắng nghe và đối đáp lại, cuộc hát đối như vậy là bắt đầu, nó kéo đài cho đến
khi một trong hai phía nam hoặc nữ không thể đối đáp lại được nữa thì hết phần thứ nhất Nếu hết phần này mà bên nữ thua thì các chàng trai mới được phép lên sàn chuyện trò tâm tình với các cô gái Nếu các chàng trai thua thì giải tán đêm hát để tổ chức vào đêm sau Vì phải phan đấu chinh phục đối phương cả bằng giọng ca, tiếng hát và cả bằng ý tứ lời thơ, lời hát nên càng ngày lời hát bạn khuống càng chau chuốt hơn, ngôn ngữ sinh động hơn, trữ tình hơn, trong sáng hơn Lời hát có thể là lời ca dao, đân ca hay tự phóng tác tại chỗ, cũng có thể dựa vào cốt truyện dân gian
mà sáng tạo lời kế bằng thơ để hát Từ việc phân tích này, chúng tôi đặt vấn đề truyện thơ Thái có thé ra đời từ phong tục hạn khuống(?) Nhưng đù sao cũng vẫn
có thê khẳng định truyện thơ dân tộc Thái có quan hệ mật thiết tới hình thức sinh hoạt hạn khuống và hạn khuống là một trong những môi trường diễn xướng quan trọng nhất của truyện thơ
Tóm lại, dân tộc Thái là một dân tộc có cuộc sống và sinh hoạt trên một vị trí đại lý khá rộng lớn ở khu vực Tây Bắc Việt Nam Đó là cơ sở tự nhiên của sự ra đời truyện thơ Thái mà tiêu biểu là Tiến đặn người yếu Do đặc điểm địa lí khá hiểm trở
mà dân tộc Thái có đặc điểm văn hóa khá độc đáo: nên văn hóa nông nghiệp —
thung lũng Kết hợp miêu tả cuộc sống sinh hoạt của nhân dân với miêu tả thế giới nội tâm của con người, tác giả dân gian đã xây dựng thành công truyện thơ 7/ễÊn đặn người yêu Đó chính là cơ sở xã hội của sự xuât hiện thê loại truyện thơ Thái và tác
Trang 25phẩm Với quan niệm này, chúng tôi xem xét thể loại truyện thơ và Tiến đặn người yêu trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội — văn hóa đã sản sinh ra nó, mặt khác là
cơ sở để đối chiếu với hoàn cảnh ra đời của truyện thơ dân tộc H°Mông
1.2 Dân tộc H?Mông
1.2.1 Môi trường tự nhiên
Dân tộc H'Mông ở Việt nam có khoảng trên sáu vạn người, sống tải rác trong các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An .) Nguoi H’Méng sinh song ở núi cao, độ cao trung bình §00 — 1500m so với mặt nước biển Đó là những nơi cao nhất hiểm trở nhất, những vùng trước đây là rừng già không thích hợp với các dân tộc khác Do vậy đặc điểm cư trú của người H°Mông là cz rú biệt lập ít có quan hệ với
cư dân các dân tộc khác
Người H°Mông xa xưa vốn là cư dân của nước Tam Miêu được người Trung Quốc gọi là Miêu Tử hoặc Miêu dân, sống ở khu vực giữa hồ Động Đình và Bành Lãi (thuộc tinh H6 Nam Quý Châu và Tứ Xuyên -Trung Quốc) Người HˆMông xưa, có thể vốn là cư dan nông nghiệp làm ruộng nước, sau đo biến động lịch sử mà
di cu dan lên miền núi sinh sống Người H°Mông di cư vào Việt Nam khoảng ba trăm năm trở lại đây theo ba đợt Đợt một, cách đây khoảng 14 — 15 đời; đợt hai khoảng 9 —10 đời; đợt ba cách đây khoảng 6 - 7 đời Khi đi cư vào Việt Nam sinh sống, họ đều coi Việt Nam là quê hương của mình
Dân tộc H'Mông có truyền thống lịch sử đấu tranh chống xâm lược, chống
áp bức một cách ngoan cường Khi bị thực dân Pháp xâm lược, đồng bào H’Méng
đã nhiều lần đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp Từ Cách mạng tháng Tám, đồng bào H Mông đã cùng nhân dân các dân tộc Việt Nam đấu tranh chiến thắng để quốc Mĩ và đế quốc Pháp xâm lược Hiện nay, nhân dân HˆMông đang cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đoàn kết, thân ái, xây dựng đất nước phồn vinh giàu đẹp
1.2.2 Cơ sở xã hội
Trước tiên chúng tôi xin đề cập đến vẫn đề tên gọi của dân tộc HˆMông Người H*Mông còn có tên gọi là Miêu, Mông, Mẹo, nhưng theo tên tự gọi là
Trang 26H’Méngz đọc gần như “H Mông" Theo tên tự gọi người HMông, có 5 ngành chính là:
- H’Mong Trang (H’M6ngz Douz);
- H Mông Hoa (H°Môngz Lênh]);
- H Mông Đỏ (Hˆ*Môngz S12);
- H’Mong Den (H’M6ngz Duz);
- H’Mong Xanh (H’Mo6ngz Sud)
Các tên gọi này chủ yếu dựa vào sự khác nhau của y phục, nhất là y phục
phụ nữ để phân biệt
Hiện nay, các văn bản, tài liệu ở ta chưa có sự thống nhất về cách ghi tên dân tộc HˆMông cho nên còn tôn tại nhiều cách viết: Mông, HˆMông, H.Mông, HMông, Mẹo Trong chuyên luận này, chúng tôi thống nhất ghi là: HˆMông Tuy nhiên, khi trích dẫn các tài liệu, chúng tôi vẫn để nguyên cách viết mà tác giả tài liệu đó đã sử dụng
Về lịch sử đân tộc H'Mông, các nhà nghiên cứu đều thống nhất họ có nguồn gốc từ Trung Quốc Trải qua hơn 8 thế kỷ các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ Đường - Tống - Nguyên - Minh - Thanh với vô số các cuộc nổi dậy của nông dân
mà trong đó, người HˆMông hoặc nhiều hoặc ít có tham gia Song, lần lượt các cuộc khởi nghĩa này đều bị chính quyền phong kiến tập quyền đìm trong tang tóc Chế độ chia rẽ và áp bức dân tộc ngày một trầm trọng, tất yếu đã mở ra một trang sử thiên
di đầy nước mắt của người HˆMông: đồng thời, cũng là những trang sử đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc H Mông, chống lại thiên nhiên và đặc biệt chống lại giai cấp bóc lột Tận đến giữa thế kỷ thứ XIX, các cuộc khởi nghĩa vẫn liên tiếp
nỗ ra Điển hình là cuộc khởi nghĩa Hàm Đông năm 1853 dưới sự lãnh đạo của Trương Tú Mi, bắt đầu từ đông nam Quý Châu, lan sang các tỉnh Hồ Nam và Vân Nam, kéo đài suốt 18 năm ròng rã Nhà Thanh đã tàn sát với quy mô huỷ diệt trước những người nổi đậy; riêng vùng Quý Châu có trên 60 vạn người HMông, sau khởi nghĩa chỉ còn sót lại vài vạn Đây là cuộc khởi nghĩa mà lịch sử Trung Quốc gọi là
"Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc", đã được dựng thành những bộ phim lịch sử đài
Trang 27tập, được đưa lên sân khấu hiện đại Trung Quốc quãng vài chục năm lại đây (nhiều
bộ phim về giai đoạn lịch sử này, từng được chiếu trên Truyền hình Việt Nam)
Trong hoàn cảnh chính trị - xã hội rỗi ren va tản khốc ay, một lần nữa tộc người H’Méng lại buộc phải tiễn hành những cuộc thiên đi Mục đích chính nhằm trỗn chạy những cuộc truy sát đẫm máu của vương triều nhà Thanh, mặt khác cũng phan ánh tư tưởng bất hợp tác và sau cùng là tìm chỗ sinh sống làm ăn Nơi họ đến
là các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Các nhà nghiên cứu gọi đây là cuộc di đân quy mô thứ 3, cách nay chừng 130 năm Sách "Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam" (Nguyễn Chí Huyên chủ biên, NXB Văn hoá Dân tộc - Hà Nội 2000), viết: “Nhiều vùng người H°Mông, trong tang lễ còn có nghi thức mô phỏng những động tác chống trả kẻ thù Quần áo cho người chết cũng phải xé rách, không quên "đặn" linh hồn người chết luôn luôn nhớ lại cuộc đời cơ cực của cha ông trên đường thiên đi về phương Nam” Mấy trăm năm trải qua cuộc cộng cư trên đất nước Việt Nam, nhiều thế hệ người H Mông đã sinh
ra và lớn lên, tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội Tổ quốc Việt Nam mặc nhiên trở thành quê hương, là nơi gắn bó thiêng liêng vận mệnh của mỗi người với vận mệnh chung của toàn đất nước
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (Tổng cục Thống kê - Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 - NXB Thống kê, Hà Nội, 8- 2001)
người HˆMông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hang thir 8 trong bang danh sách các dân tộc ở Việt Nam; cư trú tại 62 trên tong số 64 tỉnh, thành phố Người H'Mông cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang 231.464 người, chiếm tỷ lệ 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tong số người HMông tại Việt Nam; tỉnh Điện
Biên 170.648 người, chiếm tỷ lệ 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16,0 % tổng số người
H Mông tại Việt Nam; tỉnh Sơn La 157.253 người, chiếm tỷ lệ 14,6 % dân số toàn tỉnh và 14,7 % tông số người HMông tại Việt Nam; tỉnh Lào Cai 146.147 người,
chiếm tỷ lệ 23,8 % dân số toàn tỉnh và 13,7 % tong số người H'Mông tại Việt Nam;
tỉnh Lai Châu 83.324 người; tỉnh Yên Bái 81.921 người; tỉnh Cao Bang 51.373 người; tỉnh Nghệ An 28.992 người; tỉnh Đăk Lắk 22.760 người; tỉnh Đăk Nông
Trang 2821.952 người; tỉnh Bắc Kạn 17.470 người; tỉnh Tuyên Quang 16.974 người; tỉnh Thanh Hóa 14.799 người Trên thực tế cho thấy các cư dân người dân tộc HˆMông
ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào
Đồng bào H Mông cần cù lao động sản xuất, đó là một phẩm chất tốt đẹp của một dân tộc Nền kinh tế trước đây chủ yếu là kinh tẾ nương rấy, du canh đu cư,
tự cung tự cấp Nền kinh tế ấy mang tính chất khép kín, biệt lập dựa trên phương thức canh tác trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn cheo leo, hiểm trở nên đời sống thiếu thôn và khó khăn nhiều mặt Hơn nữa, trước khi bước vào xây đựng cuộc sống mới, cùng đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, người H'Mông chưa thực
sự có nền tảng kinh tế — xã hội của một xã hội phong kiến Tức là còn ở giai đoạn tiền phong kiến Điều đó biểu hiện ở cơ cấu tô chức xã hội: việc tô chức quản lý dân
cư chủ yếu là do các giao (làng) đảm nhận Mỗi giao do một trưởng họ đứng đầu (gọt là lùng thầu, sống thầu, sau này gọi là seo phải) Mọi hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng giao đều chịu sự chi phối của vị ưởng họ đó Nhưng người Ørưởng ho
đó chỉ là người thực hiện các quy định chung của làng Mọi quy định của cộng đồng đều đo mọi người trong cộng đồng giao họp bàn thống nhất và thực hiện như một hương ước hay “lệ làng” Với người HˆMông, ý thức cộng đồng, nhất là cộng đồng dòng họ, dân tộc luôn được đề cao
Hôn nhân gia đình của người HˆMông theo tập quán / do kén chọn bạn đời Những người cùng đòng họ không lẫy nhau Người HˆMông có tục "hay pu", tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một dia điểm Từ địa điểm đó bạn trai đắt tay bạn gái
về làm vợ Vợ chồng người H Mông tất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè
Người H Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tô tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan Mỗi đòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung Các đặc trưng riêng với mỗi họ thê hiện
Trang 29ở những nghỉ lễ cứng tổ tiên, ma cửa, ma mụ về số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghỉ lễ ma chay như cách guản người chết trong nhà, cách
để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ Người cùng họ dù không biết
nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra
ho của mình Phong tục cắm ngặt những người cùng họ lấy nhau Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc Trưởng họ là người có uy tín, được đòng họ tôn trọng, tin nghe
Người dân tộc HˆMông có gia đình nhỏ, theo chế độ phụ hệ Cô dâu đã qua
lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng Vợ chồng rat gan bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, ổi nương, thăm hỏi họ hang Một số nơi còn phổ biến tục cướp vợ
Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị /ổ sz nghề của mình Nhiều lễ cúng kiêng cắm người
lạ vào nhà, vào bản Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lẫy khước
Người H`Mông trọng danh dự, dễ tin người, tôn trọng tập thể và luật tục của làng, bản tính thuỷ chung, ít thay đổi Do đó, có đời sống tín ngưỡng và tâm linh hết sức phong phú, tinh tế, phức tạp dù rằng họ có vẻ bề ngoài đơn giản, trực giác, tự do Nhìn vào ban chat con người HˆMông có thê thấy những nét cơ ban mang ban chất văn hoá của dân tộc đó
Người H°Mông tuy đời sống vật chất nghèo nàn nhưng họ có đời sống tỉnh thần, tâm linh phong phú Do vậy, diện mạo văn hoá Hˆ*Mông có nhiều nét đặc sắc,
tươi tắn
Tín ngưỡng tôn giáo người HˆMông có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác nhưng ít chịu ảnh hưởng của tam giáo (Nho, Phật, Lão) như một số dân tộc: Tày, Nùng, Dao Trong hình thức tôn giáo HˆMông, việc thờ cúng tổ tiên, đặc biệt
là Saman giáo tương đối phát triển Những hình thức tôn giáo sơ khai như vật linh giáo, tô tem giáo, các loại ma thuật van tồn tại ở dạng tàn dư và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cộng đồng Tôn giáo, tín ngưỡng đã hoà quyện
Trang 30với các lễ thức hội hè tạo nên những sắc thái, sự phong phú trong đời sống tinh thần dân tộc H*Mông
Tìm hiểu đời sống tinh thần, tâm linh của dân tộc H Mông là việc làm vô cùng khó khăn và lâu đài Theo tác giả Trần Hữu Sơn có thể khái quát thành ba đặc điểm cơ bản của văn hoá tinh thần đồng bào H°Mông như sau:
Một là: Khát vọng bảo vệ sự sinh ton của dân tộc là đặc điểm nỗi bật trong văn hoá tinh thần người H'Mông
Nhiều giả thuyết cho rằng người H 'Mông thời cô đại đã có nhà nước riêng,
có nền văn minh khá cao Sau, bị người Hán bành trướng, xua đuôi lên miền núi phía Tây, bị xé nhỏ và đi cư về phía Nam Họ vừa tự hào về quá khứ huy hoàng, vừa xót xa luyến tiếc về một thời oanh liệt đã qua Do đó, họ luôn có khát vọng bảo
vệ sự sinh tồn của dân tộc Khát vọng này trở thành một hằng số trong lịch sử, được phản ánh đậm nét trong nền van hoa tinh than H Mông Đặc biệt được phản ánh trong văn học dân gian H°Mông Bảo vệ bản sắc dân tộc trở thành một giá trỊ được biểu hiện trong những cách liên minh đòng họ, liên minh đồng tộc, trong tín ngưỡng
và lễ thức dân gian
Hai là: Luôn luôn để cao ý thức cộng đông Trong đó ý thức cộng đồng dòng
họ được đề cao hơn ý thức cộng đồng bản làng Ý thức cộng đồng được biểu hiện trọng hệ thống lễ nghi, tín ngưỡng phong phú: ma chay, cưới xin, lễ hội Các cá nhân, mỗi lần tham gia lễ thức này là một lần được thế hệ trước trao truyền tập tục, quy ước của cộng đồng, trao truyền những truyền thống văn hoá mà các thế hệ cha anh để lại Đặc biệt là việc trao truyền đó lại được thông qua những câu chuyện cô (thần thoại, truyền thuyết, cô tích), dân ca, tục ngữ
Ba là: Văn hoá tỉnh thân cô truyền H Mông đậm đặc tính nguyên hợp; gắn chặt các hoạt động văn hoả với đời sống thường ngày của nhân dân Biêu hiện của của nó là ở sự hoà quyện, sự kết hợp các loại hình nghệ thuật trong tổng thể văn
hoá, tiêu biêu nhất là trong lễ thức diễn xướng dân gian Ví dụ: diễn xướng thần
thoại trong nghi lễ đám ma, diễn xướng dân ca trong Lễ hội Gầu tao, trong dam
CƯỚI
Trang 31Tóm lại, văn hoá dân toc H’Méng 1a san phẩm của nền kinh tế nông nghiệp
nương rẫy Kinh tế nương rẫy chi phối sinh hoạt văn hoá Và có thê nói văn hoá cô
truyền dân tộc H'Mông gắn chặt với đời sống thường ngày
1.2.3 Về văn nghệ dân gian
Văn học dân gian H'Mông đồng thời cũng là văn học chính thống của dân tộc H'Mông Văn học dân gian H'Mông phát triển khá phong phú về thể loại: /hẩn
thoại, truyền thuyết, cổ tích, fục ngữ, câu đố, dân ca
Văn học dân gian HˆMông mang đậm tính nguyên hợp Thần thoại H"Mông tồn tại thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh Thần thoại Khúa kê được dién xướng trong lễ thức đám ma nói về nguồn gốc vũ trụ, loài người, cây trồng vật nuôi T;ẩn thoại H'Mông được hát và tổn tại trong đời sống hàng ngày như một loại dân ca nghỉ lễ Truyện cổ tích HˆMông khá phong phú, có thể chia thành ba tiểu loại nhỏ:
- Truyện cô tích thần kỳ
- Truyện cổ tích loài vật
- Truyện cổ tích sinh hoạt
Dân ca H°Mông cũng hết sức đa dạng và phong phú Nhà sưu tầm Doãn Thanh phân chia dân ca HˆMông thành 5 loại nhỏ:
- Dân ca Tiếng hát tình yêu
- Dân ca Tiếng hát làm dâu
- Dân ca Tiếng hát cưới xin
- Dân ca Tiếng hát cúng ma
- Dân ca Tiếng hát mô côi
Dân ca Tiếng hát làm dâu còn gọi là Gấu ua nhéng chiém vi tri quan trong trong hệ thống dân ca HˆMông Gau ua nhéng vita 1a loi ca tiéng hat hang ngày của đồng bảo, vừa là phương tiện để bày tỏ nỗi lòng của những đôi trai gái yêu nhau nhưng cuộc tình bị li tán, những nỗi đau của các cô gái bị tước đoạt tình yêu, bị đọa day trong không gian “nhà chồng” Đây chính là nguồn ngữ liệu chính để sáng tạo
ra truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Trang 32Về sinh hoạt văn hóa dân gian, người H'Mông có hai lễ hội quan trọng Đó
là lễ Nào sống (ăn ước) và Gầu tào Lễ ăn ước được tô chức vào đầu năm tại cộng đồng giao Tại đây người ta cúng thần rừng và thống nhất những quy định của làng
để mọi người thực hiện trong năm đó Lễ hội Gầu tào, gọi theo tiếng Quan hoả (một thứ tiếng dùng chung của các dân tộc vùng biên giới Việt Trung) là Sđ¡ sán, thường được hiểu là Hội chơi núi mùa xuân hoặc Hội dap nui
Cung voi dan téc Thai va cac dan toc khach, dan toc H’M6ng có cuộc sống
và sinh hoạt trên một vị trí đại lý khá rộng lớn ở vùng rừng núi Việt Nam, đặc biệt
là khu vực Tây Bắc Đó là cơ sở fự nhiên xã hội của sự ra đời truyện thơ H Mông
mà tiêu biểu là Tiếng hát làm dâu
Hai dân tộc Thái và H'Mông sinh sống cùng nhau nhiều năm trên cùng một đất nước, cùng những khu vực nên sự giao thoa, ảnh hưởng về văn hóa — văn học là điều tất yếu Trong quá trình sinh sống các dân tộc đã sản sinh ra các giá trị văn hóa Các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc mang những bản sắc riêng biệt, tuy nhiên sự ảnh hưởng, tiếp thu lẫn nhau được biểu hiện khá rõ trong các giá trị văn hóa Đặt vẫn dé như vậy, chúng tôi chọn đỗi tượng là thể loại truyện thơ của hai dân tộc Thái
và H°Mông với hai tác phẩm tiêu biểu là Tiễn đặn người yêu và Tiếng hát làm dâu
để đối sánh, làm rõ những điểm ứơng đông và khác biệt từ đó lý giải sự tôn tại độc
lập, sự ảnh hưởng lẫn nhau về mặt văn hóa — van hoc cha hai dan tộc sống xen kẽ nhau này
Trang 33CHƯƠNG 2 NHUNG DIEM TUONG DONG GIUA TIEN DAN NGUOT YEU VA TIENG HAT LAM DAU
2.1 Về nội dung
2.1.1 Tình yêu dung dị thiết tha
Khảo sát hệ thống truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chúng tôi nhận thấy nhiều truyện mang yếu tố thần kì, các nhân vật có nguồn gốc thần kì, xuất hiện
ki la: Nang ut Then trong Tạo Thi Thốn (dân tộc Thái) đánh vỡ chén ngọc nên bị đày từ trên trời xuống trần gian; Nàng Kim Quế trong Kim Quế (dân tộc Tay) do ham chơi nên bị P¿ hóa thành khi day xuống trần gian; nang Ua trong Khun Li — Nàng Ủa cũng bị đày xuống trần gian để che dấu tội lỗi của Then Chính từ sự xuất hiện kì điệu ấy mà tình yêu của họ có những nét kì điệu, phi thường, và đường như mối tình của họ là tình yêu “thiên định” Nhưng trong Tiển đặn người yêu va
Tiếng hát làm dâu thì khác, tình yêu mang đậm tỉnh trần thế, dung dị, thiết tha
Nhân vật trong truyện thơ Tiển đặn người yếu và truyện thơ Tiếng hát làm đâu, là những con người được sinh ra một cách bình thường, lớn lên trong những gia đình lao động Bản thân họ cũng ý thức được rằng: “Đôi ta như gốc cải xanh, như tàu dong mượt” (Tiên dặn người yêu) chứ không phải dòng đõi “lá ngọc cành vàng” Tình yêu của họ được bắt đầu theo đúng quy luật của tình yêu muôn thuở: Trong Tiễn dặn người yêu, cô gái đến tuôi trưởng thành thì “óng ả lên sàn nhóm lửa” chờ bạn tình, còn chàng trai thì “vung tay bước qua rào tìm bạn” Họ “gặp nhau nơi sản hoa” rồi “tâm tình bên bếp lửa” để rồi đeo mộng về nhà với lời hẹn hò “Chung trái tim không thể xẻ đôi” Trong Tiếng hát làm dâu cũng vậy, họ đến với nhau tất tự nhiên, quý mến rồi yêu thương, hẹn ước khát khao sống bên nhau suốt đời
Nu Cau, A Thào thả trâu cùng một bãi
A Thao, Ni Cau phat day cao nương cùng một đôi Đôi trai gái mến nhau tử ngày còn nhỏ
Đôi gái trai thương nhau từ buôi còn thơ
(Truyện A Thao — Nu Cau)
Trang 34Tình yêu dung dị của con người còn được biểu hiện ở sự hiểu biết và tuân thủ quy tắc cuộc sống của nhân vật Họ là những con người không mơ ước cao sang hão huyền, họ chỉ mơ ước những điều thật gian di
Nhan vat Anh yéu trong Tién dan người yêu chỉ “ước cùng em đựng nhà” để
“m đau được cầm tay nhau săn sóc” Ước mơ dựng nhà thê hiện quyết tâm rat cao của chàng trai Theo luật tục của người Thái thì người con trai khi lấy vợ phải “ở rễ” ít nhất ba năm (tục lệ cũ) để trả nợ công cha mẹ nuôi dưỡng con gái Nói lên ước vọng “cùng em dựng nhà”, chàng trai thể hiện quyết tam rat cao dé đạt được khát vong hanh phic
Trong Tiếng hát làm dâu, các chàng trai thê hiện rất rõ điều này Chà Tăng
“kết nghĩa gái trai cùng nàng Dợ” rồi quyết trí ra đi “bốn mươi tám quãng đường”,
“bốn mươi tám quãng lối? vượt núi, băng rừng buôn trâu, buôn lợn, khi nào “bạc nặng đây tay”, “bạc nặng đây người” thì mới trở về mua đồ sính lễ, mua đồ cho người mình yêu để cưới được nàng, để có lưng vốn xây đắp hạnh phúc lứa đôi Nà Câu yêu A Thào, một mối tình đẹp lung linh của đôi trai tài, gái sắc, nhưng vì hủ tục thách cưới của dân tộc H Mông mà chàng quyết tâm ra đi buôn bán kiếm tiên Người H°Mông xưa có tục thách cưới rất cao, với bao nhiều thứ quý báu: lợn béo, rượu ủ, bạc trắng hoa xòe, trâu to, ngựa tốt Tất cả những thứ đó nhà trai phải lo cho nhà gái, nếu đủ mới được đón con dâu về nhà mình Chà Tăng, Nù Câu là những chàng trai H*Mông nghèo, họ chỉ có trái tim giàu tình yêu thương, có sức khỏe của người con trai H°Mông như cây lim, cây táu, họ khát khao xây dựng và gìn giữ hạnh phúc bằng chính sức trẻ của mình
Tình yêu và lòng quyết tâm đã biến các chảng trai trở thành những con người công hiến cho tình yêu, con người vì tình yêu
Đề chuẩn bị cho lễ ăn hỏi Anh yêu trong Tiên đặn người yêu đã tự tay chuẩn
bị đồ sính lễ một cách cần thận và chu đáo: Anh đi “kiếm cá ngoài sông” và khi mọi thứ đầy đủ, anh lên đường đi Tà Bú, Tà Hè, Tà Sại mua đĩa, mua tơ, mua cau Rồi anh trở về tự tay chặt giang đan lồng gà, chặt mai đan giỏ cá, cắt lá dong gói trầu Anh làm miệt mài không kê đến thời gian “năm đi và tháng trôi”, chỉ tâm
Trang 35niệm một điều là làm thế nào dé được “Làm gà gô, cun cút cỗ trơn/ Làm rễ quý để yêu nằm quản” Sự kiên nhẫn và quyết tâm ấy xuất phát từ một tình yêu giản đị nhưng thiết tha, xuất phát từ chính tâm niệm “chung trái tim không thể sẻ đôi”
Xuất phát từ trái tim yêu thương tha thiết, Nà Câu, Chà Tăng nhân vật Anh
trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu ra đi khắp đại ngàn để buôn bán, xuống cả vùng xuôi để kiếm tiền:
Chà Tăng đi buôn đông dài đến bốn mươi tám quãng lối Cha Tăng đi buôn đông dài đến bốn mươi tám quãng đường Bốn mươi tám quãng lối, bốn mươi tắm quãng đường là lối nói phiếm chỉ diễn tả sự gian khổ, sự bươn trải của các chàng trai H’M6ng trên con đường đi kiếm tiền cưới vợ Thật gian lao vất vả, song điều đó càng chứng minh cho tình yêu thiết tha của họ Đó là sự công hiến, hy sinh để đạt được tình yêu hạnh phúc
Như vậy, dù là các chàng trai dân tộc Thái hay dân tộc H*Mông họ đều là những con người yêu say đắm, thủy chung, không ngại hy sinh gian khổ ra đi để giành lấy hạnh phúc đời mình Thật xúc động và đáng trân trọng biết bao, khi bao chàng trai đũng cảm ra đi khắp chốn, nghìn phương để kiếm tiền chăm lo cho khát vọng hạnh phúc lứa đôi, một khát vọng hoàn toàn chính đáng
2.1.2 Cuộc đấu tranh quyết liệt để bảo vệ tình yêu
Cho dù tình yêu của họ là chân thành thiết tha đến đâu thì vẫn là tình yêu của những con người bình dân, nên tình yêu ấy không thể không đối mặt với thực tế nghiệt oan
Chàng trai người Thái trong Tiển dặn người yêu phải đối mặt “phép cả gốc trùng/ phép thiêng có gốc quế Cha mẹ cô gái không chỉ phũ phàng từ chối lời cầu hôn của người yêu con gái mình mà ngay sau đó đã ép gả cô cho một người con trai khác Nếu so sánh giữa hai người thì Anh yêu hơn hẳn “Con Người” về mọi phương diện, nhưng bỗ mẹ Em yêu lại đồng ý cho “Con người” ở rễ Đã Bình Trị gọi hiện tượng này là “cái vô lí” và “cái - không - thê - hiểu - nổi”[44: 52] Cái “phép cả, phép thiêng” ấy đã biến một mối tình hết sức đẹp đẽ thành mi tình “nghiêng ngửa, nát tan” Tuy nhiên đôi trai gái đâu chịu trắng tay một cách dé dang như thé, họ cố sức vùng vẫy để quyết tâm bảo vệ cho tình yêu
Trang 36Khi bị cha mẹ ép duyên, sau phút dây hoảng loạn “lập cập chạy ra sân”, lập cập chạy vào trong quản”, Em yêu bắt đầu cầu cứu mọi người những mong tìm được một sự giúp đỡ, nhưng cô chỉ nhận được sự từ chối hết sức tàn nhẫn Sự từ chối cứu giúp đã đây cô vào thế đường cùng Cô đành chấp nhận ý mẹ cha, nhưng
đó là sự chấp nhận sức mạnh của luật tục Tuy nhiên đó không phải là sự thỏa hiệp
độ cao: Em yêu nhận ra cái mâu thuẫn, cái trớ trêu chưa thé giải quyết nỗi là “thân” mình quá bé nhỏ, quá mỏng manh yếu đuối nên rất dễ bị tước đoạt tự đo
Bè ngoài, cô chấp nhận cuộc hôn nhân gả ép nhưng trong thắm sâu tâm hồn
Với Anh yêu, Sự thất bại làm anh trở nên mạnh bạo hơn Anh khao khát ý định vượt qua tín ngưỡng để bảo vệ tình yêu, anh muốn “bay muôn phương xem thử mệnh nàng”, muốn “kéo” mệnh nang lai Chang trai biéu 16 khát vọng và quyết tâm chữa lại “mệnh trời” Đó quả thật là một ước mơ táo bạo, chỉ có một tình yêu thật
sự, chân thành, đắm say hết mình thì mới có được hoài bão ay
Thực hiện ước mơ táo bạo đó, Anh yêu quyết dân thân vào con đường phiêu lưu: đi buôn xa để lấy tiền về chuộc người yêu Anh cũng ý thức được sự nguy hiểm của cuộc phiêu lưu ây:
Trang 37Anh sẽ đi tận Mường Tông Tênh trời văn Mường Tông Tang trời trũng
Hai địa danh phiếm chỉ ấy không mang ý nghĩa định danh mà mang ý nghĩa chỉ những nơi xa lạ, nơi nước độc rừng thiêng Và thực tế anh đã qua những con đường chông gai, anh đã đi qua những đãy núi dài nhất, cao nhất khu vực Khau Vai, Khau Cả, Khau Dướng Anh đã lên Mường Lay, anh đã đến Mường Xo
Nếu vượt qua núi rừng hiểm trở là cách nói vượt qua trở ngại vật chất thì anh còn phải vượt qua những trở ngại về tinh thần, những cám đỗ tình cảm
Sản đỉnh núi, sàn cô gái Xá Sàn cuối ghềnh, sàn của gái ma Gái ma ngắt tranh ném
Anh không ngoái, không nhìn
Ý chí và nghị lực của chàng trai chính là một biểu hiện của sự hy sinh và dau tranh quyết liệt cho tỉnh yêu
Các chàng trai H°Mông cũng vậy, họ cũng bị tước đoạt tình yêu ngay khi họ đang cô gắng xoay xỏa kiếm tiền để phục tùng lễ giáo, hủ tục
Anh đi buôn dặm dài chưa về
Mẹ cha em lòng không thương
Lôi xệch em đến chỗ ăn hỏi
(Tiếng hát làm dâu Tây Bắc) Nếu cha mẹ cô gái Thái ép gả con không hề do dự thì cha mẹ, họ hàng, anh
em cô gái H'Mông cũng khốc liệt không kém Họ không mảy may quan tâm đến lời giải thích, van xin của những đứa con gái tội nghiệp, sẵn sàng:
Vì mẹ cha em thích con trâu mộng chân trắng Ném phứt em đi, không lo soát kỹ trước cái chồng nhốt em
(Tiếng hát làm dâu Tây Bắc) Như vậy, cuộc hôn nhân của cô gái là cuộc mua bán bằng tiền của cha mẹ cô với nhà trai, mặc đù xót xa nhưng các cô không cưỡng lại được Họ đành chấp nhận
ra đi theo mai môi về nhà chồng Họ đã nhận ra sự đau khô cả đời khi sông với một
Trang 38người mình không yêu Trong xã hội H'Mông xưa kia, cô gái đi lẫy chồng là thuộc hắn về nhà chồng, chồng chết, người đó phải lẫy tiếp anh em ruột của chồng, trường
hợp nhà chồng không ai lẫy nữa mới được đi lẫy người khác và khi tái giá phải
được nhà chồng cũ ưng thuận Tiền sính lễ cưới cheo do nhà chồng cũ định đoạt và thu nhận Dù đã có con người phụ nữ vẫn phải ra đi tay trắng không chút của nả gì Vậy nên bị ép buộc phải di lẫy chồng, họ chỉ còn biết nghĩ đến cái chết và nhiều người đã chết một cách oan nghiệt Tìm đến cái chết là cách giải thoát tốt nhất của các cô gái H'Mông đau khổ, họ không biết con đường nào để giải thoát, để đấu tranh trước sự hà khắc của những hủ tục vô nhân đạo Cách đấu tranh duy nhất và
hiệu dụng nhất là trốn chạy khỏi thực tại khắc nghiệt
Nang Dg trong truyén Nang Do - Cha Tang, yéu Cha Tang từ khi nam nữ mới bắt đầu trưởng thành:
Nàng Dợ lỗ lộ đứng giữa nhà Chà Tăng trộm nhìn thấy rõ là gái xinh tươi
Cha Tăng lồ lộ đứng giữa gian
Nàng Dợ trộm liếc thấy rõ là trai tuẫn tú Chà Tăng kết nghĩa gái trai cùng nàng Dợ
Một sự bắt đầu thật tuyệt điệu, trai tài gái sắc, hai người đến với nhau bằng ánh mắt yêu thương, bằng sự cảm nhận rất chân thành của tuôi trẻ, họ quyết tâm lẫy nhau Một mối tình thật đẹp, nhưng rồi tình yêu ấy cũng bị hủ tục cướp đoạt mất
Dé lay duoc nang De, Cha Tang phải khăn túi lên đường kiếm tiền mua đồ sính lễ Nang Do rat thương người yêu nhưng nàng chỉ biết “thêu túi lụa” cho chang di buôn lợn, “thêu túi nhiễu” cho chàng đi buôn trâu và tấm lòng thủy chung, đỉnh ninh chờ người yêu nhanh chóng trở về Chà Tăng còn bươn bả khắp nơi để “bạc đầy nặng tay, bạc nặng đây người” thì ở nhà nàng Dợ đã phải đi làm dâu Về nhà
chồng nhưng nàng vẫn canh cánh bên lòng nỗi nhớ người yêu “Tắm thân đang sống
đậu nhà người, hồn vía vẫn như chiếc cân đeo cánh tay chàng lủng lắng” Mặc dù chấp nhận cuộc hôn nhân mua ban, ép ga nhưng trong lòng nàng vẫn âm thầm diễn
ra cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu Mặc dù do hủ tục, tiền bạc xô đây nhưng trái tim
Trang 39luôn hướng về người mình yêu đó là biểu hiện cao độ của sự thủy chung và cuộc đấu tranh tư tưởng để bảo vệ tình yêu
Mối tình A Thào — Nù Câu trong truyện A Thào - Nù Câu cũng là một tình yêu đẹp, nơi bắt đầu tình yêu của họ thật êm ả, thơ mộng “Đôi trai gái mến nhau từ ngày còn nhỏ”, “Đôi trai gái thương nhau từ buổi còn thơ” Hai người thật đẹp, thật tài và tình yêu của họ bền chặt tưởng như không gì chia rẽ được:
A Thào như bông hoa vàng trên núi
Nù Câu tươi như bông hoa bạc trên đồi Đôi trai gái yêu nhau như sợi dây thừng xe săn
Thế rồi vì nhà nghèo, vì tục lệ, Nà Câu cũng như bao chàng trai H'Mông khác lại phải lên đường, đối mặt với hiểm nguy, gian truân với hy vọng được thỏa mãn giấc mơ hạnh phúc cả đời với người mình yêu Nhưng trớ trêu thay, Nù Câu chưa đủ tiền bạc quay về thì ở nhà A 7Thào đã phải đi lẫy người khác Bị ép duyên nàng van xin, giải thích với cha mẹ, anh em, họ hàng nhưng tất cả đều vô nghĩa, tất
cả đều bị cái “lý” của người H'Mông xưa đoạn tuyệt Về làm dâu nhà người nhưng lòng luôn đau đáu về người xưa, nàng héo hon dân rồi chết
Sự đấu tranh, phán kháng để bảo vệ tình yêu của các cô gái H'Mông dừng lại
ở việc phản ứng khi bị ép gả lẫy chồng nhưng họ chưa đủ sức mạnh trước hủ tục, quyền uy gia đình, dòng tộc thậm chí cả bạo lực nên hầu hết họ đều phải chấp nhận cuộc sống khô cực với một người mình không yêu suốt cuộc đời Một số tìm đến cái chết để thể hiện sự thủy chung với người mình yêu
Các chàng trai H?Mông mải míiết ra đi làm ăn buôn bán khắp bốn phương trời, tìm kiếm tiền bạc để bảo vệ tình yêu của mình: “đi buôn tận vùng dưới xa tắp”,
“đi buôn đặm dài chẳng nghỉ”; “đi buôn déng dài đến bốn mươi tám quãng lối; bốn mười tám quãng đường” Nhưng thật khó cho họ, đường đất, núi đổi hiểm trở mà sức người có hạn, họ chỉ có sự đũng cảm, trái tim yêu thương tha thiết và lòng quyết tâm bảo vệ tình yêu, xong điều đó chưa đủ để có thé kiếm được thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất Họ ra đi và cứ đi mãi mãi với ngọn lửa khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong tim Khi trở về thì người họ yêu đã đi lấy chồng, giấc mộng hạnh
Trang 40phúc của họ đã tan vỡ Phần lớn người yêu của họ đã chết, có người tự vẫn để bảo
vệ sự thủy chung, có người đã bị gia đình nhà chồng hành hạ đến chết Cũng có người đã tìm lại được người yêu của mình, họ rủ nhau bỏ trồn đến vùng thật xa xôi xây dựng lại hạnh phúc từ đầu (Truyện Nàng Dợ - Chà Tăng) Dù sao thì các chàng trai H'Mông trong Tiếng hát làm dâu đã quyết tâm dau tranh để bảo vệ tình yêu của mình mà biểu hiện rõ nhất là họ quyết tâm ra đi buôn bán để thỏa mãn hủ tục cưới cheo, thỏa mãn những yêu cầu luật tục cưới hỏi của xã hội HˆMông xa xưa
Như vậy, các chàng trai cô gái của dân tộc Thái cũng như dân tộc H Mông đều có những tình yêu dep mang tính lí tưởng, huyền diệu và trong hoàn cảnh xã hội cũ, không ít những cuộc tình ay đã bị tước đoạt bởi lệ tục, phép tắc, nhưng ở mức độ này, mức độ khác họ đã thể hiện được quyết tâm đấu tranh để bảo vệ tình yêu đích thực của mình
2.1.3 Tinh yêu thủy chung trong những hoàn cảnh mang tính bỉ kịch
Trong hệ thống truyện thơ của dân tộc Thái và dân tộc H'Mông, tình yêu các đôi trai gái đều rơi vào bi kịch, xong hoàn cảnh đó không làm chết đi tình yêu của
họ
Truyện Tiển dặn người yếu, vượt qua trăm ngàn vất vả, Anh yêu thực hiện được ý nguyện kiếm tiền về “chuộc” người yêu, ngày anh quay về lại đúng vào ngày Em yêu phải về nhà chồng Không thể làm gì hơn, anh đau đớn “đành nhìn Em yêu bước về nhà chồng”
Về phía Em yêu, cũng như lần chấp nhận đầu tiên là cho “Con Người” ở rễ, lần chấp nhận thứ hai này là “về nhà chồng” cũng không phải cô đã rũ bỏ tình yêu Em yêu đau đớn cúi chào tất cả những gì thân thương nhất, lời chào như lời vĩnh biệt, cô chào cha mẹ, chú bác, anh chị em, chào vườn gừng, cầu thang, san khuéng `
Ở lần ép buộc thứ nhất, cô đau đớn thấy mình cùng đường như con chẫu chuộc, còn ở lần thứ hai này, cô oán hận mọi người đã biến hạnh phúc của cô thành một thứ để buôn để bán:
Anh bán em xuống dưới như người Hán bán trâu Anh bán em lên trên như người Lào bán ngựa