Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
496 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi Nhà nước thực hiện “quy chế giao vốn” cho các doanh nghiệp Nhà nước (chỉ thị 138CT ngày 25/4/1991 của HĐBT) thì Nhà nước không tiến hành cấp phát thêm vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nữa. Trên cơ sở số vốn được giao, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn vốn, thường xuyên bổ sung vốn để đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hiện nay, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua: doanh nghiệp nộp thuế và các loại lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước, là công cụ điều tiết thu nhập, trực tiếp thực hiện công bằng xã hội trong việc phân phối và là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế còn tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô bằng các loại thuế : thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài. Đối với doanh nghiệp thuế là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện bởi thuế ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm kết hợp các quy định của Luật thuế, quy định của hệ thống kế toán hiện hành với thực tế công tác hạch toán kế toán các loại thuế tại doanh nghiệp. Từ đó, phân tích đánh giá về công tác hạch toán kế toán thuế và các chính sách thuế của Nhà nước. Vì vậy, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của các anh chị trong công ty và các thầy cô giáo, em đã lựa chọn đề tài: " Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính và Thương Mại G7." Chuyên đề gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thuế và tổ chức hạch toán kế toán thuế trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính G7 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính và Thương Mại G7 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1 THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thuế là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội. Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước, chi cho những công việc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển cơ cở hạ tầng, chi cho các vấn đề pháp luật công cộng, chi sự nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và quy mô chi tiêu. Lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước trong các chế độ xã hội đã chứng minh được rằng Nhà nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình là: quyên góp; vay của dân; dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp. Hình thức dùng quyền lực Nhà nước buộc dân phải đóng góp - đó chính là Thuế. Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết “ Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước”. Anghen cũng chỉ rõ là “ để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là Thuế “. Đối với Nhà nước: Thuế là một khoản thu đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được Pháp luật quy định. Đối với người nộp: Thuế là khoản đóng góp mang tính pháp lệnh của Nhà nước, bắt buộc mọi người dân hoặc các tổ chức kinh tế nộp vào NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng mang tính quy luật, có thể nói ngày nay ở tất cả các quốc gia, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của 2 NSNN. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN không có nghĩa là động viên nguồn tài chính vào NSNN với bất kỳ giá nào mà sao cho nó phải là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính vì vậy, ngoài mục tiêu đánh thuế để tạo ra nguồn thu cho NSNN, thuế còn là công cụ thực hiện chức năng điều hoà công bằng xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào phân phối thu nhập, đặc biệt thông qua công cụ thuế thì sẽ tạo ra hai cực đối lập nhau làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tiễn, của cải xã hội là do kết quả lao động, đóng góp của các thành viên trong xã hội nên thành quả đó phải chia sẻ cho các thành viên, nếu không sẽ làm mất tính công bằng. Sử dụng thuế làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là một sự cần thiết khách quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở các nước thì không hoàn toàn giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định, với tình hình kinh tế xã hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu Thông qua cơ chế thuế, Nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều hành nền kinh tế, co hẹp hay khuếch trương thuế vào lúc hoàn cảnh quá thịnh vượng hay suy thoái. Như vậy công cụ thuế có những vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế - xã hội, có thể là công cụ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Điểm khác biệt nổi bật giữa thuế và khoản phí, lệ phí khác là tính không hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu được từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Khoản thuế này sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN, cho sản xuất Tuy vậy, việc hoàn trả này thường không tuân thủ theo nguyên tắc ngang giá. 3 Hệ thống thuế của mỗi quốc gia bao gồm nhiều loại thuế. Nếu phân loại theo tính chất, các loại thuế được chia thành: thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu: là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Thuế gián thu: là hình thức thu thuế gián tiếp qua một người khác hay nói khác đi người chịu thuế là người tiêu dùng, nhưng số thuế đó được thu qua các cá nhân hay các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh sản xuất hay dịch vụ, thông qua việc đánh thuế vào số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Nếu phân loại theo đối tượng đánh thuế, thuế gồm các loại: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ: như thuế GTGT Thuế đánh vào sản phẩm, hàng hoá như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, NK Thuế đánh vào thu nhập như thuế TNDN Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà, đất Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản của Nhà nước như thuế tài nguyên, chế độ thu về sử dụng vốn NSNN Ở Việt Nam, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cụ thuế đã có bước cải cách quan trọng và mang lại những kết quả đáng khích lệ cả về yêu cầu thu NSNN và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đã góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình từ tư duy lý luận đến áp dụng vào thực tế để hoàn thiện dần, bảo đảm cho cơ chế quản lý nói chung, thuế nói riêng luôn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, nhằm đạt mục tiêu đề ra cho từng thời kỳ. Hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam được ban hành từ năm 1990, với những bổ sung, sửa đổi có nhiều chắp vá và cũng bộc lộ những nhược điểm, 4 vì vậy cần thiết phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của công cụ thuế đối vói nền kinh tế. 1.1.2. Nội dung các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế Việt Nam hiện hành. Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính cưỡng chế và tính pháp lý cao. Nó có vai trò tạo lập nguồn thu cho NSNN, góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội, đặc biệt là vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đây là một lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận biết được sự quan trọng này, Đảng và Chính phủ đã không ngừng quan tâm chú ý tới công tác đổi mới hệ thống thuế. Chủ trương cải cách hệ thống thuế của Nhà nước ta đã được khởi xướng từ năm 1989. Ngày 1/10/1990, một hệ thống Pháp luật, pháp lệnh về thuế áp dụng thống nhất trong cả nước được ban hành. Và cho đến ngày 1/1/1999, hệ thống thuế GTGT và thuế TNDN bắt đầu có hiệu lực (thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức). Trong quá trình áp dụng, hệ thống chính sách thuế cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ làm, khắc phục dần những chắp và thiếu hệ thống trong nhiều năm qua Tuy nhiên hệ thống thuế hiện hành còn có nhiều tồn tại như chưa bao quát hết các nguồn thu, diện thu, sử dụng từng sắc thuế còn tách rời nhau, sử dụng sắc thuế này thay cho sắc thuế khác nên thuế suất thường rất cao, kích thích trốn lậu thuế, hạn chế tác dụng chính của từng sắc thuế trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hiện nay, hệ thống thuế ở Việt Nam bao gồm 10 sắc thuế (tính từ năm 1999): Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biết, Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế môn bài, Thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 Thuế tài nguyên, Thuế nhà, đất, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Ngoài các loại thuế còn có phí, lệ phí như: lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí hải quan, án phí, lệ phí toà án 1.1.2.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) a) Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Xét về bản chất, thuế GTGT do các nhà sản xuất, doanh nghiệp nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. b)Đối tượng nộp thuế: Bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT, gọi chung là người nhập khẩu. c) Căn cứ tính thuế GTGT. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. d) Giá tính thuế GTGT: Nguyên tắc chung: Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Cụ thể: Đối với hàng nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam (CIF) cộng (+) với thuế nhập khẩu. 6 Giá tính thuế GTGT Giá hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu VN (CIF) Thuế nhập khẩu = + Hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này. Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê theo từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước. Đối với hoạt động bán hàng theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hoá xuất bán theo giá bán trả một lần (không bao gồm lãi trả góp). Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc thù được dùng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế như tem bưu điện, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết giá chưa có thuế được tính như sau: e) Thuế suất: Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, nó được xây dựng trên cơ sở nền tảng là một thực trạng nền kinh tế xã hội của một đất nước, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện đường lối chính sách của Chính phủ nước đó trong từng thời kỳ nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đó. Nếu hệ thống thuế suất hợp lý sẽ có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại, nếu thuế suất quá cao sẽ gây hiện tượng trốn lậu thuế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm thất thu ngân sách, và có thể còn xuất hiện nhiều ảnh hưởng xấu khác đến nền kinh tế xã hội. 7 Giá chưa có thuế GTGT Giá thanh toán thực tế 1 + Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGT và Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì thuế suất thuế GTGT bao gồm 4 mức: 0%, 5%, 10%, 20% tuỳ theo mặt hàng và ngành sản xuất kinh doanh. f) Phương pháp tính thuế GTGT. Thuế GTGT được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. f.1) Phương pháp khấu trừ thuế * Đối tượng áp dụng: Các đơn vị, tổ chức kinh doanh được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là những đơn vị đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ, đó là: DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh khác. *Cách tính thuế: Mức thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau đây: Trong đó thuế GTGT đầu ra được tính theo công thức sau: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn lại trong kho. Cơ sở nộp thuế phải có chứng từ xác minh tổng số thuế được khấu trừ: Thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ. Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. f.2) Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng. * Đối tượng áp dụng: Các tổ chức cá nhân chưa thực hiện đầy đủ điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như: cá nhân 8 Mức thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = - Thuế GTGT đầu ra Số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ Đơn giá tính thuế đơn vị Thuế suất thuế GTGT = * * sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. * Cách tính thuế: Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau: Trong đó: (1) Tính theo giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phải phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Bao gồm: Trị giá mua vào của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Các chi phí về dịch vụ mua ngoài (bao gồm cả thuế GTGT) phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa thực hiện chế độ chứng từ, hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định doanh thu tính thuế và tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu để làm căn cứ tính thuế. h) Hoàn thuế Theo chế độ hiện hành, các trường hợp sau đây được đề nghị hoàn thuế: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế trong các trường hợp sau: Có số thuế đầu vào được khấu trừ của 3 tháng liên tiếp thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh ở các tháng đó 9 Số thuế GTGT phải nộp Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó = * GTGT của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Giá trị hàng hoá, dịch vụ bán trong kỳ (1) Trị giá mua vào của hàng hoá, dịch vụ phân bổ cho lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ (2) = - Mức thuế GTGT phải nộp Doanh thu thực tế hoặc doanh thu khoán Tỉ lệ % giá trị gia tăng Thuế suất thuế GTGT = * * i) Giảm thuế GTGT. Đối tượng được xét giảm thuế GTGT là các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải bị lỗ do mức thuế GTGT phải nộp lớn hơn mức thuế phải nộp tính theo thuế doanh thu trước đây. Thuế GTGT chỉ được giảm từng năm tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong 3 năm (từ năm 1999 đến năm 2001). k) Đăng ký, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải có trách nhiệm kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy định. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế. Cơ sở nhập khẩu phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi cửa khẩu nhập. Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Như vậy, so với thuế doanh thu thì thuế GTGT có ưu điểm chính như sau: Thuế GTGT khắc phục được việc tính thuế trùng lắp của thuế doanh thu, vì vậy tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hơn so với thuế doanh thu đối với các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và đầu tư. 10 [...]... HCH TON THU GTGT THEO PHNG PHP TRC TIP TK331,111,112 Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu TK151,152,211 TK3331 Giá mua vật t, hàng hoá TK6426 tài sản (cả thuế GTGT) TK721 Thuế GTGT TK111,112 HĐ SXKD phải Thuế GTGT đợc miễnNộp thuế GTGT giảm nhận lại bằng tiền nộp cho ngân sách Thuế GTGT đợc miễn giảm trừ vào số phải nộp kỳ TK811,821 trong HĐ TC và HĐ BT 1.2.2.2- Thu tiờu th c bit Khi bỏn hng hoỏ,... cụng tỏc hch toỏn k toỏn thu CHNG 2: THC TRNG CễNG TC K TON THU TI CễNG TY C PHN U T TI CHNH V THNG MI G7 34 2.1 NHNG C IM CHUNG CA CễNG TY 2.1.1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin 2.1.1.1 Tờn, a ch * Tờn y : CễNG TY C PHN U T TI CHNH V THNG MI G7 * Tờn giao dch quc t: G7 TRANING AND FINANCIAL INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY * Tờn vit tt: G7. ,JSC * Tr s chớnh: s 19, t 27, phng Ngha ụ, qun Cu Giy, thnh ph H Ni... 2.1.3 Chc nng, nhim v hin nay ca cụng ty 2.1.3.1 Chc nng ca cụng ty * Tin hnh cỏc hot ng kinh doanh, dch v cụng ty ó ng ký * m bo cụng n vic lm n nh, ci thin i sng vt cht cho cỏn b nhõn viờn trong Cụng ty * Phỏt trin cụng ty, phỏt trin kinh t ca c nc núi chung v thnh ph H Ni núi riờng Tuõn th cỏc quy nh ca phỏp lut, cỏc chớnh sỏch ca Nh nc 2.1.3.2 Nhim v ca cụng ty * Xõy dng v thc hin chớnh sỏch nhm... : " Ngnh ngh tụi ging h, kinh doanh tụi khỏc h", hin nay Cụng ty ang trờn phỏt trin vi lnh vc kinh doanh ch yu ca cụng ty l phỏt hnh sỏch bỏo, tp chớ v cỏc xut bn phm c phộp lu hnh, xõy dng cỏc cụng trỡnh dõn dng, dch v k toỏn v o to k toỏn thc t, chuyờn sõu, Bng n lc ca mỡnh Cụng ty G7 ó dn khng nh v th ca mỡnh trong cỏc lnh vc m Cụng ty tham gia, cú c s tớn nhim ca khỏch hng v tr thnh i tỏc tin... Ngy 21 thỏng 04 nm 2009 ti S k hoch u t thnh ph H Ni 2.1.1.3 Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin: Cụng ty C Phn u T Ti Chớnh v Thng Mi G7 c thnh lp cỏch õy 4 nm do S k hoch v u t thnh ph H Ni cp ngy 21 thỏng 4 nm 2009 Cụng ty c thnh lp vi tng s vn iu l l 1.900.000.000 , hin cụng ty C Phn u T Ti Chớnh v Thng Mi G7 cú 4 c s ang hot ng hiu qu: + C s 1: Tng 9, phũng 921, tũa nh N03 Trn Quý Kiờn - Cu Giy H Ni... cnh tranh cho cụng ty, em li hiu qu kinh doanh tt * Thc hin tt cỏc chớnh sỏch, quy nh ca Nh nc, khụng ngng o to nõng cao trỡnh cho cỏn b cụng nhõn viờn ca cụng ty 2.1.4 Tỡnh hỡnh lao ng ca cụng ty 2.1.4.1 Thng kờ s lao ng Lao ng l mt trong nhng yu t u vo ca kinh doanh, song õy l yu t c bit vỡ nú liờn quan n con ngi, l nhõn t quan trng quyt nh s thnh cụng trong kinh doanh ca cụng ty Do vy vic phõn tớch... nh N03 Trn Quý Kiờn - Cu Giy - H Ni Vo hi 10h00 ngy th 7 - 06/04/2013 va qua cụng ty t chc l k nim 5 nm thnh lp ng thi khai trng c s 5 ti s 8, ngừ 259 Yờn Hũa - Cu Giy - H Ni Khi mi thnh lp Cụng ty ch cú tng s lao ng l 20 ngi nhng do xu th phỏt trin ca th trng, v nhng yờu cu cp thit ca Doanh nghip sau 4 nm thnh lp Cụng ty ngy cng m rng cựng i ng nhõn viờn nng ng, sỏng to, giu lũng nhit huyt, tn tõm... toỏn ghi b sung s thu truy thu theo cỏch ghi ca tng loi nờu trờn Nu s truy thu ú thuc ngha v np thu nm trc thỡ k toỏn ghi s thc t b truy thu ú vo khon chi tiờu bt thng ca nm nay Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp TK111,112 Khi np thu TNDN vo NSNN TK421 TK3334 Thu TNDN phi np theo k hoch hng quý cn c vo thụng bỏo thu ca c quan thu S thu TNDN phi np b sung khi quyt toỏn nm trc c duyt... quyt nh s thnh cụng trong kinh doanh ca cụng ty Do vy vic phõn tớch lao ng v tin lng cú ý ngha to ln v mt kinh t v xó hi Theo bỏo cỏo tng hp thỏng 3/2012 hin nay cụng ty cú khong 120 ngi vi c cu nh sau: Bng 3 : Tỡnh hỡnh lao ng ca cụng ty ... INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY * Tờn vit tt: G7. ,JSC * Tr s chớnh: s 19, t 27, phng Ngha ụ, qun Cu Giy, thnh ph H Ni * in thoi: 0462.750.232/ 0462.811.611/ 0986.346.288 - Fax: 04.62811749 * Website: http:/ /g7- group.com * Ngi i din: B Lờ Th Hng Nhung - Tng Giỏm c * Mó s thu: 0103734228 * Giy phộp kinh doanh s : 0103036879 * Ti khon s: 0141001862009 Ngõn hng ABBANK chi nhỏnh Trn ng Ninh * Vn iu l : 1.900.000.000 . Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính G7 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính và Thương Mại G7 1 CHƯƠNG. trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính và Thương Mại G7. " Chuyên đề gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thuế và tổ chức hạch toán kế toán thuế. THUẾ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1 THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1.1 Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thuế