Việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói ch
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG
Trang 2Thầy cô, đồng thời trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Kiên Long chinhánh Hà Nội, em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại ngânhàng, do vậy em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo giảng dạy tại Học viện Ngânhàng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức những kinhnghiệm quý báu trong suốt thời gian qua, đồng thời định hướng cho em hoànthành bài khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh chị công tác tại NHTMCP Kiên Long
CN Hà Nội, PGD Bạch Mai, anh Nguyễn Xuân Đoài, anh Nguyễn Đức Thưởng,anh Đậu Ngọc Hùng… đã tạo mọi điều kiện cho em có môi trường thực tập và
hỗ trợ về tư liệu để em hoàn thành bài khóa luận này
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy, PGS-TS Nguyễn Đức Thảo đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình viết bài khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàikhoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Loan
Trang 4KIÊN LONG-CHI NHÁNH HÀ NỘI
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
NHTMCP Kiên Long là một trong những NHTMCP lâu năm, hoạt động mạnh và ổn định tại khu vực phía Nam Trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Kiên Long mở rộng chi nhánh hoạt động ra khu vực phía Bắc và gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động Ngân hàng luôn chiếm được lòng tin từ khách hàng, phát huy thế mạnh của mình ở các thị trường tiềm năng và có kết quả kinh doanh ổn định và lành mạnh Tuy nhiên, môi trường kinh doanh còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra như nợ xấu, nợ khó đòi Việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng 2
NHTMCP Kiên Long là một trong những NHTMCP lâu năm, hoạt động mạnh và ổn định tại khu vực phía Nam Trong những năm gần đây, ngân hàng TMCP Kiên Long mở rộng chi nhánh hoạt động ra khu vực phía Bắc và gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động Ngân hàng luôn chiếm được lòng tin từ khách hàng, phát huy thế mạnh của mình ở các thị trường tiềm năng và có kết quả kinh doanh ổn định và lành mạnh Tuy nhiên, môi trường kinh doanh còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra như nợ xấu, nợ khó đòi Việc nghiên cứu đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng 2
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình 2
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình 2
2.Mục đích nghiên cứu 2
Trang 5TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
CHƯƠNG 2 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP KIÊN LONG-CHI NHÁNH HÀ NỘI 23
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của NHTMCP Kiên Long chi nhánh HN giai đoạn 2009-2011 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG-CHI NHÁNH HÀ NỘI 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 7Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2009-2011 26
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của NHTMCP Kiên Long chi nhánh HN giai đoạn 2009-2011 28
Bảng 2.3 Tình hình cho vay của NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội giai đoạn 2009-2011 32
Bảng 2.4 Tổng dư nợ NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội 2009-2011 34
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và thời hạn NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011 36
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 37
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo TPKT NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 38
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo TSĐB NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 39
Bảng 2.9 Tình hình nợ quá hạn NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 40
Bảng 2.10 Phân loại nợ theo mức độ rủi ro NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 42
Bảng 2.11 Phân loại NQH theo thời hạn NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 43
Bảng 2.12 Nợ quá hạn phân theo loại tiền NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 44
Bảng 2.13 Tình hình nợ xấu tại NH TMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 45
Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ xấu theo loại hình cho vay giai đoạn 2009-2011 46
Bảng 2.15 NQH có khả năng tổn thất NH TMCP Kiên Long CN Hà Nội 48
Bảng 2.16 Tình hình trích lập và sử dụng DPRRTD NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 2009-2011 48
Bảng 2.17 Khả năng bù đắp rủi ro NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội 49
Biểu đồ
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại đóngvai trò vô cùng to lớn đối với sự ổn định và phát triển của một quốc gia Nềnkinh tế sẽ nhanh chóng phát triển nếu quốc gia đó có hệ thống ngân hàng hoạtđộng lành mạnh và sẽ rất khó khăn nếu như hệ thống ngân hàng hoạt động yếukém Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có tiềm năng mạnh trong khuvực cũng như trên thế giới, nhu cầu vốn trong nền kinh tế là rất lớn, phục vụ choquá trình đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và giao thương với bạn bè quốc
tế Vì vậy, ngân hàng thương mại chính là cầu nối quan trọng giữa các tổ chức
và cá nhân, thực hiện việc thu hút vốn từ nơi nhàn rỗi và cung ứng cho nhữngnơi có nhu cầu vốn Ngày nay, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc
tế đem lại rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế phát triển, giao lưu với các quốc giatrong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng gặp không ít thách thức của rào cảnthương mại quốc tế, tình hình khủng hoảng nợ công Châu Âu, hoạt động chínhtrị bất ổn ở các nước Trung Đông mà Việt Nam có quan hệ thương mại, do vậy,
hệ thống ngân hàng thương mại càng có vai trò quan trọng hơn nữa trong việc
ổn định thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập với nền kinh tế thếgiới, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể.Quá trình hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, các ngân hàng luôn mở rộng thịtrường hoạt động của mình, nhưng tất yếu là phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại
và tìm được vị thế trên thị trường Một trong những khó khăn đặc trưng mà ngânhàng gặp phải chính là rủi ro, và trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà ngânhàng thương mại phải đối mặt thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn nhất Rủi rotrong hoạt động tín dụng không chỉ tác động tới bản thân NHTM mà còn tácđộng tiêu cực tới nền kinh tế Chính vì vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi
Trang 10ro tín dụng luôn cần được các NHTM quan tâm và có biện pháp phòng ngừacũng như hạn chế kịp thời.
NHTMCP Kiên Long là một trong những NHTMCP lâu năm, hoạt độngmạnh và ổn định tại khu vực phía Nam Trong những năm gần đây, ngân hàngTMCP Kiên Long mở rộng chi nhánh hoạt động ra khu vực phía Bắc và gặt háiđược nhiều thành công trong hoạt động Ngân hàng luôn chiếm được lòng tin từkhách hàng, phát huy thế mạnh của mình ở các thị trường tiềm năng và có kếtquả kinh doanh ổn định và lành mạnh Tuy nhiên, môi trường kinh doanh cònnhiều biến động, hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi những tổn thất do rủi
ro tín dụng gây ra như nợ xấu, nợ khó đòi Việc nghiên cứu đo lường và đưa racác giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng vàcần thiết đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung vàngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu công tác phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long-chi nhánh Hà Nội
Trang 11Phạm vi nghiên cứu: đánh giá công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
của NHTMCP Kiên Long-chi nhánh Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu : Khóa luận sử dụng các phương pháp thống
kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, các phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử
5 Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được bố cục thành ba chương:
Chương 1 : Tổng quan về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long-chi nhánh Hà Nội
Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kiên Long-chi nhánh Hà Nội
Do thời gian thực tập tại ngân hàng còn ngắn, cũng như trình độ kiến thức cònhạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự quantâm đóng góp của thầy cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện và có chất lượngtốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay vàbên đi vay, trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàntrả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng vàcác tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốctrong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá, còn việc hoàn trảđược lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thịtrường
Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc cóhoàn trả giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhântrong xã hội, được thực hiện trên cơ sở ngân hàng huy động mọi nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong hoạt động kinhdoanh và tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng là sản phẩm đặc thù của ngân hàng thương mại trong đóhoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngânhàng.Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trườngthông qua việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốnngày càng phát triển trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sảnxuất, điều hoà vốn trong nền kinh tế do đó tín dụng ngân hàng được xem như làđòn bẩy trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trang 131.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Ngân hàng cung cấp rất nhiều hình thức tín dụng cho nhiều đối tượng kháchhàng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau Theo điều 98 mục 2 Luật các tổchức tín dụng thì tín dụng ngân hàng được thể hiện dưới các hình thức sau:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định
phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loạitín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại Tín dụng ngắnhạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động vàcho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
+ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho
vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xâydựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp
vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Trang 14 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai loại
+ Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu
động như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên liệu cho sản xuất
+ Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định.
Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn Tíndụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp vàcông trình mới
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cung cấp cho các
nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh
+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng
+Tín dụng không bảo đảm: không có tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh từ
người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín khách hàng
+Tín dụng có bảo đảm: dựa trên cơ sở các bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc
có sự bảo lãnh từ người thứ ba
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: theo tiêu thức này tín dụng
ngân hàng có thể chia thành các loại sau:
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khiđáo hạn
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
Trang 15+Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tàichính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
1.2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Hoạt động cơ bản của một ngân hàng là huy động vốn và cho vay, vớimục đích nhằm tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩnrủi ro khiến cho ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi khi đến hạn Có thểnói đây là rủi ro cơ bản và chủ yếu của một ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu dokhách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn vàlãi Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến làkhoản cho vay đó sẽ bị tổn thất.Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàmchứa rủi ro Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro màngân hàng gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây nên hậu quả nặng nề nhất.Rủi ro tín dụng ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro của khách hàng vay vốn,ngoài ra, thực tế cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra còn vì khách hàng cố ý khôngtrả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụng vốn
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam thì "rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo camkết"
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào tính chất của rủi ro tín dụng, RRTD được chia thành hai loại:
- Rủi ro đọng vốn: Khách hàng chậm trả vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng
- Rủi ro mất vốn: Khách hàng không thực hiện việc thanh toán cho ngân hàng
Trang 16Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD phân chia thành các loại sau:
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm vàrủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản tronghợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo
và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
Không thu đủ lãi
Không thu đủ vốn cho vay
Phát sinh lãi
treo
Phát sinh nợ quá hạn
Phát sinh lãi treo đóng băng
Phát sinh nợ khó đòi
Khả năng thanh toán suy giảm Hiệu
quả kinh doanh giảm
Trang 17+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử
lý các khoản vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục : là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chiathành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Rủi ro nàyxuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vayvốn
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đốivới một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùngmột ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặccùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
1.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà các NHTM đang dồn toàn tâmtoàn lực để giải quyết Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng ở các NHTM hiện naythì cần thiết phải tìm ra nguyên nhân phát sinh để có biện pháp giải quyết Cácnguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng là:
* Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng:
Chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều bất cập
Chính sách tín dụng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động chovay của ngân hàng Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ đem lại lợi nhuận cao chongân hàng và giảm thiểu rủi ro Tuy nhiên hiện nay, chính sách tín dụng củaNHTM còn nhiều bất cập như: chính sách tín dụng đề cao việc tăng dư nợ hơn
là chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, quan tâm đến tài sản đảm bảo nhiều
Trang 18hơn là tính hiệu quả của phương án vay vốn Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tíndụng, mỗi ngân hàng cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý.
Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế
Rủi ro tín dụng tồn tại trong tất cả các khâu của quy trình cho vay bao gồm:
- Thông tin khách hàng không đầy đủ trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn
Trong quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng phải thuthập đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng Tuy nhiên, trong trường hợpthông tin không đầy đủ và chính xác sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho ngân hàng.Bởi vì thông tin về khách hàng không đầy đủ sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai.Việc cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay sai dẫn đến NHTM cho vaynhững trường hợp rủi ro không trả được nợ
Thông tin về doanh nghiêp bao gồm tập hợp các thông tin về tình hình tài chính,quản trị, điều hành, ban lãnh đạo, khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, các NHTM có thể tham khảo thông tin về doanh nghiệp qua Trungtâm thông tin tín dụng (CIC) Tuy nhiên, dữ liệu do CIC cung cấp không phảithường xuyên đầy đủ và cập nhật Do đó, các NHTM chủ yếu dựa vào nguồnthông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn
- Định giá khoản vay chưa phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng
Việc định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng không chỉlàm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cânnhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro củangân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và kháchhàng Các ngân hàng định giá khoản vay thể hiện ở việc cấp giới hạn tín dụngcho khách hàng Nếu mức độ rủi ro của ngân hàng thấp sẽ được cấp giới hạn tíndụng cao và ngược lại Do đó, nếu đánh giá mức độ rủi ro không phù hợp sẽ làmtăng rủi ro cho ngân hàng
Trang 19- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp
Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống:không có tài sản đảm bảo; hoặc ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá; hoặc tàisản thế chấp không đủ điều kiện về tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanhkhoản và yêu cầu không tranh chấp Tài sản thế chấp là phương án dự phòng khi
dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro Không có phương án kinh doanhnào là phi rủi ro nên tài sản đảm bảo là cần thiết, song tâm lý ỷ lại tài sản thếchấp cũng là một yếu tố gây ra rủi ro do khoản vay cần được trả bằng tiền chứkhông phải bằng tài sản
- Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa chặt chẽ
Công tác kiểm tra, giám sát món vay, định kỳ đánh giá lại doanh nghiệp, khoảnvay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan
hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và
bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, khôngphát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp
- Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng: Trong quá trình tác nghiệp, cán bộ tíndụng có thể gặp rủi ro đạo đức do quan hệ mờ ám với khách hàng, bị kháchhàng mua chuộc với mục đích che dấu những thông tin xấu của doanh nghiệp
Trang 20hoặc làm thay đổi biến thông tin xấu thành thông tin tốt, dẫn đến việc cho vayđối với những khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro
* Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
Rủi ro từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi rotín dụng ngân hàng Có thể là những nguyên nhân không chủ ý hoặc cố tình củakhách hàng nhưng đều để lại tổn thất cho ngân hàng
- Do năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế.Năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh là yếu tố định tính, không thể địnhlượng được Do đó, trong hồ sơ vay vốn, khả năng này không được thể hiện nêncán bộ tín dụng khó có thể nắm bắt được Trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh, sự hạn chế này sẽ bộc lộ thông qua một số các chỉ tiêu tài chínhnhư: hàng hóa tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm ,mức độ nghiêm trọng sẽ là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản Khi đó rủi
ro tín dụng thuộc về ngân hàng và ngân hàng sẽ khó lòng thu hồi được đầy đủvốn
- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mụcđích vay, gian lận số liệu trong hồ sơ vay, chủ động lừa đảo ngân hàng, chây ỳtrả nợ Trong trường hợp do khách hàng cố tình thì việc phát hiện ra nguyênnhân sẽ khó khăn hơn nhiều đối với cán bộ tín dụng Với mong muốn vay vốnbằng mọi cách, khách hàng sẽ tìm mọi thủ đoạn để nhằm lừa đảo, chiếm dụngvốn của ngân hàng
Hiện nay có nhiều trường hợp khách hàng cố tình gian lận trong các báo cáo tàichính, tạo ra những số liệu không trung thực, đưa ra những báo cáo tài chính
"đẹp" để được ngân hàng chấp thuận cho vay Trong khi rất nhiều báo cáokhông được kiểm toán thì việc gian lận này ngân hàng sẽ khó nhận biết được
Trang 21- Môi trường kinh tế - xã hội: Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vững mạnh
thì sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và cólãi, khi đó, rủi ro tín dụng thấp Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn, có nhiều biếnđộng về chính trị, xã hội sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của mọithành phần kinh tế, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao
Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có tác động lớn đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với các chínhsách kinh tế thông thoáng, tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế sẽ tạođiều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh cả chiều rộng và chiều sâu, làm ăn hiệu quả, có lãi sẽ có nguồn để trả nợngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng
- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật có vai trò to lớn đối với tất cả các hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia Ở nước ta hiện nay, hệ thốngpháp luật chưa hoàn thiện, có nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển về mọimặt Các chính sách kinh tế nói chung chưa đồng bộ, nhất quán gây khó khăncho các doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
đó có thể dẫn đến một số rủi ro
Đối với hoạt động ngân hàng, các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng còn thiếu
và còn yếu, chưa thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụngđối với các ngân hàng thương mại Tính ứng dụng của các chính sách này chưacao, chưa mang tính thực tiễn là nguyên nhân lớn dẫn đến sự không nhất quánkhi đưa vào sử dụng
Trang 22- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến mọi hoạt
động của đời sống xã hội Hiện nay, dù công nghệ tiên tiến, máy móc kỹ thuậthiện đại nhưng con người vẫn chưa chế ngự được tự nhiên Các yếu tố thuộcmôi trường tự nhiên như: mưa gió, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, động đất, sóng thần
có thể ập đến bất cứ lúc nào đe doạ cuộc sống của con người Khi thiên tai xảy
ra, rủi ro là rất lớn do con người chưa thể kiểm soát được Do đó, hậu quả để lạirất nặng nề đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặt biệt đối với những ngànhphụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp Rủi ro cho vaytrong trường hợp này là rất lớn, khả năng không thu hồi được nợ gốc và nợ lãirất cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể dẫn đến phásản
1.2.4 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Một số dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng:
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Khách hàng có biểu hiện:
+ Các khoản nợ gốc và lãi khách hàng không thanh toán đầy đủ hoặc chậmthanh toán
+ Xin ngân hàng cho kéo dài thời hạn trả nợ, xin gia hạn nợ
+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ
+ Vốn vay bị sử dụng với mục đích khác so với thoả thuận trong hợp đồng
+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng
+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về quanđiểm, mục đích, cách thức quản lý
+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý dẫn đến việc dùng ngườikhông hiệu quả và có hiện tượng những người có năng lực rời khỏi công ty+ Nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn và tranh giành quyền lực
+ Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giá trị sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm
+ Thu nhập không ổn định và thiếu tính thường xuyên
Trang 23+ Chậm trễ trong thanh toán lương cho nhân viên
+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm
+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường
Nhóm 4: Nhóm dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính, kế toán
+ Chậm chễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tàichính không hợp lý và thiếu chuẩn xác
+ Tăng doanh số bán hàng nhưng lãi giảm hoặc lỗ
+ Tiền mặt giảm, vốn lưu động giảm
+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch
Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại
+ Doanh nghiệp chuyển lĩnh vực kinh doanh, kinh doanh những ngành nghề màkhông thuộc chuyên môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao
+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng,không nhập được những nguyên liệu đặc chủng
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích ví dụnhư: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho TSCĐ, nhà xuởng
+ Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý
Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật
+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh doanh củadoanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi
+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật
1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng gây ra nhiều tác động to lớn đến không chỉ một chủ thể mà rấtnhiều thành phần trong nền kinh tế Nhận biết rõ những ảnh hưởng rủi ro đó,ngân hàng mới thấy được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và hạn chế rủi rotín dụng Những tác động đó có thể thấy rõ ràng qua ảnh hưởng của rủi ro tíndụng đến ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
* Tác động rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của ngân hàng: Đối với mỗi ngân hàng, uy tín
giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh Với hoạt động cơbản là huy động vốn, các ngân hàng luôn mong muốn tạo dựng uy tín để huyđộng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân Trong trường hợp xảy ra rủi
ro tín dụng sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến
Trang 24khả năng không thu hồi được gốc và lãi, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng lên Kháchhàng sẽ mất lòng tin ở ngân hàng và dẫn đến việc họ không còn tin tưởng để gửitiền và tham gia giao dịch ở tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngânhàng cung cấp Uy tín không chỉ với khách hàng mà còn với cả các ngân hàngbạn trong nước và quốc tế, khi đó, ngân hàng khó mà nhận được những khoảntín dụng khi cần thiết từ phía họ Ngoài ra, ngân hàng khó có thể có các mốiquan hệ đại chúng làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụmới của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Ngân hàng luôn
luôn phải duy trì khả năng thanh toán của mình trong mọi trường hợp Bất cứkhi nào người gửi tiền đến rút khoản tiền mà họ gửi tại ngân hàng thì ngân hàngđều phải chi trả đầy đủ cả gốc và lãi Với vai trò là trung gian huy động nguồnvốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận,ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nguồn vốn mà ngân hàng đãhuy động được khi xảy ra rủi ro tín dụng Khi đó, ngân hàng bị tổn thất vềnguồn vốn nhưng vẫn phải thanh toán đầy đủ cho các khoản nợ và khoản vaycủa ngân hàng
- Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Với mỗi ngân hàng, lợi
nhuận thu được từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ rất lớn, từ 40-80% tổng lợinhuận Rủi ro tín dụng làm cho ngân hàng mất một phần lợi nhuận do không thuđược lãi cho vay, đồng thời, ngân hàng phải bù đắp phần gốc vay không thu hồiđược từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Điều này làm cho lợi nhuận của ngânhàng còn lại càng bị thấp Ngoài ra, không chỉ là giảm lợi nhuận từ chính khoảncho vay đó mà ngân hàng còn bị giảm lợi nhuận ở những chi phí cơ hội chonhững khoản đầu tư có lợi khác mà không đủ vốn đầu tư Không thu được vốn
và lãi đúng kế hoạch khiến cho những kế hoạch tài chính khác cũng bị ảnhhưởng, lợi nhuận từ kế hoạch đó giảm khiến cho lợi nhuận toàn ngân hàng giảm
Trang 25- Rủi ro tín dụng có thể dẫn tới phá sản ngân hàng: tín dụng là hoạt động chủ
yếu của ngân hàng, khi rủi ro tín dụng xảy ra tác động đến hoạt động tín dụngcủa ngân hàng, chính là gây ảnh hưởng rất mạnh đến hậu quả kinh doanh Vấn
đề quan trọng là giảm lợi nhuận, giảm uy tín, và giảm khả năng thanh toán…của ngân hàng Khi mà ngân hàng không đủ sức để chống đỡ, sự giúp đỡ củacác tổ chức không đủ khả năng bảo vệ ngân hàng khỏi áp lực phá sản, thì quyluật tất yếu là ngân hàng phải tuyên bố phá sản và để lại một hậu quả khônlường cho chính khách hàng và nền kinh tế
* Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Ngân hàng - tài chính là lĩnh vực có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh
tế Hoạt động ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến tất cả các tổ chức kinh tế,chính trị, xã hội và cá nhân, hộ gia đình Khi nền kinh tế càng phát triển thìngân hàng càng giữ vai trò quan trọng Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quảxấu cho chính ngân hàng như: giảm khả năng thanh toán, giảm uy tín, giảm lợinhuận, đồng thời cũng gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế Sự sụp đổ củacác ngân hàng sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với kinh tế, xã hội Người gửitiền bị mất vốn, có thể bị khánh kiệt; các doanh nghiệp không có vốn để tiếp tụcduy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất rakhông tiêu thụ được Như vậy hậu quả tất yếu là dẫn đến suy thoái kinh tế Rủi
ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của một nước mà ảnh hưởng sâurộng đến nền kinh tế khu vực và thế giới Bởi vì hiện nay, quan hệ tín dụngkhông chỉ hạn chế trong phạm vi một nước mà còn tồn tại quan hệ tín dụng toàncầu, cho vay giữa các quốc gia với nhau Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thểtác động đến nền kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế
Chúng ta đã biết vai trò của tín dụng ngân hàng, đó là sự lưu thông nguồn vốntrong nền kinh tế và phân bổ tài nguyên giữa các chủ thể Một khi rủi ro tín dụngxảy ra, hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng, thì nguồn vốn không được lưu thông,gặp sự ách tắc trong quá trình luân chuyển, dẫn đến các khâu phía sau của nguồn
Trang 26vốn bị ảnh hưởng, không chỉ là một ngành mà tất cả các ngành trong nền kinh
tế Khi đó người thừa tiền và người thiếu tiền không gặp nhau trên thị trường,tính tối ưu của dòng vốn trong nền kinh tế không đạt được
Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống cònđối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự
ổn định và phát triển của toàn xã hội
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1 Các chỉ tiêu định lượng
Kết cấu dư nợ tín dụng
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngânhàng cao hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệphoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnhvực nhất định sẽ có rủi ro lớn do tập trung vốn cao
Như vậy, dựa vào kết cấu tín dụng (theo thành phần, đối tượng ngành nghề, thờihạn) kết hợp với các yếu tố liên quan tới khách hàng, thị trường của ngân hàng
và của khách hàng ta có thể đánh giá rủi ro tín dụng là cao hay thấp
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTMkhông được vượt quá 5% Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ
mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trảđúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Để đảmbảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Namđược phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhómsau:
Trang 27+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu=
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,
…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kếtnày đã hết hạn
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến cókhả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãikhông đủ trang trải nợ gốc và lãi
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của TCTDbao gồm các nhóm nợ như sau:
+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khảnăng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc
và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
+ Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năngtổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại
Trang 28+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá
là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấulại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Theo quyđịnh hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/tổng nợ quá hạn
Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp rủi ro của ngân hàng Nó cho thấy trong mộtđồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất nói một cách khác, chỉ tiêunày phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong tổng nợ của ngân hàng
Nợ quá hạn có khả năng tổn thất là những khoản nợ quá hạn có thời gian trên 12tháng Đối với ngân hàng, việc duy trì các chỉ tiêu này cao trong các báo cáo tàichính là điều khó chấp nhận ngân hàng luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống
và biện pháp duy nhất là tích cực thu các khoản vay này Những khoản nào thực
sự không thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng vàlấy quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp
Dự phòng rủi ro
Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ cam kết chỉ tiêunày cao hay thấp cũng có thể đánh giá RRTD của ngân hàng
1.3.2 Các chỉ tiêu định tính
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, ngân hàng còn dùng rất nhiều chỉ tiêu khác
để đánh giá rủi ro tín dụng như: tính đa dạng hoá của tài sản, chấm điểm kháchhàng, đặt giá đối với các khoản vay…
Chấm điểm khách hàng: Bằng việc phân tích tình hình tài chính, hiệu
quả phương án đi vay, năng lực quản lý của doanh nghiệp… ngân hàng sẽ lậpmột bộ hồ sơ khách hàng và dựa vào những thông số trên để xếp loại và cho
Trang 29điểm Ngân hàng sẽ lập một thang điểm chuẩn rồi dựa vào đó đánh giá và chấmđiểm khách hàng.
Quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng: Đối với những
khách hàng có quan hệ lâu dài và tốt đẹp với ngân hàng thì ngân hàng sẽ yêntâm hơn, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn Những khách hàng này sẽ được ngân hàngcho vay với nhiều ưu đãi như lãi suất thấp, có thể không cần bảo đảm tiền vay,không chịu nhiều sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng Còn đối với những kháchhàng mới lập quan hệ với ngân hàng chưa lâu, chưa có uy tín cao thì ngân hàngcần có nhiều thời gian để thu thập thông tin về khách hàng này, chi phí sẽ caohơn và lượng thông tin có thể sẽ không đầy đủ Do vậy đối với những đối tượngnày thì ngân hàng rất có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn
Chất lượng TSĐB: Với những hình thức đảm bảo khác nhau thì mức độ
rủi ro cũng khác nhau và ngân hàng cũng quản lý những khoản vay này theonhững phương thức khác nhau Thông thường thì khoản vay nào cũng cần cóTSĐB nhưng đối với một số khoản vay theo chỉ thị của cấp trên, các khoản vayđối với các công ty uy tín thì không cần có TSĐB
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NHTMCP KIÊN LONG-CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về ngân hàng Kiên Long-chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP KIÊN LONG được thành lập theo giấy phép thành lập số0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam vàngày 27/10/1995, ngân hàng Kiên Long chính thức đi vào hoạt động
Chi nhánh Hà Nội: ra đời ngày 05/06/2007, được sự chấp nhận của ban lãnh đạongân hàng Kiên Long, ngân hàng Nhà nước và chính quyền TP Hà Nội, chinhánh đặt tại 34A Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tại lễ khai trương chi nhánh Hà Nội, ngân hàng Kiên Long đã ký thỏa thuậnhợp tác chiến lược với ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng công ty Du lịchSài Gòn (Saigontourist).Theo bản thỏa thuận, các bên sẽ hỗ trợ, hợp tác về tàichính, sản phẩm, dịch vụ, đào tạo nguồn nhận lực… nhằm phát huy tối đa thếmạnh của mỗi bên
Sau khi khai trương chi nhánh Hà Nội đã ngay lập tức đi vào hoạt động xâydựng và cải tạo cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng tuyển nhân lực và đào tạo để
có những cán bộ nhân viên có trình độ tham gia hoạt động của chi nhánh
Chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển đồng thời có cũng là giaiđoạn bắt đầu phát triển mạnh của ngân hàng nên chi nhánh cũng có những bướcphát triển đáng kể:
Phát triển thương hiệu:
Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các chươngtrình quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động xã hội và tham gia tài trợ các sự kiệnvăn hóa thể dục thể thao …
Trang 32 Liên kết với các đối tác:
Ký kết hợp tác chiến lược với ba đối tác là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB),Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Trường Đại học Kinh tế TP HồChí Minh nhằm nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ và đào tạo.Kienlong Bank Hà Nội đã chính thức cung ứng dịch vụ SMS Banking đến kháchhàng Về dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế: Kienlongbank đang thương thảo vớiACB và các hãng phát hành dự kiến sẽ hoạt động trong quý I năm 2012
Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế như: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tíndụng chứng từ … kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếp và qua đường dâynóng nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng
Công nghệ thông tin:
Chương trình quản lý tác nghiệp ngân hàng GoldRiver được vận hành ổn địnhđáp ứng nhu cầu hiện tại và mở rộng quy mô hoạt động của Kienlong Bank Hệthống mạng được thực hiện an toàn, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng cáchoạt động nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng
Quá trình hoạt động: Ngân hàng Kiên Long – Hà Nội luôn chấp hành
tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, thamgia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật
Chấp hành tốt mọi quy định của ngành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cung ứng vốn cho nềnkinh tế, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà
Với sự chỉ đạo của hội sở từ ngày thành lập chi nhánh Hà Nội đã có những bứtphá ngoạn mục từ việc Ban Lãnh đạo đã quyết tâm mở rộng mạng lưới, đẩymạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán của nền kinhtế
Hiện tại chi nhánh có 4 phòng giao dịch là :
Trang 33Phòng GD Bạch Mai ( trụ sở 291 Bạch Mai )
Phòng GD Láng Hạ ( trụ sở 27 Láng Hạ )
Phòng GD Đống Đa ( 976 Đường Láng)
Phòng GD Đồng Xuân ( trụ sở 65 Nguyễn Trường Tộ )
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội
2.1.3 Một số hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Hà Nội
Tình hình kinh doanh của NHTMCP Kiên Long nói chung cũng như chi nhánh
Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây có những bước phát triển lớn và đạtđược những thành tựu đáng kể Sau đây để tìm hiểu về tình hình kinh doanh củaNHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội ta xét tới tình hình hoạt động kinhdoanh, tình hình huy động vốn, tình hình cho vay của ngân hàng
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Trang 34a Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Kiên Long chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 -2011
Thông qua 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế ta có thểđánh giá một cách tổng quát về tình hình kinh doanh của KienLong Bank chinhánh Hà Nội Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2009-2011
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
So sánh
2010 so với 2009 2011 so với 2010
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch Tỷ lệ (%)Doanh thu thuần 6500 13500 28195 7000 107,69 14695 108,85 Chi phí 4000 8500 20582,5 4500 112,50 12082,5 142,15 Lợi nhuận 1875 3750 7612,5 1875 100,0 3862,5 103
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội)
Trang 35Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2009-2011
Qua bảng số liệu trên, ta thấy được các chỉ tiêu tổng doanh thu, chi phí, lợinhuận trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của NHTMCP Kiên Long chi nhánh HàNội đều có xu hướng tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinhdoanh của chi nhánh
Năm 2010 so với năm 2009, doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng hơn 100%,điều này cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra doanh thu cũng nhưlợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là rất tốt, trong khi điều kiện kinh tế thếgiới và Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn
Năm 2011, tỷ lệ này còn cao hơn cả năm năm 2010 cả về số tuyệt đối và tỷ lệgia tăng tương đối Ngân hàng luôn không ngừng mở rộng cho vay, gia tăng cácloại hình dịch vụ nên doanh thu vẫn tăng đều đặn Chi phí trong năm nay tăngmạnh bởi ảnh hưởng của tình hình thị trường lạm phát, khủng hoảng nợ côngchâu Âu, ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào cao, làm cho chi phí tăng mạnh hơn.Tuy vậy, lợi nhuận vẫn tăng gần 4 tỷ đồng, tương đương 103%
Trang 36Chi nhánh đang hoạt động đúng hướng trong quá trình phát triển của mình mà ít
bị ảnh hưởng nhiều của tình hình kinh tế xã hội
Như vậy, trong giai đoạn 2009-2011 NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội đã
nỗ lực phấn đấu trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều biệnpháp tiếp thị khách hàng… Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng chinhánh vẫn kinh doanh có lãi
b Hoạt động huy động vốn của NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội Bảng 2.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của NHTMCP Kiên Long chi
nhánh HN giai đoạn 2009-2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2010/09 2011/10
TGTK của dân cư 105552 45 134056 45 199875 44 28504 65819
Trang 37Theo bảng số liệu trên ta thấy được tổng nguồn vốn huy động NHTMCP KiênLong chi nhánh Hà Nội qua các năm đều tăng mạnh
Năm 2010 so với năm 2009, số vốn huy động tăng 63343 triệu đồng, tươngđương 27% Sang năm 2011, số vốn huy động tăng mạnh 154909 triệu đồng,tương đương 52% Số vốn này tăng mạnh chủ yếu ở khoản vốn nhận từ các tổchức tín dụng tăng
Trong cơ cấu nguồn vốn thì chủ yếu vốn của chi nhánh là từ tiền gửi tiết kiệm từdân cư, luôn chiếm khoảng 45%, điều này cho thấy ngân hàng huy động chủ yếu
là từ các khoản tiền nhàn rỗi từ dân chúng, nhận được sự tin tưởng từ dân cư vàcác khách hàng quen thuộc an tâm khi gửi ngân hàng Kiên Long luôn có chínhsách linh hoạt về lãi suất, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm huy động vốn đểphù hợp với tình hình của thị trường vì vậy KiênLong Bank chi nhánh Hà Nội
đã huy động được một lượng vốn đáng kể trong năm 2009 từ dân cư
Khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là không cao, và thay đổi thất thường năm
2010 tăng 27564 triệu đồng, nhưng năm 2011 lại giảm 11358 triệu đồng, có thểđiều này là do ngân hàng Kiên Long chưa thực sự gây được ảnh hưởng tới các
Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội
2009-2011
Trang 38tổ chức tài chính kinh tế trong nước, cũng như chưa có nhiều chính sách thu húttiền gửi từ các tổ chức này Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh không thực
sự tốt của các TCKT năm 2011 cũng là một nhân tố giảm lượng tiền gửi trongnăm
Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước áp trần lãisuất huy động, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn Tuynhiên bằng sự phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và cùng với sản phẩm huy độngvốn thích hợp, nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn hiệu quả và đảm bảothanh khoản trong hoạt động
c Hoạt động thanh toán quốc tế-kinh doanh ngoại tệ.
Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ năm 2011 đạt216,63 triệu đồng, đạt 80% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 66% so với năm
2010 Trong đó: tổng phí dịch vụ thanh toán quốc tế thu về năm 2011: 25,23triệu đồng; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 191,4 triệu đồng
d Hoạt động liên ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động liên ngân hàng năm 2011 đạt 318,13 triệu đồng, đạt105,5% kế hoạch so với năm 2011 và tăng 15,5 % so với năm 2010
2.2 Thực trạng RRTD tại ngân hàng Kiên Long chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Văn bản pháp luật
Công tác phòng chống và hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàngthương mại nói chung và tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội tuân theocác văn bản pháp luật sau:
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Quyết định số Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm
2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Trang 39Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụngban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước
Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 quy định về hệthống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài
Chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN ngày 23/5/2006 về việc tăng cường cácbiện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của cácTCTD
Chỉ thị số 03/2007/CT - NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng
và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 quy định vềcác tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông
tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Thông tư 22/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày20/05/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quyđịnh về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chếcho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng kèm theo Quyết định1627/2011/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Trang 40Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ của các
a Doanh số cho vay của NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội 2009-2011
Tình hình cho vay của KienLong Bank Hà Nội cũng có những kết quả đáng chú
ý Sau đây là bảng số liệu về tình hình cho vay của KienLongBank Hà Nội trong