1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam – thực trạng và giải pháp

38 2,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 300,5 KB

Nội dung

Hiện Hải quan Italia có 28 máy soi container nhiều nhất so... Các container cầnđược kiểm tra trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế sớm nhất có thể, nóichung là tại ca

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ HẢI QUAN

Tên đề tài:

HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ

GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Huy

Sinh viên thực hiện: H – CQ513134Lớp chuyên ngành: Kinh tế Hải quan K51

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 8

1.1 Rủi ro trong lĩnh vực Hải quan 8

1.1.1 Khái niệm 8

1.1.2 Phân loại rủi ro 8

1.1.3 Mức độ rủi ro 9

1.1.4 Một số rủi ro thường gặp trong lĩnh vực Hải quan 10

1.2 Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan 11

1.2.1 Khái niệm 11

1.2.2 Lợi ích của hoạt động quản lý rủi ro 11

1.2.3 Quy trình thực hiện quản lý rủi ro 11

1.3 Kinh nghiệm của Hải quan các nước về hệ thống quản lý rủi ro 13

1.3.1 Kinh nghiệm của Italia 13

1.3.2 Kinh nghiệm của Mỹ 14

Trang 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO

TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 17

2.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và các biện pháp của ngành Hải quan trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro 17

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 17

2.1.2 Những điều kiện cần thiết để Hải quan Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý rủi ro 17

2.2 Khái quát thực trạng tiến hành hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan Việt Nam 18

2.2.1 Quá trình tiếp cận quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam 18

2.2.2 Phân cấp quản lý rủi ro 21

2.2.3 Quy trình thực hiện quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam 22

2.3 Thành tựu và hạn chế trong hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam thời gian qua 24

2.3.1 Thành tựu 24

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 26

2.3.3 Bài học kinh nghiệm 29

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 32

3.1 Dự báo tình hình của hệ thống quản lý rủi ro trong thời gian tới 32

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro 33

3.2.1 Về phía nhà nước 33

3.2.2 Về phía cơ quan Tổng cục Hải quan 33

3.2.3 Về phía cộng đồng doanh nghiệp 37

Trang 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VNACCS : Hệ thống thông quan điện tử theo công nghệ Nhật Bản(Các chức năng chính của hệ thống sẽ phục vụ cho khâu thông quan hàng hóa xuấtnhập khẩu và thiết lập cổng thông tin phục vụ cơ chế một cửa hải quan, với nhữngtùy chỉnh ở mức độ tối thiểu không làm thay đổi căn bản thiết kế hệ thống ban đầuđang vận hành tại Nhật Bản)

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước sự gia tăng các hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới, cùng vớiáp lực của cộng đồng quốc tế yêu cầu giảm thiểu sự can thiệp từ phía chính phủkhiến hải quan các nuớc phải đổi mới phương thức quản lý nhằm đạt được sự cânbằng thích hợp giữa tạo điều kiện thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ sự

Trang 5

tuân thủ theo quy định của pháp luật và quản lý rủi ro được lựa chọn như một giảipháp tối ưu nhất Hải quan các nước, dù hoạt động dựa trên hệ thống tự động haythủ công, đều có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro - giải pháp đóng vai tròtrung tâm trong tiến trình hiện đại hoá hải quan.

Hải quan Việt Nam chính thức áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro từ ngày01/01/2006, khi Luật Hải quan sửa đổi (năm 2005) có hiệu lực nên công việc cònnhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng không thể chậm trễ, nếu không muốn tụt hậu

so với xu thế chung của thế giới

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến quản lý rủi ro trong lĩnh vực hảiquan nhưng chủ yếu tập trung giới thiệu phương pháp quản lý rủi ro, kinh nghiệmcủa một số nước và sự cần thiết phải áp dụng trong bối cảnh Việt Nam, chứ chưa

có đề tài nào đánh giá thực trạng, phương hướng toàn diện, nâng cao hiệu quả quảnlý thông qua kỹ thuật đánh giá rủi ro

Xuất phát từ đòi hỏi lý luận và thực tiễn, đề tài “Hệ thống quản lý rủi ro củaHải quan Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” là nghiên cứu quan trọng, cần thiếttrong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống lý luận về rủi ro, quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

- Đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Namtrong tiến trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro của Hảiquan Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu

- Các chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực xuất nhậpkhẩu và quản lý nhà nước về Hải quan của Việt Nam

- Một số rủi ro thường gặp trong lĩnh vực Hải quan

Trang 6

- Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan của một số nướctrên thế giới.

- Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hảiquan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại của Hải quan Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hả quan mới chỉ chính thức áp dụngquản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩuthương mại Mặt khác, do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu thực trạng áp dụng quản lý rủi ro đối với vấn đề này, chứ không đi sâuvào nghiên cứu quản lý rủi ro đối với phương tiện vận tải, hành lý xuất, nhập cảnh,quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan…

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, trên phạm vi cả nước

- Về thời gian, chủ yếu từ năm 2005 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê

- Phương pháp chuyên gia

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được chia thành 3 chương, cụ thể nhưsau:

Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hệ thống quản lý rủi roChương II: Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hảiquan của Hải quan Việt Nam

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý rủi

ro của Hải quan Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HỆ

THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

1.1 Rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

1.1.1 Khái niệm

Rủi ro tồn tại khắp mọi nơi, trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, khôngloại trừ ai và lĩnh vực hải quan cũng không phải ngoại lệ Tuy nhiên, do đặc trưngcủa mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, rủi ro tồn tại dưới những hình thức khácnhau Trong ngành Hải quan, người ta định nghĩa như sau:

- Theo quan điểm của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): rủi ro là sựkhông tuân thủ pháp luật về hải quan

Trang 8

- Theo quan điểm của Hải quan Mỹ, rủi ro là mức độ không tuân thủpháp luật làm tổn thất hoặc thiệt hại đến thương mại, công nghiệp hoặc cộng đồng.

Hải quan là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phươngtiện vận tải, hành lý xuất nhập cảnh qua biên giới nhằm bảo vệ an ninh kinh tế củaquốc gia, bảo vệ cộng đồng xã hội và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hợptác quốc tế dựa trên tính tuân thủ luật pháp về hải quan và các quy định khác cóliên quan Những hành vi tiềm ẩn sự không tuân thủ pháp luật, cản trở việc thựchiện nhiệm vụ của cơ quan hải quan đều bị coi là vi phạm và phải được ngăn ngừa,hạn chế ở mức cao nhất

1.1.2 Phân loại rủi ro

Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích nghiêncứu, nhưng trong phạm vi đề tài này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu cách phân loạitheo hậu quả rủi ro Theo cách phân loại này, rủi ro gồm có rủi ro thuần tuý và rủi

Trong lĩnh vực Hải quan, rủi ro được phân thành 3 loại sau:

- Rủi ro tiềm ẩn: gồm những rủi ro vốn là nguy cơ tiềm ẩn sẵn có nhưbuôn lậu, gian lận thương mại mà cơ quan Hải quan luôn phải đối mặt hàng ngàyđang trở nên tinh vi và khó kiểm soát hơn

- Rủi ro quy định: là những rủi ro phát sinh từ việc các nhà xuất nhậpkhẩu lợi dụng sơ hở trong quy định của pháp luật, cố ý làm trái để gian lận thươngmại hoặc nhập lậu hàng hoá

Trang 9

- Rủi ro phát hiện: là những sai phạm nghiêm trọng của đối tượng quảnlý hải quan mà nhân viên hải quan không phát hiện được hoặc những sai phạm củahải quan cấp dưới không được các đoàn kiểm tra cấp trên phát hiện ra.

1.1.3 Mức độ rủi ro

Dựa trên ma trận 3x3 về mối quan hệ giữa khả năng và hậu quả rủi ro, Hảiquan Việt Nam đã phân cấp mức độ rủi ro như sau:

Hậu quả Cao Trung

 Mức độ rất cao: là những rủi ro có khả năng phá vỡ việc đạt được cácmục tiêu lớn của hệ thống, đòi hỏi phải lập kế hoạch quản lý và nghiên cứu chi tiếttheo yêu cầu tại các cấp quản lý cao nhất

 Mức độ cao: là những rủi ro có khả năng gây khó khăn đối với việcđạt được các mục tiêu chung, do đó, cần có sự quan tâm, can thiệp kịp thời của banquản lý cấp cao để giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra

 Mức độ trung bình: là những rủi ro gây ra một số tổn thất, làm giánđoạn hoặc vi phạm quy trình kiểm soát, cần phải phân định rõ trong các tráchnhiệm quản lý

Trang 10

 Mức độ thấp: là những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến quá trình quảnlý, nhưng không đe doạ đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống và cần phải đượcquản lý bằng các quy trình hàng ngày.

 Mức độ rất thấp: những tác động của rủi ro này có thể bỏ qua đối vớihệ thống, nên không cần thiết phải tập trung nguồn lực để quản lý chúng

1.1.4 Một số rủi ro thường gặp trong lĩnh vực Hải quan

- Không phát hiện được việc vận chuyển hàng hoá trái phép qua biêngiới

- Không kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước

- Trình độ cán bộ hải quan không đáp ứng yêu cầu thực tế

- Thiếu công nghệ và trang bị máy móc phù hợp hỗ trợ cho công việc

- Không bảo vệ được cộng đồng

- Cung cấp cho Chính phủ những số liệu thống kê không chính xác

- Khả năng tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá hợp pháp thấp

1.2 Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

1.2.1 Khái niệm

Theo Hải quan New Zealand định nghĩa: “quản lý rủi ro là việc áp dụng mộtcách hệ thống các chính sách quản lý, quy trình thủ tục nhằm xác định, phân tích,đánh giá và tiến hành các biện pháp đối phó với rủi ro”

1.2.2 Lợi ích của hoạt động quản lý rủi ro

- Giúp tổ chức nhận dạng rủi ro và thực hiện các chương trình ngănchặn, kiểm soát tổn thất hiệu quả

- Có cơ sở chặt chẽ, minh bạch trong việc lập kế hoạch chiến lược và racác quyết định quản lý

- Giảm chi phí phát sinh không cần thiết

- Tạo tiền đề thuận lợi cho các khâu nghiệp vụ tiếp theo

Riêng đối với ngành hải quan, quản lý rủi ro là phương pháp quản lý khoahọc mang tính logic và hệ thống nhằm:

Trang 11

- Giảm bớt áp lực về khối lượng công việc, thông qua đánh giá, xácđịnh đối tượng có rủi ro cao, tập trung nguồn lực quản lý.

- Tạo được sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soátchặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanhvà xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm giá thành sản phẩm,tăng lợi thế cạnh tranh và doanh thu

1.2.3 Quy trình thực hiện quản lý rủi ro

1.2.3.1 Xác lập bối cảnh

Đây được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro vì nócung cấp nền tảng hoạt động cho các bước tiếp theo của chu trình và cũng là bước

bị nhiều người bỏ sót khi tiến hành quản lý rủi ro, dẫn đến lập kế hoạch quản lý rủi

ro thiếu hoàn chỉnh và chính xác

Nhiệm vụ của bước này cần phải xác định mục tiêu quản lý và thiết lập bộtiêu chí quản lý rủi ro, làm cơ sở để xem xét, đánh giá và triển khai công tác quảnlý rủi ro được thống nhất trong toàn hệ thống tổ chức

Thông thường, các tiêu chí rủi ro của ngành hải quan được tập trung vào cácyếu tố như thông tin về doanh nghiệp (tình hình tài chính, ý thức chấp hành phápluật), về hàng hoá xuất nhập khẩu, nước xuất xứ, cách thức mô tả, phương thứcthanh toán, phương tiện vận chuyển, thuế suất thuế xuất nhập khẩu Mỗi tiêu chíđược gắn với một điểm số nhất định Kết quả tổng hợp điểm tương ứng với sự tínhtoán về quy mô, hậu quả của rủi ro có thể xảy ra

1.2.3.2 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro được coi là bước đơn giản nhất trong quy trình quản lý rủi

ro nhằm tiên lượng các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức,nguyên nhân và cách thức xảy ra

Trang 12

Yêu cầu đối với giai đoạn này là thông tin cập nhật đầy đủ, chính xác, toàndiện Ngoài ra, cần nhận dạng chính xác các rủi ro mang tính tiêu cực để có biệnpháp ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện của chúng và tận dụng các yếu tố rủi ro tíchcực Đôi khi, việc không nắm bắt và tận dụng triệt để các cơ hội có thể xem là rủi

ro lớn nhất trong các loại rủi ro

1.2.3.3 Phân tích rủi ro

Mục đích chính của giai đoạn này là nhằm phân tích sâu hơn các rủi ro đãđược nhận dạng dựa trên mối quan hệ giữa khả năng và hậu quả rủi ro, tạm thờiphân cấp rủi ro theo 2 nhóm: rủi ro chấp nhận được hay không để có các giải phápxử lý rủi ro kịp thời

1.2.3.4 Đánh giá rủi ro

Bằng các công cụ phân tích tỷ số, phân tích chuỗi thời gian, phân tích hồiquy, phân tích tương quan để tìm biến động chung, các yếu tố bất thường, từ đódự báo xu hướng, ước lượng tổn thất và tính toán điểm số giả định cho từng tiêuchí rủi ro Điểm số rủi ro của đối tượng kiểm tra càng cao, rủi ro được đánh giá caotheo tỷ lệ thuận và có các biện pháp kiểm soát, xử lý phù hợp

Sử dụng bộ tiêu chí đồng bộ để đánh giá toàn diện, các giá trị của rủi rokhông chỉ mang tính định tính, mà còn định lượng được Rủi ro được so sánh dễdàng, khách quan và khoa học hơn, chứ không phải chỉ nhìn nhận bằng sự phánđoán chủ quan của người phân tích

1.2.3.5 Kiểm soát và xử lý rủi ro

Nguyên tắc vận dụng phương pháp kiểm soát rủi ro dựa trên sự cân bằnggiữa lợi ích và hiệu quả của chi phí rủi ro và được áp dụng chung cho tất cả cácloại rủi ro, chứ không chỉ giới hạn với rủi ro thuần tuý Tuỳ theo mỗi cơ cấu tổchức, lĩnh vực hoạt động, các nhà quản trị rủi ro có những công cụ và kỹ thuậtkiểm soát và xử lý rủi ro khác nhau như né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảmthiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro, quản trị thông tin

Trang 13

1.2.3.6 Theo dõi và đánh giá kết quả

Bước cuối cùng rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro là theo dõi vàđánh giá kết quả bởi đây là động tác cần thiết nhằm xem xét tính hiệu quả và lợiích do quản lý rủi ro mang lại, rà soát lại toàn bộ quy trình, đánh giá, so sánh hiệuquả và mục đích ban đầu đề ra với kết quả xử lý rủi ro, từ đó, rút ra bài học và tìmgiải pháp hoàn thiện quy trình Chức năng này cần được thực hiện liên tục, gắn liềnvới từng bước trong quy trình quản lý rủi ro và quán triệt đến từng cấp quản lý rủi

ro cụ thể

1.3 Kinh nghiệm của Hải quan các nước về hệ thống quản lý rủi ro

1.3.1 Kinh nghiệm của Italia

Hải quan Italia được thành lập từ năm 1859 và là tổ chức hải quan có bề dày truyềnthống nhất Châu Âu Hải quan Italia đã xây dựng và triển khai thành công hệ thốngtự động hoá hải quan trên cơ sở tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và các hoạt độngliên quan khác theo hướng đơn giản và tuân theo các chuẩn mực của Công ướcKyoto sửa đổi của WCO Việc tái thiết kế quy trình được thực hiện trên nền tảng

cơ chế một cửa/một điểm dừng với việc xử lý kiểm tra theo kỹ thuật QLRR (có sựlồng ghép các quy trình và thống nhất các hoạt động kiểm tra, kiểm soát với sựtham gia của các lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu)

Về áp dụng QLRR, Hải quan Italia đang áp dụng bộ tiêu chí của EU để raquyết định xử lý khai báo và thông quan Tuy nhiên, quan hệ giữa bộ tiêu chí quốcgia và bộ tiêu chí của EU còn có khoảng cách cần được san lấp do những đặc thùgiữa quốc gia và khối Thực tế, 28 nước thuộc EU đều áp dụng bộ tiêu chí QLRRchung, nhưng việc triển khai lại khác nhau với những mức độ khác nhau

Là quốc gia có đường biên giới biển dài ở Châu Âu, Hải quan Italia đã đượcđầu tư thích đáng về phương tiện kiểm soát cảng biển và kiểm tra hàng hoá vậnchuyển đường biển Hiện Hải quan Italia có 28 máy soi container (nhiều nhất so

Trang 14

với các cơ quan Hải quan trong khối EU) được bố trí tại hầu hết cảng biển củanước này.

1.3.2 Kinh nghiệm của Mỹ

Hải quan Mỹ là cơ quan duy nhất và thống nhất quản lý biên giới, cơ quanHải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảovệ an ninh nước Mỹ và người dân Mỹ

Cơ quan này đã đưa ra Sáng kiến An ninh Container (CSI) để giải quyếtnhững mối đe doạ an ninh biên giới và thương mại toàn cầu do các phần tử khủngbố có khả năng sử dụng các Container vận chuyển bằng đường biển để mua bán vũkhí CSI đề xuất một cơ chế an ninh đảm bảo tất cả các Container có tiềm ẩn rủi rophải được nhận diện và kiểm tra tại các cảng xuất ở nước ngoài trước khi chúngđược chất lên tàu để tới Mỹ CBP đã đặt các đội quân tinh nhuệ lấy từ CBP và lựclượng kiểm soát Hải quan và Nhập cư để phối hợp làm việc với các cộng sự ngườinước sở tại Nhiệm vụ của họ là xác định, kiểm tra trước và chỉ đạo các biện phápnghiệp vụ để điều tra những lô hàng có tiềm ẩn rủi ro sẽ tới Mỹ

Ba thành phần chính của CSI là: (i) nhận diện các container có độ rủi ro cao.CBP sử dụng các công cụ xác định trọng điểm tự động để nhận diện các nguy cơkhủng bố trên cơ sở thông tin trước và thông tin tình báo chiến lược; (ii) đánh giávà kiểm tra các container trước khi chúng được vận chuyển Các container cầnđược kiểm tra trong chuỗi cung ứng thương mại quốc tế sớm nhất có thể, nóichung là tại cảng xuất; (ii) sử dụng công nghệ để kiểm tra trước các Container cóđộ rủi ro cao nhằm đảm bảo rằng, việc kiểm tra được tiến hành nhanh chóng,không gây cản trở cho dòng chảy thương mại Công nghệ này bao gồm các máy soiContainer lớn bằng tia X, tia gamma và các thiết bị phát hiện phóng xạ

Thông qua CSI, cán bộ của CBP làm việc với cơ quan Hải quan nước chủnhà để thiết lập các tiêu chí an ninh xác định các container có độ rủi ro cao Các cơquan này sử dụng công nghệ kiểm tra không phá mẫu (NII) và các thiết bị phát

Trang 15

hiện phóng xạ để soi các Container tiềm ẩn nguy cơ cao trước khi chúng được xếplên tàu để đến các cảng của Mỹ.

Hiện CSI đang được triển khai tại 58 cảng biển nước ngoài ở Bắc Mỹ, châu

Âu, châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latinh và Trung Mỹ Tổng cộng có

35 cơ quan Hải quan cam kết tham gia chương trình này Xấp xỉ 86% hàng hoátrong các container vận chuyển bằng đường biển xuất sang Mỹ được soi chiếutrước khi vào Mỹ

CSI tiếp tục mở rộng các vị trí chiến lược trên toàn thế giới Tổ chức Hảiquan thế giới (WCO), Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm G8 đã ủng hộ việc mởrộng CSI và đã thông qua các nghị quyết thực hiện những biện pháp an ninh củaCSI áp dụng tại các cảng biển trên thế giới

Để mở rộng CSI, các cảng biển nước ngoài phải đáp ứng được các tiêuchuẩn tối thiểu như sau:

- Cảng biển phải thường xuyên có khối lượng lớn các container vận chuyểntrực tiếp tới các cảng của Mỹ

- Cán bộ hải quan nước sở tại phải có khả năng kiểm tra hàng hoá xuất khẩu,hàng quá cảnh các cảng biển của nước mình

- Cảng biển phải được trang bị và sử dụng các thiết bị kiểm tra không phámẫu (NII) (bằng tia X hoặc gamma) và các thiết bị phát hiện phóng xạ

- Cảng biển phải có hệ thống QLRR tự động

- Cán bộ hải quan nước sở tại phải chia sẻ dữ liệu, thông tin tình báo vàthông tin QLRR với CBP

- Cảng biển phải tiến hành đánh giá kỹ cơ sở hạ tầng và cam kết giải quyếtnhững vấn đề tồn đọng về hạ tầng

- Cảng biến phải duy trì các chương trình liêm chính, xác định và kiên quyếtđấu tranh chống lại những hành vi vị phạm liêm chính

Trang 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 2.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và các biện pháp của

ngành Hải quan trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước

2.1.2 Những điều kiện cần thiết để Hải quan Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý rủi ro.

2.1.2.1 Hệ thống khuôn khổ pháp lý

Là cơ quan thực thi pháp luật, với nền tảng là Luật Hải quan ban hành năm

2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2005 với các điều khoản số 29, điều 30, điều 32;Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005, các Nghị định,Thông tư, Quyết định và các văn bản hướng dẫn dưới Luật khác có liên quan,chính thức cho phép Hải quan Việt Nam áp dụng quy trình quản lý rủi ro, coi đónhư một phương pháp quản lý hiện đại cần thiết của cơ quan hải quan

2.1.2.2 Quy trình thủ tục hải quan

Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Hải quan (2005) được ban hành, cùngvới Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan về “Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”, quản lý rủi ro chính thứcđược công nhận là công cụ quản lý của Hải quan Việt Nam kể từ ngày 01/01/2006

2.1.2.3 Hoạt động kiểm tra sau thông quan

Trang 17

Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được hình thành từ năm 2002 Sau 4 nămtriển khai đã chứng tỏ tính hiệu quả và là nghiệp vụ không thể thiếu khi tiến hànhhiện đại hoá ngành hải quan, là nhân tố cốt yếu trong quy trình quản lý rủi ro/

Từ tháng 6/2006, mô hình kiểm tra sau thông quan có sự thay đổi với Cụckiểm tra sau thông quan được tổ chức quản lý theo hướng chuyên sâu, tham mưucho lãnh đạo Tổng cục về hoạch định chính sách, chỉ đạo xây dựng chiến lược vànâng cấp quản lý phòng kiểm tra sau thông quan tại các địa phương thành Chi cụckiểm tra sau thông quan, nhằm đảm bảo đúng bản chất về tổ chức, nhiệm vụ chứcnăng, tạo thuận lợi và hiệu quả cao, nâng cao tính chủ động cho các đơn vị này

2.1.2.4 Nguồn nhân lực

Tổng cục Hải quan luôn chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thườngxuyên tổ chức tuyển dụng mới nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức năngđộng, sáng tạo trong thời đại mới Do đó, số lượng và chất lượng cán bộ công chứchải quan đã tăng lên nhiều qua thời gian

2.1.2.5 Cơ sở vật chất

Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong dự án Hiện đại hoá Hải quan,Tổng cục Hải quan đã tiến hành trang bị thêm các phương tiện, thiết bị hiện đạinhư hệ thống máy vi tính đồng bộ có nối mạng internet, các thiết bị giám sát hànghiện đại, phục vụ công tác kiểm soát, thay thế dần các trang thiết bị, phương tiệnlàm việc cũ, giảm thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian, sức lao động với kết quảkiểm tra chính xác, kiểm soát hiệu quả

2.1.2.6 Hệ thống công nghệ thông tin

Hiện nay, phần lớn các Cục và Chi cục hải quan địa phương đều đã đượctrang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối khu vực diện rộng (WAN) đểkết nối với cơ quan Tổng cục Hải quan Một số chương trình phần mềm ứng dụngnghiệp vụ đa chức năng được triển khai trên toàn quốc đã phát huy hiệu quả, đơn

Trang 18

giản hoá thao tác nghiệp vụ, là cơ sở để tiến tới thực hiện thông quan điện tử trêntoàn quốc

2.2 Khái quát thực trạng tiến hành hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan Việt Nam

2.2.1 Quá trình tiếp cận quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam

Trước năm 1997, khái niệm quản lý rủi ro nói chung còn rất xa lạ không chỉvới các công chức trong nhành mà cả với cá nhân, tổ chức có liên quan

Trong giai đoạn 1997 – 2001, với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, yêucầu đơn giản hoá thủ tục hải quan ngày càng trở nên cấp thiết, Hải quan Việt Nam

đã áp dụng phân luồng hành khách tại các cửa khẩu sân bay quốc tế thành 3 nhóm:luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ, nhưng chỉ mang tính chất sao chép thuần tuý,tự phát và ở mức sơ khai, chưa thể hiện được các nguyên tắc quản lý rủi ro

Trong Luật Hải quan (2001) cũng đã quy định về hình thức, căn cứ để tiếnhành kiểm tra thực tế hàng hoá, nhưng chưa chính thức công nhận phương phápquản lý rủi ro mà phải đến khi Luật hải quan sửa đổi năm 2005, đặc biệt với Quyếtđịnh số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 đã bổ sung, cụ thể hoá Luật Hải quan,tạo cơ sở để ngành Hải quan áp dụng quy trình quản lý rủi ro – công cụ quan trọngtrong hoạt động quản lý – kể từ ngày 01/01/2006

Điểm nhấn trong công tác QLRR năm 2011, đó là ngày 7-6-2011, Bộ trưởngBộ Tài chính kí Quyết định số 1402/QĐ-BTC về việc thành lập Ban QLRR Hảiquan Theo đó, Ban QLRR Hải quan có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộcủa TCHQ xây dựng mô hình tổ chức QLRR độc lập trực thuộc TCHQ để Tổngcục trưởng TCHQ báo cáo Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan và theo quy định của pháp luật…

Với vai trò là đơn vị thu thập, xử lý thông tin QLRR trực thuộc Tổng cụcHải quan, Ban QLRR đã bắt tay vào xây dựng Chiến lược phát triển QLRR giai

Trang 19

đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; trong đó, phát triển đội ngũ cán bộlàm công tác QLRR có đủ năng lực, chuyên sâu về nghiệp vụ là nhiệm vụ được ưutiên hàng đầu

Một mặt, chú trọng xây dựng, phát triển và tổ chức áp dụng QLRR toàndiện, chuyên sâu trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan trên cơ sở phù hợpvới các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về QLRR và thực tiễn hoạt động của ngànhHải quan Mặt khác, tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý về thu thập, xử lý thôngtin và QLRR, kiện toàn hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR theo hướng chuyênnghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ

Từ đó, đảm bảo các yêu cầu về số lượng, chất lượng và có năng lực trình độchuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Cụ thể, luật hóacác quy định có tính nguyên tắc về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan vàQLRR Xây dựng hệ thống đơn vị chuyên trách QLRR theo 3 cấp (Tổng cục, cụcvà cấp chi cục) theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu về nghiệp vụ, với tổng sốkhoảng 800 CBCC làm công tác này (hiện nay khoảng trên 600) Trong số này cótrên 70% CBCC đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, chủ động và độc lập thực hiệnnhiệm vụ công tác được giao

Cùng với đó, xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin hải quan vàthông tin nghiệp vụ hải quan đảm bảo cập nhật, chia sẻ, trao đổi cung cấp thông tintrong và ngoài Ngành, đáp ứng cơ bản các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Hải quan.Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tích hợp và xử lý dữ liệu tựđộng; nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng đảm bảo việc đồng bộ hóa dữ liệu và thôngsuốt hệ thống; tiếp nhận, tổ chức triển khai Hệ thống Thông tin tình báo (VCIS)trong khuôn khổ dự án hợp tác hỗ trợ xây dựng Hệ thống thông quan tự động vàHải quan một cửa (VNACCS) do Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ

Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với các bộ, ngành

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w