Về phía cơ quan Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

2. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

3.2.2.Về phía cơ quan Tổng cục Hải quan

3.2.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi theo hướng quản lý rủi ro

Trước sự phát triển nhộn nhịp và biến động thường xuyên của hoạt động thương mại quốc tế, ngành Hải quan Việt Nam phải có những thay đổi kịp thời để thích nghi và không bị tụt hậu. Vì vậy, xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi là việc làm thiết thực và cần tiến hành ngay. Trước hết, chiến lược quản lý sự thay đổi cần phải tập trung vào các vấn đề sau:

a. Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan

Cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mạng lưới hải quan trên toàn quốc theo hướng giảm cấp quản lý trung gian, giảm số lượng Cục hải quan địa phương, tăng tính tự chủ và linh hoạt cho các Chi cục, cải thiện cơ chế liên lạc và phản hồi thông tin giữa các cấp quản lý.

b. Xây dựng quy trình thủ tục hải quan hiện đại

Điều quan trọng trong việc xây dựng các quy trình thủ tục hải quan hiện đại là phải đơn giản hoá cho cả cơ quan hải quan và các bên có liên quan, tạo thuận lợi cho hải quan, nhưng không được gây khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời, có khả nnăg chia sẻ rủi ro giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp và các tổ chức tài chính có liên quan như:

- Thực hiện thông quan hàng hoá trước khi hàng đến, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện giao dịch, khai báo điện tử, giảm bớt các thủ tục giấy tờ trong bộ hồ sơ, giảm chi phí luân chuyển và lưu trữ hồ sơ trong nội bộ hải quan.

- Cho phép doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu, lệ phí thủ tục thep phương thức thanh toán một lần các khoản nợ trong tháng với sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trung gian, thay vì quản lý từng lô hàng riêng rẽ theo thời gian ân hạn thuế như quy định hiện hành.

c. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá

- Thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại dựa trên năng lực, nhu cầu công việc, đảm bảo tất cả các cán bộ hải quan “đa năng”, có đủ trình độ, hiểu biết, khả năng phát triển toàn diện, sẵn sàng tiếp nhận sự cải cách, đổi mới và cung cấp “dịch vụ” chất lượng hoàn hảo cho cộng đồng và các nhà đầu tư.

- Phổ biến rộng rãi trong toàn ngành kiến thức mới như kỹ thuật quản lý rủi ro, phương pháp thu thập và phân tích thông tin doanh nghiệp...

- Thường xuyên tiến hành luân chuyển cán bộ nhằm đào tạo tại chỗ và toàn diện về nghiệp vụ cho cán bộ và tránh để nảy sinh tình trạng tiêu cực, sách nhiễu doanh nghiệp.

d. Trang bị hệ thống máy móc, thiết bị làm việc hiện đại

- Ưu tiên trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị kiểm soát hiện đại tại các sân bay quốc tế, cảng biển, các cửa khẩu biên giới – nơi có lưu lượng hàng hoá và người qua lại động, khó kiểm soát được bằng các kỹ thuật thủ công.

- Rà soát, sửa chữa hoặc thay thế kịp thời, đảm bảo hiệu quả các thiết bị đã lắp đặt.

e. Coi công nghệ thông tin là chìa khoá đạt được mục tiêu

Hiện đại hoá quy trình thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá rất cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhất là ở các khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, nhưng cần nhận thức rõ công nghệ thông tin có vai trò quan trọng với chương trình cải cách ngành Hải quan nhưng không phải là tất cả. Quy trình hải quan theo

đúng chuẩn quốc tế mới là ưu tiên hàng đầu trong cải cách, nếu không lưu ý đến điều này thì ứng dụng công nghệ thông tin sẽ rất lãng phí.

3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro

- Quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý rủi ro trong Tổng cục Hải quan nhằm gắn trách nhiệm của từng cấp với công việc cụ thể họ phải đảm trách, nhất là trong khâu thu thập, truyền, nhận thông tin.

- Bổ sung các tiêu chí còn thiếu, hoàn thiện bộ tiêu chí quản lý rủi ro nhằm bao quát đầy đủ hơn các yếu tố rủi ro phát sinh.

- Xây dựng phương pháp tính toán, thang điểm tiêu thức rủi ro trong hệ thống cơ sở dữ liệu để có kết quả sát thực tế nhất.

- Đồng bộ hệ thống dữ liệu giữa phần mềm quản lý rủi ro với các chương trình phần mềm đa chức năng hiện đang triển khai.

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan

Hoạt động “hậu kiểm” hiệu quả là cơ sở để quy trình thông quan hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn. Đó là bộ phận cấu thành không thể thiếu khi áp dụng phương pháp mới này. Vì vậy, các cán bộ kiểm tra sau thông quan cần sàng lọc đối tượng, chủ động đặt mục tiêu kiểm tra theo kế hoạch chu kỳ hàng năm các giao dịch có rủi ro cao, các sai phạm và mô tả sai lệch nhằm thẩm định mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, góp phần quản lý hải quan hiệu quả, ngăn chặn gian lận thương mại.

3.2.2.4. Tăng chất lượng thông tin thu thập và thông tin tình báo Hải quan

Cần thống nhất các thông tin giữa hai hình thức thu thập thông tin định lượng thông qua phân tích các thông tin thu thập được từ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thông quan, kiểm tra sau thông quan và thu thập định tính qua kênh thông tin tình báo; minh bạch hoá chiến lược, hệ thống thu thập thông tin tình báo để hỗ trợ sự phát triển và duy trì việc quản lý rủi ro, hồ sơ rủi ro.

3.2.2.5. Tuyên truyền, giáo dục tính tuân thủ cho doanh nghiệp

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật chỉ vì thiếu thông tin về các quy định pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan tới xuất nhập khẩu hàng

hoá, phương tiện vận tải. Bởi vậy, một mặt, cơ quan hải quan phải triển khai các cơ sở cho quản lý sự tuân thủ, tạo môi trường minh bạch, nhất quán và thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Mặt khác, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật, các quy định thương mại, quy định về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý tới các đối tượng hoạt động xuất nhập khẩu thông qua nhiều phương tiện truyền thông như báo chí, phương tiện phát thanh, truyền hình, bản tin, tạp chí, tờ rơi, internet... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tăng cường hỗ trợ, hợp tác với hải quan các quốc gia có hoạt động thương mại chính đang diễn ra, phát triển các mối quan hệ ngoại giao biên giới, hướng tới các thoả thuận thực hiện quy chế thủ tục kiểm tra hải quan đơn giản, thuận lợi hơn như phối hợp kiểm tra một lần đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước láng giềng, tránh kiểm tra trùng lặp 2 lần tại 2 quốc gia.

- Thường xuyên trao đổi thông tin về hàng hoá với các nước xuất khẩu, nhập khẩu để kịp thời nắm bắt, đánh giá rủi ro phát sinh.

- Tích cực hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng thành công phương pháp quản lý rủi ro như Mỹ, EU, Singapore...

Một phần của tài liệu hệ thống quản lý rủi ro của hải quan việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)