1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BẢO LÃNH PHÁT HÀNH IPO QUỐC TẾ

1 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 26,5 KB

Nội dung

Bài đọc thêm: Bảo lãnh phát hành IPO quốc tế. Luật chứng khoán VN hiện nay quy đònh các doanh nghiệp khi tiến hành chào bán chứng khoán lần đầu (IPO) phải có một tổ chức tài chính tư vấn chứ không quy đònh bắt buộc phải có một đơn vò bảo lãnh cho đợt phát hành này. Thiết nghó cần nên đưa quy đònh “bắt buộc” phải có một tổ chức bảo lãnh phát hành khi doanh nghiệp tiến hành IPO vào Luật chứng khoán thay cho quy đònh “nếu có” ( trong Điều 14 – chương II của Luật Chứng khoán ) vì nhiều lý do: nhà đầu tư an tâm hơn vì giá cổ phiếu của đợt phát hành này đã được bảo chứng và trong một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn, thực hơn; các CtyCK với vai trò bảo lãnh phát hành (trước kia chỉ là tư vấn đònh giá) sẽ phân tích kỹ càng hơn khi đònh giá cổ phiếu phát hành và có trách nhiệm đối với đợt phát hành đó; các doanh nghiệp phát hành nhờ vậy sẽ thành công hơn trong mục đích phát hành của mình. Thực tế các đợt IPO không thành công vừa qua cho thấy rằng chúng ta quá chú trọng đến việc bán cổ phiếu với giá cao mà chưa có một cách nhìn dài hơi và vó mô hơn để có thể mang lại lợi ích dài hạn to lớn hơn. Để đạt được mục tiêu hài hoà giữa đơn vò phát hành (các doanh nghiệp nhà nước), các nhà đầu tư và đơn vò bảo lãnh phát hành, cần thiết nên thực hiện giải pháp bảo lãnh phát hành quốc tế. Các đơn vò bảo lãnh phát hành quốc tế (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán) sẽ đònh giá doanh nghiệp một cách độc lập sau đó đưa ra giá chào cho nhà nước, đồng thời tiến hành thăm dò nhu cầu thò trường để điều chỉnh giá sát với thò trường. Dựa trên kết quả chào giá cạnh tranh, nhà nước sẽ chọn ra đơn vò bảo lãnh giá phát hành cao nhất, có tính đến các yếu tố kỹ thuật khác, và đây chính là giá chính thức phát hành ra thò trường cho tất cả các nhà đầu tư. Đơn vò bảo lãnh phát hành sẽ có trách nhiệm thu hút nhà đầu tư tham gia đăng ký mua cổ phần để bảo đảm sự thành công của IPO. Nếu IPO không thành công, đơn vò bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua lại hết số cổ phiếu không bán được theo giá chào cam kết. Như vậy đơn vò bảo lãnh phải đònh giá và đưa ra mức giá vừa đủ cao để thắng thầu nhưng vừa đủ hợp lý để nhà đầu tư có thể chấp nhận được. Trên thực tế Việt Nam, để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi phải có các đơn vò có quy mô lớn và năng lực cao. Do đó thiết nghó, nên sử dụng các đơn vò bảo lãnh IPO quốc tế. Tồn tại trong giải pháp này là vấn đề phát sinh liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Có nghóa là nếu không bán được hết số cổ phần cho nhà đầu tư trong nước, các đơn vò bảo lãnh phát hành cũng không đủ điều kiện mua lại do có thể đã sử dụng hết tỷ lệ sở hữu. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đề nghò tiếp theo là nhà nước sẽ cho phép các đơn vò bảo lãnh phát hành nắm giữ số cổ phiếu trên trong một thời gian ngắn ( 3 đến 6 tháng ) sau đó họ phải bán phần vượt tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên do tâm lý các nhà đầu tư trong nước thường sẵn sàng mua với giá nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận và được đònh giá kỹ lưỡng, trường hợp này cũng sẽ rất ít xảy ra.

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w