Khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa”, lần đầu tiên được nhà lý luận Xô viết sử dụng để chỉ phương hướng phát triển của một số quốc gia ở Châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh, sau khi giành được độc lập dân tộc không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà chủ trương đi lên chủ nghĩa xã hội (xem từ điển CNXHKH – Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980). Theo phương hướng này các Đảng phái chính trị cầm quyền có xu hướng tiến bộ thực hiện những cải cách kinh tế, phát triển văn hoá – xã hội, thực hành chính sách chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm, tính tất yếu định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.1. Khái niệm Khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa”, lần đầu tiên được nhà lý luận Xô viết sử dụng để chỉ phương hướng phát triển của một số quốc gia ở Châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh, sau khi giành được độc lập dân tộc không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà chủ trương đi lên chủ nghĩa xã hội (xem từ điển CNXHKH – Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980). Theo phương hướng này các Đảng phái chính trị cầm quyền có xu hướng tiến bộ thực hiện những cải cách kinh tế, phát triển văn hoá – xã hội, thực hành chính sách chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. Đối với Việt Nam, ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng. Chính cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930, chỉ rõ: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản ” 1 . Cương lĩnh chính trị 10/1930 của Đảng cũng khẳng định: “Trong lần đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là cuộc cách mạng tư sản dân quyền… Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng ….Đông Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chính các nước giúp sức mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” 2 Tuy nhiên, kể từ khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975) vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa về thực tiễn mới xuất hiện như một xu 1 Hồ Chí Minh, To n tà ập, tập 3, Nxb CTQG, H, 1995, trang 1 2 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG,H,1998, trang 93 -94 hướng khách quan của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Đại hội IV của Đảng ta chưa dùng thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” song tư tưởng về định hướng xã hội chủ nghĩa cũng được thể hiện ở một số nội dung trong định hướng chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lới phát triển kinh tế- xã hội của Đảng ta. Đại hội VI - Đại hội đánh dấu đường lối đổi mới và mở đầu công cuộc đổi mới của Đảng ta. Đây là quá trình đổi mới tư duy lý luận và tổ chức hoạt động thực tiễn của Đảng. Đổi mới làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là thay đổi mục tiêu, phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó mà đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xã hội, đất nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cũng đã xuất hiện nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Đây là cơ sở hiện thực làm xuất hiện thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong các văn kiện của Đảng ta, thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên xuất hiện tại Nghị quyết TW 6 (VI) tháng 3/1989 ở phần hai, mục “Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hợi VI và phương hướng nhiệm ba năm tới” trong đó có đoạn: “Kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển, nắm vững vị trí then chốt trong nền kinh tế, phát huy ưu thế và kỹ thuật, công nghệ không ngừng nâng cao năng xuất…bảo đảm cho sự phát triển ổn định và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” Đại hội VII thì thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong văn kiện đại hội ngay trong bài học kinh nghiệm đầu tiên: “Một là, phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới …Điều kiện cốt yếu để công cuộc đổi mới giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và đi đến thành công là trong quá trình đổi mới Đảng phải kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội. Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình” 3 . Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã viết: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” 4 . Từ đó đến nay khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” đẫ được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, sách báo, tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn, các công trình khoa học. Đại hội VIII của Đảng ta, khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa ” đã trở thành nội dung chủ đạo trong các văn kiện của đại hội. Nhiều nhà khoa học, cơ quan khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về định hướng xã hội chủ nghĩa (xem Tạp chí cộng sản số 4 – 2/1996, số 7 - 4/1996, số 5 – 3/1996). Đặc biệt đề tài khoa học cấp Nhà nước KX - XH. 01.07 do cố Trung tướng, Giáo sư Trần Xuân Trường làm chủ nhiệm đã trình bày có hệ thống về định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cơ bản đời sống xã hội (xem sách “Về định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội ” – Nxb CTQG, H, 2000). Theo đó định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng phát triển của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là định hướng giá trị xã hội chủ nghĩa do chủ thể cách mạng xác lập, phù hợp với xu hướng khách quan, nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thông qua những biện pháp đấu tranh toàn diện, sâu sắc để hiện thực hoá những giá trị đó tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực đời sống xã hội. 3 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII , Nxb Sự thật,H,1991, trang 52 -53 4 Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước… Nxb Sự thật,H,1991, trang 9 -10 - Định hướng xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất giữa nhân tố chủ quan với điều kiện, nhân tố khách quan trên cơ sở nhận thức đúng quy luật, hành động đúng quy luật của sự phát triển xã hội nói chung và các quy luật trên các lĩnh vực xã hội nói riêng. - Mục tiêu của định hướng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Con đường để đến mục tiêu đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực xã hội. - Chủ thể định hướng xã hội chủ nghĩa là toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình xác lập, lựa chọn, hiện thực hoá giá trị của chủ nghĩa xã hội, các giá trị tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại trở thành giá trị hiện thực trong đời sống xã hội và cuộc sống của nhân dân bảo đảm cho sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cách mạng xã hội. - Định hướng xã hội chủ nghĩa phải thông qua hành động cách mạng của cả hệ thống chính trị và nhân dân với những phương thức, biện pháp đúng đắn, thiết thực, hiệu quả. - Định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội luôn được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thông qua quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. - Định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình xây dựng cái mới, cái tiến bộ và ngăn ngừa, loại trừ những cái cũ ký, lạc hậu, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, đấu tranh chống những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Tính tất yếu của định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Tính tất của định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết bắt nguồn từ tính tất yếu, đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ … của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan, là quá trình lịch sử lâu dài, trong đó tồn tại đan xen đấu tranh giữa các yếu tố tư bản chủ nghĩa và các yếu tố xã hội chủ nghĩa, giữa hai xu hướng phát triển: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, phương hướng phát triển khách quan của đất nước song tự phát đi theo con đường tư bản chủ nghĩa cũng là một khuynh hướng hiện thực diễn ra trong tất cả các lĩnh vực xã hội. Để bảo đảm cho sự phát triển vững chắc theo chủ nghĩa xã hội, tất yếu cần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. - Trong thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn rất gây go, quyết liệt. Các thế lực thù địch ra sức chống phá chủ nghĩa xã hội bằng những thủ đoạn hết sức nham hiểm, đặc biệt là “Diễn biến hoà bình”. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là bài học xương máu về sự cần thiết phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển xã hội. - Thực trạng đời sống xã hội đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng đã có những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực với các mức độ khác nhau. Chệch hướng xã hội chủ nghĩa là một nguy cơ, thách thức đang biểu hiện. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhân dân có sự suy thoái về chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, suy giảm niềm tin với chủ nghĩa xã hội, tiêm nhiễm quan điểm tư sản, giá trị phương Tây, có sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xa rời mục tiêu, lý tưởng, giá trị chủ nghĩa xã hội. - Đi lên chủ nghĩa xã hội là xu thế khách quan của lịch sử dân tộc và thế giới, song đây là quá trình tự giác, là phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, đòi hỏi Đảng Cộng sản luôn giữ vững, nâng cao vai trò lãnh đạo của mình, định hướng cho sự phát triển đất nước đúng đắn phải tổ chức và hiện thực hoá các giá trị chủ nghĩa xã hội, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cơ bản đời sống xã hội. 2.1. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế. - Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là hoạt động tự giác của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật kinh tế để xác định đúng đắn phương hướng xây dựng nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, kết hợp hài hoà giữ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội bảo vệ môi trường, mở rông quan hệ kinh tế đối ngoại và giữ vững độc lập tự chutrong hội nhập kinh tế quốc tế. - Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường: + Phát triển lực lượng sản xuất tiến tiên, hiện đại: Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , phát triển nguồn nhân lực, tăng năng xuất lao động: đổi mới công nghệ tiên tiến; chống lãng phí, tham nhũng; xây dựng cơ cấu kinh tế cân đối, hợp lý (về vùng, ngành, công nghệ). + Nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (Nhà nước và tập thể) giữ vai trò chủ đạo. + Giữ vững vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách và các công cụ quản lý khác. + Từng bước phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trên nền tảng chế độ công hữu. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của thành phần kinh tế công hữu trong cạnh tranh kinh tế. + Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với phát triển xã hội, với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an ninh xã hội bảo vệ môi trường, sinh thái, giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, kiểm soát phân hoá giàu nghèo, ngăn chặn phân hoá giai cấp, xung đột xã hội. - Tích cực, chủ động hội nhạp kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi với giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế , bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. - Lấy con người là mục tiêu cao nhất của sự phát triển kinh tế, phát huy nguồn lực con người, nhân tố con người, phát huy những giá trị nhân đạo, nhăn văn… - Khắc phục những biểu hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế. 2.2. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực xã hội. - Lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội là mặt xã hội (nghĩa hẹp) của toàn bộ đời sống xã hội, bao gồm: sự phát triển, biến đổi cơ cấu xã hội; điều kiện và chất lượng cuộc sống của nhân dân; công bằng xã hội, an sinh xã hội, các quan hệ xã hội; các thiết chế và cơ chế quản lý xã hội… - Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực xã hội là quá trình chủ thể xã hội xác lập mục tiêu, phương hướng, tìm tòi các điều kiện, biện pháp và thông qua hoạt động thực tiễn để xây dựng cơ cấu xã hội phù hợp với đặc điểm đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nâng cao điều kiện, chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực hiẹn công bằng, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định xã hội, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh; hoàn thiện các thiết chế, cơ chế quản lý xã hội để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. - Về cơ cấu xã hội: Xây dựng cơ cấu giai cấp công – nông – trí thức trên nền tảng liên minh vững chắc do Đảng lãnh đạo. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự xích lại gần nhau, hợp tác giữa các tầng lớp nhân dân; xây dựng cơ cấu dân cư hợp lý; điều tiết thu nhập, ngăn chặn phân hoá hai cực. - Nâng cao chất lượng, điều kiện sống của nhân dân thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là xã hội và con người. Tăng cường giải quyết việc làm, phát huy tiềm năng lao động của nhân dân; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xoá đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng ăn, ở, sinh hoạt của nhân dân, chăm sóc sức khoẻ, thể chất, chất lượng giáo dục, đào tạo, bình đẳng, công bằng trong giáo dục – đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, các chính sách xã hội. - Thực hiện công bằng, an sinh xã hội, xây dựng quan hệ xã hội. Công bằng trong phân phối; trong tiếp cận các nguồn lực; công băng trong cơ hội, điều kiện phát triển; công bằng trên các lĩnh vực; trong đánh giá; bảo đảm an sinh xã hội thường xuyên, đột xuất. Đẩy lùi tệ nạn, tiêu cực xã hội. bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, tự do tín ngưỡng tôn giáo, quan hệ dân tộc. - Hoàn thiện các thiết chế, cơ chế quản lý xã hội. Cải cách bộ máy, cơ chế, thủ tục hành chính gọn, nhanh, hiệu quả. Xây dựng bộ máy hành chính gần dân, tôn trọng dân, trong sạch; quản lý xã hội bằng pháp luật. Kết hợp quản lý bằng pháp luật với các phương thức quản lý khác. Hoàn thiện các nguyên tắc, phương tiện quản lý tiên tiến, hiện đại, hiệu qủa… 2.3. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá. - Là quá trình xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm giữ gìn, phát huy sáng tạo hiện thực hoá các giá trị văn hoá trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng , phát triển con người Việt Nãmh chủ nghĩa và làm cho văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực chất là xác lập, hiện thực hoá những giá trị văn hoá tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, trong đó các nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn lên. Sự thống nhất giữa giá trị văn hoá của giai cấp công nhân với giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Sự thống nhất hữu cơ giữa giữa gìn, phát huy, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá; giữa bảo tồn, giao lưu, tiếp biến văn hoá. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, phát triển nền văn hoá với tính cách là chủ thể sáng tạo. Đấu tranh chống những tác động tiêu cực từ văn hoá, con người. Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân đối với các hoạt động văn hoá. Xây dựng,hoàn thiện nền văn hoá trên tất cả các nội dung: giá trị văn hoá (chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học – giáo dục) phong trào xã hội; ứng xử với tự nhiên; thiết chế văn hoá; môi trương văn hoá; quản lý văn hoá; hoạt động văn hoá… 2.4. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị. * Khái niệm: Là quá trình hoạt động tự giác của chủ thể chính trị trong xác lập mục tiêu, phương hướng, điều kiện, giải pháp và kiểm soát, điều khiển những yếu tố, lực lượng chính trị nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chống chệch hướng về chính trị, đặc biệt là chệch hướng sang chính trị tư sản. Thực chất là xác lập và hiện thực hoá những giá trị xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. * Nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa về chính trị: - Hệ tư tưởng chính trị: + Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ được vị trí chủ đạo và thấm sâu vào đời sống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. + Ngăn chặn ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng tiểu tư sản, tàn dư tư tưởng phong kiến và các tư tưởng chính trị phản động khác trong xã hội và trong nhân dân. + Xây dựng niềm tin, sự kiên định của nhân dân đối với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. - Cương lĩnh, đường lối chính trị: + Cương lính, đường lối chính trị của đảng Cộng sản phải dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phù hợp với mục tiêu lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước và xu thế thời đại; đáp ứng đựoc nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lợi ích giai cấp công nhân và lợi ích quốc gia dân tộc. + Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải được thể hiện đầy đủ trong hệ thống chính sách (đối nội, đối ngoại) thể chế hoá bằng pháp luật và được tổ chức thực hiện nghiêm túc và đem lại thắng lợi trên các lĩnh vực xã hội. + Đề phòng, ngăn ngừa ảnh hưởng quan điểm tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo thủ trong đường lối, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện đường lối chính sách đó. * Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội trong xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là giữ cho hệ thống chính trị thật sự trong sách, vững mạnh, thể hiện và phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội; [...]...bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, trên các lĩnh vực đời sống xã hội - Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, thật... nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi công dân - Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tập hợp quần chúng, phát huy tính chủ động, quyền làm chủ chính trị của nhân dân - Đấu tranh ngăn chặn luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động quần chúng, móc nối xây dựng lực lượng chính trị chống đối của các chủ thể thù địch Giữ vững ổn định chính trị - xã hội 3 Điều kiện giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa -... chủ nghĩa - Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nên tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức do Đảng lãnh đạo - Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống - Nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu,... chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống * Phong trào chính trị của quần chúng nhân dân Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do Đảng tổ chức và lãnh đạo Vì vậy giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị phải xây dựng và lôi cuốn toàn dân tích cực tham gia vào hoạt động chính trị, xây dựng... nghĩa trong mọi tình huống - Nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch - Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát huy dân chủ, thực hiện công bằng xã hội chống bất công - Phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, các nguồn lực để xây dựng bảo vệ Tổ quốc ... máy và công chức trong sạch, vững mạnh, hoạt động có chất lượng, hiệu quả cao - Xây dựng, hoàn thiện các tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đặt dới ự lãnh đạo của Đảng, hoạt động theo pháp luật, đại biểu cho quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền dân chủ của nhân dân … - Thường xuyên bám sát thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt . ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm, tính tất yếu định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.1. Khái niệm Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa , lần đầu tiên. CTQG, H, 2000). Theo đó định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng phát triển của xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là định hướng giá trị xã hội chủ nghĩa do chủ thể cách mạng xác. hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế. 2.2. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực xã hội. - Lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội là mặt xã hội (nghĩa hẹp) của