1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ngân hàng trung ương anh

20 966 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Ngân hàng trung ương anh

Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 1 Trường Đại học Ngân hàng NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH Bank of England Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Môn: Nhập môn tài chính tiền tệ. Lớp: T20 Danh sách sinh viên nhóm 1: Họ và tên MSSV Nguyễn Hoàng Minh Quang 030126100719 Trần Phương Thắng 030126100883 Đặng Mai Trâm 030126101024 Trần Thị Hoa Phượng 030126100691 Cù Thị Hồng Vân 030126101178 Nguyễn Thị Tường Vy 030126101169 Nguyễn Huỳnh Minh Vương 030126101188 2 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 3 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Lịch sử hình thành 2. Cơ cấu tổ chức III. CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH IV CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Các chính sách tiền tệ 2. Công cụ chính sách tiền tệ 3. Mục đích chính sách tiền tệ KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 4 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 MỞ ĐẦU “Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: Lửa, bánh xe và Ngân hàng trung ương” – Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết như thế.Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hóa về Ngân hàng Trung ương, đa số chúng ta nhất định thốt lên: Đúng vậy! NHTW như chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất trong thế kỷ 20 – Lần đề cập đầu tiên được ghi nhận bằng tiếng Anh với khái niệm là “NHTW – Centrol Bank” vào năm 1873 do Water Bagehot, sau này là Tổng biên tập của tờ báo The Economist Anh quốc, người đã sử dụng cụm từ “Centrol Bank” để đề cập đến một ngân hàng có sự độc quyền trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng, và trụ sở chính của nó cần phải đặt tại Thủ đô hoặc Trung tâm tài chính của một quốc gia. Chỉ trong thời gian 50 năm sau đó và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Vào những năm đầu thể kỷ 20, trên thế giới chỉ chó 18 NHTW thì hiện nay con số này này đã là 173 NHTW. Nhiệm vụ ban đầu của NHTW không phải là việc thực thi chính sách tiền tệ hay hỗ trợ hệ thống các ngân hàng trung gian, mà chỉ đơn thuần là tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ. NHTW lâu đời nhất là Ngân hàng Thụy Điển – The Centrol Bank of Sweden, được thành lập năm 1688 và NHTW”già” thứ hai là NHTW Anh quốc – The Centrol Bank of England được thành lập năm 1694. I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ANH: Thống đốc và Đồng sự của Ngân hàng Anh (Governor and Company of Bank of England) là tên gọi đầy đủ của Ngân hàng Anh – ngân hàng trung ương của Vương quốc 5 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Anh. Được thành lập năm 1694 với tư cách là ngân hàng chính phủ, Ngân hàng Anh bao gồm cả Ủy ban Chính sách tiền tệ (Monetary Policy Committee) chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh. Trụ sở của Ngân hàng Anh tọa lạc tại London, trên phố Threadneedle. Thống đốc hiện tại là Mervyn King, người tiếp quản vị trí của Ngài Edward George ngày 30 tháng 06 năm 2003. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Anh còn được biết đến với tên gọi khác là "Old Lady" của phố Threadneedle, Ngân hàng được thành lập năm 1694, quốc hữu hóa vào ngày 01 tháng 03 năm 1946, và độc lập hoạt động vào năm 1997. Với vị trí là trung tâm của hệ thống tài chính của Vương quốc Anh, Ngân hàng cam kết thúc đẩy và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và tiền tệ, cũng như góp phần xây dựng một nền kinh tế lành mạnh. Vai trò và chức năng của Ngân hàng đã có sự thay đổi và phát triển kéo dài trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Khi thành lập, nó có tư cách là ngân hàng của Chính phủ, kể từ cuối thế kỷ 18,ngân hàng Anh trở thành ngân hàng của các ngân hàng có nghĩa là người cho vay sau cùng. Các sự kiện diễn ra hơn 300 năm qua đã hình thành và ảnh hưởng đến vai trò và trách nhiệm của ngân hàng. Phần lớn lịch sử của Ngân hàng chạy song song với lịch sử kinh tế và tài chính, và thường là lịch sử chính trị của Vương quốc Anh nói chung. Các giai đoạn lịch sử của Ngân hàng Anh :  Thời kì trị vì của Vua William & Nữ hoàng Mary Khi vua William lên ngôi hoàng đế năm 1688, tài chính công yếu kém. Hệ thống tiền tệ và tín dụng đang trong tình trạng hỗn loạn. Yêu cầu đặt ra là cần phải có 1 ngân hàng quốc gia để huy động nguồn lực trong nước.  William Paterson Năm 1694 doanh nhân Scotland William Paterson cho chính phủ vay £1,2 triệu, đổi lại ông có quyền thành lập Ngân hàng Anh với những đặc quyền ngân hàng của chính phủ bao gồm phát hành giấy bạc. Hollis nhận định Paterson đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt khi giành lấy quyền phát hành tiền cho Ngân hàng Anh. Trên thực tế, chỉ hai đến ba trăm ngàn bảng được ngân hàng giữ lại trong kho dự trữ. Tới năm 1696, trong vòng hai năm, Ngân hàng Anh đã đưa vào lưu thông 1,750 triệu bảng Anh. Số tiền mặt dự trữ ước tính khoảng 36.000 bảng. Điều này nghĩa là khoản "dự phòng'' chỉ chưa bằng 2% số tiền họ đã phát hành và thu lợi nhuận  Hiến chương Hoàng gia Hiến chương Hoàng gia đã được thông qua vào ngày 27 tháng 7 năm 1694. Ngân hàng bắt hoạt động theo mô hình ngân hàng của các ngân hàng và quản lý nợ của Chính phủ, với 17 nhân viên và 2 người quản lí. Thị trường tài chính lúc đó rất nghèo nàn nên khoản vay bị tính lãi suất tới 8% một năm cộng thêm phí quản lý của khoản vay là £4.000 mỗi năm. Thống đốc của Ngân hàng đầu tiên là ngài John Houblon - người có chân dung trên tờ bạc £50 phát hành năm 1990. Sắc lệnh được gia hạn tiếp vào các năm 1742, 1764 và 1781. Ban đầu, trụ sở Ngân hàng được xây trên nền ngôi đền Mithras ở London, khu Walbrook. Ngôi đền có từ thời ra đời thành phố London cổ (Londinium) trên nền những trại lính La Mã. 6 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Mithras được coi là vị thần của cam kết, phù hợp với hình ảnh của Ngân hàng. Ngài Herbert Bakers xây dựng lại trụ sở của Ngân hàng Anh thay thế tòa nhà được xây bởi Ngài John Soane. Trụ sở mới này từng bị Pevsner – sử gia nghệ thuật nổi tiếng đồng thời là kiến trúc sư, mô tả là “tội ác kiến trúc lớn nhất ở thành phố London thế kỷ 20”.  Chức năng thương mại Ngân hàng quản lý tài khoản của Chính phủ và các khoản vay để tài trợ cho chi tiêu vào những thời điểm hòa bình và chiến tranh. Một ngân hàng thương mại, phải mất tiền gửi và ban hành các ghi chú.  Thế kỷ 18 Trong thế kỷ 18, Chính phủ vay nhiều tiền hơn và nhiều hơn nữa. Những dư nợ cho vay được gọi là nợ quốc gia.  1781: đổi mới điều lệ của Ngân hàng Sự phụ thuộc vào Ngân hàng của Anh là khi điều lệ của nó đã được đổi mới vào năm 1781, nó được mô tả như là một 'kho bạc công’.  Ngân hàng của các ngân hàng Ngân hàng đã hoạt động như ngân hàng của các ngân hàng. Có trách nhiệm chịu các rủi ro nếu tất cả người gửi tiền quyết định rút tiền của họ tại cùng một thời gian.Tuy nhiên, Ngân hàng chắc chắn rằng nó vẫn dự trữ đủ vàng để đề phòng rủi ro trong các hoạt động của mình.  Thời gian hạn chế Ngày 26 tháng 02 năm 1797, nguy cơ chiến tranh với nước Pháp khiến dự trữ vàng sụt giảm nghiêm trọng, Chính phủ đã cấm Ngân hàng xuất vàng chi trả cho giấy bạc thu về. Lệnh cấm này bãi bỏ năm 1821. Thực chất của lệnh cấm này là Ngân hàng không đảm bảo nội dung vàng cho giấy bạc nó phát hành nữa.  Nhờ biết trước kết cục ở Waterloo, năm 1815, Nathan Rothschild đã có thắng lợi vĩ đại trong trận chiến đầu cơ trái phiếu chính phủ Anh, sở hữu gần như toàn bộ công trái của nước Anh. Với chiến lợi phẩm này, về cơ bản, dòng họ Rothschild sở hữu Ngân hàng Anh.Năm 1820, Nathan Rothschild, người kiểm soát Ngân hàng Anh có phát biểu nổi tiếng: "Ta không cần biết con rối nào đang ở trên ngai vàng của nước Anh, để điều hành vương quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn. Người nắm quyền kiểm soát nguồn cung tiền của nước Anh kiểm soát Vương quốc Anh, và ta kiểm soát nguồn cung tiền của Anh quốc. Web of Debt: 2008, trang 65."  Luật ngân hàng năm 1844 quy định việc phát hành giấy bạc phải có vàng bảo đảm và trao cho Ngân hàng Anh độc quyền phát hành giấy bạc. Các ngân hàng lúc đó phát hành giấy bạc có quyền tiếp tục phát hành giấy bạc nhưng phải chuyển trụ sở ra khỏi London và phải lưu trữ vàng để đảm bảo chi trả giấy bạc phát hành. Một vài ngân hàng của Anh (England) tiếp tục phát hành giấy bạc của riêng cho đến khi ngân hàng cuối cùng loại này bị thôn tính vào thập kỷ 1930. Các ngân hàng tư nhân Scotland và Bắc Ireland vẫn có các quyền này. Nước Anh duy trì bản vị vàng đến năm 1931 khi dự trữ vàng và ngoại hối được chuyển giao cho Ngân khố Chính phủ, nhưng quyền quản lý các nguồn dự trữ này vẫn do Ngân hàng Anh đảm trách. Từ năm 1870, Ngân hàng Anh chịu trách nhiệm về chính sách lãi suất. 7 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1  Trong thời gian 1920 đến 1944 dưới quyền Montagu Norman, Ngân hàng Anh từ bỏ các chức năng ngân hàng thương mại và trở thành ngân hàng trung ương. Năm 1946 chính phủ Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Anh bằng việc mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng và giao cho Bộ Tài chính nắm giữ. Tuy nhiên do chính phủ không có tiền để trả, chính phủ phải thanh toán cho những cổ đông bí mật của Ngân hàng Anh bằng trái phiếu chính phủ. Điều này có nghĩa là mặc dù lợi nhuận của Ngân hàng Anh kể từ đây sẽ được chuyển và ngân sách của Chính phủ. Và một phần đáng kể của nguồn thu này sẽ được chính phủ dùng để trả lãi trái phiếu đã phát hành (để lấy tiền mua cổ phiếu Ngân hàng Anh (sđd,Hitchcock:2007).  Năm 1997, sau khi nhận chức Thủ tướng, ông Tony Blair cho phép Bộ trưởng Tài chính của mình, Gordon Brown tuyên bố dỡ bỏ mọi kiểm soát chính trị đối với Ngân hàng Anh. Ủy ban Chính sách tiền tệ được thành lập để ấn định lãi suất, phục vụ chỉ tiêu lạm phát 2,5% của chính phủ. Quyết định này là của Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown có hỏi ý kiến của Tony Blair trước cuộc bầu cử 1997, dù vậy thông báo thành lập chỉ được đưa ra sau cuộc bầu cử. Nếu mức lạm phát dao động vượt ngoài 1% biên, Thống đốc phải viết thư giải trình với Bộ trưởng Tài chính và đệ trình biện pháp điều chỉnh. Điều này được coi là một thay đổi tích cực bởi những lý do sau: • Từ bỏ vai trò của chính phủ vốn gây tranh cãi trong thực hiện chính sách lạm phát • Khẳng định với giới tài chính mong muốn của chính phủ về một nền kinh tế mạnh mẽ • Các học thuyết kinh tế học về “sự không nhất quán” phát triển bởi hai nhà kinh tế học giải Nobel Edward C. Prescott và Finn E. Kydland cùng thống kê ở New Zealand và một số nước khác cho thấy rằng ngân hàng trung ương độc lập có thể thành công hơn trong việc giảm lạm phát mà không gia tăng thất nghiệp.  Ngay sau tuyên bố trên, chỉ số chứng khoán FTSE 100 đã tăng vọt và đồng bảng Anh đạt mức tỷ giá cao nhất so với đồng Mác Đức kể từ khi đồng bảng Anh không tham gia Cơ chế tỷ giá chung của EU (European Exchange Rate Mechanism - ERM). Mục tiêu lạm phát hiện nay là 2%, chỉ số giá tiêu dùng thay cho chỉ số giá bán lẻ được sử dụng làm chỉ số lạm phát. Các chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán lẻ được tính toán bởi Cơ quan Thống kê quốc gia, độc lập với các sức ép chính trị. 2. Cơ cấu tổ chức 8 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Ngay từ đầu, chỉ đạo của Ngân hàng đã được đặt trong tay của Thống đốc, Phó Thống đốc, và hội đồng 24 giám đốc. Tất cả đều được bầu cử hàng năm bởi các cổ đông qua các kì họp Đại hội đồng cổ đông hằng năm. Ba chức danh chính được bổ nhiệm: Thư kí, kế toán trưởng , thủ quỹ trưởng. Tổ chức các phòng ban riêng biệt theo các chuyên môn riêng, tuy nhiên, nó không xuất hiện mãi cho tới năm 1891. Kế toán trưởng quản lí tài khoản của Ngân hàng và là người được giữ số cổ phiếu đầu tiên của Ngân hàng và sau đó các vấn đề của Chính phủ Anh như: thủ quỹ trưởng phụ trách việc kinh doanh của ngân hàng và vấn đề tiền tệ và vai trò của thư ký là giám sát hội đồng, các ủy ban của nó, nhà quản lý. Mặc dù quy mô hoạt động tăng lên rất đáng kể với số lượng nhân viên ban đầu là 19 và khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất là 4.000 - trách nhiệm của ba người trên hầu như không thay đổi cho đến thế kỷ hai mươi. Đạo luật về Điều lệ Ngân hàng 1844 chính thức hóa vai trò của Ngân hàng là quản lý việc lưu thông tiền tệ và tách riêng vai trò này trong việc kinh doanh ngân hàng nói chung. Sự khác biệt giữa Cục Phát hành và Ngân hàng về cơ bản là việc kiểm toán và không được phản ánh trong bất kỳ cấu trúc tổ chức. Những điểm bất thường được phát hiện vào năm 1893 đã dẫn đến việc tạo ra của Cục Kiểm toán năm 1894, nhưng không có nhiều thay đổi đáng kể về hành chính cho đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới thời Thống đốc Norman, phạm vi quyền lợi và các hoạt động của Ngân hàng bắt đầu mở rộng rất nhiều . Việc mở rộng này, cùng với sự giảm ổn định trong kinh doanh thương mại, đánh dấu quá trình chuyển đổi của Ngân hàng thành một ngân hàng trung ương hiện đại. Ngân hàng trung ương Anh là một định chế độc lập với Chính phủ, cùng tồn tại song song với chính quyền. Và khi nhiệm vụ của chính quyền là quản lý hành chính, duy trì pháp luật, bảo vệ lãnh thổ, thực hiện các nhiệm vụ công cộng khác để ổn định và phát triển cộng đồng theo những nguyên tắc xưa nay, thì ngân hàng trung ương Anh cung ứng, quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng tiền, tài chính, hoạt động ngân hàng là cách riêng có của nó để hướng tới những mục tiêu quản lý kinh tế chung của đất nước. 9 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Ngân hàng Anh: Cơ cấu đội ngũ điều hành 10 Mervyn King Thống đốc Charlie Bean* Phó Thống đốc chính sách Nils Blythe * Giám đốc điều hành truyền thông Mark Cornelius Truyền thông và thông tin công công Stephen Brown Kiểm toán nội bộ Graham Nicholson * Cố vấn trưởng pháp lý và cố vấn Thống Đốc Andrew Bailey* PRA-Phó CEO Sarah Breeden PRA chuyển đổi Andrew Hauser Thư kí riêng của Thống Đốc Paul tucker * Phó thống đốc ổn định tài chính Spencer Dale* giám đốc điều hành việc phân tích và thống kê tiền tệ Paul Fisher * Giám đốc điều hành thị trường Warwick Jones * Giám đốc Tài chính John Footman * Giám đốc điều hành trung tâm dịch vụ thư kí của ngân hàng Catherine Brown * Giám đốc điều hành nhân sự Chris Salmon * Giám đốc điều hành dịch vụ ngân hàng Andy Haldane * Giám đốc điều hành ổn định tài chính Phil Evans kết hợp giữa đánh giá và dự báo Neal Hatch Phân Tích cơ cấu kinh tế Gareth Ramsay thông tin và báo cáo lạm phát Mark Robson thống kê tài chính-tiền tệ Fergal Shortall Phân tích kinh tế quốc tế James Talbot Đánh giá và chiến lược tiền tệ Robert Woods Phân tích tài chính vĩ mô Các cơ quan Michael Cross ngoại hối Graeme Danton chiến lược thị trường và rủi ro hoạt động James Proudman Thị trường đồng bảng Anh Alan Sheppard Quản lí rủi ro Gill Hammond Giám đốc trung tâm nghiên cứu ngân hàng trung ương Tim Porter Tài chính Simon Moorhead Giám đốc thông tin Don Randall Phòng an ninh Đơn vị kinh doanh liên tục Jonathan Curtiss dịch vụ nhân sự Victoria Cleland Giấy tờ có giá Toby Davies dịch vụ thị trường Joanna Place Khách hàng ngân hàng Nicola Anderson Đánh giá rủi ro Martin Brooke Tài chính quốc tế Simon Hall Chiến lược vĩ mô Lowri Khan Tổ chức tài chính Edwin Latter Thanh toán và cơ sở hạ tầng Victoria Saporta Chính sách bảo đảm Đơn vị hòa giải đặc biệt *: Các thành viên nhóm điều hành Tạm thời bổ nhiệm trong khi Jenny Scott rời khỏi ngân hàng [...]... thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Ngân hàng trung ương Anh cũng quản lý thị trường ngoại hối và dự trữ vàng Nó là ngân hàng của các ngân hàng, có nghĩa là người cho vay sau cùng Để duy trì năng lực nghiệp vụ, nó cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ cho một số lượng hạn chế các cá nhân và tổ chức Để thực hiện các chính sách tiền tệ trên, Ngân hàng trung. .. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH Ngân hàng Anh thực hiện tất cả các chức năng của ngân hàng trung ương Quan trọng hơn cả trong các chức năng đó là duy trì ổn đinh giá cả và hỗ trợ các chính sách kinh tế của Chính phủ Vương quốc Anh Các định chế khác cùng Ngân hàng Anh đảm bảo sự ổn định tài chính và tiền tệ như: Ngân khố Chính phủ (Her Majesty’s Treasury), cơ quan của Chính phủ Anh chịu trách nhiệm... vụ ngân hàng Chris Salmon Bộ phận khách hàng Ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ và các khách hàng khác, chủ yếu là các tổ chức tài chính và ngân hàng trung ương khác Điều này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ lưu ký, bao gồm cả vàng Bộ phận quản lý giấy tờ có giá của ngân hàng Anh kể từ tháng 11 năm 2009 cũng đã được chịu trách nhiệm về quy chế phát hành giấy tờ có giá qua ngân hàng. .. chính Các ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế khác với mức đích cải thiện hệ thống tài chính quốc tế • Bản ghi nhớ năm 1997 quy định những nguyên tắc mà Ngân hàng Anh, Ngân khố chính phủ và FSA phối hợp để tăng cường sự ổn định tài chính Ngân hành Anh quản lý tài khoản quỹ chung của chính phủ Ngân hàng cũng quản lý thị trường ngoại hối và dự trữ vàng Nó là ngân hàng của các ngân hàng, có nghĩa... duy trì năng lực nghiệp vụ, nó cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ cho một số lượng hạn chế các cá nhân và tổ chức Ngân hàng Anh có độc quyền phát hành giấy bạc tại Anh và xứ Wales Các ngân hàng Scotland và Bắc Ireland vẫn giữ quyền phát hành giấy bạc ở địa phương nhưng họ phải ký quỹ đảm bảo toàn bộ tại Ngân hàng Anh trừ khoản vài triệu bảng giấy bạc phát hành năm 1845... chẽ với các ngân hàng Nghiên cứu hướng tới sự hài hoà quốc tế và cải thiện các số liệu thống kê cũng là một trong các công việc của bộ phận Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng Trung ương (CCB) hoạt động như một diễn đàn nơi các ngân hàng trung ương và các chuyên gia nghiêm cứu từ khắp nơi trên thế giới có thể trao đổi quan điểm về tư duy mới nhất trong các chính sách và hoạt động ngân hàng trung ương CCB cung... của Ngân hàng trung ương Anh như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu Dự trữ bắt buộc cũng là 1 trong các công cụ được áp dụng song cũng khá dè dặt KẾT LUẬN Ngân hàng Anh là một trong hai ngân hàng quốc gia hùng mạnh nhất được biết đến trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, với mục tiêu hướng tới sự kiểm soát cung tiền, ổn định tài chính, tiền tệ , góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; ngân hàng Anh. .. trung ương đối với các ngân hàng thương mại bằng cách chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá với mục đích cung ứng tiền vào lưu thông và thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại c Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các chứng từ có giá giữa Ngân hàng trung ương với các tổ chức tài chính trên thị trường Thông qua đó, Ngân hàng trung ương điều tiết khối... phép Ngân hàng hoạt động độc lập, trách nhiệm quản lý nợ của chính phủ được chuyển cho Văn phòng Quản lý nợ Anh quốc (UK Debt Management Office) năm 1998 Đến năm 2000, chức năng quản lý tiền mặt của chính phủ cũng 13 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 chuyển giao cho văn phòng này Và cuối năm 2004, công ty Computershare giành quyền cung cấp dịch vụ quản lý trái phiếu cho Chính phủ Anh Ngân hàng Anh. .. của Ngân hàng, giáo dục, các chương trình cộng đồng và bảo tàng của Ngân hàng Nó cũng quản lý thông tin liên lạc của nhân viên nội bộ Ngân hàng  Nhân sự Catherine Brown Nguồn nhân sự có chức năng chịu trách nhiệm về tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân viên, quản lý tài năng và đề ra kế hoạch kế nhiệm, giám sát nhân viên và quản lý chính sách biên chế và lương hưu của Ngân hàng III CHỨC NĂNG CỦA NGÂN . đầy đủ của Ngân hàng Anh – ngân hàng trung ương của Vương quốc 5 Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Anh. Được thành lập năm 1694 với tư cách là ngân hàng chính phủ, Ngân hàng Anh bao gồm. Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 1 Trường Đại học Ngân hàng NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH Bank of England Ngân hàng trung ương Anh Lớp T20-Nhóm1 Môn: Nhập môn. quản lý chính sách biên chế và lương hưu của Ngân hàng. III. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH Ngân hàng Anh thực hiện tất cả các chức năng của ngân hàng trung ương. Quan trọng hơn cả trong

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w