1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Khóa luận thực trạng và một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam thâm nhập thị trường mỹ

105 198 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 19,36 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

lắc d3 IE 2 he 24g 24 2 2 24g 2A 2g 2 he 246 2 2 2 246 2 2 2 2g 2

linda Latte TOF RGHIEP

DE TAI

THUC TRANG VA MOT SO GIAI PHAP GIUP CAC DOANH

NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ

Sinh viên : THÁI THU PHƯƠNG Giáo viên hướng dẫn — : PGS.TS LÊ ĐÌNH TƯỜNG

Lớp : NHẬT I- K36 A, Hà Nội

Trang 2

FY N POS Loi mé dau CHYONG J Tổng quan về thị trường /ïÿỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - /TTƑ Tổng quan về thị trường Mỹ Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, dân cư Vài nét về nền kinh tế Mỹ

Môi trường luật pháp và luật pháp trong thương mại Mỹ Môi trường văn hóa xã hội Mỹ

Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ sau năm 1975 đến nay

GBtơt6 11

Thực trang xuất khẩu của Diệt 9am sang thi trường /IƑÿ

frong nhitng nam qua

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ sau khi

hai nước bình thường hóa quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại hai nước từ sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt

Nam

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sau khi Hiệp định thương mại Việt — Mỹ có hiệu lực

Phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ

Một số sự kiện nổi bật trong quan hệ thương mại hai nước thời

gian gần đây

Cuộc chiến Catfish

Tranh chấp về thương hiệu sản phẩm

Hiệp định hàng dệt may song phương Việt — Mỹ

Khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm tới

Hệ thống pháp luật phức tạp của Mỹ là một cản trở lớn cho các doanh

nghiệp Việt Nam

Trang 3

31 3.2 3.3 IL Doanh nghiệp chưa quen với việc sử dụng các công cụ Internet trong kinh doanh

Bất đồng trong văn hóa kinh doanh hai nước

Chưa xây dựng được “Thương hiệu quốc gia” cho hàng Việt Nam

Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO CHYONG III

đệt số giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Ram thân" nhập thị trường 7TƑ Nhóm các giải pháp vi mô

Tìm hiểu và nắm vững luật pháp thương mại Mỹ

Coi trọng yếu tố văn hóa, tập quán kinh doanh khi làm ăn với thương

nhân Mỹ

Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ

Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp tại Mỹ Tham gia hội chợ triển lãm tại Mỹ

Tham gia mạng lưới phân phối hàng nhập khẩu tại thị trường Mỹ

Nhóm các giải pháp vĩ mô

Hoạch định chính sách đối ngoại sắc bén và linh hoạt trong quan hệ với Mỹ

Mau chóng xây dựng hình ảnh cho “Made-in-Vietnam” trong lòng các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ

Tăng cường công tác vận động hành lang ở tầm vĩ mô hỗ trợ cho các

doanh nghiệp (Lobby)

Đẩy nhanh lộ trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho thương mại

Tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong

nước và đầu tư nước ngoài

Trang 4

Với tất cả sự kính trọng của mình, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đình

Tường, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương, về sự tận tình hướng dẫn và những góp ý quý báu của thầy trong quá trình em hoàn thành bài khóa luận này

Ếm cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bè bạn, những người đã động viên em rất nhiều và giúp đỡ em thu thập tài liệu trong suốt quá trình làm khóa luận Ðo sự hạn chế về thời gian và kiến thức, bài khóa luận này của em chắc chắn còn rất

nhiều thiếu sót, em rất mong sự góp ý và bổ sung của thầy cô và các bạn Em xin

Trang 5

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Lời mở đâu

Lời ở bầu

Trước sự kiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã dự đoán sẽ có hiện

tượng “bùng nổ” trong xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khi Hiệp định lịch sử này

có hiệu lực Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên 1,3 tỉ USD trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định, tăng 60% so với

năm 2000

Dự đoán về sự “bùng nổ” này là đúng song trong thực thế, kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã vượt xa dự đoán của Ngân hàng thế giới lên tới con số đáng kinh ngạc Chỉ riêng trong 9 tháng thực hiện Hiệp định (Hiệp định có hiệu

lực vào 10/12/2001), con số này là 1,6 tỉ USD, nếu tính xuất khẩu cả năm 2000 mới đạt được 821 triệu USD thì đã bằng tới 195% so với năm 2000 Ước tính tới hết năm

2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt 2 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm

2001 Có thể nói Mỹ là thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Song cũng trong chưa đầy một năm thực hiện Hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã phải nhiều phen “điêu đứng” với hàng loạt các vụ tranh

chấp thương mại như: vụ cá da trơn; các vụ tranh chấp thương hiệu hàng Việt Nam tại Mỹ Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may còn đang “thấp thỏm” chờ đợi một Hiệp định hàng dệt may song phương ra đời khi đó Mỹ sẽ xác định một hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả ngành công

nghiệp dệt may Việt Nam

Ở tâm vĩ mô, nhiều thách thức cũng được đặt ra cho chính phủ và các cấp các ngành trong việc giúp các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Mỹ

Một mặt, chính phủ phải hoạch định một chính sách đối ngoại vô cùng linh hoạt và sắc bén trong quan hệ với Mỹ, vì kinh tế và chính trị là hai vấn để luôn được

Mỹ sắn liền với nhau trong quan hệ với những nước kém phát triển hơn Dẫn chứng điển hình cho việc này là Mỹ đã bổ sung vào Bộ luật Thương mại Mỹ 1974 điều luật

Jackson-Vanik không cho phép Mỹ được quan hệ thương mại với một nước mà Mỹ cho là không đảm bảo quyên tự do di cư của công dân nước mình Thêm vào đó

1

Trang 6

41

hàng năm Mỹ vẫn tự cho mình quyền “đánh giá” về tình hình nhân quyền của quốc

gia khác và thậm chí gắn những lợi ích thương mại một nước được hưởng từ Mỹ với những “tiến bộ” về nhân quyền của nước này (Trong Hiệp định dệt may song phương ký năm 1999 với Campuchia, Mỹ đã gắn mức hạn ngạch Campuchia được hưởng với những tiến bộ của nước này trong lĩnh vực quyền lao động!!!) Điều luật Jackson-Vanik vẫn đang được áp dụng cho Việt Nam và hàng năm Mỹ vẫn thực

hiện việc đánh giá tình hình nhân quyền của Việt Nam Qui chế thương mại bình

thường NTR Mỹ trao cho Việt Nam chỉ là qui chế tạm thời vì còn phụ thuộc vào việc Mỹ xem xét miễn áp dụng điều luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam hàng năm

và Quốc hội Mỹ có thể vin vào lý do “nhân quyền” đề thông qua nghị quyết phản

đối chung đối với việc miễn này

Mat khác, một loạt các vấn đề cấp thiết khác đòi hỏi phải có sự can thiệp ở tầm vĩ mô của chính phủ như:: vấn đề về xây dựng thương hiệu quốc gia cho hàng

Việt Nam trên thị trường Mỹ; vấn đề về xúc tiến các hoạt động vận động hành lang

(Lobby) cho doanh nghiệp - là lĩnh vực vô cùng mới mẻ đối với Việt Nam song lại trở thành một nhu cầu không thể thiếu khi muốn làm ăn trên thị trường Mỹ (Mỹ đã

ban hành “Luật điều chỉnh hoạt động Lobby” - Regulation on Lobbying Act- từ năm

1946), đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra; hay vấn để xúc tiến việc gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

Xuất phát từ việc nhận thức được tính bức xúc của các vấn đề trên, em đã chọn đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và một số giải pháp

giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ” với mục đích

phần nào đó phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp tháo gỡ những khó

khăn trên

Bài khóa luận được chia làm ba chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương I: Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt-Mỹ

Trang 7

Thái Thu Phương - Nhat 1 K36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

eBpidơA6 ï

Tổng quan về thị trường Tiïỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại

Việt -TTỹ

I TONG QUAN VE THI TRUONG MY

1 Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, dân cư

Biểu tượng thường thấy về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hình một con đại bàng

đang dương cánh với một dòng chữ Latinh trên mỏ “E pluribus unum”, dịch sang tiéng Anh 1a “From many, one” (Tam dich: “Tir rat nhiéu, hop thanh một”) Câu này ban đầu được dùng trong thời kỳ Cách mạng Mỹ (1775-1783) để liên kết 13 vùng

thuộc địa của Anh ở vùng bờ biển phía Đông Bắc Mỹ lại, giờ đây nó mang một ý nghĩa lớn hơn khi nước Mỹ đã đạt được một diện tích lớn hơn gấp nhiều lần và tiếp

đón hàng triệu lượt người di cư tới từ nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới Câu

chuyện về việc một xã hội hình thành từ rất nhiều nền tảng văn hóa khác nhau là

một câu chuyện lớn nhất về lịch sử nước Mỹ

1.1 Diéu kiên tư nhiên

Với diện tích 9.629.047 km2 Mỹ là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Canada Mỹ bao gồm 48 bang kê giáp nhau nằm ở trung tâm Bắc Mỹ với diện tích 7.800.000 km2 và hai bang tách rời là Alaska ở phía Tây Bắc của lục địa Bắc

Mỹ rộng 1.500.000 km2 và quần dao Hawaii ở Thái Bình Dương rộng 16.000 km2 Thủ đô là Washington, D.C 50 bang của Mỹ khác nhau về diện tích và số dân Bang

Trang 8

1770 người dân bắt đầu tiến về phía Tây, sau dãy núi Appalachian là một vùng đồng bằng rộng lớn được cung cấp nước bởi con sông Mississippi và vùng hồ Lớn Tuy nhiên cho tới hàng thập kỷ sau dãy núi Rocky Mountains và địa hình khô cần của

miền Tây Bắc đã làm nản lòng những người di cư tới phía Tây Cuộc đổ xô đi tìm

vàng (Gold-rush) ở Carlifornia vào giữa những năm 1880 đã đưa chân những người

đi cư vượt qua vùng núi cao và khô cần để đến với vùng đồng bằng giàu có chưa bị

khai phá bởi bàn tay con người ở bờ biển phía Tây Năm 1867, vùng đất Alaska với vô số các tài nguyên được Nga hoàng nhượng lại cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD Năm 1898, quần đảo Hawaii được sáp nhập lại với Mỹ, đây là bang duy nhất của Mỹ có khí hậu nhiệt đới

b) Về địa hình

Địa hình rất đa dạng từ những vùng núi cao 2000 — 4000 m ở phía Tây, vùng núi đồi và núi thấp ở phía Đông tới những vùng đồng bằng, bình nguyên rộng lớn ở

miền Trung vùng lãnh thổ chính Vùng Alaska lại có những núi đá và thung lũng sông rộng lớn, còn quần đảo Hawaii góp thêm địa hình núi đá và núi lửa vào sự đa

dạng về địa hình của Mỹ

©) Về khí hậu

Đại bộ phận lãnh thổ Mỹ nằm trong vùng khí hậu ôn đới, riêng Hawaii và Florida là khí hậu nhiệt đới, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ Tây sông Mississppii và có một vùng khí hậu khô tại Bình địa Tây Nam Tính đa dạng về khí hậu là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên đối với ngành nông nghiệp của Mỹ, đem

lại các loại nông, lâm hải sản vô cùng phong phú và dồi dào d) Về tài nguyên

Với diện tích lãnh thổ rộng lớn và kết cấu địa hình phong phú, lại nằm trên

một lục địa trẻ chưa chịu nhiều bàn tay khai thác của con người, Mỹ là nước giàu tài

nguyên thiên nhiên vào bậc nhất thế giới, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt,

than đá, quặng kim loại màu Các bang Texas, California, Louisiana, Alaska là nơi

tập trung những mỏ dầu khí quan trọng nhất Vùng than rộng lớn ở Pensylvania,

Trang 9

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

Illinois và các bang phía Nam Ngoài ra còn vô số các mỏ kim loại khác như đồng,

chì, uranium, bauxite, vàng, sắt, thủy ngân, bạc, kẽm Tuy vậy hàng năm Mỹ vẫn là

nhà nhập khẩu lớn vào bậc nhất thế giới các nguyên nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ, vừa là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cao trong nước, vừa là để thực hiện chính sách bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của mình

1.2 Đặc điểm dân cư

Theo thống kê tới tháng 7 năm 2001, dân số Mỹ là 278.058.881 người Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể sánh được với Mỹ về sự đa dạng về chủng tộc, cơ cấu dân số theo chủng tộc là: Người da trắng chiếm 83,5%, da đen chiếm

12,4%, Châu Á chiếm 3,3% và còn lại là người da đỏ chiếm 0.8%

Có một câu chuyện vui của một người Mỹ gốc Do Thái sống ở San Fancisco khi nhớ lại cuộc sống nơi khu phố của bà khi còn bé: “Người chủ hàng bánh mỳ là người Đức, chủ hàng bán cá là người Ý, chủ hàng tạp phẩm là người Do Thái, chủ hàng thịt là người Ireland, chủ hàng giặt là là người Anh còn người bán rau hay đi qua nhà bà mỗi buổi sáng là người Trung Quốc”

Ngay cả những người dân bản xứ của Mỹ, những người đầu tiên tới sống tại

vùng Bắc Mỹ từ hàng ngàn năm trước cũng có nguồn gốc từ Châu Á Từ năm 1820

cho tới nay, Mỹ đã đón nhận hơn 63 triệu lượt người tới định cư Lịch sử di cư của các dân tộc trên thế giới tới Mỹ có thể phân thành 3 giai đoạn Vào những năm 1790, dân di cư chủ yếu đến đến từ Anh, Ireland, Tây và Trung Phi và vùng Caribbean

Một trăm năm sau đó là dân di cư đến từ phía Nam, Đông và Trung Âu Những năm

90 là thời gian chứng kiến sự di dân từ Mexico, Philippines, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc Qua nhiều thế kỷ sự pha trộn dòng máu giữa các chủng tộc càng làm phong phú hơn tính đa dạng về chủng tộc của quốc gia này

2 Vài nét về nền kinh tế Mỹ

2.1 Các đặc điểm chính của nên kinh tế Mỹ

Một nên kinh tế trẻ, năng động phát triển gân như liên tục và thành công nhất thế

giới

Trang 10

Từ năm 1992, sức mạnh kinh tế của Mỹ liên tục được củng cố, giá trị GDP tăng từ 7,1 tỷ USD lên tới 9,9 tỷ USD năm 2000, chiếm khoảng 28% GDP của cả thế

giới Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định: 4,3%/98; 3,6%/99; 3,8%/2000; 0,3%/2001 (do ảnh hưởng của sự kiện 11/9); và ước tính khoảng 3,5% năm 2002

(Nguồn: Uỷ ban phân tích kinh tế Mỹ 11/2002)

Biểu đô 1: Tăng trưởng GDP của Mỹ qua các năm (Đơn vị: Tỷ USD) 9.963 03 T T T T T T T T r T T T 1 1940 1945 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000

( Nguồn: Văn phòng quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ)

Nền kinh tế Mỹ hiện nay là sự kết hợp chưa từng có giữa tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động cao; thất nghiệp, lạm phát và lãi suất thấp, thu nhập bình quân trên đầu người tăng đồng thời có dư thừa đáng kể ngân sách

Tiềm lực và sức mạnh kinh tế của Mỹ ngày càng tăng lên so với hai siêu

cường quốc kinh tế thế giới Tây Âu và Nhật thể hiện không chỉ qua các chỉ số kinh tế cơ bản, năng suất lao động, cơ cấu kinh tế và đầu tư, khả năng điều chỉnh và đáp

ứng nhanh trước những thay đổi và yêu cầu mới của quá trình toàn cầu hóa, mà cả

Trang 11

Thái Thu Phương - Phật 1 368% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

hầu hết lao động chuyển từ các trang trại ở vùng nông thôn tới các nhà máy công nghiệp ở các thành thị Sau đó, trong suốt nửa sau của thế kỷ, cơ cấu sản xuất và

Biểu đô 2: Tỷ trọng của các ngành trong GDP của Hoa Kỳ năm 1999 18% 2% 80% El Công nghiệp @ Nong nghiệp L1 Dịch vụ VIỆC

(Nguồn: Văn phòng quản lý và ngân sách Mỹ— US Management & Budget Office)

làm lại tiếp tục chuyển dịch, do kết quả của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sang phần dịch vụ và thương mại thế giới

Có lẽ chuyển biến lớn nhất trong nên kinh tế Mỹ đến cùng với sự thịnh vượng vào những năm sau Thế chiến thứ II Sự thịnh vượng đem lại cho người dân dư dả về

tài chính để tiêu dùng cho dịch vụ và các hoạt động giải trí Ñgày càng nhiều người

đi ăn ngoài khách sạn, đi nghỉ ở những nơi xa, đi tới rạp chiếu bóng và các hoạt động giải trí khác

Nhờ có sự phát triển này mà giai đoạn cuối thế kỷ 20 là giai đoạn mà ngành

công nghiệp dịch vụ của Mỹ phát triển rực rỡ Năm 1940, 33% lao động làm việc trong các ngành chế tạo và 49% làm trong các ngành công nghiệp dịch vụ Cho tới

cuối những năm 1990 thì con số này tương ứng là 26% và 74%

Một nên kinh tế luôn ưu tiên phát triển các ngành công nghệ mới

Cơ cấu và các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang theo xu hướng

tăng phần đóng góp của các ngành khoa học công nghệ cao và mũi nhọn, đặc biệt là

Trang 12

công nghệ thông tin, tin học trong lĩnh vực thương mại, tài chính tiền tệ Ví dụ: đầu

tư cơ bản vào các ngành công nghệ mới tăng liên tục, bình quân 20%/năm và việc ứng dụng công nghệ tin học vào thị trường tiền tệ, sử dụng mạng Internet để trao đổi thương mại điện tử làm cho thị trường chứng khoán tăng gấp đôi trong hơn 3 năm qua, đồng thời là động lực thúc đẩy tăng trưởng cao, tăng sức sống cho nên kinh tế

Đầu tư lớn và tăng liên tục vào các ngành khoa học công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt cơ bản cho năng suất lao động, đạt mức trung bình 2,2%/năm trong mấy năm qua, cao gấp đôi những năm 70 và 80 Cơ cấu lao động cũng thay đổi, số công nhân sản xuất máy tính nhiều hơn số công nhân sản xuất xe hơi Đầu tư vào ngành thông tin và máy tính của Mỹ chiếm hơn 40% tổng đầu tư của cả thế giới vào các lĩnh vực này, nhờ đó Mỹ độc quyền hoặc đi đầu trong nhiều ngành công nghệ mới

và mũi nhọn

Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trdm trọng vào năm 2000 và 2001 song đã có

những dấu hiệu phục hôi nhanh chóng vào năm 2002

Sau gần một thập kỷ phát triển hùng mạnh, nên kinh tế Mỹ bắt đầu có những

dấu hiệu của sự suy sụp vào ngay đầu thế kỷ 21 Năm 2000 là năm sụp đổ của hàng

loạt các công ty “dot.com” Đây là những công ty bán hàng qua Internet, do quá

viễn vọng về nhu cầu của người tiêu dùng mua hàng và dịch vụ thông qua mạng, rất nhiều đã bị phá sản Cổ phiếu của một số công ty như Cisco Systems, Inc., va

Lucent Technologies một thời từng rất cao đã bị tụt xuống tận đáy

Thêm vào đó, ngay đầu thế kỷ mới, Mỹ đã phải hứng chịu một thảm họa mà có lẽ không một người Mỹ nào đã được chứng kiến có thể quên trong suốt cuộc đời mình Ngày 11/9/2001, hàng loạt các vụ khủng bố bằng máy bay liên tiếp xảy ra tại Trung tâm thương mại thế giới ở New York City và Lầu Năm góc ở Washington D.C làm hơn 3.000 người thiệt mạng Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 làm cho nền

kinh tế vốn đã đang ở vào thời kỳ khó khăn càng thêm khủng hoảng trầm trọng hơn

Cuối năm 2001 lợi nhuận của các công ty đều trong tình trạng thấp nhất trong vòng vài thập kỷ Số người thất nghiệp lên tới con số 8,3 triệu vào tháng 12/2001, cao nhất trong vòng 7 năm Chính phủ tìm mọi cách để vực nền kinh tế dậy Trong vòng

8

Trang 13

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

2 tuần sau vụ khủng bố, Quốc hội biểu quyết số tiền 15 tỉ USD để hỗ trợ cho ngành

hàng không đang trong tình cảnh điêu đứng Song với hàng tỉ USD đồng thời phải chi cho quốc phòng, chính phủ chỉ còn lại nguồn lực rất hạn chế để đương đầu với cơn sụp giảm của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 là 0,3% so với

năm 2000 là 3,8%, trong đó 2 quí đầu là tăng trưởng âm (-1,6% và -0,3%)

Tuy nhiên các tín hiệu khả quan cho thấy nền kinh tế đang vực dậy vào năm 2002 Thị trường chứng khoán lại hoạt động sôi động trở lại Cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang đã giúp cho một số thành phần kinh tế qua được thời kỳ khó

khăn Tăng trưởng GDP 3 quí đầu đã được khôi phục lại ở mức 5%, 1,3% và 4%

Một nên kinh tế thị trường tự do song chính phủ can thiệp ngày càng sâu

Mỹ luôn tự hào cho rằng hệ thống kinh tế thị trường tự do của mình là hình mẫu cho các quốc gia khác noi theo Thành công của nền kinh tế Mỹ luôn được cho là dựa trên nguyên tắc: nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả nhất khi chính phủ

để cho các cá thể trong nền kinh tế đó thành công - hay thất bại là do tự năng lực

của chính cá thể đó trong một môi trường hoạt động mở và cạnh tranh tự do

Tuy nhiên khi người ta đặt câu hỏi hệ thống kinh tế thị trường tự do đó được “tự do” tới mức nào? thì câu trả lời là “khơng phải hồn tồn”

Về cơ bản chính sách của chính phủ Mỹ đối với nền kinh tế có thể tóm lại

trong một câu tiếng Anh là “Leave ¡t alone” (Tạm dịch là “Hãy để nó tự phát triển”)

Quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết kinh tế của Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland vào thế kỷ thứ 18 Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự

phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ Smith tin rằng các thành phần kinh tế nên

được quyền tự do hoạt động Một khi thị trường được đảm bảo cạnh tranh tự do, mỗi

cá thể trong khi hoạt động cho lợi ích của chính mình sẽ cùng nhau tạo nên lợi ích

lớn hơn cho cả xã hội Ông có đánh giá cao một số hình thức can thiệp của chính phủ, chủ yếu trong việc thiết lập nên một qui tắc nền tảng cho hoạt động của mọi cá

thể trong xã hội

Tuy nhiên qui tắc “Leave ¡t alone” này không hề ngăn cản các cá thể viện tới

sự trợ giúp của chính phủ trong khi gặp khó khăn Phổ biến nhất là những ngành

9

Trang 14

công nghiệp khi phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt với nước ngoài đã phải viện tới sự bảo hộ của chính phủ thông qua chính sách thương mại Ngành nông nghiệp của Mỹ, tuy gần như toàn bộ nằm trong tay của thành phần kinh tế tư nhân song đã luôn luôn phải nhận sự trợ giúp của chính phủ Trợ cấp cho ngành này đã tăng lên gấp ba lần từ năm 1997 tới năm 2000 Trong năm 2000, gần 30 tỉ USD được trợ cấp dưới dạng chỉ trả trực tiếp cho nông dân và chủ trang trại Số tiền này chiếm 1/2 thu nhập thuần của ngành nơng nghiệp

Ngồi ra một số ngành phải chịu sự điều tiết chặt chẽ của chính quyền liên

bang hay bang là: Ngân hàng, các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm, ngành dược, bảo

hiểm, và các ngành phục vụ công cộng Thêm vào đó, kinh doanh phải tuân thủ theo

các luật điều tiết về chống độc quyền, quan hệ giữa người lao động và chủ, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ người tiêu dùng, về quyên công dân

2.2 — Chính sách kinh tế đối ngoai của Mỹ

Mỹ chủ trương thích ứng nhanh với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra rất nhanh Mục tiêu của Mỹ là phát huy lợi thế, củng cố sức mạnh và tăng cường vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, sắp đặt hệ thống thương mại, tài chính và tiền tệ thế giới, định ra những luật lệ mới, chuẩn bị cho những thách thức của thế kỷ 21

Để thích nghi với toàn cầu hóa, một mặt Mỹ cơ cấu lại nên kinh tế, đi nhanh

vào các mũi nhọn khoa học công nghệ, giành lại lợi thế trong phần lớn các ngành

kinh tế mũi nhọn cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của kinh tế thế giới, tạo sức cạnh tranh lớn nhất trong kinh tế toàn cầu Mặt khác, khi đã chiếm lại các vị trí cơ bản, Mỹ chủ động tác động vào việc “xếp đặt các luật chơi mới” của hệ thống thương mại, đầu tư, tài chính - tiền tệ quốc tế theo hướng liên tục đẩy mạnh tự do

hóa thương mại và đầu tư trên bình diện toàn cầu, xuyên khu vực, khu vực và song phương

a) — Về thương mại:

Thương mại giữ vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế Mỹ, do đó mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa, dịch vụ và tư bản đóng vai trò rất quan

10

Trang 15

Thái Thu Phương - Nhat 1 K36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

trọng trong hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ Mỹ đã chuẩn bị một chính sách thương mại toàn diện cho thế kỷ 21, cụ thể theo các hướng sau:

- Trên phạm vi toàn cầu: Tăng cường mở rộng và có quan hệ thương mại bình thường với tất cả các khu vực và với hầu hết các nước trên thế giới, trừ một số ít các nước như Bắc Triều Tiên, Cu Ba, lrắc

Sau khi đã thúc đẩy thành lập WTO thay thế GATT, Mỹ giữ vai trò chủ động

trong các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO, gây ảnh hưởng tối đa tới các chương trình nghị sự và hướng các Hội nghị WTO vào những vấn đề như xóa bỏ

hàng rào thuế quan trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, tiêu chuẩn lao động, chính sách cạnh tranh thúc đẩy mạnh mẽ tự do hóa trong thương mại toàn cầu, rất

không có lợi đối với những quốc gia đang phát triển phải bảo hộ nền kinh tế trong

nước chưa quen với cạnh tranh

- Trên bình diện khu vực: ở Tây bán cầu, Mỹ đặc biệt quan tâm tới hợp tác với

các nước trong các khối như MERCOSUR, ANDEAN, FTAA, NAFTA; Với

Châu Âu, Mỹ và Châu Âu đã thông qua chương trình hành động Đối tác Kinh tế

Xuyên đại dương gồm hàng loạt mục tiêu đàm phán và hợp tác song phương về các

hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và sở hữu trí tuệ, kể cả các vấn để như môi trường, lao động, mua sắm của chính phủ và chính sách cạnh tranh Châu Âu không chỉ là đối tác kinh tế mà còn là đối thủ cạnh tranh mạnh với

Mỹ trong nhiêu lĩnh vực Mỹ vừa hợp tác vừa ép Châu Âu trong hàng loạt lĩnh vực

thương mại Hai khu vực này luôn xảy ra các tranh chấp thương mại Với Châu Phi : Mỹ chủ trương cải cách kinh tế ở khu vực này và đưa Châu Phi vào hội nhập kinh tế thế giới Mục đích cuối cùng là mở rộng thị trường cho xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và tư bản Mỹ Với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ gây ảnh hưởng của mình tới các quốc gia thuộc khu vực này thông qua APEC, tại đây Mỹ tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên Những ưu tiên chính trong chính sách thương mại của Mỹ đối với khu vực này gồm : ¡) Tự do hóa thương

mại tự nguyện trong 15 lĩnh vực, chủ trương đạt được sự nhất trí trong APEC trước

rồi đưa ra thông qua rộng rãi hơn ở WTO ; ii) Thúc đẩy thương mại các nước thành

11

Trang 16

viên phát triển thông qua các biện pháp : mở cửa thị trường và chống lại chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ cải cách và các chương trình ổn định kinh tế theo hướng thị trường ;

và tiếp tục học thuyết về một Cộng đồng Thái Bình Dương dựa trên những lợi ích và

giá trị cơ bản của Mỹ vì mục tiêu thịnh vượng, nâng cao mức sống, ổn định chính trị

và hòa bình ; iii) Xây dựng khuôn khổ luật lệ cho tự do hóa thương mại cả khu vực

- Đặc biệt với các nền kinh tế chuyển đổi, Mỹ ủng hộ cải cách kinh tế và luật

lệ thương mại ở các nước này với mục tiêu đưa họ vào quĩ đạo kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu và hệ thống thương mại thế giới trên cơ sở các nguyên tắc thương mại : cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và nông nghiệp, công khai, không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia

b) Về đầu tư :

Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khuôn khổ Hiệp định đầu tư đa biên (MAI) đồng thời

gắn các vấn dé đầu tư và thương mại trong các thỏa thuận đa phương và song phương

€) Về tài chính quốc tế :

Mỹ đi đầu trong nỗ lực xếp đặt lại hệ thống tài chính quốc tế, qui định các nguyên tắc, luật chơi mới, hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu, trước hết là các nước công nghiệp phát triển, song cơ bản tìm cách bảo đảm lợi thế của Mỹ thông

qua các thể chế chính sách hiện hành (IMF, WB)

d) Về tổ chức :

Mỹ thực hiện chính sách có mặt ở mọi nơi, mọi tầng nấc, theo đó Mỹ hoạt

động tích cực tại các tổ chức quốc tế IMF, WB, WTO, các tổ chức khu vực ở Bắc

Mỹ, Châu Âu, Châu á và tăng cường ký kết các hiệp định song phương với các nước

Cho tới nay Mỹ đã là thành viên của 75 tổ chức quốc tế trên thế giới

3 Môi trường luật pháp và luật pháp trong thương mại 3.1 Môi trường luật pháp nói chung

Mỹ là một liên bang theo chế độ cộng hòa Tổng thống thực hiện tam quyền

12

Trang 17

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

phân lập: lập pháp, tư pháp và hành pháp

Quốc hội là cơ quan lập pháp gồm 2 viện: Thượng nghị viện và Hại nghị viện Thượng viện đại diện cho quyền lợi các tiểu bang, Hạ viện đại diện quyền lợi cho liên bang

Quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống Mỹ Tổng thống có quyền lực rất

lớn song quyết định của Tổng thống còn phải được các nghị sĩ ở Hạ viện và Thượng

viện thông qua Trong hơn 200 năm phát triển, 43 đời Tổng thống Mỹ đều xuất thân

từ hai đảng Dân Chủ hoặc Cộng hòa mà chưa bao giờ là một đảng nào khác Thời

kỳ Tổng thống Bill Clinton nắm quyền từ năm 1992 tới 2000 là thời kỳ phát triển

rực rỡ nhất của nên kinh tế Mỹ Khi nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Clinton kết thúc vào năm 2000, đất nước bước vào cuộc bầu cử tổng thống mới Hai ứng cử viên chính là AI Gore, phó tổng thống dưới thời Bill Clinton và thống đốc bang Texas George W.Bush là con trai của cựu tổng thống George Herbert Walker Bush Ứng cử viên đảng Dân chủ Gore nhấn mạnh vào vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng giáo dục, còn ứng cử viên đảng Cộng hòa Bush chủ trương cắt giảm thuế và thực hiện các chính sách xã hội bảo thủ Cuối cùng Bush đã thắng trong một cuộc

bầu cử đầy tai tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ xung quanh vấn đề trung thực trong quá trình kiểm phiếu Bush thắng Gore với tỉ lệ 271/266

Cơ quan tư pháp là Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể qui định và thành lập tùy từng thời điểm Tòa án tối cao xét xử những vụ án quan

trọng, những mâu thuẫn giữa các bang với nhau và với liên bang, xác định tính hợp

hiến của luật và của các quyết định của tổng thống Mỗi bang lại có luật và tòa án riêng, đứng đầu là Thống đốc bang

Nền tảng của luật pháp Mỹ là Hiến pháp Hiện nay, Mỹ vẫn đang áp dụng

Hiến pháp 1787 nhưng đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần Điều cốt lõi nhất của

Hiến pháp là điều qui định rằng chỉ có chính quyên Liên bang mới có quyền quyết

Trang 18

3.2 Luát pháp trong thương mai

Nghiên cứu và nắm chắc luật pháp trong thương mại của Mỹ là một yêu cầu

tối cần thiết khi doanh nghiệp Việt Nam quyết định làm ăn với nước này Thực tế những vấp váp nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi buôn bán với Mỹ phần lớn là do chưa thông thạo luật pháp Dưới đây là một số giới thiệu sơ qua về hệ thống luật pháp trong thương mại Mỹ, đặc biệt chủ yếu chú trọng tới những vấn đề về luật pháp liên quan trực tiếp tới các vướng mắc thương mại giữa hai nước gần đây như luật chống phá giá, hiệp định song phương, quản lý hạn ngạch và cơ cấu tổ

chức bộ máy hoạch định chính sách thưong mại Mỹ

a) _ Vai trò của các cơ quan luát pháp trong hoạch định chính sách thương mai Mỹ

a.l) _ Vai trò của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan phê chuẩn mọi chính sách thương mại của Mỹ Đứng về mặt thương mại nói riêng, Quốc hội được Hiến pháp giao quyền điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại thương, định ra và thu các loại thuế

Như vậy, mọi hiệp định thương mại, áp dụng các loại thuế khóa, hoặc các chính sách hạn chế nhập khẩu đều phải dựa trên và giới hạn trong phạm vi luật pháp

và quyền hạn mà Quốc hội cho phép

Quốc hội còn thực thi quyền lập pháp của mình với cơ quan hành pháp, ví dụ như: Yêu cầu Đại diện thương mại Mỹ phải báo cáo định kỳ với Quốc hội và Tổng thống việc xây dựng chính sách thương mại của mình cũng như các vấn đề thương mại khác; Yêu cầu Uỷ ban thương mại quốc tế nghiên cứu, phân tích các đạo luật thuế, các vấn đề thương mại hiện hành, giao quyền và sử dụng các quỹ giành cho các cơ quan thương mại của nhà nước hoạt động

Tóm lại, Quốc hội Mỹ được Hiến pháp giao quyền định đoạt các đường lối

kinh tế, chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ Đồng thời giám sát việc thực hiện

của ngành hành pháp đối với những đường lối chính sách đó ở tâm vĩ mô a.2) _ Vai trò của cơ quan hành pháp

a.2.1 Tổng thống và hệ thống cố vấn giúp việc cho Tổng thống

14

Trang 19

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

Tổng thống Mỹ là người đại diện tối cao của ngành hành pháp Tổng thống có

quyền yêu cầu tham nghị lần thứ hai đối với những luật mà Quốc hội ban hành khi

đã được đa số Quốc hội biểu quyết tán thành Sau đó, Tổng thống có nhiệm vụ tổ

chức thi hành các luật pháp này Tuy nhiên, trên thực tế, Tổng thống luôn tìm cách

lấn quyền hoặc chi phối quyền lập pháp của Quốc hội bằng cách thông qua các nghị

sĩ thuộc Đảng mình, giành quyền chủ động soạn thảo các dự án luật Đến khi trình Quốc hội thông qua thì thường Đảng cầm quyền lại chiếm được đa số ghế trong Quốc hội nên thường được tán thành luôn Nếu không Tổng thống sẽ sử dụng quyền phủ quyết mà Hiến pháp giành cho Tổng thống Nói cách khac, dù bằng cách nào đi nữa, Tổng thống vẫn là nhân vật quyết định trong mọi đường lối chính sách của Mỹ

Tổng thống có một hệ thống cố vấn giúp việc, tổ chức dưới các hình thức như

sau:

1 Hội đồng cố van kinh té (Council of Economic Advisers): bao gồm những nhà kinh tế có tên tuổi chuyên nghiên cứu, đề xuất đường lối, chính sách,

biện pháp kinh tế, thương mại để Tổng thống lựa chọn, quyết định

2 Các Uỷ ban chuyên trách (Ad-hoc Committee): Nhiệm vụ chủ yếu là cố vấn cho Tổng thống về các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn Gồm Uỷ ban về cán cân thanh toán (Balance of Payment Committee) và Uỷ ban cố vấn gồm

các đại diện các thành phần kinh tế về chính sách thương mại (Public Advisory Committee on Trade Policy)

a.2.2 Đại dién thuong mai MY (United States Trade Representative - USTR)

Nhiệm vụ của cơ quan này là: Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc xây dựng,

điều phối và thực hiện mọi chính sách thương mại của Mỹ, là cố vấn chính của Tổng

thống và là người phát ngôn chính của Mỹ về vấn đề thương mại Theo luật của Mỹ,

Đại diện thương mại Mỹ phải tham dự tất cả các cuộc họp thượng đỉnh kinh tế và quốc tế và có trách nhiệm chủ đạo trong tất cả các cuộc đàm phán về bất cứ vấn đề

gì nằm dưới sự bảo hộ của Tổ chức thương mại thế giới - WTO

a.2.3 Bo Thuong mai MY

La co quan đầu não quan lý toàn bộ mạng lưới kinh tế đối nội và đối ngoại

15

Trang 20

của Mỹ Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng thương mại (Secretary) do Tổng thống cử và được Thượng viện nhất trí Giúp việc cho Bộ trưởng có 2 thứ trưởng và 2 trợ lý Bộ trưởng Trong Bộ bao gồm các Vụ (Bureau) và Cục (Administration) Chi phối các hoạt động thương mại chủ yếu của Mỹ là:

Cục thương mại quốc tế (International Trade Committee- ITA): C6 nhiém vu điều hành chung việc phát triển xuất khẩu, đại diện thương mại ở nước ngoài và đặc

biệt là quản lý việc thực hiện Luật về chống phá giá (Antidumping) và thuế chống

phá giá

Vụ quản lý xuất khẩu (Bureau of Export Administration - BEA): Có chức năng quản lý xuất khẩu, chủ yếu là những mặt hàng đặc biệt có liên quan tới an ninh quốc gia hoặc kỹ thuật phức tạp

a.2.4 Hải quan Mỹ (US Customs Service)

Hải quan Mỹ (Bureau of Customs) được thành lập ngày 3/3/1927, là cơ quan trực thuộc Bộ Ngân khố (Department of Treasury) Ngày 1/8/1973 cơ quan này được tổ chức lại thành Cục Hải quan Mỹ (US Customs Service) với chức năng nhiệm vụ lớn hơn, bao gồm:

- Nhiệm vụ thu thuế nhập khẩu và thực hiện trên 400 luật và qui

chế về thương mại quốc tế Mỹ

- Đánh giá và thu các loại thuế nhập khẩu, thuế hàng hóa, phạt và

các loại phí phụ thu khác đánh vào các loại hàng nhập khẩu

- Cấm, đình chỉ và thu hồi hàng lậu vào Mỹ

- Xử lý giải quyết các vấn đề con người, phương tiện vận tải hàng

hóa, thư từ ra, vào Mỹ

- Quản lý hạn ngạch và chính sách hạn chế nhập khẩu vào Mỹ a.3 _ Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (US International Trade Commission - ITC

Đây là cơ quan độc lập, gần như là một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm:

nghiên cứu, báo cáo, điều tra và khuyến nghị lên Tổng thống, Quốc hội về các vấn đề thương mại quốc tế khi thấy quyền lợi quốc gia của Mỹ có thể bị phương hại

16

Trang 21

Thái Thu Phương - Nhat 1 K36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

Nhiệm vụ của cơ quan Uỷ ban là cố vấn điều tra, nghiên cứu, thu thập tư liệu, phân tích ở các lĩnh vực sau:

- Cố vấn về đàm phán thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan phổ

cập GSP, nới rộng nhập khẩu phục vụ công nghiệp trong nước, buôn bán quốc

te

- Điều tra phương hại gây ra do tình trạng trợ cấp, bán phá giá hàng hóa, can thiệp về việc nhập khẩu trong chương trình nông nghiệp,

những bất hợp lý trong nhập khẩu, thiết lập dữ liệu thống kê, những vấn đề liên quan tới chính sách thuế Trên cơ sở điều tra nói trên, cơ quan này sẽ đề ra những biện pháp khắc phục, đối phó trình Tổng thống chuẩn y

b) Các vấn đề luát pháp có liên quan tới hàng hóa xuất nhấp khẩu

b.1 _ Luật điều tiết nhâp khẩu hàng dêt may

* Qui định chung của Hiệp định Đa soi (Multi-fiber Arrangement —- MFA)

Hiệp định này được ký kết tại Geneva vào cuối tháng 12 năm 1973 dưới sự bảo trợ của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và được chấp nhận bởi 50 quốc gia trong đó có Mỹ Hiệp định này cho phép: (¡) thoả thuận song

phương giữa nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời (ii) cho phép

mỗi nước được đơn phương định đoạt khi thấy rằng thị trường của mình bị phương hại; (ii) cho phép áp dụng hạn ngạch để hạn chế số lượng Mức hạn chế này dựa

trên cơ sở khối lượng mậu dịch, hạn ngạch được bù trừ chuyển hoán qua lại giữa các

loại sản phẩm và giữa các mẫu

* Qui định của Mỹ: Mỹ là một trong 50 nước phê chuẩn Hiệp định Đa sợi Căn

cứ vào các qui định của MFA, Tổng thống Mỹ sẽ quyết định việc đàm phán Hiệp

định hàng dệt song phương giữa Mỹ và các nước Hiệp định này xây dựng trên cơ sở

thương lượng, hiệu lực từ 3-6 năm và qui định các điều khoản cơ bản sau:

- Hạn ngạch được xuất sang Mỹ: qui dinh theo chung loai hang (category), khối lượng tính theo mét vuông hoặc tương đương

- Hạn ngạch chia làm các loại: loại hạn ngạch tổng hợp, loại hạn ngạch cụ thể

17

Trang 22

và loại hạn ngạch điều chỉnh linh hoạt

Với từng điều kiện cụ thể, Hiệp định lại cho phép:

- Mang sang hạn ngạch: hạn ngạch từ năm trước chưa xong thì

mang sang năm nay ở cùng chủng loại

- Mượn trước hạn ngạch: dùng mức năm sau để thực hiện trong

năm nay ở cùng chủng loại

- Chuyển hoán hạn ngạch: chuyển hoán hạn ngạch từ loại sản

phẩm này sang loại sản phẩm khác trong cùng một năm, nhưng tất cả phải

trong mức quota cho phép

Hiệp định qui định cơ chế tham khảo ý kiến giữa Mỹ và nước ký kết Nếu nước ký kết không tuân thủ, Mỹ sẽ giành quyền đơn phương cắt bỏ hạn ngạch, cấm

nhập khẩu

* Hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay (Agreement on Textile & Clothing — ATC):

Hiệp định đa sợi MEA đã hết hạn vào ngày 31/12/1994 và được thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may (Agreement on Textile & Clothing - ATC) trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay Theo ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may sẽ được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1/1/2005

Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của hiệp định ATC, cho dù họ chưa hoặc đã ký vào MEA hay không, và chỉ các nước thành viên của WTO mới đủ

tiêu chuẩn để hưởng các lợi ích của Hiệp định Hiệp định hàng dệt may song phương được đàm phán giữa các nước xuất khẩu và các nước cung cap theo MFA

vẫn còn hiệu lực trong thời gian chuyển đổi đến năm 2005 Hiện nay, Mỹ đã ký

Hiệp định hàng dệt may song phương với 47 nước trên thế giới, trong đó 37 nước không phải là thành viên của WTO và do đó sẽ không được hưởng lợi ích từ việc dỡ bỏ hạn ngạch và những hạn chế được cụ thể hóa trong ATC

Trang 23

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

chỉnh lại nhiều lần Luật chống phá giá được ấn định vào hàng nhập khẩu khi hàng đó bị xác định là đã được bán phá giá hoặc sẽ được bán phá giá ở Mỹ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”

Việc điều tra theo luật chống bán phá giá được tiến hành do có đơn khiếu nại của các ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (TTC) Trình tự điều tra của hai cơ quan này sau đó sẽ

diễn ra như sau:

* Đánh giá sơ bộ

Nếu đơn khiếu nại được chấp nhận thì sau 45 ngày, ITC phải đánh giá sơ bộ

về những thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với một ngành công nghiệp Mỹ

Nếu ITC xác định là không có thiệt hại thì cuộc điều tra sẽ kết thúc Nếu ITC xác

định là có thiệt hại thì Bộ Thương mại (DOC) sẽ đánh giá sơ bộ xem có một cơ sở

hợp lý nào để tin rằng có sự trợ giá chịu thuế hoặc phá giá xảy ra hay không

Nếu DOC xác định là có cơ sở hợp lý thì sau d6, DOC sẽ tính toán biên phá giá bình quân nghĩa là mức chênh lệch giữa giá trị bình thường của sản phẩm nước

ngoài đó với giá xuất khẩu DOC sẽ xác định giá trị bình thường của hàng hóa nhập

khẩu đó theo ba cách: () Giá bán tại nước xuất xứ; (ii) Giá bán của hàng hóa đó tại

nước thứ ba; (1i) “Giá trị tính toán” bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản

lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí khác như đóng gói Đánh giá sơ bộ này phải hoàn thành trong vòng 140 ngày sau khi bắt đầu điều tra Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài lên 190 ngày

Sau khi những đánh giá sơ bộ được hoàn thành, người nhập khẩu sản phẩm đó phải nộp bảo lãnh hoặc tiền đặt cọc bằng tiền mặt tương đương với biên phá giá cho

cơ quan Hải quan Mỹ

Trang 24

hạn này có thể kéo dài đến 135 ngày) Nếu đánh giá cuối cùng của DOC xác định là không có vi phạm thì quá trình điều tra kết thúc và tiên bảo lãnh hoặc đặt cọc sẽ được hoàn trả Nếu đánh giá cuối cùng của DOC là có thì ITC sẽ phải xác định những thiệt hại cuối cùng

Đánh giá cuối cùng cua ITC phai được thực hiện trong vòng 120 ngày sau khi DOC đưa ra đánh giá sơ bộ hoặc đến ngày thứ 45 sau khi DOC đưa ra đánh giá cuối cùng là có sự vi phạm

Nếu đánh giá cuối cùng của ITC khẳng định là có vi phạm thì trong vòng 7 ngày sau đó, Bộ Thương mại phát yêu cầu nộp thuế theo luật chống phá giá

* Kháng nghị lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ:

Nếu các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của DOC và TTC thì có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ở New York

* Kiểm tra lần cuối

Trong vòng 5 năm kể từ khi phát hành một lệnh thuế chống phá giá, DOC và

TTC sẽ phải tiến hành “những cuộc kiểm tra lần cuối” để xác định xem việc hủy bỏ

lệnh này có dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành động phá giá đó hay không * Khiếu nại về bán phá giá tại nước thứ ba:

Lnật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Mỹ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba Ngành công nghiệp của Mỹ có

thể đệ trình một đơ khiếu nại, trong đó giải thích tại sao việc phá giá lại gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ, lên Đại diện thương mại Mỹ (USTR), yêu cầu cơ quan này

bảo vệ những quyền lợi của Mỹ theo qui định của WTO Nếu USTR xác định là có đủ cơ sở, họ sẽ đệ trình một yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba yêu cầu họ phải thay Mỹ tiến hành việc chống phá giá

b.3 _ Luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Một khuynh hướng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của

Mỹ là càng ngày, chính phủ Mỹ càng gắn kết các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí

tuệ với chính sách thương mại Một đạo luật trong Luật Thương mại Mỹ năm 1974

20

Trang 25

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

đã qui định gắn việc cho hưởng chế độ GSP với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ ở nước ngoài Luật Thương mại năm 1984 cho phép chính quyền Mỹ được đặt ra các trừng phạt thương mại bất công với các nước chưa chú trọng tới bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Năm 1988, Luật Omnibus Trade tăng thêm quyền cho Chính phủ Mỹ

được dùng chính sách thương mại để buộc chính quyền nước khác phải gia tăng bảo

hộ các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ

4 Môi trường văn hóa xã hội Mỹ

Mỹ có một nền văn hóa rất giàu có, pha trộn nhưng cũng rất đặc trưng Có

người nhầm tưởng văn hóa của Mỹ chính là văn hóa của những người Châu Âu đã đến chế ngự vùng đất này từ vài thế kỷ trước Mặc dù văn hóa Châu Âu có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới nên văn hóa Mỹ hiện tại đặc biệt là về ngôn ngữ, nghệ thuật, cơ cấu chính trị nhưng những người từ Châu Phi, Châu Á và Bắc Mỹ cũng góp phân

rất lớn vào việc hình thành nên nét đặc trưng của văn hóa Mỹ Họ đem tới những giá

trị văn hóa mới ảnh hưởng tới phong cách âm nhạc, ăn mặc, vui chơi giải trí, ẩm thực của người Mỹ Tóm lại, văn hóa Mỹ là một sự nhào trộn các dòng văn hóa của mọi nơi trên thế giới Mặc dù đó không phải là một sự nhào trộn hoàn hảo, nghĩa là

tạo ra một thể hoàn toàn mới từ những nguyên tố khác nhau, song cũng đã tạo nên

một phong cách riêng khiến người ta có thể dễ dàng phân biệt được người Mỹ ở mọi nơi trên thế giới

Một nên văn hóa trẻ, được hình thành từ sự pha trộn của nhiều nên văn hóa trên thế

giới nhưng vẫn có những nét đặc sắc riêng

Cho tới cuối thế kỷ 18, người Mỹ vẫn lấy những giá trị văn hóa của Châu Âu

làm chuẩn mực Vào những năm 1830, nhà chính trị học người Pháp Alexis de Tocqueville sau khi đã có một chuyến du lịch vòng quan nước Mỹ đã nhận xét: tất

cả các mặt biểu hiện của nền văn hóa Mỹ từ cuộc sống gia đình, luật lệ, nghệ thuật, triết lý, cách ăn mặc đều thể hiện một sự giản đơn và phơ trương bề ngồi hơn mà

không có một nét gì đặc trưng và sâu sắc Thật vậy, lúc bây giờ văn hóa Mỹ bị

Châu Âu coi là nên văn hóa “tỉnh lẻ” và nên nghệ thuật “hạng hai” đặc biệt là trong hội họa và văn chương Tới cuối thế kỷ 18, một số nghệ sĩ người Mỹ đã có những

21

Trang 26

tác phẩm mang tính nghệ thuật cao như John Singleton Copley và Gilbert Charles Stuart Song những nhà sưu tầm được coi là sành điệu và giàu có ở Mỹ vẫn chỉ

thích những tác phẩm nghệ thuật từ Châu Âu

Phải tới thế kỷ thứ 19, khi làn sóng người di cư từ Châu á, Châu Phi dồn dập

đổ về nước Mỹ du nhập theo cả những giá trị văn hóa nghệ thuật mới mẻ từ Trung

Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, người Mỹ mới hiểu ra rằng văn hóa nghệ thuật phải bắt nguồn từ một truyền thống lịch sử lâu dài, điều này là cái mà nước Mỹ không có Từ

đó cùng với việc mở rộng cửa tiếp thu những cái mới lạ từ các nền văn hóa trên thế giới, người Mỹ còn tự tạo dựng cho mình những giá trị văn hóa mới đặc trưng chứ khơng đi bắt chước hồn toàn văn hóa Châu Âu như trước kia Những nhà văn hiện đại Mỹ xuất sắc nhất như Mark Twain, Ernest Hemingway đều thành công nhờ đã lấy chất liệu cho các tác phẩm của mình từ chính trải nghiệm trong cuộc sống chứ không phải từ những bài học lý thuyết ở trường về những qui phạm mẫu mực

trong văn chương

Một nên văn hóa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và coi trong vật chất

Điều này có phần liên quan tới lịch sử phát triển của quốc gia trẻ tuổi này

Người Mỹ rất tự hào về cha ông mình, những người tiên phong đã có đủ sức mạnh

để xây dựng một quốc gia độc lập tách biệt với thế giới bên ngoài bởi hai đại dương

rộng lớn, những người đã đấu tranh giành độc lập cho nước Mỹ từ tay thực dân Anh,

một đế quốc mạnh nhất thế giới thời bấy giờ Họ coi đó là một minh chứng cụ thể về truyền thống độc lập tự cường của quốc gia mình và cả trong từng cá thể của quốc

gia đó

Nguyên tắc của họ là đề cao cố gắng cá nhân nhằm tạo cho mình một cuộc

sống tốt đẹp hơn Người Mỹ luôn mang trong mình ý tưởng cạnh tranh để giành chiếm ưu thế đối với người khác và nó gắn bó với người Mỹ trong suốt cả cuộc đời của họ kể từ khi sinh thành đến lúc ra đi Tự do xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo là

một công cụ để đảm bảo sự công bằng, trong cùng một nền tảng công bằng đó, cá nhân nào biết nỗ lực, tự tin sẵn sàng đương đầu với mọi nguy hiểm thì có thể chuyển

từ nghèo xác xơ sang giàu nứt đố đổ vách, bất kể cá nhân đó thuộc chủng tộc, giai

22

Trang 27

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

cấp nào, ngược lại nghèo đói kém cỏi chính là hậu quả của sự lười biếng và ỷ lại Chính vì thế người Mỹ nổi tiếng là những người có tính độc lập cao và thờ ơ trước nhu cầu của cộng đồng của dân tộc và của cả những dân tộc khác trên thế giới

Tư tưởng tôn sùng cá nhân thường dẫn tới xu hướng coi trọng vật chất Ngày càng có nhiều người Mỹ đo sự giàu sang, thành công bằng việc sở hữu nhiều thứ tài

sản hơn như nhà cửa, ô tô, ăn uống, vui chơi giải trí hơn là các giá trị đạt được về

mặt tinh thần hay trong tư tưởng Tư tưởng coi trọng vật chất ngày càng ăn sâu vào người Mỹ đặc biệt là giới trẻ Những tham vọng về vật chất ngày càng huỷ hoại

những giá trị cũ về đạo đức tình cảm Điều này lý giải cho thực tế tuy là một cường

quốc kinh tế trên thế giới, tội phạm, nạn phân biệt chủng tộc, sự suy đồi đạo đức ở

các thành phố phát triển, sự phát triển vũ khí hạt nhân, ô nhiễm môi trường, tện nạn

ma tuý vẫn là những vấn đề nan giải trong xã hội Mỹ hiện đại

II LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT - MY TỪ SAU NAM 1975 DEN

NAY

Quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam về cơ bản vẫn bị băng giá

hơn một thập kỷ kể từ sau chiến thắng giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam năm 1975 Có thể tóm tắt một số nét chính qua các thời kỳ tổng thống của Mỹ từ sau

năm 1975 như sau:

1 Dưới chính quyền Carter

Khi tổng thống Carter lên cầm quyền, ông muốn tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ nước Mỹ trong đó có việc cố gắng làm giảm tác động của Việt Nam trong xã hội Mỹ, tạo một hình ảnh mới cho nước Mỹ Tháng 3/1977, Tổng thống Carter cử một phái đoàn đến Việt Nam Mỹ không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn xin trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, mở đường cho đề nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 20/7/1977 - được sự nhất trí mà không phải qua biểu quyết

chính thức - đó là Việt Nam được gia nhập vào Liên Hợp Quốc Mỹ đề nghị nhanh

chóng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, sau đó Mỹ sẽ dỡ bỏ việc

kiểm soát xuất khẩu và tài sản (Sau khi chiến tranh kết thúc Mỹ đã quyết định phong

tỏa số tài sản trị giá 150 triệu USD của Việt Nam tại Mỹ) đối với Việt Nam Tuy

23

Trang 28

nhiên, những nỗ lực này của tổng thống Carter đều bị Quốc hội Mỹ phản đối mạnh

mế vì các lý do liên quan tới người tị nạn, Campuchia, vấn đề người Mỹ mất tích 2 Dưới chính quyền Reagan và Bush

Sau khi vấn dé Campuchia được giải quyết, và từ năm 1974 tới năm 1992 Việt Nam đã trao trả hơn 300 bộ hài cốt của lính Mỹ, tháng 4/1991, Mỹ đưa ra một “lộ

trình” cụ thể cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, hoan nghênh việc

Việt Nam sẵn sàng cho đặt một văn phòng của Mỹ tại Hà Nội để giải quyết vấn để POW/MIA, va cam kết cấp khoản việc trợ nhân đạo l1 triệu USD cho Việt Nam (chủ yếu là chân tay giả) Văn phòng của Mỹ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 1991 và khoản viện trợ đã được chuyển vào cuối năm tài chính 1991 Cũng năm 1991, Mỹ đã nới lỏng hạn chế về đi lại đối với các nhân viên ngoại giao của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York và với các chuyến thăm có tổ chức của Mỹ tới Việt Nam

Năm 1992, Mỹ đồng ý khôi phục lại liên lạc viễn thông trực tiếp với Việt Nam, cho phép bán hàng hóa của Mỹ để đáp ứng nhu cầu nhân đạo thiết yếu tại Việt Nam; và đỡ bỏ những hạn chế đối với các dự án của các tổ chức phi chính phủ của Mỹ ở Việt Nam Mỹ cam kết và cấp một khoản trợ giúp thiên tai cho các nạn nhân lũ lụt và một khoản viện trợ khác để giúp Việt Nam giải quyết bệnh sốt rét Tháng

11/1992, Mỹ dỡ bỏ những hạn chế về dịch vụ điện thoại của Mỹ với Việt Nam, cho phép dịch vụ trực tiếp giữa hai nước Tháng 12, Mỹ nới lỏng một số hạn chế đối với các công ty Mỹ kinh doanh tại Việt Nam

Trong khi Mỹ vẫn thi hành chính sách cấm vận với Việt Nam thì hàng loạt các

nước khác như Nhật, Trung Quốc, các nước NICs bắt đầu đầu tư vào Việt Nam Các công ty Châu Âu, Úc được trao các hợp đồng khai thác dâu mỏ, khí đốt, và về liên lạc viễn thông Giới kinh doanh của Mỹ bắt đầu thấy minh đang bỏ lỡ hàng loạt các cơ hội làm ăn tại Việt Nam Họ công khai yêu cầu tổng thống Bush phải công nhận

rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc lâu rồi và thế giới cũng đã có nhiều chuyển biến rằng vấn đề Tù binh chiến tranh không còn là vấn đề chi phối chính

sách của Mỹ với Việt Nam

24

Trang 29

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương I ~Tổng quan về thị trường Mỹ và lịch sử quan hệ đối ngoại Việt - Mỹ

3 Dưới chính quyền Clinton

Dưới thời của Carter, Reagan, Bush, vấn đề MIA-POW luôn là trở ngại chính trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước Phía Mỹ buộc tội Việt Nam đang cầm giữ

nhiều Tù binh chiến tranh còn sống của Mỹ Cho tới năm 1995, các báo cáo chính

thức đã khẳng định không có lý do nào cho việc Việt Nam đang cầm giữ Tù binh Mỹ còn sống Cho tới thời điểm đó, chỉ còn lại danh sách 55 người thuộc quân đội

Mỹ được coi là hoàn toàn mất tin tức Đây là con số rất ít so với con số hơn 55.000 người Mỹ bị giết và gần 3.000 người trước đó đã bị liệt vào diện mất tích

Những động thái đầu tiên tiến tới cải thiện quan hệ dưới Chính quyền Clinton đó là thông báo của Tổng thống ngày 2/7/1993 về việc Mỹ không phản đối những thỏa thuận mà Pháp, Nhật Bản và các nước khác ủng hộ cho phép các tổ chức tài chính quốc tế nối lại viện trợ cho Việt Nam, tuy nhiên, Tổng thống cũng nói rằng lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam vẫn có hiệu lực

13/9/1993, Tổng thống Clinton ra thông báo nới lỏng lệnh cấm vận đối với

Việt Nam, theo đó cho phép các công ty của Mỹ được tham gia đấu thầu các dự án

phát triển do các thể chế tài chính quốc tế tài trợ Cũng vào tháng 9/1993, Chính

quyền đã thông qua khoản viện trợ 3,5 triệu USD nhằm mở rộng hai chương trình

nhân đạo (chân tay giả và trẻ mồ côi) ở Việt Nam

3/2/1994 Tổng thống Clinton đã bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt

Nam 25/1/2995, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành giải quyết các vấn đề về tài sản và ngoại giao song phương và mở văn phòng liên lạc ở Washington và Hà Nội lần lượt ngày 1/2/1995 và 3/2/1995 Ngày 9/3/1995 Bộ Tài Chính Mỹ thông báo việc dỡ bỏ phong tỏa các tài khoản mà Việt Nam hoặc người Việt Nam có lợi ích trong đó (số tài sản trị giá khoảng 150 triệu USD)

Ngày 6/8/1995, Ngoại trưởng Mỹ Clhristopher khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và đại sứ quán Việt Nam tại Washington được khai trương ngày 5/8/1995 Ngày 10/7/1997, Thượng viện thông qua việc bổ nhiệm Pete Peterson — một người

đã từng là Tù binh Chiến tranh trong Chiến tranh Việt Nam và là Nghị sĩ Quốc hội —

làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

25

Trang 30

3/6/1998 Tổng thống Clinton tuyên bố miễn áp dụng các hạn chế trong tu chính án của đạo luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam

3/6/1999 Tổng thống Clinton lại tuyên bố miễn áp dụng các hạn chế trong tu chính án của đạo luật Jackson-Vanik đối với quan hệ Mỹ-Việt

2/6/2000, Tổng thống Clinton lần thứ ba tuyên bố miễn áp dụng các hạn chế trong tu chính án của đạo luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam

1/6/2001: Tổng thống Bush tuyên bố miễn tu chính án Jackson-Vanik đối với

Việt Nam

23/7/2002: Quốc hội Mỹ ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ miễn tu chính án Jackson-Vanik cho Việt Nam một năm nữa với tỷ lệ bỏ phiếu 338-01

26

Trang 31

Thái Thu Phương - Phật 1 368% hóa luận tốt nghiệp

Chương II — Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua

GBpiWơR6 11

Thực trạng xuất hhẩu của Việt tam sang thi truong Hy

trong nhirng nam qua

L TINH HiNH XUAT KHAU CUA VIET NAM SANG THI TRUONG MỸ TỪ KHI HAI NƯỚC BÌNH THUONG HOA QUAN HE THUONG MAI

1 Quan hệ thương mại hai nước từ sau khi Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt

Nam

Kể từ 30/4/1975 khi Mỹ tuyên bố áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt

Nam cho tới ngày 3/2/1994 khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận này thì quan hệ kinh tế giữa hai nước gần như băng giá Ngoại trừ năm 1992 và 1993 chỉ có con số ít ỏi kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam là mục đích viện trợ nhân đạo Triệu USD Biểu đồ 3: Thương mại Việt Mỹ từ năm 1992-2002 1800 1.571,2 1500 @ XK sang MY @ NK từ Mỹ 1200 900 600 lờ (Nguồn: US Census Bureau) t we

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận với

27

Trang 32

Việt Nam, mở ra một bước ngoặt trong quan hệ thương mại hai nước Kim ngạch xuất nhập khẩu ngay trong năm 94 đã tăng vọt lên từ 7 triệu USD lên 223,3 triệu USD Kể từ đó đến nay kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng rất nhanh và ổn

định Nếu không kể năm 94 là năm đầu tiên sau khi bỏ cấm vận thì tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hai nước kể từ năm 95 đến nay là 30%/năm, riêng về

xuất khẩu tốc độ tăng bình quân là 36%/năm, riêng về nhập khẩu là 18% Năm 1996,

nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng mạnh do Việt Nam mua máy bay của Mỹ Năm 2001, trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp

do Mỹ bị lâm vào cuộc suy giảm kinh tế sau sự kiện 11/9, thương mại giữa hai nước vẫn tăng trưởng cao, kim ngạch tăng 27% so với năm trước đó Trong quan hệ

thương mại song phương với Mỹ, Việt Nam đã tăng từ vị trí 70 năm 2000 lên đến 66 năm 2001

2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sau khi Hiệp định thương

mại Việt - Mỹ có hiệu lực

Ngày 10/12/2001 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đi vào hiệu lực sau hơn 5

năm đàm phán ký kết và chờ phê chuẩn của quốc hội hai nước Kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước sau sự kiện này đã tăng lên đột biến Điều này càng chứng tỏ một tương lai rộng mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ

Bảng 1: Kim ngạch XNK của Việt Nam với Mỹ 2000-2002

(Đơn vị: triệu USD) Tháng 12 đến tháng 9 Tăng 10 Nam 2000 2008 2000-2001 | 2001-2002 2002/2001 Xuất khẩu 821.4 1.052,9 802,8 1.667,2 † 100,1% Nhập khẩu 367,6 460.3 355,3 404.3 † 13,8% Tổng XNK 1.189 1.513,2 1.158,1 2.071,5 † 78,9%

(Nguồn: Vụ Âu Mỹ — Bộ Thương Mại Việt Nam)

Chỉ mười tháng sau khi Hiệp định Việt - Mỹ đi vào hiệu lực, thương mại hai

chiều “bùng nổ” theo chiều hướng tích cực Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt

1.667,2 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2001 và cao hơn 860 triệu USD

so với tổng kim ngạch cả năm 2001 Còn nhập khẩu từ Mỹ đạt 404,3 triệu USD,

28

Trang 33

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương II — Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua

tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2001 Biểu đồ dưới đây cho ta thấy rõ hơn sự

chuyển biến vượt bậc trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Các

chuyên gia dự đoán thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ đạt tới 1,8 - 2 tỉ USD trong năm 2002

Biểu đồ 4: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sau khi

Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực 300 288.7 250 —®— 2000-2001 —— 2001-2002 200 3 150 a š 100 pecs, es ee eas : 58.4 30 562 628 50 565 0 1 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Tháng (Nguồn: US Census Bureau)

Sau khi Hiệp định được phê chuẩn, các nhà đầu tư Mỹ thi nhau đầu tư vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ và một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực chính là lúc thuận lợi nhất cho những lô hàng chế xuất đầu tiên được tung vào thị

trường Mỹ Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết: “Điều khiến chúng tôi chọn đầu tư

vào Việt Nam mà không phải là các nước láng giểng khác chính là do sự phê chuẩn Hiệp định Thương mại Nếu không có nó, chúng tôi không thể tồn tại lâu dài với

mức thuế 45% Thứ đến là những kỹ năng và sự cống hiến thật đáng kể của các công nhân Việt Nam, yếu tố mấu chốt của thành công.” '

Trước khi có Hiệp định, nhiều doanh nghiệp phải xuất hàng vào Mỹ qua nước thứ 3 để tránh rào cản về thuế Điều này phần nào làm giảm con số thực của hàng Việt Nam xuất vào Mỹ

' Trích bài: '°Xuất khẩu vào Mỹ, doanh nghiệp còn thiếu nhiều điều kiện” Tạp chí Kinh tế Việt Nam & Thế giới, số 1143, 24/11/2002

29

Trang 34

3 Phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ

Chủng loại hàng xuất của Việt Nam sang Mỹ khá đa dạng, trong đó các mặt

hàng chủ lực trong nhiều năm vẫn là 1 Thủy hải sản; 2 Giày dép các loại; 3 Dầu

thô; 4 Cà phê; 5 Hàng dệt may; 6 Hạt điều; 7 Hàng thủ công mỹ nghệ; 8 Gạo

Có thể thấy, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ là các

hàng nông lâm hải sản với kim ngạch chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang My (chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị

trường thế giới) Xuất khẩu hàng nông sản là thế mạnh, đồng thời cũng là điểm yếu

của Việt Nam vì xuất khẩu những hàng này phục thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, vào thời vụ và sự biến động của giá cả trên thị trường

Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực kéo theo hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc của Mỹ (MFN), mức thuế

này trung bình chỉ khoảng từ 3-4% so với mức 40% trước khi Hiệp định có hiệu lực

Bảng sau đây cho thấy mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng nông sản

Việt Nam vào Mỹ trước và sau khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ có hiệu lực:

Bảng 2: Thuế nhập khẩu của Mỹ lên các mặt hàng nông sản của ta trước

và sau Hiệp định thương mại (BTA) có hiệu lực STT Tên mặt hàng Trước BTA Sau BTA 1 Hải sản 25-30% 4-15% Đa số các sản phẩm từ cà phê, Mỹ 2 , 10% 0% không đánh thuế trừ Vỏ hạt cà phê 3 Gạo sơ chế 35% 12.2% 4 Cao su 0-35% 0% 5 Hat diéu 0,9% 0% 6 Rau qua 20,8% 5,4%

(Nguồn: Vụ chính sách tài chính - Bộ Thương mại Việt Nam)

Trang 35

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương II — Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua

Nam và là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong vòng 12 năm qua là 20% (Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam) Việt Nam được xếp thứ 29 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc

Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Mỹ là Thái Lan và

Ấn Độ Các nước này có lợi thế hơn Việt Nam là đã phát triển được ngành công

nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu nên đã tăng được hàm lượng chế biến, tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhiều tầng lớp

Ưu thế lớn nhất của hàng thủy sản Việt Nam ở thị trường Mỹ là giá cả Có thể nói về mặt giá cả, hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường này (cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với giá thấp hơn giá cá catfish của Mỹ

khoảng 1USD/pound) Tuy nhiên, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm làmột trong

những trở ngại chính mà các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy hải sản của Việt

Nam phải vượt qua nhằm nâng cáo uy tín của hàng hóa Việt Nam và được người tiêu dùng chấp nhận, chưa kể đến việc yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong

những rào cản kỹ thuật mà Mỹ có thể áp dụng để hạn chế hàng hóa của Việt Nam

xâm nhập thị trường Mỹ

3.2 _Giay dép

Hiện nay Việt Nam đứng thứ ba Châu Á (sau Trung Quốc và Indonesia) về

xuất khẩu giày đép (Nguồn: Vụ Chính sách tài chính - Bộ Thương Mại Việt Nam)

Có thể nói nhóm hàng này là nhóm hàng có khả năng cạnh tranh cao của Việt Nam Tuy nhiên, hàng hóa của ta chủ yếu được sản xuất theo phương thức gia công, giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại là giá trị nguyên

vật liệu nhập ngoại Như vậy mặc dù kim ngạch xuất khẩu của nhóm này cao nhưng lượng ngoại tệ thực thu lại không lớn

Những điểm mạnh của ngành da giày có thể kể ra như sau:

- Người lao động khéo léo và giá lao động rẻ

- Chất lượng giày dép, đồ da đã được khách hàng quốc tế chấp nhận và đã có

31

Trang 36

khách hàng tương đối ổn định

Đã thu hút được các nhà đầu tư thuộc các nước NICs tạo điều kiện cho hang

da giày Việt Nam thay thế sản phẩm trước đây của họ xuất khẩu sang các thị

trường EU, Bắc Mỹ, Đông Á

Tuy nhiên, ngành này còn nhiều điểm yếu cần khắc phục, đó là:

- _ Cơ cấu ngành chưa hoàn chỉnh, chất lượng thuộc da kém nên nguyên liệu cho sản xuất phụ thuộc nhiều vào nước ngoài (60% nguyên liệu phải nhập khẩu) -_ Các doanh nghiệp chưa có khả năng quan hệ trực tiếp với khách hàng để xuất khẩu - _ Thiếu cán bộ kỹ thuật - _ Khả năng thiết kế và triển khai tạo mẫu mốt còn yếu 3.3 Hàng dệt may

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong

phát triển kinh tế và tạo việc làm cho đất nước Ngành này sản xuất ra khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động (chiếm khoảng 25% số lao động trong lĩnh vực công nghiệp)

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm qua, vượt

qua mức 2 tỉ USD năm 2001 Thị trường dệt may lớn nhất của Việt Nam là Nhật và

EU với năm 2001 xuất khẩu được 617 triệu USD và 512 triệu USD Khoảng 1/2 xuất

khẩu năm 2001 của Việt Nam đi sang các nước EU, Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ và

những nước Việt Nam có hiệp định song phương dệt may 1/2 còn lại là đi các thị trường phi hạn ngạch như Nhật, Châu Á và Mỹ Riêng trong năm 2002, Mỹ đã vươn

lên thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam (phần này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần bàn về vấn đề Hiệp định hàng dệt may song phương

Việt - Mỹ)

Thuế suất đối với sản phẩm may mặc của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được giảm tương đối nhiều so với trước khi có BTA, từ 25-90% xuống còn 2-30%

32

Trang 37

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương II — Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua

Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất sản phẩm may mặc là:

- Gid lao động rẻ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc ; người lao động khéo léo, có kỷ luật, có

trình độ văn hóa nên khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ thuận lợi

- _ Sản phẩm dệt kim đạt chất lượng thế giới

Ngành may đã có thị trường và khách hàng tương đối ổn định; thiết bị

được đổi mới và hiện đại (trên 50%); gia công được hàng yêu cầu kỹ thuật

cao

Tuy nhiên những khó khăn còn tồn tại với ngành này vẫn còn rất nhiều:

3.4

-_ Sản phẩm may hiện nay chủ yếu là gia công; mẫu mã do khách hàng cung cấp; giá trị gia tăng thấp Nguyên vật liệu cho sản phẩm may chủ yếu từ nhập

khẩu, do đó giá cả phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu trên thế giới trong khi giá nguyên vật liệu chiếm tới 80% tổng giá thành Hơn nữa, các nhà nhập khẩu Mỹ lại chủ yếu nhập hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn Như vậy,

để có thể thâm nhập được vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ

phải cần nhiều vốn, trong khi đó, các xí nghiệp may của ta đa số qui mô nhỏ, khả năng tự huy động vốn thấp, giá trị tài sản thế chấp hạn chế, do đó rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt về cơ chế chính sách để các doanh nghiệp này có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Hiện nay, thủ tướng

chính phủ đã có Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 ban hành

Qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp này trong việc tiếp cận được với các nguồn vốn

- _ Về phẩm cấp, chủng loại thì hàng may mặc Việt Nam đơn điệu và không

có khả năng đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm đa dạng của thị trường Mỹ

Hàng may mặc Việt Nam phần lớn còn nằm ở mức phẩm cấp trung bình, chưa

Trang 38

là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới Cà phê Việt Nam hiện có mặt ở khoảng 52 nước, nước tiêu thụ nhiều cà phê Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản

Hàng năm, Việt Nam xuất khoảng 850.000 tấn cà phê, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 25-30% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước Mỹ là thị trường tiêu

thụ cà phê lớn với dụng lượng nhập khẩu hàn năm lên tới 1,2-1,4 triệu tấn, trong đó

khoảng 50-60% thị phần cà phê Robusta tại thị trường Mỹ (Nguồn: Vụ chính sách tài chính — Bộ Thương Mại) Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị

trường Mỹ là Indonexia, Braxin

Cà phê là mặt hàng có khả năng cạnh tranh tốt của Việt Nam vi chi phi san xuất thấp hơn các nước trồng cà phê khác

Tuy nhiên các cơ sở chế biến cà phê của ta được đầu tư ở dạng thô sơ, nên chất lượng cà phê sau sơ chế thường đạt thấp, độ ẩm lớn, do đó cà phê chế biến của Việt Nam khó cạnh tranh với một số nước khác Để nâng cao giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam thì điều cốt lõi nhất là phải nâng cao hàm lượng chế biến

Il MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI

NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Quan hệ thương mại Việt Mỹ chỉ mới bắt đầu sôi nổi được vài năm, về thực chất, nếu gọi là quan hệ thương mại “bình thường” thì mới chỉ diễn ra được gần một

năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ đi vào hiệu lực, khi đó hai nước trao

cho hàng hóa của nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc MEN Việt Nam đặt rất nhiều hi

vọng vào thị trường rộng lớn này Song con đường để hàng Việt Nam xâm nhập

được vào thị trường rộng lớn này là một con đường đầy chông gai Trong một thời gian ngắn phát triển thương mại với Mỹ, Việt Nam đã vấp phải hàng loạt các vấn đề về sử dụng nhãn hiệu, bán phá giá cá da trơn, bảo vệ thương hiệu của hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ, tới đây là vấn đề chuẩn bị cho một Hiệp định hàng dệt may song phương với Mỹ mà Việt Nam hầu như đang phải ở trong thế bị động Dưới đây là một số phân tích về các sự kiện trên, từ đó phần nào rút ra nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quan hệ thương mại với Mỹ Trong tương lai

34

Trang 39

Thái Thu Phương - Phật 1 36% hóa luận tốt nghiệp

Chương II — Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua

những vụ việc như thế này sẽ còn diễn ra rất nhiều, rất nhiều các hình thức rào cản

thương mại khác nữa đối với hàng hóa Việt Nam 1 Cuộc chién catfish

1.1 Diện biến cuộc chiến caffish

Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy), gồm cá

trê, các nheo, cá tra, basa, cá lăng, cá bông lau Theo hệ thống phân loại ngư loại

học, tất cả các loài cá nói trên đều thuộc về Bộ Cá Nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500 tới 3.000 loài cá khác nhau phân bổ trong các thủy vực nước ngọt, mặn và lợ

trên khắp thế giới Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá trơn Châu Á (Pangasiidae) Loài cá nheo được

nuôi ở Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ cá Nheo Mỹ, còn cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi phổ biến ở đồng bằng

sông Cửu Long thuộc họ cá da trơn Châu Á

Cho tới những năm 1970, catfish Mỹ vẫn chỉ là một thứ đặc sản của từng vùng và nhu cầu đối với loại sản phẩm này còn hạn chế Tuy nhiên, bằng cách liên kết với nhau (thành lập Hiệp hội các Chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ — CFA) và mở chiến dịch tiếp thị (mà chi phí lên tới 4,5 triệu USD trong năm 2000), những người nuôi cá da trơn Mỹ đã làm tăng nhu cầu đối với sản phẩm này từ 2.582 tấn năm 1970 lên tới 270.441 tấn vào năm 2001 Những vùng đất hoang mênh mông ở các bang miền

Nam nước Mỹ đặc biệt là Mississippi đã được cải tạo và khai thác vào việc nuôi cá và đem lại cho những nhà nuôi cá nheo Mỹ những khoản lợi nhuận kếch xù Trị giá

của thị phần của cá da trơn tại Mỹ lên tới 500 triệu USD/năm Hiện nay, loại cá này đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa sang Mỹ từ năm 1996 Năm 1998, lượng

cá lát catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây chỉ vỏn vẹn 260 tấn Nhưng đến cuối năm 2001, con số đó đã vọt lên 7.746 tấn Con cá basa/tra của

Việt Nam không những ngon, thịt thơm hơn cá Mỹ mà thường có giá rẻ hơn từ 0.08

đến I USD/pound

Trang 40

Và thế là cuộc chiến catfish giữa Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ —

CFA với Việt Nam bắt đầu

a) Bắt đâu bằng chiêu bài 'gièm pha' về chất lượng :

Trong 2 năm 1999 và 2000, lượng cá tra cá basa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng khá nhanh Vì vậy, ngay từ cuối năm 2000, CFA đã bắt đầu thông qua báo chí Mỹ đưa ra những thông tin bôi nhọ hình ảnh của cá tra, basa Việt Nam Họ buộc tội rằng cá của Việt Nam được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm và qua các khâu chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng

Để tìm hiểu thực chất vấn đề, tháng 11/2000, một đoàn gần 20 người, gồm cả

các giáo sư của Trường đại học Aubum, các công ty nuôi và chế biến cá nheo Mỹ, do ông Gvillo Curlis, chủ tịch Hiệp hội nuôi cá nheo của bang Alabama dẫn đầu

đã sang Việt Nam tìm hiểu tình hình nuôi cá tra, basa của Việt Nam Đoàn đã khảo

sát kỹ tình hình thực tế nuôi và chế biến cá tra và basa tại các bè cá, ao nuôi, nhà máy chế biến tại An Giang và Cần Thơ Đoàn đã đánh giá tốt về công nghệ nuôi, chế biến, điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cá Việt Nam Sau khi đoàn về nước, cuộc chiến lắng xuống chút ít

Đầu tháng 2/2001, vào thời kỳ ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt nam nhập

khẩu tăng, cuộc chiến lại rộ lên CFA bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9

tháng, tốn 5,2 triệu USD do Viện Cá Nheo Mỹ (TC) phát động và được CFA tài trợ

để quảng cáo cho sản phẩm cá trong nước và chống lại việc nhập khẩu đặc biệt là

nhập khẩu cá tra và basa của Việt Nam Những áp phích in trên các tạp chí thương mại và quảng cáo thực phẩm như “Đừng bao giờ tin vào sản phẩm catfish ngoại quốc”; “Người Mỹ ăn cá nheo Mỹ”

Ngày 28/6/2001, Chủ tịch hiệp hội CFA gửi thư cho Tổng thống Mỹ G.Bush

đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán với Việt Nam một hiệp định riêng về catfish

Trong những tháng tiếp theo đó, hiệp hội CFA đã thuê công ty luật Nathan Associates tiến hành thu thập thông tin và mở chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín của cá Việt Nam, nhấn mạnh do cá Việt Nam nhập khẩu mà giá cá nheo ở Mỹ bị

36

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w