1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

23 5,7K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 302 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Nhóm làm báo cáo: nhóm 20 Nhận xét nhóm: 21 Danh sách nhóm 20 Họ tên Mã SV Hoàng Thị Mai Anh 0951010011 Tô Thu Hằng 0951010426 Nguyễn Phương Hồng 0951010446 Nguyễn Thanh Huyền 0951010449 Vũ Thị Hương 0951010459 Trần Thị Ngọc 0951010521 Họ tên :Hoàng Thị Mai Anh Lớp :TAM301(1-1112).1_LT Mã sinh viên:0951010011 Nhóm :20 BẢN BÁO CÁO Môn: Chính Sách Thương Mại Quốc Tế I. LỜI NÓI ĐẦU Mỗi ngành kinh tế đều hoạt động dưới sự điều tiết của một cơ chế xác đinh.Ngoại thương là một ngành kinh tế, do đó cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Hoạt động Ngoại thương cần được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu (XNK) Vậy cơ chế quản lý XNK là gì? Ở Việt Nam , cơ chế quản lý XNK được áp dụng như thế nào? Bài báo cáo dưới đây của em sẽ trả lời cho câu hỏi trên. Câu 1(chương 8) :Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Câu 1(chương 8) :Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? II. NỘI DUNG 1. Tóm tắt câu trả lời của đại diện nhóm 21 - Định nghĩa cơ chế quản lý xuất nhập khẩu(XNK) : Cơ chế quản lý XNK có thể được hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng ( chủ thể, khách thể)tham gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động XNK hướng đến các mục tiêu kinh tế- xã hội đã định của Nhà nước. - Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay • Chủ thể: Các cơ quan luật pháp, hành pháp từ TW đến địa phương • Đối tượng điều chỉnh: Các DN sản xuất, kinh doanh XNK và hàng hóa – dịch vụ XNL • Công cụ điều chỉnh: Chính sách thương mại 2. Nhận xét Câu hỏi này đơn thuần chỉ là lý thuyết có trong SGK nên bạn trả lời hoàn toàn chính xác. 3. Câu hỏi phụ Câu 1: Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam trước và sau Đổi mới? - Bạn trả lời: • Trước Đổi mới: Nhà nước quản lý tất cả hoạt động XNK • Sau Đổi mới: tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động XNK - Câu trả lời đúng • Trước Đổi mới: Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam là chế độ Nhà nước độc quyền Ngoại thương • Sau Đổi mới: Cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động Ngoại thương dưới sự quản lý của Nhà nước - Nhận xét: • Ở ý Trước Đổi mới: bạn trả lời chưa chính xác. Chế độ Nhà nước độc quyền Ngoại thương chỉ cho phép thành phần kinh tế Nhà nước tham gia vào họat động Ngoại thương. • Ở ý Sau Đổi mới: Bạn trả lời thiếu: mọi hoạt động Ngoại thương vẫn được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Câu 2: Nội dung Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động Ngoại thương - Bạn chưa trả lời được - Câu trả lời đúng: Nội dung Đổi mới cơ chế: Xóa bỏ 3 độc quyền: • Độc quyền trong Hoạt động Ngoại thương  mở rộng kinh doanh trên mọi mặt hàng • Độc quyền trong quan hệ Kinh doanh Ngoại thương  cho phép doanh nghiệp tìm kiếm đối tác • Độc quyền về sở hữu tài sản Ngoại thương III. KẾT LUẬN Cơ chế quản lý XNK của Việt Nam đã thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Việc nắm vững cơ chế quản lý XNK có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế muốn tham gia vào hoạt động Ngoại thương Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương -GS,TS.Bùi Xuân Lưu -PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải. Họ và tên: Tô Thu Hằng Mã sinh viên: 0951 010 426 Lớp: TAM301(1-1112).1_LT. Nhóm: 20 BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi 2 chương 8 Tại sao cần có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu?Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu? I. Phần mở đầu Ngoại thương là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế nước ta, đảm nhận một chức năng lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa trong và ngoài nước, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hoạt động này cũng cần phải được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế - xã họi đã định của Nhà nước. Câu hỏi này sẽ giải thích được lý do cần đến cơ chế quản lý xuất nhập khẩu cũng như các nguyên tắc vận hành của cơ chế này. II. Nội dung 1. Phần trả lời của đại diện nhóm 21 *Tại sao cần có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu? Lý do là: - Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế mang tính trực tiếp. Sự tác động đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu hoạt động năng động, kích thích các nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao. Để cho quá trình này diễn ra một cách chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập mang lại, vừa không làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu phải đòi hỏi có sự quản lý tập trung của Nhà nước theo một cơ chế phù hợp. - Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản trị doanh nghiệp hoạt động trong một khuôn khổ hạn hẹp, hướng tới mục tiêu kinh tế cụ thể nên tầm nhìn xa trông rộng để định hướng cho sự phát triển bị hạn chế. Vì thế doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. - Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tế liên quan đến rất nhiều yếu tố nên để tránh những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buôn bán lâu dài và hạn chế tác động xấu của các cuộc khủng hoảng kinh tế…đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. * Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu của các quy luật, đặc biệt là các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. Cơ chế phải đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài theo đúng định hướng của Nhà nước. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy đó làm mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý. - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi ích của đối tác, bạn hàng. 2. Câu hỏi của thầy giáo (?) Em hãy lấy ví dụ cụ thể chứng minh vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu? -Câu trả lời của bạn: Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, nếu không có Nhà nước hạn chế và quản lý thì sẽ dẫn đến sản xuất kém phát triển, ảnh hưởng đến nền kinh tế (cán cân thương mại, thất thoát ngoại tệ) và đời sống. -Thầy đưa ra ý kiến: Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không phải tất cả đều tốt? -Bạn trả lời: Ví dụ như các loại hàng hóa liên quan đến an ninh quốc phòng của đất nước nếu không có Nhà nước quản lý sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. 3. Nhận xét -Về phần câu trả lời của bạn cho câu hỏi 2 chương 8: Bạn đã trả lời chính xác, nêu được đầy đủ những lý do cần phải có cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước và nêu được 4 nguyên tắc vận hành của cơ chế này. - Về phần trả lời câu hỏi của thầy: Câu trả lời của bạn có ý đúng. Trong việc nhập khẩu 1 số mặt hàng nhất định, nếu Nhà nước không quản lý bằng các biện pháp đánh thuế cao hay áp dụng hạn ngạch thì sẽ rất dễ dẫn đến việc nhập khẩu tràn lan, không có lợi cho nền sản xuất trong nước ( ví dụ như ô tô, các sản phẩm từ sữa, hàng may mặc phụ trợ…). Còn về việc Nhà nước can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng là tốt, có thể kể đến trường hợp Nhà nước cho 1 số mặt hàng vào danh sách hạn chế nhập khẩu trong khi các hàng hóa trong nước cùng chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng cũng dễ dẫn đến cầu không được đáp ứng, dẫn đến tình trạng buôn lậu có thể xảy ra. III. Kết luận Tóm lại, vai trò quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước là vô cùng quan trọng và thiết yếu.Nó giúp các hoạt động xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các nguyên tắc vận hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu chính là sự nhất quán hóa các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước nói chúng và nguyên tắc quản lý xuất nhập khẩu nói riêng.Những nguyên tắc này được đưa ra để đảm bảo vận hành cơ chế mang lại lợi ích lớn nhất cho các thành phần tham gia. IV.Tài liệu tham khảo -Giáo trình Kinh tế ngoại thương ( PGS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS Nguyễn Hữu Khải), tái bản năm 2008. -http://vi.wikipedia.org/ Họ và tên: Nguyễn Phương Hồng Mã SV: 0951010446 Lớp : TAM301(1-1112).1_LT. Nhóm: 20 BÁO CÁO BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Câu hỏi (Câu 3 – Chương VIII): Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Phương pháp hoàn thiện? I. PHẦN MỞ ĐẦU Ngoại thương (xuất nhập khẩu) là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa dịch vụ giữa trong và ngoài nước, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hoạt động này cũng cần phải được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế-xã hội đã định của Nhà nước. Sau đây là bản báo cáo của em để trả lời câu hỏi ở trên: “Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Phương pháp hoàn thiện?” II. NỘI DUNG 1. Phần trả lời của đại diện nhóm 21: Vai trò của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: [...]... lý xuất nhập khẩu Ngoài ra, bạn đã nêu được chính xác và đầy đủ các phương pháp để hòan thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Phần câu hỏi này của bạn không có thêm câu hỏi phụ III KẾT LUẬN Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường Việc xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập. .. trò của cơ chế quản lý này: - Giữ vững ổn định chính trị - xã hội - Có sự nhất quán giữa cơ chế quản lý chung, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và cơ chế quản lý ngành có liên quan - Hòan thiện hệ thống luật pháp quốc gia - Kiện toàn hệ thống tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý nhà nước, các chế định trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu - Xây dựng đội ngũ và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản. .. bất hợp lý trong chính sách bảo hộ - Coi trọng đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp giỏi, đủ sức thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu đặc ra 2 Nhận xét và bổ sung Bạn đã trả lời được đúng các vai trò cơ bản của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, em xin có một vài bổ sung về điều kiện để thực hiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, qua... nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu .Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những mặt hàng mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thg đáp ứng nhu cầu .Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những mặt hàng mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế... nhập khẩu+ và các hình thức thanh toán đòi hior kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu * Thế nào là nhập khẩu bổ sung, nhập khẩu thay thế? Cho ví dụ: -Nhập khẩu bổ sung: nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được Ví dụ: nhập khẩu các trang thiết bị y tế hiện đại, các dây chuyền sản xuất, các linh kiện điện tử để lắp ráp, các nguyên liệu cao cấp để gia công -Nhập khẩu thay thế là nhập. .. khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng bột giặt, dầu gội đầu, xà phòng *Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhập khẩu bổ sung hay nhập khẩu thay thế quan trọng hơn Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhập khẩu bổ sung có vai trò quan trọng hơn vì -Nước ta còn là 1 nước sử dụng nhiều lao động thủ công, khả năng sản xuất còn hạn chế, ... đầu vào cho sản xuất, mở ra những ngành nghề mới, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng khả năng thanh toán +Trực tiếp góp phần xây dựng những ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng -Có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu +Nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (lấy nhập khẩu nuôi xuất khẩu gia công xuất khẩu) +tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa,... nguyên tắc cơ bản như sau: Thứ nhất, Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao Thứ hai, Nhập khẩu thiết bị kĩ thuật tiên tiến hiện đại phù hợp với điều kiện của Việt Nam Thứ ba, Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu b, câu hỏi phụ: câu 1: Việt Nam đã thực hiện tốt nguyên tắc sử dụng vốn tiết kiệm chưa? vì sao? nêu ví dụ Trả lời: Việt Nam chưa... nguyên tắc cơ bản của chính sách Nhập khẩu của Viêt Nam A Lời mở đầu Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế .Nhập khẩu có tác động trực tiếp và quyết định đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong nước Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nhập khẩu không chỉ bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được và còn thay thế những sản phẩm trong nước sản xuất không... nhập siêu có nguy cơ kìm hãm sự phát triển của sản xuất trong nước C Kết luận Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển thì vai trò của nhập khẩu là không thể phủ nhận Tuy nhiên để hoạt động nhập khẩu phát huy được sức mạnh của mình đối với phát triển kinh tế thì cần phait tuân thủ theo các nguyên tắc được nêu ra ở trên Trên thực tế, việc thực hiện các nguyên tắc này còn nhiều bất cập nhưng Việt Nam . :Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay? Câu 1(chương 8) :Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là gì? Nội dung của cơ chế quản lý xuất nhập. dài và hạn chế tác động xấu của các cuộc khủng hoảng kinh tế…đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. * Nguyên tắc vận hành của cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải. hòan thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Phần câu hỏi này của bạn không có thêm câu hỏi phụ. III. KẾT LUẬN Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở nhận

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w