Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG -TÀI CHÍNH BỘ MÔN THUẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ GV hướng dẫn : Th.sĩ Nguyễn Thị Kim Dung Sinh viên thực hiện : Nhóm BOT Lớp : Tài chính quốc tế 51B Tháng 11 năm 2012 Danh sách nhóm sinh viên ( Nhóm BOT ) Nguyễn Thị Kiều Oanh CQ 513799 Nguyễn Thị Minh Thúy CQ Lang Văn Thành CQ515293 Trương Thị Bé CQ515249 Vũ Thị Thùy CQ515300 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách thuế Lời mở đầu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực tiếp và không trực tiếp nước ngoài (FDI & FII), dòng vốn viện trợ(ODA). Gắn liền với dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất hiện hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài (NTNN). Nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nha đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thuế trong lĩnh vực này. Số thuế thu từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần không nhỏ trong tổng số thu ngân sách Nhà nước tại các địa phương nói riêng cũng nhưtrong tổng thu ngân sách Nhà nước toàn quốc nói chung. Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài về cơ bản cũng dựa trên các quy định chung của Pháp luật thuế như đối với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhiều điểm đặc thù, khác biệt với các doanh nghiệp hoạt động theo nội luật, cần có nghiên cứu xây dựng chính sách thuế cho phù hợp với đối tượng này. Mặt khác, ngành thuế Việt Nam đang trong lộ trình cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 - 2020. Chính sách thuế với nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng từ năm 1991, tới nay cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Do vậy cũng cần nghiên cứu những hạn chế trong chính sách thuế với nhà đầu tư nước ngoài, tìm ra những giải pháp để hoàn thiện hơn chính sách thuế đối với đối tượng này, phù hợp với lộ trình cải cách chung của ngành thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách thuế”. Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và chính sách thuế Phần 2: Chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài Phần 3: Hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài 1. Khái niệm Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung nhất là hy sinh những lợi ích trước mắt nhằm kỳ vọng thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độ kinh tế, đầu tư là việc sử dụng một khối lượng giá trị các nguồn lực vào những hoạt động nhất định nào đó nhằm kỳ vọng thu được thu được lượng giá trị lớn trong tương lai. Lượng giá trị của các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư có thể là bằng tiền ( một số tiền), hoặc giá trị của các nguồn lực khác ( máy móc, vật tư, nguyên liệu, đất đai, ) được quy thành tiền. Phần giá trị lớn hơn thu được từ hoạt động đầu tư so với lượng giá trị bỏ ra ban đầu đó là số lợi nhuận từ đầu tư mang lại. Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội. Nghĩa là có sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới một quốc gia. Trước đây, đầu tư nước ngoài được hiểu như đồng nhất với đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và quá trình toàn cầu hóa, việc xác định chính xác là không hề đơn giản. Đầu tư quốc tế được hiểu một cách chung nhất là những hoạt động đầu tư được thực hiện ngoài không gian kinh tế quốc gia của nhà đầu tư. Đó là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Nghĩa là có sư di chuyển vốn qua khỏi biên giới các quốc gia Đứng trên góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác thì ta có thuật ngữ “đầu tư nước ngoài”, nhưng nếu xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế thế giới thì tất cả các hoạt động đó được gọi là “đầu tư quốc tế” 2.Phân loại. Có nhiều cách để phân loại đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu được phân theo 3 hình thức: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các loại đầu tư nước ngoài khác. 2.1.Đầu tư trực tiếp 2.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI). Đó là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết tư một quốc gia sang một quốc gia khác và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa. 2.1.2. Đặc điểm Trong đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào tổ chức điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Các hoạt động đầu tư này chủ yếu được diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế bao gồm cả sản xuất, thương mại và dịch vụ. 2.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: • nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan • Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đ thnh lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới. - Thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Việt Nam: • Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập một tổ chức kinh tế mới. - Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh do doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư tại Việt Nam: • Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh; • Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lnh đạo của các bên hợp doanh; • Văn phịng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2.2. Đầu tư gián tiếp 2.2.1 Khái niệm Đầu tư gián tiếp nước ngoài(FPI - Foreign Portfolio Investment) là hoạt động đầu tư được diễn ra giữa các quốc gia, nhưng nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào tổ chức điều hành, sử dụng vốn đầu tư, mà công việc được giao cho những chủ thể khác. Theo điều 3, luật đầu tư của Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2005 xác định: “ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư” 2.2.2.Đặc điểm Thứ nhất, nhà đầu tư trực tiếp tham gia, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn. Trên thực tế, sự phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất. Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính quốc tế. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vốn không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI). 2.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp Đầu tư theo hình thức gốp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, theo đó: • Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; • Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 2.3. Các loại đầu tư nước ngoài khác Bên cạnh hai loại hình đầu tư nước ngoài chủ yếu kể trên, còn có các loại đầu tư nước ngoài khác mang tính chất mua đi bán lại hoặc đầu cơ quốc tế, như đầu tư vào BĐS quốc tế ( không phải những dự án FDI đầu tư vào BĐS), đầu tư vào vàng, tiền tệ quốc tế, Thực chất của những hoạt động đầu tư này là thực hiện mua đi bán lại các loại hàng hóa trên để kiếm lời hoặc sau khi mua với khối lượng lớn thì găm giữ chúng lại, tạo ra sự khan hiếm giả tạo( đầu cơ), chờ giá lên bán đi để hưởng sự chênh lệch giá, coi đó là những khoản lời của đầu tư. Phần 2: Chính sách Thuế của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư nước ngoài I. Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Pháp Luật Về Đầu Tư Nước Ngoài Tại VN Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường quốc tế Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay. Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua. Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT. Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát. Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa, …được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam. Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta. II. Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài Có thể tìm hiểu chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài qua luật đầu tư nước ngoài ( điều 38->> điều 49 luật đầu tư nước ngoài) như sau: [...]... chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một khoản thuế là 5%, 7%, 10% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Điều 44 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật này được giảm 20% thuế lợi tức so với... trên Bảng 1 có thể thấy, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đầu tư vốn vào công ty chưa niêm yết phải đóng mức thuế cao nhất trong số các nhà đầu tư Tác động của thuế thặng dư vốn 25% đối với huy động vốn đầu tư nước ngoài Một điểm quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan ngại khi chọn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để đầu tư là các khoản đầu tư tại các nước Đông Nam Á có tỷ lệ hoàn... được nguồn vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm nước ngoài và họ đã có cơ hội tồn tại và phát triển, có một số doanh nghiệp đã phát triển thành doanh nghiệp vừa và lớn 2.3 Ưu điểm và hạn chế của chính sách thuế hiện nay 2.3.1 Ưu điểm - Thuế suất đối với các nhà đầu tư nước ngoài tư ng đối thấp so với các nước - Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài áp dụng kế toán đơn giản, khấu trừ và hoàn thuế GTGT -... do chính sách đã thay đổi Điều này làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài chán nản và bỏ đi hay từ bỏ ý định lập quỹ để đầu tư vào cổ phiếu OTC Đầu tư vào cổ phiếu công ty không đại chúng thường thuộc đối tư ng doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình hay là doanh nghiệp nhỏ và vừa - đây là lĩnh vực đầu tư hết sức mạo hiểm, mạo hiểm hơn nhiều so với đầu tư vào công ty đại chúng và đa phần các nhà đầu. .. hưởng mức thuế lợi tức là 10%; được hưởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài Điều 45 Căn cứ vào quy định của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài quyết định áp dụng thuế suất thuế lợi tức, thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức và thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định tại các Điều 38, 39, 43 và 44 của Luật này Thuế suất,... miễn, giảm thuế được ghi trong Giấy phép đầu tư Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu có thay đổi về điều kiện đầu tư thì việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh do Bộ Tài chính quyết định Điều 46 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt... sách thuế đối với đầu tư nước ngoài trong thời gian qua Trong 6 tháng đầu năm nay, số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài đã sụt giảm rất mạnh Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự nản chí của các nhà đầu tư nước ngoài trước các chính sách thuế đang làm gia tăng chi phí kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam - - Nhiều nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị lên tổng cục thuế vừa qua đều phản anha... ngoài: Áp dụng nhất quán ba nguyên tắc: Thứ nhất, đưa các hướng dẫn về thuế đối với NĐTNN vào từng luật thuế tư ng ứng Hiện nay, hệ thống thuế của Việt Nam gồm luật quản lý thuế, luật thuế GTGT, luật thuế TNDN, thuế TNCN, thuế XNK…Luật đầu tư 2005 chỉ quy định, hướng dẫn về thuế TNDN với các nhà đầu tư nước ngoài, còn các thuế khác áp dụng luật thuế hiện hành Như vậy việc xây dựng một thông tư về thuế. .. nhượng" Các nhà đầu tư nước ngoài, công ty quản lý quỹ nước ngoài căn cứ vào qui định trên để nói với các nhà đầu tư nước ngoài (đối tư ng cần kêu gọi vốn) về chính sách thuế đó khi gọi vốn thành lập quỹ, nhưng sau quá trình đầu tư lâu dài, đến thời hạn đóng quỹ thì họ lại phải đóng rất nhiều thuế cao hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu, hệ quả là đã lỗ thì càng lỗ thêm do có thêm thuế hoặc nếu có... lập quỹ phúc lợi và các quỹ khác do các bên thoả thuận và ghi trong điều lệ của doanh nghiệp Điều 42 Trường hợp tái đầu tư vào các dự án khuyến khích đầu tư sẽ được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư Chính phủ quy định tỷ lệ hoàn thuế tuỳ thuộc vào lĩnh vực, địa bàn, hình thức và thời hạn tái đầu tư Về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc về nước Điều 43 Khi . 2: Chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài Phần 3: Hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài 1. Khái niệm Đầu. đất nước ta. II. Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài Có thể tìm hiểu chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đối với các nhà đầu tư nước ngoài qua luật đầu tư nước. lý thuế trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn đề tài Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính sách thuế . Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và chính sách thuế Phần