Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
507,42 KB
Nội dung
1 100 BÀI THƠ HAY NH ẤT VIỆT NAM THẾ KỶ XX Được phát động từ đầu năm 2005, cuộc thi Chọn những b ài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm văn hóa doanh nhân v à Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đ ã lựa ra được 100 thi phẩm xuất sắc v à công bố trong Đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5. 100 bài thơ, chia đ ều cho 100 tác giả, không một ai đ ược vinh dự góp mặt với hơn một sáng tác. Hiện tượng này khiến không ít độc giả ngậm ng ùi tiếc nuối khi Xuân Diệu có Nguyệt cầm nhưng không có Đây mùa thu tới hay Vội vàng Hoàng Cầm có Bên kia sông Đuống nhưng không có Lá diêu bông Nguyễn Duy có Đò lèn nhưng lại vắng Tre Việt Nam hay Hơi ấm ổ rơm Ngoài ra sự vắng mặt của nhiều b ài thơ nổi tiếng trong danh sách n ày không khỏi khiến người yêu thơ phải nuối tiếc. Phong trào Thơ Mới góp mặt trong danh sách với số l ượng tác giả, tác phẩm lớn nhất. Tiếp đó l à những sáng tác có ảnh h ưởng sâu nặng đến suy nghĩ và hành động của bao thế hệ độc giả qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Nhà văn Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, cho biết: "Chúng tôi nhận được rất nhiều bài viết công phu, thể hiện t ình yêu và thái độ trân trọng với th ơ ca. Có những độc giả viết đến h àng chục trang bình chọn và đưa ra nhiều lý lẽ bảo vệ cho sự lựa chọn của m ình". 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 đ ã được Nhà xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành r ộng rãi. Danh sách 100 bài thơ hay nh ất Ngoài Nguyên Tiêu, 99 bài còn lại được sắp xếp theo tên tác giả dựa vào bảng chữ cái. 1) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh. 2) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc. 3) Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính. 4) Tạm biệt Huế - Thu Bồn. 5) Vào chùa - Đồng Đức Bốn. 2 6) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh. 7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao. 8) Núi Đôi - Vũ Cao. 9) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. 10) Tràng Giang - Huy Cận. 11) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn. 12) Quê hương - Nguyễn Bá Chung. 13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương. 14) Miền Trung - Hoàng Trần Cương. 15) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ. 16) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ. 17) Nguyệt cầm - Xuân Diệu. 18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật. 19) Tây tiến - Quang Dũng. 20) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng. 21) Đò lèn - Nguyễn Duy. 22) Chiều - Hồ Dzếnh. 23) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà. 24) Cha tôi - Lê Đạt. 25) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm. 26) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang. 27) Mắt buồn - Bùi Giáng. 28) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH. 3 29) Đọc thơ Ức Trai - Sóng Hồng. 30) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh. 31) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến. 32) Đêm mưa - Hoàn. 33) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng. 34) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng. 35) Đêm nay Bác không ng ủ - Minh Huệ. 36) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy. 37) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng. 38) Người về - Hoàng Hưng. 39) Đồng chí - Chính Hữu. 40) Khi con tu hú - Tố Hữu. 41) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu. 42) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy. 43) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải. 44) Tỳ bà - Bích Khê. 45) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa. 46) Thu điếu - Nguyễn Khuyến. 47) Bến Mi Lăng - Yến Lan. 48) Tháp Chàm - Văn Lê. 49) Ông đồ - Vũ Đình Liên. 50) Đèo cả - Hữu Loan. 51) Viếng bạn - Hoàng Lộc. 4 52) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư. 53) Nhớ rừng - Thế Lữ. 54) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu. 55) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây. 56) Dặn con - Trần Nhuận Minh. 57) Hội Lim - Vũ Đình Minh. 58) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ. 59) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ. 60) Quê hương - Giang Nam. 61) Thị Màu - Anh Ngọc. 62) Nhớ - Hồng Nguyên. 63) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn. 64) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi. 65) Nhớ máu - Trần Mai Ninh. 66) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh. 67) Bông và mây - Ngô Văn Phú. 68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên kh ắp quê hương - Việt Phương. 69) Đợi - Vũ Quần Phương. 70) Tên làng - Y Phương. 71) Lời mẹ dặn - Phùng Quán. 72) Có khi nào - Bùi Minh Quốc. 73) Tự hát - Xuân Quỳnh. 74) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa. 5 75) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao. 76) Người đẹp - Lò Ngân Sủn. 77) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo. 78) Tống biệt hành - Thâm Tâm. 79) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo. 80) Đất nước - Nguyễn Đình Thi. 81) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều. 82) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh. 83) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông. 84) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông. 85) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ. 86) Thăm lúa - Trần Hữu Thung. 87) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư. 88) Nói sao cho vợi - Thu Trang. 89) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân. 90) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng. 91) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh. 92) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ. 93) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. 94) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui. 95) Em tắm - Bạc Văn Ùi. 96) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân. 97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế n ày chăng - Chế Lan Viên. 6 98) Bếp lửa - Bằng Việt. 99) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ. 100) Thương vợ - Trần Tế Xương. PHẦN I: Từ bài 1 – 5 và tiểu sử các tác giả 1. Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh. Nguyên Tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt m ãn thuyền. 1948 Dịch nghĩa: Đêm rằm tháng riêng Đêm nay, rằm tháng riêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với m àu trời xanh. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, ánh trăng đầy thuyền. 1948 Dịch thơ: Rằm tháng riêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. XUÂN THỦY dịch 7 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1969) Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ng ày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh ki ên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời ni ên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguy ên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu M ỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng M ười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong tr ào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc -xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do v à bình đẳng của dân tộc Việt Nam . Tháng 12/1920, trong Đ ại hội lần thứ 18 của Đảng X ã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản v à tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện tr ên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Ng ười, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác c ủa Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, ngư ời dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản v à được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở 8 các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Ngư ời thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh ni ên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh ni ên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong n ước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Ng ười ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo d õi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Năm 1941, sau 30 năm ho ạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp h ành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, th ành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 22/12/1944, Ngư ời chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ng ày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8/1945, trong không khí sôi s ục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Tr ào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của n ước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa gi ành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm m ưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm l ược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản đ ộng Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc v à lấn dần 9 từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến to àn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Bi ên Phủ (1954). Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến th ành thuộc địa kiểu mới của chúng. Ng ười cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến l ược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc v à cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đ ã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh l àm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến h ành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh l à một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi v à hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, v ì độc lập, tự do của các dân tộc, v ì hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị qu yết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ch ủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam v à là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990 Bác Hồ với Thanh niên, thanh niên với Bác Hồ 10 2. Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc. Ngày Hòa bình đầu tiên Anh về lại ngôi nhà mình Sau mười năm chiến tranh. Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng, Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng, Mưa… Mưa… Mưa… Mưa ngoài trời Khắp nơi, Mưa ngoài sân, Nhưng cũng mưa cả trong nhà… Sau lời mẹ là lời mưa reo ca… Nhà dột. Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài giữa hai chiếc cột Chiều rộng bằng khuôn chiếc tă ng. Mắc võng. Lại mắc võng. Vẫn là cây theo anh từ rừng về đây làm cột. Võng đưa sẽ ướt, Nhưng đã có con mọt trong cột làm âm thanh đung đưa Ngày xưa, Chỗ ướt mẹ nằm, sau mười năm Vẫn chỗ mưa mẹ đứng [...]... Cố Nhân (Thơ 1941) Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941) Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942) Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942) Mây Tần (Thơ 1942) Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942) Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942) Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947) Đồng Tháp Mười (Thơ 1955) Trả Ta Về (Thơ 1955) Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955) Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957) Nước Giếng Thơi (Thơ 1957) Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)... giả nhiều thế hệ Việt nam Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, vì vậy thơ ông càng dễ phổ cập Những Bóng Người Trên Sân Ga Bài thơ được sáng tác vào năm 1937 bởi nhà thơ Nguyễn Bính và được công bố chọn vào 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20 bởi Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xu ất bản Giáo Dục trong Đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5 Qua bài thơ, Nguyễn... thuật 2007 II TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN Gió vào trận bão (Thơ, 1967) Đêm Quảng Trị (Thơ, 1972) Ngọn lửa dòng sông (Thơ, 1976) Xamakhi (Thơ, 1981) Lối vào phía Bắc (Thơ, 1982) Trăng sau rằm (Thơ, 1985) Đất hai vùng (Thơ, 1986) Miền hương lặng (Thơ, 1993) Thơ 1995 Nhặt lá (Thơ, 1996) Góc núi xôn xao (Ký, 1999) Bến tìm sông (Thơ, 1998) Khúc hát rong (Thơ, 2000) Bài hát về cây ngải cứu (Ký, 2000) - Ông sinh ngày... hoa cỏ độc NXB Hội nhà văn 2006 (tập thơ cuối cùng, dày 1.108 trang) Đánh giá 24 Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, d ùng từ và rất giàu hình ảnh với tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch 6 Sư đoàn - Phạm... loại như thơ, kịch, truyện thơ Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca Ông được đông đảo độc giả công nhận nh ư một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.: Một số tác phẩm : 18 Qua Nhà (Yêu đương 1936) Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937) Cô Hái Mơ (Thơ 1939) Tương tư Chân quê (Thơ 1940) Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940) Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)... làng quê Việt nam Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính 19 Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình... thông của Việt nam Các tác phẩm chính Bài ca chim Chơ Rao (trư ờng ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1965), Mặt đất không quên (thơ, 1970), Những đám mây mầu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975); Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985) Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985) Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992) Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999) Trường ca tuyển tập (1999)... 1958) Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960) Cô Son (Chèo cổ 1961) Đêm Sao Sáng (Thơ 1962) Người Lái Đò Sông Vỹ (Chèo 1964) Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản Đánh giá Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia l àm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng... tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng... Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 Bài thơ này được Thu Bồn viết sau chuyến đi Huế (đ ã được nhạc sĩ Nhạc Xuân An phổ nhạc) bằng giọng địa phương truyền cảm “rượu hồng đào chưa nhấm đã say” Với chỉ chừng hai mươi câu và một trăm sáu mươi âm tiết, thi sĩ đã là một họa sĩ phác họa cả bức tranh thủy mặc về Huế vừa hữu t ình chất chứa vừa hữu duyên mà mở đầu bài thơ thi sĩ đã có cái cớ “Bởi vì em dắt . 1 100 BÀI THƠ HAY NH ẤT VIỆT NAM THẾ KỶ XX Được phát động từ đầu năm 2005, cuộc thi Chọn những b ài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 do Trung tâm văn hóa doanh nhân. m ình". 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 đ ã được Nhà xuất bản Giáo Dục in thành sách và phát hành r ộng rãi. Danh sách 100 bài thơ hay nh ất Ngoài Nguyên Tiêu, 99 bài còn lại được. bố chọn vào 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20 bởi Trung tâm văn hóa doanh nhân và Nhà xu ất bản Giáo Dục trong Đ êm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 5. Qua bài thơ, Nguyễn