Ba bài thơ tình trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ XX Trong hai cuộc chiến tranh vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, nhiều trí thức tài hoa đã dứt khoát chia tay với những thành phố, thị xã, thị trấn đô hội để gia nhập quân đội, cầm súng, giải phóng Tổ quốc, giải phóng quê hương. Bằng âm nhạc, hội họa, văn chương và thi ca, các trí thức trẻ tài hoa đã thể hiện tài năng rực rỡ của mình, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến cứu nước. Các tác phẩm nghệ thuật của họ là một mảng tài sản quý giá trong tâm hồn văn hóa Việt Nam. Bên cạnh những tác phẩm hùng tráng trên những nẻo đường kháng chiến, nhưng kỷ niệm đau xót, bi ai đầy lãng mạn cách mạng đã được các văn nghệ sỹ thể hiện thành công, mang tính nhân văn sâu sắc nên nó cứ sống mãi với thời gian. “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan sáng tác năm 1948 (bằng tự lòng tác giả), sau đó được chép vào một chiếc quạt giấy để lại nhà một người bạn ông ở Thanh Hóa. Anh bạn ông đã chép lại bài thơ từ chiếc quạt ra tờ giấy để bạn bè đọc. Vậy là bài thơ được truyền đi khắp trong Nam, ngoài Bắc và đã khẳng định đời sống bền vững của nó trong công chúng cho đến hôm nay, tính ra đã được 62 năm (1948-2010) và chắc chắn bài thơ sẽ còn sống mãi trong đời sống văn chương của dân tộc Việt. Tạp chí HNHN tạ lỗi hương hồn nhà thơ Hữu Loan, xin đăng lại bài thơ “Màu tím hoa sim” do một cựu chiến binh (đồng cảnh với tác giả) chép trong sổ tay chiến sỹ từ 1954. Có thể có những câu thơ ngày ấy có khác với hôm nay nhưng nó hòa cùng thời thế và công chúng ngày ấy… Bài thơ “Núi đôi” của nhà thơ Vũ Cao ra đời sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại trên miền Bắc (20-7-1954). Ngày đó, tại một cuộc chỉnh huấn Chính trị của Đại đoàn 312 ở Phủ Lỗ, Đông Anh, Hà Nội, Vũ Cao nghe một chiến sỹ bộc bệch cuộc tình dang dở của mình. Cảm xúc lắng sâu trong tác giả, Vũ Cao đã sáng tác bài thơ “Núi đôi” gắn với cảnh và người ở vùng trung du thơ mộng. Bài thơ được đăng đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ quân đội rồi nhiều tờ báo khác và trở thành bài thơ chép trong sổ tay của hàng triệu công chúng. Có thời gian, đồng chí Bí thư và Chủ tịch của vùng quê có Núi đôi, có làng Đoài, làng Đông và làng Xuân Dục đã đến Tạp chí VNQĐ đề nghị Tòa soạn cho biết tên, tuổi của người du kích Anh hùng ấy để làng, xã vinh danh, học tập. Thật là tình huống khó khăn đối với Tòa soạn vì trên đất nước triền miên giặc giã này, có biết bao mối tình bi thương và giàu chất anh hùng ca như thế. “Núi đôi” là tượng đài thơ đậm chất anh hùng và bi tráng của một thế hệ thanh niên thời chống Pháp. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi Mỹ - Diệm ban hành Luật 10-59 và lê máy chém đi khắp miền Nam, trả thù những người kháng chiến cũ, nhà thơ Giang Nam lại gặp cảnh chia ly đau xót của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Từ chiến khu Nam Trung Bộ, ông xúc động sáng tác bài thơ “Quê hương” trong lửa đạn. “Quê hương” thời chống Mỹ là tượng đài tình yêu của một thời kháng chiến chống Mỹ, hành trình cùng “Núi đôi” của một thuở kháng chiến 9 năm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ba bài thơ tình bi thương của một thuở chiến tranh để mỗi chúng ta cùng hiểu cái giá mà dân tộc phải trả để có ngày hòa bình, thống nhất, đổi mới đầy vinh quang hôm nay. Hữu Loan: Màu tím hoa sim Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi, người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng trẻ tuổi Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến tranh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê… Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Ngày xưa Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi! Giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông lần cuối Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng may, màu tím hoa sim Ngày xưa đèn khuya, bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa… Một chiều rừng mưa Ba người anh từ chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn mé sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm, thu về cỏ vàng mồ chị Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim dài không bao giờ tắt Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Nhìn áo anh rách vai Tôi hát trong màu hoa: “Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già xa lâu…” Vũ Cao: Núi đôi Bảy năm về trước, em mười bảy Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng Xuân Dục, Đoài Đông, hai nhánh lúa Bữa thì anh tới, bữa em sang. Lối ta đi giữa hai sườn núi Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi Em vẫn đùa anh: sao khéo thế? Núi chồng, núi vợ đứng song đôi. Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn Ai ngờ từ đó mất tin nhau. Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc Chiến đấu quên mình năm lại năm Mỗi bận dân công về lại hỏi Ai người Xuân Dục, Núi Đôi chăng? Anh nghĩ: quê ta giặc chiếm rồi Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi? Mỗi tin súng nổ vùng đai địch Sương trắng, người đi lại nhớ người. Đồng đội có nhau thường nhắc nhở Trung du, làng nước vẫn chờ trông Núi Đôi, bốt dựng kề ba xóm Em vẫn đi về những bến sông. Náo nức bao nhiêu ngày trở lại Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi Hành quân qua tắt đường sang huyện Anh ghé thăm nhà, thăm Núi Đôi. Mới đến đầu ao, tin sét đánh: Giặc giết em rồi, dưới gốc thông Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa Em sống trung thành, chết thuỷ chung. Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói Núi vẫn Đôi mà anh mất em. Dân chợ Phù Ninh ai cũng bảo Em còn trẻ lắm, nhất làng trong Mấy năm cô ấy làm du kích Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng. Từ núi qua thôn, đường nghẽn lối Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy Sân biến thành ao, nhà đổ chái Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay. Cha mẹ dìu nhau về nhận đất Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau Nứa gianh nửa mái lều che tạm Sương trắng khuây dần chuyện xót đau. Anh nghe có tiếng người qua chợ Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu. Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ Oán thù còn đó anh còn đây Ở đâu cô gái làng Xuân Dục Đã chết vì dân giữa đất này? Ai viết tên em thành liệt sĩ Bên những hàng bia trắng giữa đồng? Nhớ nhau, anh gọi em: đồng chí Một tấm lòng trong vạn tấm lòng. Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm. Giang Nam: Quê Hương Thuở còn thơ, ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: "Ai bảo chăn trâu là khổ?" Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao. Những ngày trốn học Đuổi bướm cạnh cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích… Cách mạng bùng lên, Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ, tôi đi Cô bé nhà bên - (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ: Chuyện chồng con? (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để trong tay tôi nóng bỏng Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật! Giặc giết em rồi, quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn, roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. . Ba bài thơ tình trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ XX Trong hai cuộc chiến tranh vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc. Cao đã sáng tác bài thơ “Núi đôi” gắn với cảnh và người ở vùng trung du thơ mộng. Bài thơ được đăng đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ quân đội rồi nhiều tờ báo khác và trở thành bài thơ chép trong. tay chiến sỹ từ 1954. Có thể có những câu thơ ngày ấy có khác với hôm nay nhưng nó hòa cùng thời thế và công chúng ngày ấy… Bài thơ “Núi đôi” của nhà thơ Vũ Cao ra đời sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ