8.Núi Đôi Vũ Cao.

Một phần của tài liệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX (Trang 39 - 42)

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

8.Núi Đôi Vũ Cao.

Núi Đôi

Bảy năm về trước em mười bảy

Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng Xuân Dục, Đoài Đông hai nhánh lúa

Bữa thì anh tới bữa em sang.

Lối ta đi giữa hai sườn núi Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi

Em vẫn đùa anh sao khéo thế

Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới

Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau

Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn

Ai ngờ từ đó mất tin nhau. Anh vào bộ đội lên Đông Bắc

Mỗi bận dân công về lại hỏi

Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng.

Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi

Mỗi tin súng nổ vùng đai địch

Sương trắng người đi lại nhớ người.

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở Trung du làng nước vẫn chờ trông Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm

Em vẫn đi về những bến sông.

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại

Lệnh trên ngừng bắn anh về xuôi

Hành quân qua tắt đường sang huyện

Anh nhớ thăm nhà thăm Núi Đôi.

Mới đến đầu ao tin sét đánh

Giặc giết em rồi, dưới gốc thông

Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa

Em sống trung thành chết thuỷ chung. Anh ngước nhìn lên hai dốc núi

Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen

Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói

Núi vẫn Đôi mà anh mất em.

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo

Em còn trẻ lắm, nhất làng trong Mấy năm cô ấy làm du kích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng.

Từ núi qua thôn đường nghẽn lối

Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy

Sân biến thành ao nhà đổ chái

Cha mẹ dìu nhau về tận đất

Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau

Nứa gianh nửa mái lều che tạm

Sương trắng khuấy dần chuyện xót đau.

Anh nghe có tiếng người qua chợ

Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều

Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc

Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu.

Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ

Oán thù còn đó anh cònđây Ở đâu cô gái làng Xuân Dục Đã chết vì dân giữa đất này? Ai viết tên em thành liệt sĩ

Bên những hàng bia trắng giữa đồng

Nhớ nhau anh gọi em, đồng chí

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

Tiểu sửVũ Cao

Vũ Cao(18 tháng 2 năm1922 - 3 tháng 12năm2007) tên thật là Vũ Hữu Chỉnh, quêở xã Liên Minh, huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông sinh trong một gia đình nho học và hoạt động văn học khá sớm, những năm đầuChiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (kháng chiến chốngPháp) ông

làm báo Chiến sĩLiên khu IV rồi làm phóng viên báo Vệ quốc

nghệ quân đội và trở thành chủ nhiệm trong nhiều năm. Sau năm 1975, ông giải ngũ, làm giám đốcNhà xuất bản Hà Nội, phó chủ tịchHội Văn

học nghệ thuật Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơHội Nhà văn Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu ông sống ởHà Nội. Ông là anh ruột của các nhà vănVũ

Tú Nam, Vũ Ngọc Bình. Tuyđược biết đến như là một nhà thơ với

bàiNúi Đôi nổi tiếng đãđược đưa vàosách giáo khoa của Việt Nam nhưng Vũ Cao còn sáng tác văn xuôi. Ông mất năm 2007 tại Hà Nội.

Vũ Cao được tặngGiải thưởng Nhà nướcvề Văn học nghệ thuật năm2001.

Tác phẩm chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sớm nay (thơ, 1962 )

 Đèo trúc (thơ, 1973)

 Núi Đôi (thơ, 1990)

 Truyện một người bị bắt (tập truyện ngắn, 1958)

 Những người cùng làng (tập truyện, 1959 )

 Em bé bên bờ sông Lai vu ( truyện, 1960)

 Anh em anh chàng Lược (truyện, 1965 )

 Từ một trận địa (1973)

Bài thơ Núi Đôi

Bài thơNúi Đôi được Vũ Cao sáng tác dựa trên một câu chuyên có thật. Người con gái trong bài thơ là Trần Thị Bắc mộtnữ du kích Việt

Minh quêở xóm Chùa, thôn Xuân Đoài (Xuân Dục-Đoài Đông), xã Phù

Linh (còn gọi là Lạc Long), huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trần Thị Bắctử trận

ngày 21 tháng 3năm1954 khi lọt vàoổ phục kích của đối

phương.[2]Trong thực tế, cô đã có chồng chứ không phải mới có ng ười yêu như trong bài thơ.

Một phần của tài liệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX (Trang 39 - 42)