tuyển tập câu hỏi phản biện chuyên đề thuế

10 554 0
tuyển tập câu hỏi phản biện chuyên đề thuế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những điểm mới về khai bổ sung điều chỉnh thuế Ngày 08/04/2014 Ngày 06/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC (TT 156) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (QLT); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP (NĐ 83) ngày 22/7/2013 của Chính phủ. TT 156có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế TT số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính. Các nội dung về QLT quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT và NĐ83 được hướng dẫn tại TT 156 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Hồ sơ khai thuế (HSKT) quy định tại TT 156 bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2014. Theo đó, TT 156 quy định về khai bổ sung HSKT như sau: 1.Sau khi hết hạn nộp HSKT theo quy định, người nộp thuế (NNT) phát hiện HSKT đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung HSKT. Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế (HSKQTT) năm thì NNT khai bổ sung HSKT tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào HSKQTT năm. Trường hợp đã nộp HSKQTT năm thì chỉ khai bổ sung HSKQTT năm. Nếu hồ sơ khai bổ sung HSKQTT năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có). HSKT bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp HSKT của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh: -NNT phát hiện HSKT đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định. - NNT phát hiện HSKT đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định. - NNT phát hiện HSKT đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện. Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì NNT thực hiện khai điều chỉnh vào HSKT của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (NNT không phải lập hồ sơ khai bổ sung). 2. Hồ sơ khai bổ sung gồm: Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh; bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo TT 156 (nếu khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế); Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh. 3. Các trường hợp khai bổ sung HSKT: -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp NNT không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho NNT biết. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT chỉ làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung, số tiền thuế điều chỉnh tăng khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập HSKT hiện tại. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung: +Trường hợp NNT chưa dừng khấu trừ chưa đề nghị hoàn thuế thì số tiền thuế điều chỉnh giảm khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. +Trường hợp NNT đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế nhưng chưa được hoàn thuế thì cơ quan thuế xét hoàn thuế theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ khai bổ sung theo quy định. + Trường hợp NNT đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì phải nộp số tiền thuế đã được hoàn sai và tính tiền chậm nộp kể từ ngày cơ quan kho bạc nhà nước ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đến ngày NNT kê khai bổ sung. Trường hợp NNT chưa nộp đủ số tiền thuế đã hoàn sai hoặc tính tiền chậm nộp không đúng quy định, cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp và thông báo cho NNT. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung. NNT tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định đồng thời khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh giảm của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập HSKT hiện tại. -Trường hợp NNT khai bổ sung HSKT làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung. NNT khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh tăng của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập HSKT hiện tại. Đối với số thuế GTGT được điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, NNT khai điều chỉnh như trường hợp 3 khoản 5 Điều này. -NNT được khai bổ sung HSKT đối với chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai GTGT khấu trừ trong trường hợp điều chỉnh giảm số thuế đã đề nghị hoàn trên tờ khai do chưa đảm bảo trường hợp được hoàn và chưa làm hồ sơ đề nghị hoàn thì lập hồ sơ khai bổ sung đồng thời khai số tiền đề nghị hoàn điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập HSKT hiện tại. TT 156 cũng quy định đối với hoạt động dầu khí, các nội dung không được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; thuế GTGTđầu vào phát sinh trong kỳ tính thuế nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đó, trường hợp trước ngày 01/01/2014 cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung vào kỳ tính thuế tương ứng theo thời hạn được kê khai bổ sung theo quy định của pháp luật về thuế GTGT./. (Tài chính) Năm 2014 có rất nhiều các qui định mới về pháp luật liên quan đến hoạt động kế toán, thuế của doanh nghiệp (DN). Sau đây là một số lưu ý về pháp luật thuế đối với các DN trong năm 2014. I. Quy định mới về kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi một số Điều của Luật thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/ TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013 của Chính phủ. Một số lưu ý đặc biệt: Bỏ quy định thời hạn kê khai thuế GTGT đầu vào trong vòng 6 tháng. DN được kê khai trước khi có thông báo thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế từ 01/01/2014. Ngoài ra, nhiều nội dung thay đổi cơ bản khác như: Chuyển một số dịch vụ đang từ không chịu thuế sang thuế suất 10%, việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế có quy định ngưỡng doanh thu; riêng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được thay đổi tính trên tỷ lệ GTGT bằng tỷ lệ % trên doanh thu, thay đổi về thời gian hoàn thuế từ 3 tháng lên 12 tháng đồng thời thay đổi mức tiền thuế GTGT được hoàn theo tháng đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, dự án đầu tư mới…quy định mới về khấu từ thuế đầu vào đối với tài sản cố định … II. Quy định mới về quản lý thuế: (Công văn 8355/BTC-TCT, Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi Nghị định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập DN và Luật sửa đổi Luật thuế GTGT. Một số lưu ý đặc biệt: 1. Mua hàng hóa dịch vụ từ 20 tr trở lên không thanh toán qua ngân hàng ko được tính vào chi phí tính thuế, kể cả hóa đơn trực tiếp từ 01/01/2014. 2. DN mới mở tài khoản ngân hàng phải thông báo cho Cơ quan thuế theo mẫu 08-MST trong vòng 10 ngày từ 01/01/2014. 3. Khai thuế GTGT theo tháng : Áp dụng cho các DN có doanh thu năm 2012 trên 20 tỷ hoặc các DN thành lập hoạt động chưa đủ 12 tháng trong năm 2012 hoặc DN mới thành lập trong năm 2013. 4. Khai thuế GTGT theo quý : - Các DN hoạt động đủ 12 tháng ( thành lập từ tháng 01/2012 trở về trước ) có doanh thu năm 2012 dưới 20 tỷ. - Các DN chưa đủ 12 tháng thì hoạt động đủ 12 tháng, sau đó năm dương lịch kế tiếp sẽ khai thuế GTGT theo quý nếu doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ. III. Quy định mới về Hóa đơn: Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt: 1. Được phép sử dụng tiếng Việt không dấu trên hóa đơn 2. DN cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải có đăng ký ngành lập trình hoặc xuất bản phần mềm 3. Gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn in từ máy tính: Không buộc phải cùng màu mực 4. Quy định rõ trách nhiệm khi mất hóa đơn trong quá trình giao nhận 5. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định như sau: - Báo cáo hóa đơn quý I: chậm nhất là ngày 30/4 - Báo cáo hóa đơn quý II: chậm nhất là ngày 30/7 - Báo cáo hóa đơn quý III: chậm nhất là ngày 30/10 - Báo cáo hóa đơn quý IV: chậm nhất là ngày 30/1 năm sau IV. Qui định mới về tài sản cố định: Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt chung: 1. Tài sản phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên 2. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao 01 lần 3. Đối với các TSCĐ đang trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản đó được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa 3 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. V. Qui định mới về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN do Chính phủ ban hành và Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế TNCN và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt chung: 1. Về khai thuế: TNCN - Khai thuế TNCN theo quý nếu thuế GTGT khai theo quý hoặc thuế TNCN phải nộp tháng 07/2013 dưới 50triệu - Khai thuế TNCN theo tháng nếu thuế TNCN phải nộp tháng 07/2013 trên 50triệu 2. Về giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ bản thân 9.000.000đ, người phù thuộc 3.600.000đ 3. Về khấu trừ thuế đối với cá nhân không có hợp đồng hoặc hợp đồng dưới 3 tháng - Có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. - Nếu làm cam kết theo mẫu 23 (chờ mẫu của thông tư thay thế Thông tư 28/2011/TT-BTC thì tạm thời không khấu trừ. - Cá nhân làm cam kết 23 phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. VI. Qui định mới về Thuế thu nhập DN (TNDN): Luật số 32/2013/ QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Một số lưu ý đặc biệt: Áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN 20% đối với DN, kể cả hợp tác xã có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Doanh thu làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề Áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% đối với phần thu nhập của DN từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. . khai thuế hiện tại. +Trường hợp NNT đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế nhưng chưa được hoàn thuế thì cơ quan thuế xét hoàn thuế theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế. số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, . lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (NNT không phải lập hồ sơ khai bổ sung). 2. Hồ sơ khai bổ sung gồm: Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị

Ngày đăng: 31/10/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan