TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÙI HƯƠNG GIANG
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG VÀ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM SÓC
GIAO DUC TRE MAM NON
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYEN THI XUAN LAN
HÀ NỘI - 2009
Trang 2LOI CAM ON
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên chính, Ths.Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trường Mâm
non Bán công Hoa Sen - Thành phố Vĩnh Yên đã giúp đỡ và tạo những điều
kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành khoá luận
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh
Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Bùi Hương Giang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bán thân mình, chưa
Trang 4MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU PHẦN 2 NỘI DUNG Trang 1 5
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tư tưởng và quan điểm Hồ Chí 5
Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ
Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về 5 chăm sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em mầm non nói
riêng
Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo 9 dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng
2.1 Tư tưởng, quan điểm của Người về quyền trẻ em 10
2.2 Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của trẻem 13 2.3 Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của nhà 15
trường, gia đình, xã hội, của nhân dân, của Đảng, Nhà
nước đối với trẻ
2.4 Sự quan tâm, tình yêu thương của Hồ Chí Minh với trẻem 18
nói chung, với trẻ mầm non nói riêng
Trang 5nước
2.1 Kháng chiến chống thực dân pháp (1946 - 1954)
2.2 Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ
Trang 6PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già vĩ đại của dân tộc đã để lại trong
lòng mỗi người dân Việt Nam niềm kính yêu vô vàn Người không chỉ lo lắng,
đấu tranh cho độc lập của dân tộc, cho đời sống của đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như khi đất nước đã thống nhất, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em - đây luôn luôn là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của Bác Từ khi Người là thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến khi là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã dành cho trẻ em
cả nước muôn vàn tình yêu thương Người còn là một nhà sư phạm, một nhà
giáo dục lớn của dân tộc Giáo dục - chăm sóc thế hệ trẻ là điều mà Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm ngay từ những ngày đầu đi tìm con đường cứu nước,
đấu tranh cho độc lập của dân tộc và giải phóng con người
Khi còn sống cũng như lúc sắp lâm chung, Bác vẫn luôn lo lắng cho trẻ
mầm non, các cháu nhi đồng, thanh thiếu niên, Bác lo các cháu ăn có đủ no
không? Áo có đủ mặc không? Sức khoẻ và học hành như thế nào? Trong di
chúc thiêng liêng của mình, Bác cũng không quên căn dặn Đảng và nhân dân
ta cần phải chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo họ thành những người thừa kế
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”
Tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh rộng lớn, bao trùm trên nhiều
lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, ., dưới nhiều góc độ của các bộ môn khoa học: Giáo dục học, Tâm lí học, Văn học, Trong đề tài của mình, tôi
chỉ giới hạn ở việc “Tìm hiểu tư tưởng và quan điểm Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non”
Là một giáo viên mầm non tương lai, đã trải qua tuổi mầm non, tôi phần
nào hiểu được sự may mắn, niềm vui nếu các em được quan tâm, chăm sóc
Trang 7tình yêu thương, không được đến lớp, không được học hành, vui chơi Vậy, tôi
và các giáo viên mầm non phải làm gì để các em được hưởng sự chăm sóc và giáo dục tốt nhất, đầy đủ nhất Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải tìm tòi, học hỏi mọi lúc, mọi nơi, mà tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh về chăm sóc — giáo dục trẻ là một tài liệu quý giá 2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tư tưởng của Hồ Chí Minh trên nhiều
lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, giáo dục,
- Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ,
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1/1996
- Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, NXB Giáo duc, 8/2007
- Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội 1990
Đặc biệt, trong tác phẩm “Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ” —
Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ thể hiện qua quá trình hình thành, phát triển Tác giả cũng đã trình bày nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc chăm sóc, giáo dục
trẻ và liên hệ với việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng của Người Còn trong “Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục” là những bài
thơ, sự kiện nói về Hồ Chí Minh với trẻ em cả nước Kế thừa những công
trình nghiên cứu ở trên, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Bác với việc
chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non nói riêng 3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu về tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh đối với việc chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non
4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Trang 8Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non b) Khách thể nghiên cứu Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm sóc - giáo dục trẻ em 5 Mức độ nghiên cứu
Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ mầm non và bước đầu tìm hiểu về việc thực hiện tư tưởng
của Người trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về việc chăm
sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng
- Bước đầu tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng của Người trong thực tiễn Giáo dục Mầm non
- Những đề xuất (ý kiến) nhằm góp phần vận dụng tốt nhất những tư tưởng, quan điểm của Người vào thực tiễn Giáo dục Mâm non trong thời kì
hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài
Trang 91 Quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo
dục trẻ em nói chung, trẻ em mầm non nói riêng
2 Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ mầm non nói riêng
Trang 10PHAN 2 NOI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của tư tưởng và quan điểm
Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ
1 Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc -
giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mam non nói riêng
Tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung, trẻ mầm non nói riêng được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong điều kiện bối cảnh của lịch sử dân tộc và quốc tế vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học ở một vùng quê hiếu học, giàu truyền thống yêu nước nhưng nghèo khổ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ
thủơ ấu thơ đã chứng kiến bao cảnh cơ cực, bất công, nỗi thống khổ của những
người xung quanh và cậu đã thể hiện tình cảm yêu thương với các bạn cùng
tuổi, với bà con làng xóm
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung rời quê theo cha mẹ vào Huế Kinh đơ Huế hào nhống ln ẩn chứa trong đó là sự khổ cực của người dân, sự phân biệt giai cấp và cậu bé Cung đã cảm nhận được phần nào sự khác biệt của cảnh tượng trái ngược ấy
Năm 1901, mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha, anh chị và một em nhỏ hơn một tháng tuổi Một thời gian sau ngày mẹ mất, em Cung vì còn quá nhỏ, thiếu bàn tay chăm sóc, ắm bồng của mẹ, ăn uống lại thiếu thốn nên
đã qua đời Sau đó, Nguyễn Sinh Cung trở về làng Kim Liên rồi theo cha đi
nhiều nơi ở vùng Nghệ Tĩnh, kể cả ở huyện Kiến Xương (Thái Bình) Trong những năm 1901 - 1906, nhờ được tiếp xúc với đông đảo quần chúng nhân
Trang 11Nguyễn Sinh Cung) ý thức yêu nước và sự cảm thông, thương xót đồng bào bị
áp bức, trong đó có các em bé, các bạn nhỏ cùng tuổi
Năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào Huế học ở trường Pháp - Việt Đông Ba và năm 1907 học ở Quốc học Huế Được tiếp cận với nền văn hoá Pháp và Châu Âu, được sống và chứng kiến cuộc đời của các tầng lớp lúc bấy giờ,
Người hiểu phần nào sự giả dối ẩn sau các từ “Tự do — Bác ái - Bình đẳng” Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với cuộc đấu tranh của nhân dân, của
học sinh, sinh viên, cùng với đó là việc Nguyễn Tất Thành bị đuổi học càng giục giã Anh nhanh chóng tìm ra con đường cứu nước, trong đó có giải phóng
trẻ em khỏi cảnh đói rét, thất học,
Trên đường vào Nam, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở Phan Thiết (Bình Thuận) Tại đây, Người đã dạy học ở trường Dục Thanh Trong thời gian
từ nửa sau tháng 9/1910 đến tháng 2/1911, cùng với việc dạy chữ, tổ chức vui
chơi cho trẻ, Người còn tìm mọi cách làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh, lòng
yêu nước ở các em Có thể xem đây là một hành động biểu hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ em của Hồ Chí Minh
Ngày 5/6/1911, tàu Đô Đốc Latouchotreville rời cảng Nhà Rồng mang
theo phụ bếp Văn Ba (tên khác của Nguyễn Tất Thành) ra đi tìm đường cứu
nước, Người sang Pháp với mong muốn “Xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bao chúng ta” [2; tr174] Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc
sống nghèo khổ của nhân dân lao động các nước, các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền bình đẳng, bị đàn áp dã man và Người cũng trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh, biểu tình của nhân dân một số nước, Người thấy rằng: Nhân dân các nước, thuộc địa hay chính Quốc đều giống nhau và giống người Việt Nam Đó là đều mong muốn được sống trong một đất nước hoà
Trang 12cảm thông với những người cùng cảnh ngộ ở các nước Tư bản Đế quốc, trong
đó có trẻ em
Tiếp cận với Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Người đã tìm thấy trong đó chân lý con đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Nguyễn Ái Quốc (tên
mới của Nguyễn Tất Thành) nhận thức rằng: Chỉ có giải phóng dân tộc hoàn toàn khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc, trẻ em mới được giải
phóng, mới thực sự được chăm sóc và giáo dục, được hưởng mọi quyền sống, vui chơi, học tập Vì vậy, cùng với việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho dân tộc, Người đã mở ra con đường thực sự để chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đem lại quyền lợi cơ bản cho trẻ em Việt Nam
Trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi hội nghị Vecxay (1919), Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh đến quyền tự do giáo dục của người bản xứ, trong đó có quyền học tập của trẻ em Điểm 6 của Yêu sách nêu rõ: “Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh
cho người bản xứ ” [2; tr175] Hồ Chí Minh còn lên án tố cáo tội ác mọi mặt của bọn thực dân ở các nước thuộc địa, buộc tội đanh thép chính sách ngu dân của chúng: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường
học thiếu một cách nghiêm trọng Mỗi năm vào kỳ khai giảng, những phụ huynh phải đi gõ cửa,chạy chọt mọi nơi thân thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền
nội trú nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường học
Lam cho dân ngu để trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyển ở
các nước thuộc địa của chúng ưa dùng” [I2; tr 175]
Năm 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc học tập và công tác trên đất nước
Xô Viết, Người đã có dịp tìm hiểu về nền giáo dục của Xô Viết thể hiện ở việc
chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Thành lập một hệ thống các trường mẫu giáo
và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vườn trẻ, nhà nuôi trẻ” [12; tr 236] Từ thực tế ấy,
Trang 13người thì nước Nga đã là thiên đường của trẻ con” [9; tr13] và “Thiên đường
của trẻ em này không làm cho ông Nguyễn quên tổ quốc Việt Nam Trái lại
ông càng nghĩ nhiều hơn đến trẻ con nước nhà Ông cũng muốn làm cho chúng sung sướng mạnh khoẻ ” [9; tr13]
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930) với chủ trương “Phổ thông giáo dục theo công nông hoá” [13; tr925] tức nhấn mạnh đến việc đảm
bảo quyền học tập của con em nhân dân lao động
Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam,
Người mới có cơ hội thực hiện tư tưởng của Người về chăm sóc — giáo dục trẻ được Người ấp ủ từ bấy lâu, đem những gì được chứng kiến, trải nghiệm để
mang lại cho trẻ một nên giáo dục tốt nhất Đã có nhiều câu chuyện về việc Bác tắm rửa, chữa bệnh, dạy học, cho trẻ được đồng bào Pác Bó ghi lại
Trong “10 chính sách của Việt Minh” được Nguyễn Ái Quốc diễn nôm
có phần chính sách đối với thiếu nhi:
““[rẻ em, bố mẹ khỏi lo
Dạy, nuôi chính phủ giúp cho đủ đầy.” [10; tr29]
Chính sách này thể hiện quyển của trẻ em, trách nhiệm của nhà nước,
xã hội đối với trẻ em Đây là bước phát triển mới của tư tưởng Hồ Chí Minh về
chăm sóc và giáo dục trẻ em Đồng thời, Bác còn nhấn mạnh đến trách nhiệm
của các em đối với công cuộc cứu nước khi tổ quốc còn nằm dưới ách thống
trị của thực dân, đế quốc Trong bài “Kêu gọi thiếu nhỉ” (21/9/1941) và “trẻ chăn trâu” (21/11/1942), Hồ Chí Minh nhắc nhở:
“Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.” [14; tr157]
Và Người kêu gọi các cháu tham gia đấu tranh:
Trang 14Ấy là lực lượng ấy là cứu tỉnh
Ấy là bộ phận Viét Minh” [14; tr421]
Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lãnh tụ Hồ Chí Minh đều
kết hợp chặt chế những công việc cách mạng với Giáo dục Với Người cách mạng là Giáo dục, Giáo dục là để phục vụ cách mạng
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, Bác đã viết rất nhiều bài
thơ, thư chúc tết, trung thu cho trẻ em, nhi đồng Bác còn đến thăm, trò chuyện, chia kẹo, hỏi thăm tình hình ăn ở, học hành, sức khoẻ của trẻ; gửi tiền
nhuận bút của mình xây dựng trường, lớp Những việc làm đó thể hiện tình yêu thương, niềm tin yêu, tin tưởng vào thế hệ trẻ của Người
Qua quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm
sóc và giáo dục trẻ em, chúng ta thấy rằng: Sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc - xã hội và con người của Hồ Chí Minh Đó chính là một trong những động lực thôi thúc Hồ Chí Minh
và cả dân tộc đấu tranh chống lại sự áp bức, thống trị của chủ nghĩa thực dân
Đồng thời, nó cũng thể hiện tình thương của Người với trẻ em Việt Nam và trẻ
em thế giới Tư tưởng của Người là ngọn đuốc chân lý toả sáng con đường giải
phóng dân tộc
2 Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu ”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ
nghĩa” [10; tr5] Con người mà Bác mong muốn không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn phải có tri
thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất Bác luôn dành cho trẻ mầm non sự
Trang 15để trẻ phát triển toàn diện là trách nhiệm quan trọng của xã hội, nhân loại Đồng thời, nó cũng nói lên quyền và trách nhiệm của trẻ trong quá trình học
tập, lao động, sáng tạo,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ rộng lớn, nhưng nó
tập chung vào các nội dung chính
2.1 Tư tưởng, quan điểm của Người về quyền của trẻ em
Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài (1911 — 1941) là 30 năm bác đi tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc Tiếp cận với nên giáo dục ở các nước tư bản, thuộc địa, Bác thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với con người,
đặc biệt là đối với trẻ em Khi về nước Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng,
hướng tới mục đích giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bởi: Độc lập làm gì khi người dân phải sống trong áp bức, không được học hành Vì
«
vậy, Người “ chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [15; tr100] Đây chính là mục tiêu,
lí tưởng đấu tranh cách mạng của Bác đối với dân tộc, trong đó có trẻ em
Trẻ em trong xã hội phải có quyền sống, quyên hưởng hạnh phúc và quyền tự do, quyên ăn ở, học hành, vui chơi, .đó là những quyền thiêng liêng
mà trẻ em phải được hưởng, bất cứ sự áp bức, bóc lột nào, bất cứ tội ác nào
gây ra cho trẻ đều phải bị lên án Điều này thể hiện ở việc Nguyễn Ái Quốc tố
cáo tội ác của bọn thực dân đối với trẻ em Việt Nam và trẻ các nước khác Trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Người kịch liệt lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp - thể hiện rõ nhất ở việc hạn chế mở
trường học cho trẻ em Đồng thời với việc hạn chế mở trường học, gây khó
khăn để người An Nam, trong đó có trẻ em không được đi học là việc chúng
Trang 16triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ kể cả đàn bà và trẻ con” [12; tr236]
Những người bản xứ, phải uống một lượng rượu quá lớn Trong khi nhân dân
Đông Dương đòi mở trường học thì chính phủ thuộc địa lại tìm mọi cách để hạn chế mở trường học, tìm mọi lý do để thanh niên Việt Nam khơng được sang nước ngồi học tập Chính người Pháp đã nhận rằng: “Tiệm thuốc phiện
nhiều hơn trường học” “Cả nước cộng lại chỉ có chừng 540000 học sinh, hơn 80% nhân dân ta mù chữ” [18; tr15] Thanh niên chúng không cho học hành,
người lớn thì chúng áp bức, ngay cả những em bé còn nhỏ, những em chưa
chào đời chúng cũng không tha: Một tên mật thám Pháp đã đá vào bụng một người phụ nữ đang mang thai khiến chị bị truy thai mà chết Bọn chúng quá dã man không còn nhân tính
Thật sự đau lòng khi các em đã không được học hành, vui chơi lại phải sống dưới chế độ thực dân bạo tàn Bọn tay sai, quan lại độc ác, còn cha xứ, giám mục — những người con của chúa thì sao? Họ sẽ bảo vệ, yêu thương trẻ em? Liệu có sai lầm, ngây thơ không khi tin vào điều đó? Cha xứ cũng làm “việc thiện”, xứng đáng với “đạo từ thiện” của đạo thiên chúa Nhưng đó là
việc gì? “Một cha xứ nọ đã nhốt một em bé bản xứ, đánh đập em, trói em vào
cột, khi người chủ của em, một người Âu, đến xin em về thì cha xô đẩy, đánh đấm, rút súng lục doạ bắn ông” [13; tr102] Và nhiều vị cha xứ khác cũng
cướp của, đánh đập người vô cớ Hay đó là cảnh “các em bé Angie đói Nhiều em mới lên sáu, lên bảy tuổi đã phải đi đánh giầy hay xách giỏ thuê ở chợ để kiếm ăn Chính phủ thuộc địa và khai hoá cho rằng các em cùng khổ kia kiếm được quá nhiều tiền nên bắt mỗi em phải có một sổ đăng kí và phải trả môn
bài mỗi tháng từ một phrăng rưỡi tới 2 phrăng” [13; tr107] Cảnh “từ Bogari đến Gienpha vô số ông già, trẻ em và phụ nữ, bé con bao vây đoàn xe lửa để xin bố thí” [13; tr109] Chúng bắt vô cớ người dân vì những tội vô lí mà họ không làm: Một viên công sứ kết án và bỏ tù hàng loạt già trẻ, đàn ông, đàn
Trang 17Lam sao một nước Pháp tiếng là đi “khai hoá nên văn minh” lại có những việc làm, hành vi vi phạm mọi quyền làm người trắng trợn đến vậy
Trong bài viết với nhan đề “Giáo dục quốc dân” của Nguyễn Ái Quốc đăng
trên báo LeParia, số 29, Người đã so sánh “cái đã man” Bonsovích với “nền
văn minh Pháp”
“C Cai dã man” Bonsovích:
Thiết lập một hệ thống các trường mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ,
vườn trẻ, nhà nuôi trẻ, nhằm mục đích cải thiện việc giáo dục của xã hội,
giải phóng người phụ nữ “Nền văn minh” Pháp:
Nước Pháp đã đưa lại cho 40000000 “người Pháp hải ngoại” 8007
trường học Trong xứ Goadơlup 10000 trẻ em không có trường học Tại
Angeri thuộc Pháp từ suốt 94 năm nay, trong số 5000000 chỉ có 35000 học
sinh là được hưởng một nền giáo dục nhỏ giọt, còn 695000 trẻ em bản xứ thì phải chịu dốt nát ” [12; tr3 13]
Từ sự so sánh này, Người nêu rõ: Giáo dục Xô Viết là nền giáo dục
chân chính, phục vụ nhân dân; còn giáo dục Pháp là công cụ thống trị của bọn
Tư bản Đế quốc
Đau lòng thay khi các em không được hưởng những quyền cơ bản của
con người: Không được ăn no, mặc ấm, không được học hành, vui chơi, mà
các em phải đi ở đợ, làm trò mua vui cho bọn thực dân Người muốn làm cái gì đó cho các em Trong “yêu sách 8 điểm”, “chương trình Việt Minh” Người
đã thể hiện sự quan tâm của mình đến quyền học tập của trẻ em về nhiều mặt:
Xây dựng một nền giáo dục dân chủ, đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học, với các nguyên tác: Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liên với xã
hội, nêu cao ý thức học không ngừng: Học, học nữa, học mãi; tránh lối học
Trang 18triển toàn diện, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những gì đã học vào thực tiễn
cuộc sống
2.2 Tư tưởng, quan điểm của Người về trách nhiệm của trẻ em
Nếu chỉ nói đến quyền mà không dé cập đến trách nhiệm của trẻ thi dé
gây ở trẻ sự ÿ lại, thờ ơ trước vận mệnh đất nước, trước những nhiệm vụ phải hoàn thành, từ đó trẻ không có ý thức cố gắng phát huy mọi năng lực của
mình đóng góp vào sự phát triển phồn vinh của đất nước, dễ hình thành nên
những con người vô trách nhiệm
Trẻ em là một phần quan trọng của xã hội, sự phát triển của đất nước,
của xã hội không thể thiếu vai trò của trẻ Đặc biệt, các em cũng phải góp một
phần nhỏ bé sức lực của mình vào đấu tranh chống ngoại xâm, sao cho:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Ngày 1/2/1942 trong bài “Nên học sử ta” đăng báo “Việt Nam độc lập”
số 117, Hồ Chí Minh khuyên:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Bác muốn các cháu hiểu hơn lịch sử nước nhà, biết ơn và học tập theo gương các anh hùng dân tộc
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, trong “Thư gửi cho học sinh” vào
năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần khuyên bảo các cháu nhớ đến trách nhiệm của mình đối với Tổ
Quốc Khi chỉ rõ học sinh được may mắn tiếp nhận một nền giáo dục dân chủ,
Người đặt trách nhiệm cho “các em phải làm thế nào dé dén bi công lao của
Trang 19với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em” [15; tr33] Trong “Thư gửi thiếu nhi nhân dịp tết trung thu” (18/9/1956) Bác viết:
“Nhân dịp tết trung thu
Thân ái chúc các cháu Vui vẻ mạnh khoẻ Doan kết chặt chẽ
Thi đua học hành
Tiến bộ mau le.” [18; tr11]
Bác mong các cháu siéng nang hoc hành để góp phần xây dựng, kiến thiết nước nhà Và:
“Bác mong các cháu “cho ngoan”,
Mai sau gìn giữ giang san Lạc — Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” [15; tr214] để sau này là những “tiểu chủ ông” của nước nhà
Qua những bức thư, lời chúc nhân dịp tết trung thu, ngày 1/6, Bac muốn khơi dậy ở trẻ lòng căm thù giặc, niềm tự hào dân tộc, tình yêu đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam anh hùng
Trong bài “Con cáo và tổ ong” Bác viết:
“Ong kia yêu giống, yêu nòi
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài Cáo đi
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người! Nhật, Tây áp bức giống nòi,
Ta nên đoàn kết để đòi tự do.” [14; tr236]
Hay trong bài “Trẻ con” Bác viết:
Trang 20Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa Vậy nên con trẻ nước ta,
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.” [14; tr203]
Qua hình ảnh con ong, con cáo, qua cảnh trẻ con bị đoạ đầy, Bác muốn nói đến con người Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm dám chống
lại Pháp, Nhật bạo tàn Có đoàn kết, đồng lòng at sẽ chiến thắng
Trong “Thư trung thu gửi các cháu nhi đồng” (13/09/1951) báo “Cứu
quốc” số 1904 Bác căn dặn:
“Các cháu phải ghét, ghét cay ghét đắng bọn thực dân Pháp, bọn can
thiệp Mỹ, bọn Việt gian, bọn bù nhìn Vì chúng nó mà ta khổ
Các cháu phải yêu, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, yêu lao động”
Từ đó, Bác muốn khơi dậy và phát huy sức mạnh của trẻ, kêu gọi các
em đấu tranh chống giặc Bác mong các cháu siêng năng học tập, đoàn kết để góp sức mình vào cuộc kháng chiến
Riêng với trẻ mâm non Bác còn đặt ra những trách nhiệm phù hợp với
lứa tuổi của các em Đó là: Biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, người
trên, thân ái với bạn bè, biết giúp đỡ mọi người, biết gìn giữ nét văn hoá,
phong tục của các dân tộc trên đất nước Việt Nam Như vậy tuy tuổi còn nhỏ nhưng trách nhiệm đặt lên vai các em không nhỏ
Nhận thức rõ trách nhiệm của mình các em sẽ nâng cao ý thức tự lực, phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng tốt tri thức vào thực tiễn cuộc sống
Trang 21Từ khi mới xuất hiện, trải qua quá trình tiến hoá từ vượn đến người
nguyên thuỷ, rồi đến người hiện đại con người đã ý thức được trách nhiệm
của mình đối với việc chăm sóc - giáo dục trẻ Vì xã hội muốn tồn tại và phát
triển phải có thế hệ kế tiếp Theo dòng chảy của lịch sử, các thế hệ trẻ nối tiếp
nhau, sáng tạo và kế thừa những di sản quý báu mà tiến lên Nếu như loài vật tồn tại dựa vào bản năng thì con người phát triển và tồn tại dựa trên cơ sở kế
thừa, sáng tạo Một đứa trẻ không thể trở thành một người lao động giỏi nếu nó không được giáo dục, không biết học hỏi, tiếp nhận những thành tựu truyền
thống của cha ông Nói về ý nghĩa to lớn của việc giáo dục, kế thừa của các thế hệ, nhà Tâm lý học người Pháp A.Pêrông giả định “Nếu có một tai hoạ giáng xuống hành tinh chúng ta, mà kết cục chỉ còn sống những đứa trẻ bé
bỏng, còn thế hệ trưởng thành bị tiêu diệt hết, thì mặc dù giống người không
bị tận diệt song lịch sử nhân loại sẽ bị gián đoạn Kho tàng văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại nhưng chẳng có ai khai phá nó cho những thế hệ mới, các máy móc
sẽ không còn hoạt động Sách vở chẳng còn được đọc đến Các tác phẩm mất
đi ý nghĩa thẩm mĩ cần thiết của mình Lịch sử văn hoá nhân loại phải làm lại
từ đầu” [9; tr27]
Khi cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nhà nước mới có điều
kiên để vực dậy nên giáo dục bị gián đoạn sau hàng chục năm bị thực dân
Pháp đô hộ Chính vì thế, tuy có cố gắng nhưng phương pháp dạy học của ta vẫn còn nhiều bất cập, còn chậm tiến hơn cả việc nâng cao nội dung dạy học;
còn nhiều yếu tố bảo thủ, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mới của giáo
dục Phương pháp có đúng thì mới có thể đào tạo nên những con người phát
triển về mọi mặt Nói về việc cải tiến phương pháp giáo dục, trong “Thư gửi
cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” (25/8/1950), Bác viết: “ cách dạy trẻ phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra những người già sớm Nhiều thư do các
Trang 22nên tránh ” và “trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng
cân làm cho chúng học Ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội chúng đều vui,
đều học” |4; tr247]
Những điều mà Người nêu ra phù hợp với nguyên tắc, phương pháp giáo
dục trẻ mẫu giáo là “học mà chơi, chơi mà học” Người nêu lên phương pháp
giáo dục cụ thể để gợi ý cho cô giáo, thầy giáo và học sinh Đó là phương
pháp nêu gương — thuyết phục đề cao ưu điểm, nhằm làm cho người được giáo dục thấy rõ mặt mạnh, mặt tốt của bản thân, nhờ đó cố gắng “làm cho phần tốt
ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi” [10;
tr548] và ngày 24/10/1955 trong bài “Gửi các em học sinh” kí tên CB, đăng
báo “Nhân dân” số 600, Người nhấn mạnh “Giáo dục các em là việc CHUNG
của gia đình, nhà trường và xã hội Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc” [2: tr52] Nhưng trong “Bài nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo”, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhắc nhở: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm thế thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi
dạy được các cháu Dạy trẻ em như trồng cây non — trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
[2:tr140]
Ngày 8/9/1955, trong bài viết “Kỉ niệm 10 năm bình dân học vụ” kí tên
CB, đăng báo “Nhân dân” số 554, Người khẳng định “Dốt thì dại, dại thì hèn
Vì không chịu dại, không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là việc cấp
bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới Bình dân học vụ
không những dạy đọc, dạy viết mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân”
[2; tr93]
Nhưng tại sao Bác lại muốn giáo dục đạo đức cho trẻ trước?
Trong các mặt: Đức, trí, thể, mĩ; mặt đức được Bác đề cập đến đầu tiên
Trang 23có tài thì làm việc gì cũng khó” Cái đức là bản chất của con người, người
không có tâm hồn trong sáng, dễ bị mọi người xa lánh Theo Khổng Tử -
một nhà giáo dục lớn của Trung Hoa thời cổ: Bản tính con người là thiện, lúc mới sinh ra mọi người đều như nhau, song qua giáo dục và tự rèn luyện sẽ dẫn
Zn?
tới những thân phận khác nhau Bài thơ “Dạ bán” (Nửa đêm) trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Nguyễn Ái Quốc là một “Tuyên ngôn về giáo dục” con người:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.” [14; tr383]
Hồ Chí Minh đã khẳng định một quan niệm khoa học về bản chất con
người và tác dụng của giáo dục đối với con người: Con người sinh ra chưa có nhân cách (hiền dữ phải đâu là tính sắn), nhân cách được hình thành dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó vai trò của giáo dục là đặc biệt quan trọng (phần nhiều) Do đó cần phải giáo dục nhưng không phải để cho “Giáo dục tự
nhiên” mà cần có sự hướng dẫn với nội dung, phương pháp đúng Mà trẻ mầm non như một tờ giấy trắng càng cần đến môi trường giáo dục tốt nhất Muốn
vậy, gia đình, nhà trường, xã hội, phải có sự liên hệ chặt chẽ, thống nhất về
quan điểm giáo dục trên các mặt: Nội dung, phương pháp,
Có thể nói rằng: Gia đình, nhà trường, xã hội, có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ trở thành một con người phát triển tồn điện, một cơng dân tốt Quan điểm này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 2.4 Sự quan tâm, tình yêu thương của Hồ Chí Minh với trẻ em nói chung,
Trang 26Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Ne
nhân dịp Người về thăm quê lần thứ nhất, :
Tư tưởng của Người về chăm sóc - giáo dục trẻ rộng lớn, thể hiện trên nhiều mặt: Quyền và trách nhiệm của trẻ, trách nhiệm của xã hội đối với trẻ, và đặc biệt là tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với thế hệ trẻ Những lời nói, việc làm của Người cho thấy: Cả cuộc đời Bác chỉ đấu
tranh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc; hạnh phúc của nhân dân, của trẻ em;
lấy đó làm niềm vui, động lực đấu tranh của Người Bác dành tình thương của mình cho trẻ em cả nước và trẻ em thế giới Bác đã đi thăm các lớp mẫu giáo,
vỡ lòng, Bác ân cần hỏi han sức khoẻ, việc học hành của trẻ
Cuối năm 1944, Bác trở về Pác Bó nhìn thấy các em nhỏ bị ghẻ lở, quần
áo lấm lem do môi trường mất vệ sinh, bố mẹ bận công tác không có thời gian quan tâm, Bác đã tự tay tắm rửa, kì cọ cho từng cháu [l 1; tr92]
Tháng Tám 1945, Bác đến họp ở Đình Tân Trào thấy 2, 3 em bé chừng 3, 4 tuổi chạy ra chơi, em nào cũng xanh gầy, trần truồng lấm lem, đi chân đất, Bác Hồ trông thấy rất thương và xúc động Chỉ các cháu, Bác nói với các
Trang 27đại biểu “ Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc” Câu nói của Bác mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người có mặt
trong buổi họp [11; tr18]
Trong chiến tranh, Bác Hồ luôn lo lắng không biết giờ này các cháu thế
nào? Cuối tháng 7/1947 Bác Hồ bảo các chiến sỹ bảo vệ Bác đi tìm các em thiếu nhi trong tỉnh Phú Thọ chạy tránh giặc Pháp càn đã bị lạc cha mẹ, đưa các em về một nơi để tiện việc nuôi dạy và bảo vệ Bác đã cùng ở với các em trong suốt 25 ngày, cùng nằm chung giường với các em, làm việc trên bàn nứa
nơi các em ngồi học [1 1; tr98]
Tết 1957 Bác gửi cho trại nhi đồng Mầm Non (1955-1965) 300 đồng số
tiền nhuận bút viết báo của Bác [6; tr29]
Ngày 31/12/1958, Bác Hồ đến thăm trường mẫu giáo mầm non — 88 đường Hàng Bông, Thợ Nhuộm Thấy Bác đến tất cả đều vui mừng đồng thanh
“Chúng cháu chào Bác ạ” Bác xem hình các cháu xếp, hỏi han xem các cháu học có vui không? Ăn có no, có ngon không? [8; bìa2] Bác muốn chắn chắn rằng các cháu được chăm sóc — giáo dục đầy đủ, chu đáo
Những việc làm, lời nói của Bác thể hiện sự quan tâm của Người đối với thế hệ trẻ — những chủ nhân tương lai của đất nước Bác lo cho các cháu bao
nhiêu thì cũng thương các cháu bấy nhiêu bởi các cháu còn quá nhỏ lại phải
sống trong thời kì loạn lạc nên chưa được cha mẹ, người thân quan tâm chăm sóc, giáo dục chu đáo Bác Hồ - Lãnh tụ của một dân tộc đã tự tay tắm rửa cho các em, sống cùng các em đã để lại trong lòng mọi người sự cảm phục, xúc động, niềm kính yêu đối với Bác Hồ vĩ đại; cũng như giúp mọi người thấy được trách nhiệm thiêng liêng của mình trong việc chăm lo đời sống trẻ em
được no cơm, ấm áo
Trang 28Tháng 4/1946, với danh nghĩa Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, Bác sang đàm phán với Pháp về những vấn đề liên quan đến vận mệnh
của đất nước Người được mời tham dự một bữa tiệc Cuối buổi tiệc, Bác lấy
một quả táo đẹp bỏ vào túi Lúc đó, mọi người đứng bên ngoài đợi Bác Khi thấy một bà mẹ cố lách qua đám đông đến gần, Bác liền giơ tay bế cháu bé và cho cháu quả táo Cử chỉ đó của Bác khiến mọi người đi từ ngạc nhiên đến xúc
động, vui mừng, cảm phục [1 I;tr88]
Những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và giáo dục trẻ
em thể hiện tư tưởng của Người về độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, cũng như thể hiện cô đọng nhất của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
3 Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc — giáo dục trẻ
em
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ em nói chung, trẻ
mầm non nói riêng được hình thành và phát triển trong quá trình cách mạng
của nhân dân, của Hồ Chí Minh Những tư tưởng, quan điểm đó là kết tỉnh những truyền thống văn hoá của dân tộc, tỉnh hoa của nhân loại Dù xã hội đã
và còn thay đổi nhưng những tư tưởng đó vẫn tiếp tục phát triển và có ý nghĩa
lớn đối với thời đại ngày nay Những tư tưởng của Người có giá trị to lớn bởi nó mang tính dân tộc và tính quốc tế, tính truyền thống và tính hiện đại
3.1 Tính dân tộc
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng Nó đã có những đóng góp đáng kể vào sự tồn tại và phát triển của dân tộc: Đào tạo nên những con người có đủ tài đức
cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc
Tư tưởng giáo dục quán triệt trong bao thế kỉ của lịch sử dân tộc ta là sự
mong muốn của nhân dân “cho con đi học dăm ba chữ, để làm người”
Trang 29hoá dân gian Việt Nam là một đi sản quý về giáo dục Những bài học luân lí, những câu tục ngữ, ca dao, ngắn gọn nhưng súc tích được nhân dân ta đúc rút từ kinh nghiệm lao động, sản xuất, từ thực tiễn cuộc sống có tác dụng giáo
dục trẻ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha
mẹ; biết ơn công lao của thầy giáo, cô giáo, Đó là: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Là: “Tôn sư trọng đạo”
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, thầy cô giáo dạy ta những nét chữ
đầu đời, ta phải biết ơn, nhớ ơn công lao của cha mẹ, của thầy, cô giáo
Tiếp thu truyền thống của cha ông, cũng như thấy được tầm quan trọng
của giáo dục, Bác đã ví “dốt nát cũng là kẻ địch Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm Địch dốt nát tấn công ta về tỉnh thần, cũng như địch thực dân tấn
công ta bằng vũ lực Địch thực dân dựa vào địch đốt nát để thi hành chiến lược ngu dân Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”
Vì thấy được tầm quan trọng của “con chữ” nên nhân dân ta muốn “cho con đi hoc dăm ba chữ” để làm người và để thay đổi cuộc sống
Ngay khi nước nhà mới giành được độc lập, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới việc chăm lo giáo dục trẻ em Bác chỉ rõ:
Học tập dưới chế độ mới để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, làm
đầy tớ phục vụ nhân dân
Kế thừa những tỉnh hoa trong giáo dục nhân loại, trong chăm sóc và giáo dục trẻ, Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của
Trang 30nói và thực tiễn trong cuộc sống, mà Bác là tấm gương sáng về chăm sóc —
giáo dục trẻ em 3.2 Tính quốc tế
Trong kho tàng giáo dục của nhân loại có rất nhiều những quan điểm giáo dục tiến bộ, có giá trị lâu dài trở thành di sản văn hoá
Arixtốt thời Hy Lạp cổ đại là một điển hình Lý luận giáo dục của ông xuất phát từ quan niệm về đặc điểm tự nhiên của con người với 3 bộ phận: Xương thịt, ý chí, lý trí; nên giáo dục phải tiến hành trên 3 mặt: Giáo dục thể
chất, giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ [1;tr 97]
Thời kì văn hoá phục hưng ở châu Âu cũng có những quan điểm giáo dục tiến bộ như Tômátmô với một trong các chủ trương: Tôn trọng trẻ em, coi
trọng việc giáo dục và phát triển nhiều mặt ở trẻ em (trí dục, đức dục, thể dục,
lao động ) [1;tr 98]
Thế ki XVII - XVIII 6 phuong Tây có J.A.Comenxki (1592 — 1670) với
tư tưởng về quyền được hưởng giáo dục của trẻ em: “Giáo dục phải phù hợp
với tự nhiên” Trong “thời kì khai sáng” ở Pháp và Châu Âu, trước khi cách
mạng Pháp 1978 nổ ra cũng xuất hiện nhiều nhà tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là
J.J.Ruxô (1712 — 1778) với chủ đề “giáo dục tự nhiên và tự do”.Ông chủ trương thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục mới nhằm phát
triển trẻ em trên 3 mặt:
- Trái tim( tình cảm, đạo đức) - Khối óc( trí tuệ)
- Đôi bàn tay( ki nang lao dong)
Dau thé ki XIX có Xanhximông, Phuriê, O-Oen, với những tư tưởng
giáo dục tiến bộ
Trang 31mà ta cứ tưởng là của Người Ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Nhưng thực ra Bác đã dựa vào câu nói của Quản Di Ngơ (Ơng là nhà chính trị, nhà tư tưởng, sống ở thời cổ đại Trung Quốc): “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân” (Kế một năm
không gì bằng trồng ngũ cốc, kế mười năm không gì bằng trồng cây, kế chọn
đời không gì bằng trồng người) Vận dụng câu nói trên, Người đã lấy lợi ích
vật chất (trồng cây) để nói lên tầm quan trọng (gấp 10 lần) của việc giáo dục
(trồng người) Qua đó, Người nói đến trách nhiệm của xã hội đối với công việc đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước Tiếp thu di sản văn hoá cũ Người đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của giáo dục nước nhà trong giai đoạn đó
3.3 Tính hiện đại
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận và
tiếp nhận những tư tưởng Mác Xít - Lêninnít về giáo dục Những năm công tác, học tập ở Liên Xô Người đã tiếp thu các biện pháp giáo dục của Liên Xô
và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn của đất nước, được thể hiện
qua những việc làm, hành động, sự quan tâm của Người đối với trẻ em về vấn
đề học hành, vui chơi
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp
lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Từ hoạt động cách mạng của
nhân dân, của bản thân, tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân
loại, chủ yếu là chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã mang lại kết quả, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới Ý nghĩa lịch sử đó đã được xác nhận đù nó có bị xuyên tạc, bị ngộ nhận, bị hạ thấp Nhưng còn ý nghĩa thời đại của tư
Trang 32Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại có mối quan hệ mật thiết với nhau
Những giá trị của lịch sử bao giờ cũng được lưu giữ trong kho tàng văn hoá dân tộc, trở thành những bài học kinh nghiệm, những bài học luân lý cho hiện tại và tương lai Nó soi sáng nhận thức và hành động của con người trong hiện
tại, giúp con người dự đoán được sự phát triển của tương lai để có hành động đúng Những tư tưởng, luận điểm này được các thế hệ sau vận dụng sáng tạo, vì vậy mà nó còn “sống mãi” dù điều kiện lịch sử có thay đổi
Những biến đổi sâu sắc và phức tạp của xã hội: Sự tan vỡ của Liên Xô,
sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu; sự tôn tại, phát triển
mạnh mẽ, chi phối thế giới của các nước tư bản chủ nghĩa; các nước xã hội
chủ nghĩa đang tìm cách thoát khỏi khủng hoảng đã tác động đến sự phát triển
mọi mặt của con người, nhưng con người cũng nhận thức được vai trò của
mình đối với sự phát triển của xã hội Vì thế, giáo dục con người nói chung, chăm sóc — giáo dục trẻ em nói riêng chỉ đạt kết quả khi nó được chỉ đạo bởi những tư tưởng đúng đắn, thực hiện bằng những phương pháp khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc — giáo dục trẻ em là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lénin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam va
thế giới trong thời đại ngày nay Nó là một bộ phận của tư tưởng giải phóng
dân tộc bởi đất nước có độc lập, nhân dân được tự do thì trẻ em mới được chăm sóc — giáo dục chu đáo
Tư tưởng của Người không chỉ mang tính chất dân tộc, tính chất quốc tế
Trang 33Chương 2: Sự chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Thời kì trước cách mạng tháng Tám 1945
Thực dân Pháp xâm lược nước ta để “khai hoá văn minh” nhưng với
chính sách “ngu dân” chúng đã đẩy nhân dân Việt Nam vào nạn thất học để chúng dễ bề cai trị Chúng chỉ mở một số trường học để đào tạo ra một số ít
người phục vụ cho chúng Chính vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chống thực dân Pháp cũng diễn ra trên lĩnh vực giáo dục
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) Nguyễn Ái Quốc đã
soạn thảo một số văn kiện ghi rõ việc mở rộng giáo dục cho quần chúng nhân dân: Trẻ mọi tầng lớp đều được đến trường, được học tiếng mẹ đẻ, cấm không được đánh đập, mắng chửi học sinh, Cuối 1937, Đảng phát động phong trào
truyền bá chữ Quốc ngữ để giúp nhân dân lao động thoát nạn mù chữ, từ đó nâng cao hiểu biết về chính trị, cách mạng qua việc đọc sách báo Tháng
7/1938, hội truyền bá Quốc ngữ ra đời thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân
tham gia
Tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, tại Pắc Bó (Cao Bằng) Người
đã trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam Cùng với việc phát động quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc là việc tiến hành dạy chữ Người còn trực tiếp dạy chữ cho một số cán bộ cách mạng, khuyến khích mở nhiều lớp học ở vùng tự do
Trong “Chương trình Việt - Minh”, văn kiện kèm theo nghị quyết TƯ
lân thứ 8 (1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì soạn thảo có mục nói về văn hoá “huỷ bỏ nền giáo dục nô lệ, lập nền quốc dân giáo dục, cưỡng bức giáo dục
Trang 34Việt Nam” ra đời, khẳng định văn hoá là một trong 3 mặt trận cách mạng do
Đảng lãnh đạo (kinh tế, chính trị, văn hoá) và phải tiến tới xây dựng trong tương lai một nền văn hoá mới theo 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học và đại
chúng [3:tr124]
Như vậy, trong suốt 15 năm từ khi Đảng ra đời đến lúc cách mạng thành công (1930 — 1945), tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc - giáo dục trẻ nói riêng đã được quán triệt trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, là cơ sở, kim chỉ nam trong việc xây dựng một nền
giáo dục mới
2.Thời kì chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân ta bước vào cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước trong 30 năm Trong cuộc kháng chiến gian khổ này, tư tưởng của Người về chăm sóc - giáo dục trẻ được
Đảng, Nhà nước từng bước thực hiện và đạt nhiều kết quả
Những năm đầu sau cách mạng tháng Tám vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”: Thù trong, giặc ngoài, dốt nát, đói khổ Đảng ta do Chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo đã kiên quyết tiến hành củng cố chính quyền, chống
thực dân Pháp xâm lược, loại trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân
Đồng thời với diệt giặc đói, giặc ngoại xâm là cuộc đấu tranh diệt giặc
dốt “Muốn giữ vững nền độc lập Muốn làm cho dân giàu, nước mạnh Mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyên lợi của mình, bổn phận của mình, phải
có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” [2;tr180] Chiến dịch chống giặc dốt khơng chỉ xố nạn mù chữ cho người lớn mà phần nào cho trẻ em — những người bắt đầu thực hiện quyền học tập của con người Nhà nước còn
Trang 35có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết Bộ giáo dục cũng xác định rõ mục đích của nên ,giáo dục mới là: Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, , tránh lối
học nhồi sọ, hình thức Chiến dịch diệt giặc dốt trong năm đầu sau cách
mạng tháng Tám đã đạt được nhiều thành tựu, thể hiện sự nghiệp giáo dục vẫn
được quan tâm và phát triển, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc — giáo dục trẻ
2.1 Kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
Ngày 19/12/1946, nhân dân cả nước đã đứng lên đấu tranh theo “lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ chúng ta thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ, ” [3;tr167] Bước vào cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện,
nhân dân Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, công cuộc giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn mới Tuy bận rộn với việc lãnh đạo cuộc kháng chiến nhưng Đảng vẫn luôn quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục thế hệ trẻ, khắc phục những khó khăn trong giáo dục Xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp với tính chất dân tộc, tình hình đất nước; đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy; xoá bỏ nền văn hóa thực dân, nô dịch, là mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đang hướng tới thực hiện Công tác giáo dục
được phát triển toàn diện ở các trường phổ thông, các lớp bình dân học vụ
cũng như ngoài xã hội, các lớp học bình dân được mở cho người lớn và trẻ em trong vùng du kích Vì thế trong 3 năm (1946 - 1948) cả nước đã có trên 8
triệu người thoát nạn mù chữ [2; tr186]
Trong 9 năm kháng chiến, công tác giáo dục đã đạt được kết quả cao
Đặc biệt, ngành giáo dục đã đạt được một thành tích lớn trong thời kì kháng
chiến : Xây dựng ngành mẫu giáo vỡ lòng
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Bộ Giáo dục đã thành lập phòng Giáo
dục ấu trĩ chuyên lo ngành mẫu giáo và mở một số lớp mẫu giáo thí điểm ở
Trang 36chiến toàn quốc bùng nổ Trong sắc lệnh số 146/SL ngày 10/8/1946 đặt những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới Điều 3 của sắc lệnh ghi “Bậc học ấu
trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và tổ chức tuỳ theo điều kiện do Bộ Quốc gia giáo dục ấn định” Tiếp đó, hiến pháp năm 1946 đã ghi rõ: “Nhà nước bảo
vệ quyền lợi cho những người mẹ và trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ,
223
các nhà trẻ và vườn trẻ” [6; bìa 2] Như vậy, tuy hoàn cảnh đất nước còn nhiều
khó khăn nhưng việc chăm lo giáo dục cho các cháu đã được quan tâm “Ban
đầu còn ít giáo viên, có khi chỉ có 2 — 4 giáo viên với 40 trẻ chia làm 2 nhóm lớp 3-4 tuổi và 5-6 tuổi Nhưng sau đó công tác bồi dưỡng giáo viên được
quan tâm, số lượng giáo viên mầm non tăng lên, các trường lớp mở rộng với số trẻ tăng nhanh Qua 2 năm 1950-1951 ban mẫu giáo TƯ đã huấn luyện,
đào tạo được 220 giáo viên mẫu giáo, bồi dưỡng 192 học viên, cán bộ mẫu giáo cốt cán của phong trào, mở được 46 lớp mẫu giáo với 1193 cháu ở Bắc
Bộ và 30 lớp mẫu giáo với 360 cháu ở Trung Bộ” [6; tr27] Năm 1951, cuộc
kháng chiến dần bước sang giai đoạn phản công, các lớp học mở ra phải thay đổi địa điểm, thậm chí có lúc “tạm ngừng phát triển mẫu giáo, tập trung phát triển các lớp vỡ lòng” nhưng việc nâng cao công tác chăm sóc — giáo dục trẻ
thì không ngừng được thực hiện Nhờ có hệ thống giáo dục mầm non, vỡ lòng mà học sinh vào lớp 1 cải cách đã biết đọc, biết viết, tạo cơ sở cho việc nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông
2.2 Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc
Sau 9 năm kháng chiến gian khổ, miền Bắc bước vào thời kì cách mạng
mới: Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội Xây dụng một nền giáo dục với những chuyển biến mới là mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đặt ra Ngày
23/3/1956, tại Đại hội giáo dục phổ thơng tồn quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát biểu: “Việc giáo dục cũng là công việc đấu tranh, có khó khăn phải đấu
Trang 37được mọi khó khăn Việc gì đối với ta cũng mới mẻ, kinh tế cũng như văn
hoá, Kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch Kế hoạch giáo
dục phải ăn liền với kế hoạch kinh tế Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hoá Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo” [17; tr137] Lời
chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giáo dục với
kinh tế và các ngành khác, nhiệm vụ của giáo dục phải phục vụ việc xây dựng đất nước Trong khi miền Bắc đang cải cách giáo dục, xây dựng chủ nghĩa xã
hội thì ở miền Nam Đế quốc Mỹ và tay sai đẩy mạnh việc đàn áp, bắn giết những người yêu nước, gây nhiều vụ thảm sát đẫm máu
Đảng, Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc nuôi dạy các cháu mẫu giáo Bài 1.6 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh CB đăng báo “ Nhân dân”
số 455 nhắc nhở các ngành, các cấp và các bậc cha mẹ, anh chị quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các em thiếu nhi [2; tr191]
Cuối năm 1955, Bộ giáo dục cùng hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã
quyết định mở các lớp mẫu giáo bắt đầu từ các lớp bé 3-4, được tổ chức ở thành thị, nông thôn Để phát triển giáo dục mẫu giáo Bộ giáo dục đã mở
nhiều lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ, giáo viên và xây dựng chương trình
giáo dục mẫu giáo Bài viết “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bút danh CB, đăng báo “Nhân dân” số 832 nêu lên tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với việc dạy dỗ trẻ em [2; tr194]
Ở miền Bắc, số lượng lớp học cùng với số lượng trẻ đến trường, số giáo
viên càng tăng Trẻ đến lớp đã biết giữ gìn vệ sinh, lễ phép, kính yêu ông bà, cha mẹ, cô giáo, thân ái với bạn bè, yêu cô chú bộ đội, ghét Mỹ — Diệm bạo tàn, Trong quá trình xây dựng nền giáo dục các cấp, việc dựa vào dân là
Trang 38thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về việc toàn xã hội cùng tham gia chăm sóc — giáo dục trẻ Trong việc xây dựng một nên giáo dục mới, giáo dục mầm non giữ một vai trò quan trong đối với việc đặt nền tảng cho các cấp học phổ thông
phát triển mạnh mẽ và liên tục
Từ năm 1965, giáo dục mầm non chuyển hướng sang thời kì cả nước có
chiến tranh chống đế quốc Mỹ.Một hiện tượng nghịch lý hiếm có: Chiến tranh ngày càng ác liệt nhưng giáo dục mầm non vẫn phát triển, ngay cả vùng chiến
sự ác liệt nhất như khu IV, Vĩnh Linh “ Số cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo tăng
chưa từng có: Năm 1965, số cháu đi nhà trẻ là 101385 cháu, tăng lên trong
năm 1970 là 635460 cháu; số cháu đi mẫu giáo là 125232 cháu, tăng lên trong năm 1970 là 513801 cháu, gấp 5 lần” [6; tr27]
Ngày 2/9/1969, CTHCM từ trần để lại “ muôn vàn tình yêu thương” cho
nhân dân cả nước, trong đó có các em thiếu nhi Thực hiện tư tưởng của Bác,
Đảng và nhà nước đã chăm lo, đào tạo nên những thế hệ mới trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 3 Từ năm 1975 đến nay
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội Song hậu quả của chiến
tranh cùng những tàn dư của chế độ phong kiến, chế độ nô dịch của Pháp, Mỹ
cùng những sai lầm, thiếu sót trong đường lối, trong lãnh đạo và quản lí làm cho tình hình đất nước càng thêm khó khăn Tình trạng nghèo khổ của một bộ
phận trẻ em là điều nhức nhối của xã hội, đòi hỏi Đảng, nhà nước phải tìm
biện pháp để trẻ được hưởng sự chăm sóc — giáo dục, sự quan tâm đúng mức 12/9/1990, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam được thành lập 16/8/1991, “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” được công bố thực
hiện Luật quy định những quyền và bổn phận của trẻ, trách nhiệm của gia
Trang 39của chính mình Tất cả những quy định trong các luật ban hành đều thể hiện
mục tiêu về giáo dục của Đảng và Nhà nước: Phổ cập giáo dục các cấp, mọi trẻ đều được đến trường
Về thực tế, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: Y tế,
gido duc,
Ngành y tế thực hiện tiêm chủng phòng bệnh: Viêm gan B, bại liệt, những bệnh trẻ dễ mắc phải
Ngành giáo dục đổi mới sách giáo khoa, cấp thêm kinh phí, có những ưu đãi với một số đối tượng đặc biệt,
Tổ chức các hoạt động vui chơi: Hội khoẻ Phù Đồng: các cuộc thi sáng
tác văn học, tổ chức các ngày lễ, cho trẻ
Các hoạt động trên đã phần nào khắc phục được những khó khăn vốn có
từ lâu, nhất là sau khi thống nhất đất nước: Tỉ lệ trẻ tử vong, suy dinh dưỡng giảm, cơ sở vật chất được đầu tư mới, Nhưng do điều kiện kinh tế đất nước
còn nghèo nên nhiều trẻ còn chịu thiệt thòi, chưa được chăm sóc — giáo dục chu đáo, còn cảnh trẻ lang thang, không được bảo vệ, nuôi dưỡng Nhìn
chung, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã đạt được nhiều thành tích khi vận dụng tư tưởng của Người vào chăm sóc — giáo dục trẻ
Chúng ta biết, những tư tưởng giáo dục lớn lao và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu là nên tảng, là phương hướng của chiến lược “trồng người”, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong hơn nửa thế kỉ qua và đã giành được những thắng lợi lớn Dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục
đã góp phần quan trọng vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ có trình
độ phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng”
Đảng và Nhà nước cũng ban hành các chính sách nhằm định hướng và tạo điều kiện cho phát triển giáo dục mầm non trong chăm sóc - giáo dục trẻ, những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, các chính sách đảm bảo công
Trang 40lớp đầu tư cơ sở vật chất, nhằm phục vụ tốt việc chăm sóc — giáo dục trẻ
được quan tâm như ở: Bắc cạn, Vĩnh phúc, Bắc Giang, Đặc biệt, các tỉnh và
huyện vùng đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú, kết quả
đạt được trong giáo dục - đào tạo thể hiện ở các cấp học, bậc học Trong đó,
giáo dục mầm non đã đạt được kết quả lớn: Giáo dục Mầm non bước đầu khôi phục và phát triển, số “xã trắng” về cơ sở mâm non giảm rõ rệt, số trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chiếm 90% trẻ trong độ tuổi, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non được nâng cao
Nền giáo dục nước ta đã ngăn chặn được sự giảm sút quy mô và có bước tăng trưởng khá: Năm học 1996-1997 cả nước có hơn 20 triệu học sinh, giáo dục mầm non nhất là giáo dục ở mẫu giáo 5 tuổi đang phát triển
Tại “Hội nghị tổng kết năm học 2005-2006, hướng dẫn nhiệm vụ năm hoc 2006-2007” [6; tr2], Vụ trưởng vụ Giáo dục mầm non Lê Thị Ánh Tuyết đã báo cáo tổng kết, khẳng định những thành quả đạt được trong năm học
2005-2006:
- Không còn xã trắng về giáo dục mầm non trong phạm vi cả nước
- Đến nay toàn quốc đã có trên 700 trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia
- Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp của toàn quốc tăng: Trẻ nhà trẻ tăng 1%, mẫu giáo tăng 3%, trẻ 5 tuổi tăng 2%
Và đưa ra nhiệm vụ năm học 2006-2007: Đây là năm học đầu tiên toàn
ngành triển khai thực hiện quyết định 149/2006/QĐ - TTg của thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non và thực hiện
cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Nhiệm vụ 2006-2007 được thực hiện tuỳ theo điều kiện ở mỗi vùng