Khoa hoc L5

142 426 0
Khoa hoc L5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) con người và sức khoẻ Tuần 1 Ngày soạn: 01/09/06 Ngày dạy: Thứ 3, ngày 05/09/06 Bài 1: Sự sinh sản A. Mục Tiêu: Giúp HS: - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. B. Đồ dùng dạy - học - Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK) - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi "Bé là con ai ?" (Đủ dùng theo nhóm) gồm 5 -7 hình bố, mẹ; 5 -7 hình bé có đặc điểm giống bố, mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng: Em bé Bố (mẹ) C Phương pháp: Phương pháp quan sát - Đàm thoại – Giảng giải - Nêu vấn đề – Thảo luận nhóm - Điều tra D. Các hoạt Động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 1 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) - Giới thiệu chương trình học: + GV yêu cầu 1 HS đọc tên SGK + Giới thiệu: ở lớp 4, các em đã được học môn Khoa học. Lớp 5 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những điều mới mẻ về khoa học. Mỗi bài học sẽ cung cấp những kiến thức quý báu cho cuộc sống của chúng ta. + Yêu cầu: Em hãy mở mục lục và đọc tên các các chủ đề của sách. CH: Em có nhận xét gì về sách Khoa học 4 và Khoa học 5? 1. Giới thiệu bài: ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là: "Sự sinh sản". Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của của sự sinh sản đối với loài người. + 1 HS đọc: Khoa học 5 + 1 HS đọc tên các chủ đề thành tiếng trước lớp. Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trượng và tài nguyên thiên nhiên. + So với sách Khoa học 4 sách Khoa học 5 có thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 2 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động 1 trò chơi: "bé là con ai?" - GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh, ảnh) và phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố (mẹ) của các em, dựa vào đặc điểm của mỗi người các em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau đó dán hình và phiếu cho đúng cặp. - Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ cho từng nhóm. - Đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. - Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)? - Nếu HS trả lời đúng, GV cùng học sinh cả lớp vỗ tay hoan nghênh . - Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã tìm đúng bố mẹ cho em bé. Nhắc nhóm nào làm sai, ghép lại cho đúng. - GV hỏi để tổng kết trò chơi: + Nhờ đâu các em tìm được bố (mẹ ) cho từng em bé? + Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? - Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ravà có những đặc điểm giống với bố mẹ mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé. - Lắng nghe - Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé. - Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - HS hỏi - trả lời Ví dụ: + Đây là hai mẹ con vì họ cùng có tóc xoăn giống nhau. + Đây là hai bố con vì họ cùng có nước da trắng giống nhau. + Đây là gia đình của em bé vì em bé co mũi cao, nước da trắng giống bố mẹ. + Đây là bố mẹ của em bé vì em có đôi mắt to, tròn giống bố mẹ. + Đây là bố mẹ của em bé vì em bé có nước da đen và hàm răng trắng giống bố mẹ. + Đây là bố mẹ em bé vì em bé có mái tóc vàng và nước da trắng giống bố mẹ - Trao đổi theo cặp và trả lời: + Nhờ em bé có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. + Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Lắng nghe Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 3 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động 2 ý nghĩa của sự sinh sản ở người - GV yêu cầu HS quan sát các minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau: + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh - HS làm việc theo cặp như hướng dẫn của giáo viên . - Các câu trả lời đúng: + Hình vẽ gia đình bạn Liên. Lúc đầu gia đình bạn Liên có hai người. Đó là bố mẹ bạn Liên . + HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời. + Khi HS 2 trả lời HS 1 phải khẳng định được bạn nêu đúng hay sai. - Treo các tranh minh hoạ (không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên. - Nhận xét, khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ, lời văn hay, nói to rõ ràng. - GV hỏi HS cả lớp: + Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. - Kết Luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ okhác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt tạo thành dòng họ. + Hiện nay gia đình ban Liên có ba người. Đó là bố, mẹ ban Liên và bạn Liên. + Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có bốn người, mẹ ban Liên sắp sinh em bé . Mẹ bạn Liên đang có thai. - 2 HS (cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ: Đây là ảnh cưới của bố mẹ bạn Liên. Sau đó bố mẹ bạn Liên sinh ra bạn Liên và sắp tới mẹ bạn Liên sẽ sinh em bé. Trước khi ra đời, em bé sống ở trong bụng mẹ. - 2 HS ngồi cùng bàn có thể trao đổi, thảo luận để cùng tìm ra câu trả lời. Sau đó, một HS phát biểu ý kiến trước lớp. + Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: Bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. - Lắng nghe. Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 4 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động 3: liên hệ thực tế gia đình của em - GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người. - Hướng dẫn, giúp đỡ các em gặp khó khăn. Gợi ý: Gia đình em nào sống chung cùng ông bà thì chúng ta vẽ ảnh về ông bà. Sau đó ông bà sinh ra bố (hoặc mẹ)và cô, chú (hoặc cậu, dì), bố mẹ lấy nhau sinh ra em (hoặc em bé) hoặc sinh ra anh chị rồi đến em. Cô (chú), cậu (dì) lấy chồng (vợ) cũng sinh em bé (anh, chị). Các em nên vẽ hình theo kiểu phim hoạt hình (bằng các nét cơ bản) nhưng vẫn phải thể hiện rõ được những đặc điểm giống nhau của các thành viên trong gia đình. - Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình. - Lắng nghe và làm theo yêu cầu. - Vẽ hình vào giấy khổ A4 - 3 đến 5 HS dán (hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình. - Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay. Ví dụ: Đây là gia đình em. Lúc đầu ồng bà em lấy nhau, rồi sinh ra bác Nga, bác Minh và bố em. Các bác xây dựng gia đình và ra ở riêng. Bố em lấy mẹ em rồi sinh ra em và bé Bi. Em có mái tóc xoăn giống bố, nước da trắng giống mẹ, còn bé Bi thì giống hệt mẹ ở đôi mắt to, tròn. Hoạt động kết thúc Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 5 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) - GV hỏi và yêu cầu học sinh trả lời nhanh: + Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em? +Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau? + Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - Kết luận: Sự sinh sản ở người có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự sống trên Trái Đất. Nhờ có khả năng sinh sản của con người mà cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Vì trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có đặc điểm giống với bố mẹ của mình. + Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau. + Nếu con người không có khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài và thuộc bài tại lớp. - Dặn HS về nhà ghi vào vở và học thuộc mục Bạn cần biết; vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng một tờ giấy A4. Ngày soạn: 08/09/06 Ngày dạy: Thứ 3, ngày 12/09/06 Bài 2 - 3: Nam hay nữ A. Mục tiêu Giúp HS: - Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội. - Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ. - Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ. B. Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trang 6 -7 SGK, hình 3 - 4 phóng to (nếu có điều kiện). - Giấy khổ A4, bút dạ. - Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung ba cột: | Nam | Cả nam và nữ | Nữ | cho trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" theo cột. - HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước). - Mô hình người nam và nữ. C Phương pháp: Phương pháp quan sát - Đàm thoại – Giảng giải - Nêu vấn đề – Thảo luận nhóm - Điều tra D. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 6 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ theo các câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi theo các yêu cầu của giáo viên. + Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? + Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - Nhận xét câu trả lời và cho điểm từng học sinh. - Giới thiệu bài mới: - GV hỏi: Con người có những giới tính nào? + Giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ. + Con người có hai giới: nam và nữ Hoạt động 1 Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học - GV tổ chức cho HS thỏ luận theo cặp với hướng dẫn như sau: + Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam và bạn nữ? + Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ. + Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nghe và ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. - GV nhận xét các ý kiến của HS, sau gạch chân các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học mà HS nêu được, rồi đưa ra kết luận - 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp cùng làm việc theo hướng dẫn. Ví dụ vẽ kết quả làm việc: + Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau. +Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau như nam thì thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng + Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái. - 1 cặp HS báo cáo, các cặp khác nêu bổ sung các ý kiến không trùng lặp. Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 7 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ: + Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. + Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng,. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có thai và sinh con. - GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK. - GV yêu cầu: Ngoài những điểm cô đã nêu em hãy cho thêm ví dụ về sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. - HS cùng quan sát. - 1 HS phát biểu ý kién trước lớp. Ví dụ: + Nam: Cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh, cao to hơn nữ. + Nữ: Cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam. Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 8 Nam Cả nam v nà ữ Nữ - Có râu. -Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng - Dịu d ng à - Mạnh mẽ - Kiên nhẫn - Tự tin - Chăm sóc con - Trụ cột gia đình - Đá bóng - Giám đốc - L m bà ếp giỏi - Thư ký - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Mang thai - Cho con bú Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động 2 Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ - GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi "Ai nhanh, ai đúng". - GV hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lý giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam (nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng, nhanh, có giải thích hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu. - GV cho các nhóm dán kết quả làmviệc lên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành 1, 2, 3, Yêu cầu cả lớp đọc và tìm điểm khác nhau giữa các nhóm. - GV cho HS các nhóm có ý kiến khác nhóm bạn nêu lý do vì sao mình làm vậy? - GV thống nhất với HS về kết quả dán đúng, sau đó tổ chức cho HS thi nói về từng đặc điểm trên. Ví dụ GV hỏi: Vì sao em cho rằng chỉ có nam có râu còn nữ thì không? Người ta thường nói dịu dàng là nét duyên của bạn gái, vậy tại sao em lại cho rằng đây là đặc điểm chung của cả nam và nữ? - GV khuyến khích HS tự hỏi và đáp, khen ngợi những HS có câu hỏi trả lời ha. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc và nêu kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội. - HS cùng đọc SGK. - HS nghe GV hướng dẫn cách chơi, sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi. Kết quả bảng dán đúng: - HS cả lớp làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - Mốt số HS nêu ý kiến của mình trước lớp. Ví dụ: + Do sự tác động của hoóc-môn sinh dục nam nên đến một độ tuổi nhất định thì ở các bạn nam có râu. - Các bạn nam cũng thể hiện tính dịu dàng khi động viên, giúp đỡ các bạn nữ vì thế đây đâu phải là đặc điểm mà bạn nữ mới có Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 9 Kế hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động 3 vai trò của nữ - GV cho HS quan sát hình 4 trang 9 SGK và hỏi: ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? - GV nêu: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng) - GV hỏi: em có nhận xét gì về vai trò của nữ? - HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình. Ví dụ: ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho, nam như nhiều người vẫn nghĩ. - HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 ví dụ. + Trong trường: nữ làm hiệu trưởng, hiêu phó, dạy học, tổng phụ trách + Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó + ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ tịch uỷ ban nhân dân, bác sĩ, kĩ sư - Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi + Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội. Kết luận: Trong gia đình, ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp. ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh của con đường vinh quang - GV yêu cầu: Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết? - Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về vai trò của phụ nữ. - HS tiếp nối nhau kể tên theo hiểu biết của từng em: Ví dụ: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, ngoại trưởng Mỹ Rice, tổng thông Philippin, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan, Hoạt động 4 bày tỏ thái độ về một số quan niệm về nam và nữ Giáo viên: ho ng Thà ị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai 10 [...]...Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ yêu cầu: hãy thảo luận và cho biết em có 4 đến 6 HS cùng thảo luận và bày tỏ thái... Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng Ngày nay phụ nội trợ giỏi nữ làm rất nhiều công việc quan trọng trong xã hội Con gái cần phải được học hành, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo - Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ luận trước lớp của nhóm mình về một ý kiến, các nhóm khác theo... sung ý kiến - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có tinh thần học tham gia xây dựng bài Hoạt động 5 Liên hệ thực tế 11 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể về những hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các sự phân biệt, đối sử giữa nam và... chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 12/ 9/ 06 Bài 4 Ngày dạy: Thứ 6/ 15/ 9/ 06 cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? 12 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) i mục tiêu Giúp HS: • Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố • Mô tả khái quát quá trình... quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết giữa trứng của người mẹ và 13 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) tinh trùng của người bố Quá trình kết hợpvới tinh trùng gọi là thụ tinh Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng... chưa cân đối Đầu rất to + Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể và tỉ lệ giữa các phần cơ 14 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần + Thai được khoảng 9 tháng đã là một cơ thể người hoàn chỉnh - Nhận xét, khen ngợi những HS đã mô tả được sự phát triển... II Đồ dùng dạy - học • Hình minh hoạ trang 12, 13 SGK • Giấy khổ to, bút dạ III Các hoạt động dạy - học chủ yếu 15 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động dạy Hoạt động học hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên bảng trả lời: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các + HS 1 trả lời câu hỏi: Cơ thể... thành tiếng trước lớp 12 - GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ 16 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động dạy Hoạt động học hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên bảng trả lời: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các + HS 1 trả lời câu hỏi: Cơ thể... thành tiếng trước lớp 12 - GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ 17 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động dạy Hoạt động học hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên bảng trả lời: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các + HS 1 trả lời câu hỏi: Cơ thể... thành tiếng trước lớp 12 - GV kết luận: Sức khoẻ của thai, sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khoẻ 18 Giáo viên: hoàng Thị Hiền - Tổ khối 4 + 5 – Trường TH Chiềng Mai Kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) Hoạt động dạy Hoạt động học hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên bảng trả lời: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các + HS 1 trả lời câu hỏi: Cơ thể . hoạch b i dà ạy môn Khoa học lớp 5 ( Năm học: 2007 – 2008 ) - Giới thiệu chương trình học: + GV yêu cầu 1 HS đọc tên SGK + Giới thiệu: ở lớp 4, các em đã được học môn Khoa học. Lớp 5 các em. mẻ về khoa học. Mỗi bài học sẽ cung cấp những kiến thức quý báu cho cuộc sống của chúng ta. + Yêu cầu: Em hãy mở mục lục và đọc tên các các chủ đề của sách. CH: Em có nhận xét gì về sách Khoa. các các chủ đề của sách. CH: Em có nhận xét gì về sách Khoa học 4 và Khoa học 5? 1. Giới thiệu bài: ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:00

Mục lục

    Bài: Tre, mây, song

    Bài: Sắt, gang, thép

    Bài: Đồng và hợp kim của đồng

    Hợp kim của đồng

    B. Đồ dùng dạy học

    hoạt động khởi động

    - Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mạng đến lớp. Gợi ý: Đây là ai? ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào?

    hoạt động khởi động

    Vệ sinh ở tuổi dậy thì

    - Gọi HS trình bày. GV đánh dấu vào phiếu to dán lên bảng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan