Ơidãquỳ ! Câu hát “Sống gần nhau thân mới thẳng” từ một bài ca ngân nga của cô bạn đồng nghiệp làm tôi liên tưởng đến dã quỳ, những bông hoa luôn chụm lại với nhau chứ không thấy cây nào mọc lẻ loi một mình. Lần đi tổng kết công tác với các chị phụ nữ huyện Đăk Song và Đăk Mil ấy, tôi đã có dịp lắng nghe dãquỳ thổn thức. Dọc hai bên đường đất đỏ cao nguyên lồng lộng nắng, gió pha lẫn hương thơm nồng nàn của hoa cà phê, trắng muốt tít tắp chân đồi, hoa dãquỳ rực rỡ màu vàng đê mê, bao lô cà phê . Là loài hoa dại khiêm nhường khiến chúng tôi thấy hoa thật đẹp, rung rinh khoe sắc tự tin. Những câu chuyện về dãquỳ từ lâu đã đi vào văn chương nghệ thuật vì những khoảnh khắc kỷ niệm cho tình yêu của đôi lứa. Nay gặp lại dã quỳ, trong tôi bỗng nhiên ào về bao ký ức ấu thơ ngày tôi còn học ở một trường làng. Ngày đó nhà tôi rất nghèo, sống yên ấm bên dòng sông Sê Rê Pôk. Những dấu chân tôi cùng bạn bè đã in mòn lên những con đường đến trường. Ngoài giờ học, tạm biệt lớp tranh, vách nứa, chúng tôi ào ra chơi. Lớp học như bầy chim vỡ tổ, rộn rã tiếng nói cười. Bên hàng rào sân trường tôi có một vườn hoa dãquỳ bỗng nhiên trở thành người bạn tâm giao của chúng tôi từ lúc nào. Ngày nào cũng có dãquỳ nở hoa đung đưa trước gió. Dù vườn dãquỳ lá cây rậm rạp, nhưng chúng tôi vẫn thân thiết với dãquỳ với trò chơi đồ hàng. Cái Lương thì đóng vai cô dâu cùng với cái Hào bằng những chùm hoa khổng lồ như những chiếc mũ che đầu, cái Thu và tôi lại thích hút những nhụy hoa ngòn ngọt thơm thơm rồi cười thích thú. Thấm thoắt mà trống đánh báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Đám học trò chúng tôi chạy như bay vào lớp để lại sau lưng một khoảng trời bát ngát những cánh hoa dãquỳ hiền lành nằm dưới góc sân. Chao ôi! Ngày ấy sao mà thơ ngây đến thế! Tôi bỗng bật cười vì thời gian đã mất hai mươi mấy năm rồi. Đám bạn tôi người thì đã lập gia đình, người thì lo toan cho cuộc sống mới không biết có ai muốn ngắm lại những chùm hoa dãquỳ để nhớ về ngày xưa như tôi bây giờ không?
- Em có thấy dãquỳ rất đẹp không em? - Anh nhà báo đi cùng chuyến xe bất ngờ gợi chuyện. - Dạ. Thật tuyệt vời anh ạ. Anh biết không, đối với em, hoa dãquỳ còn là một người bạn thân nữa đấy. - Ồ! Em kể anh nghe về những kỷ niệm của em với hoa dãquỳ cho các chị và anh nghe với được không? Tôi kể lại câu chuyện của mình cho cả đoàn nghe. Mọi người hùa theo ai nấy cũng bắt đều kể chuyện “ngày xưa còn nhỏ” của mình làm chuyến xe hôm ấy rộn ràng những tiếng cười vui. Chốc chốc nhìn ra hàng cây dãquỳ như sợ sắp mất, trong lòng tôi thấp thoáng một ý nghĩ xa xôi. Có thể nơi dãquỳ mọc bây giờ sẽ nhường lại cho những khu nhà xây, quán xá để phát triển đô thị nông thôn. Mặc dù vậy, những mầm cây dãquỳ vẫn vút lên xanh non mơn mởn căng tràn nhựa sống. Những bông dãquỳ vẫn lả lơi cùng gió với mây. Bầu trời lại dát một màu xanh ngọc lên những sườn đồi, ngọn núi. Hình như có nàng xuân nào lạc mẹ, ngang qua vườn hoa dã quỳ, rơi bay bay những hạt mưa sa bé bỏng nhẹ nhàng không đủ thấm ướt áo du khách .Nhìn sang dãquỳ vẫn nở. Tôi cảm thấy mình cũng hạnh phúc như dã quỳ, được sát cánh bên đồng đội, những người thân yêu luôn che chở, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, luôn thắp lên niềm tin hy vọng có ích cho đời nhưng đến giờ tôi vẫn nợ dãquỳ một lời tâm sự. Phan Thị Minh ( Ban Chính sách Luật pháp Hội LHPN tỉnh)
. Ngày nào cũng có dã quỳ nở hoa đung đưa trước gió. Dù vườn dã quỳ lá cây rậm rạp, nhưng chúng tôi vẫn thân thiết với dã quỳ với trò chơi đồ hàng. Cái. Ơi dã quỳ ! Câu hát “Sống gần nhau thân mới thẳng” từ một bài ca ngân nga của cô bạn đồng nghiệp làm tôi liên tưởng đến dã quỳ, những bông