PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: SBD: ĐỀ BÀI Câu 1: (2,0 điểm) Menđen làm thí nghiệm lai một cặp tính trạng và đã rút ra quy luật phân ly. Em hãy nêu nội dung quy luật đó. Sinh học hiện đại đã giải thích kết quả thí nghiệm này của Menđen như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) Tính đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật thể hiện ở những yếu tố nào? Phân tích tính hợp lý trong cấu trúc của phân tử ADN để nó thực hiện được chức năng của vật chất mang thông tin di truyền. Câu 3: (2,0 điểm) Thế nào là biến dị tổ hợp? Cho 1 ví dụ. Cơ chế chủ yếu nào tạo nên biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Câu 4: (1,5 điểm) Tại sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Một tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường, thực tế cho mấy loại tinh trùng? Viết thành phần kiểu gen của các loại tinh trùng đó. Câu 5: (3,0 điểm) a) Nhiễm sắc thể giới tính có vai trò gì trong di truyền? Vẽ sơ đồ minh hoạ và trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người. b) Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam, năm 2010, tỷ số giới tính sau sinh là 111,2 bé trai trên 100 bé gái. Theo em, tỷ số này nói lên điều gì? Câu 6: (2,5 điểm) a) Thế nào là nhóm gen liên kết? Di truyền liên kết có ý nghĩa gì? Theo em, trong tế bào các gen có xu hướng liên kết hay phân ly độc lập? Vì sao? b) Xét 2 cặp gen trong tế bào của một cá thể là: Aa và Bb. Kiểu gen của cá thể trên có thể được viết như thế nào? Câu 7 : (3,0 điểm) Một phân tử mARN có số nucletit loại U chiếm 30%. Mạch thứ nhất của gen đã tổng hợp ra ARN này có A = 15%, G = 35%, T = 30% số nucleotit của mạch và X=300 nucleotit. a) Tìm số lượng từng loại nucleotit trên mạch 1 và mạch 2 của gen. b) Cho biết mạch nào của gen là mạch mang mã gốc? Câ u 8: (4,0 điểm) Cho giao phấn giữa hai giống lúa thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt dài được F1 đồng nhất 1 loại kiểu hình. Cho F1 giao phấn thu được F2: 715 cây cao, hạt dài; 239 cây cao, hạt tròn; 240 cây thấp, hạt dài; 78 cây thấp, hạt tròn. a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và F1. b) Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để F1 có sự phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1:1:1:1. Cho biết: mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: SINH HỌC 9 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0đ) * Nội dung quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 0,5 * Giải thích thí nghiệm: - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng. 0,25 - Cơ thể P thuần chủng nên mang cặp gen đồng hợp (AA và aa). 0,25 - Trong giảm phân, sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến sự phân li của cặp gen do đó F1 tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 (1A : 1a). 0,25 - Trong thụ tinh, các giao tử tổ hợp tự do, khôi phục lại cặp NST tương đồng nhờ đó khôi phục lại cặp gen tương ứng. 0,25 - F1 mang kiểu gen dị hợp Aa nhưng gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên biểu hiện kiểu hình trội. 0,25 - F2 cho tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn. 0,25 Câu 2 (2,0đ) * Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở: - Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit 0,25 - Hàm lượng ADN trong nhân tế bào 0,25 - Tỉ lệ XG TA + + 0,25 * Tính hợp lý trong cấu trúc của phân tử ADN: - ADN có cấu trúc gồm 2 mạch đơn xếp song song và xoắn theo chu kì tạo điều kiện cho các gen phân bố theo chiều dọc của ADN. 0,25 - Số lượng nucleotit của ADN rất lớn do đó ADN có thể chứa đựng số lượng rất lớn thông tin di truyền. 0,25 - Trên mỗi mạch đơn của ADN, các nucleotit liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các liên kết hoá trị đảm bảo cho cấu trúc của ADN bền vững. 0,25 - Các nucleotit trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro. Số lượng rất lớn liên kết hiđro trong ADN đã tạo tính bền vững và ổn định của ADN. 0,25 - Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit tạo nên sự đa dạng phong phú về thông tin di truyền. 0,25 * Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có ở bố mẹ để hình thành nên tính trạng mới. 0,5 Câu 3 (2,0đ) * Ví dụ về biến dị tổ hợp: Cho lai giữa hai cây đậu hạt vàng, vỏ trơn được đời con có 4 loại kiểu hình trong đó có 2 loại kiểu hình là biến dị tổ hợp: hạt xanh, vỏ trơn và hạt vàng, vỏ nhăn. (Học sinh có thể lấy ví dụ khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 0,5 * Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp: - Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của NST trong giảm phân. 0,25 - Sự tiếp hợp và trao đổi đoạn của cặp NST tương đồng kép trong kì đầu giảm phân I. 0,25 - Sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh. 0,25 * Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính. 0,25 Câu 4 (1,5đ) * Nhờ 3 cơ chế: - Giảm phân: tạo ra các giao tử đơn bội n 0,25 - Thụ tinh: kết hợp các bộ nhân của các giao tử đơn bội hình thành bộ lưỡng bội 2n. 0,25 - Nguyên phân: duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế tự nhân đôi và phân li đồng đều của các NST. 0,25 * Tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường, thực tế cho 2 loại tinh trùng thuộc một trong hai trường hợp sau: 0,25 - TH1: AB và ab 0,25 - TH2: aB và Ab 0,25 Câu 5 (3,0đ) a) * Vai trò của NST giới tính trong di truyền: - Xác định giới tính 0,25 - Mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính. 0,25 * Sơ đồ minh hoạ cơ chế NST xác định giới tính ở người: P: 44A + XX x 44A + XY G P : 22A + X 1 (22A + X) : 1 (22A + Y) F: 1(44A + XX) : 1 (44A + XY) (1 nữ : 1 nam) 0,5 - Mẹ cho một loại trứng mang NST X. 0,25 - Bố cho hai loại tinh trùng: 1 loại mang X và một loại mang Y với tỷ lệ 1:1. 0,25 - Trong thụ tinh: + Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng mang X sẽ phát triển thành hợp tử mang cặp XX, phát triển thành bé gái. 0,25 + Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng mang Y sẽ phát triển thành hợp tử mang cặp XY, phát triển thành bé trai. 0,25 b) Tỷ số giới tính sau sinh là 111,2 bé trai trên 100 bé gái: - Tình trạng mất cân bằng giới tính 0,25 - Hậu quả: + Nam thừa, nữ thiếu; nam giới sẽ kết hôn muộn hoặc không kết hôn. 0,25 + Gia tăng tệ nạn xã hội. 0,25 + Gánh nặng cho an sinh xã hội. 0,25 Câu 6 (2,5đ) * Khái niệm nhóm gen liên kết: là một nhóm gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. 0,5 a) * Ý nghĩa của di truyền liên kết: - Hạn chế biến dị tổ hợp. 0,25 - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. 0,25 - Trong chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 0,25 * Trong tế bào, các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu vì số lượng gen lớn hơn nhiều so với số lượng NST. 0,5 b) Kiểu gen của cơ thể với 2 cặp gen Aa và Bb: - Trường hợp 1: AaBb (phân li độc lập). 0,25 - Trường hợp 2: Bb Aa hoặc ab AB (di truyền liên kết). 0,5 Câu 7 (3,0đ) a) Số lượng từng loại nucleotit trên mạch 1 và mạch 2 của gen. - % loại X trên mạch thứ nhất: X1 = 100% - (15% + 35% + 30%) = 20% 0,25 - X1 có số lượng 300 nucleotit, chiếm 20% số nucleotit của mạch. Từ đó suy ra số lượng từng loại nucleotit từng loại trên mạch 1: X1= 300; A1 = 300 . 20 15 = 225 0,25 G1 = 300 . 20 35 = 525 0,25 T1 = 300 . 20 30 = 450 0,25 - Theo nguyên tắc bổ sung, số lượng từng loại nu trên mạch 2 của gen là: A2 = T1 = 450 0,25 T2 = A1 = 225 0,25 X2 = G1 = 525 0,25 G2 = X1 = 300 0,25 b) Xác định mạch mang mã gốc. Tổng số nucleotit của mARN: rN = 450 + 300 + 225 + 525 = 1500 0,25 Số nucleotit loại U: rU = 1500 . 100 30 = 450 0,25 rU bổ sung với A mạch gốc 0,25 mà rU = A2 = 450 suy ra mạch 2 của gen là mạch mang mã gốc. 0,25 Câu 8 (4,0đ) a) Tìm kiểu gen, kiểu hình của P và F1 2,5 - Tỷ lệ kiểu hình ở F2 ≈ 9 cao, dài: 3 cao, tròn: 3 thấp, dài: 1 thấp, tròn. 0,25 Xét sự di truyền của từng loại tính trạng ở F2: - Tính trạng chiều cao thân: cao/thấp = 78239 240715 + + ≈ 3 cao : 1 thấp 0,25 suy ra thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. 0,25 - Tính trạng hình dạng hạt: dài/tròn = 78239 240715 + + ≈ 3 dài : 1 tròn 0,25 suy ra hạt dài trội hoàn toàn so với hạt tròn 0,25 - Nhận thấy: (3 cao : 1 thấp). (3 dài : 1 tròn) = 9 cao, dài: 3 cao, tròn: 3 thấp, dài: 1 thấp, tròn = tỷ lệ kiểu hình ở F2 . 0,25 suy ra tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau. 0,25 - Quy ước gen: Gen A quy định tính trạng thân cao Gen a quy định tính trạng thân thấp Gen B quy định tính trạng hạt dài Gen b quy định tính trạng hạt tròn 0,25 - Để F1 đồng nhất kiểu hinh thì kiểu gen của P (thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt dài) là: AAbb và aaBB. 0,25 - KG của F1: AaBb (HS có thể viết sơ đồ lai hoặc dựa vào số loại tổ hợp ở F2). 0,25 b)Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để F1 có sự phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1: 1: 1: 1. 1,5 - Tỷ lệ 1: 1: 1: 1 = (1:1).(1:1) = (1cây cao:1thấp).(1dài:1tròn) 0,5 - F1: 1cao : 1thấp suy ra P: Aa x aa 0,25 - F1: 1 dài : 1 tròn suy ra P: Bb x bb 0,25 - Vậy, P thuộc 1 trong 2 trường hợp sau + TH1: P: AaBb (cây cao, hạt dài) x aabb (cây thấp, hạt tròn) 0,25 + TH2: P: Aabb (cây cao, hạt tròn) x aaBb (cây thấp, hạt dài) 0,25 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: SBD: ĐỀ BÀI Câu 1: (2,0 điểm) Menđen. nhiễm sắc thể thường Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: SINH HỌC 9 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2,0đ) *. hãy nêu nội dung quy luật đó. Sinh học hiện đại đã giải thích kết quả thí nghiệm này của Menđen như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) Tính đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật thể hiện ở những yếu