1.Thị trường chứng khoán phái sinh:Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps)2:Chứng khoán phái sinh: “công cụ phái sinh”Phái sinh hiểu theo nghĩa đơn giản là là sinh ra theo cái gì đóChứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức 2.1Cơ sở hình thành của chứng khoán phái sinh:Hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán 2.2 vai trò của chứng khoán phái sinhlàm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi độnglàm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó2.3 chức năng của chứng khoán phái sinh
Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số những “món đồ chơi” ở đây. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua. 1. Thị trường chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps) 2:Chứng khoán phái sinh: “công cụ phái sinh” -Phái sinh hiểu theo nghĩa đơn giản là là sinh ra theo cái gì đó -Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức 2.1Cơ sở hình thành của chứng khoán phái sinh: Hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán 2.2 vai trò của chứng khoán phái sinh -làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động -làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó 2.3 chức năng của chứng khoán phái sinh -là đòn bẩy ,lằm tăng nhiều lần giá trị các đối tượng cần đầu tư ban đầu. 2.4 Mục đích sử dụng các chứng khoán phái sinh: phòng ngừa rủi ro (hedging) do biến động của giá cả tài sản cơ sở trong tương lai. Đầu cơ (speculation): kiếm lợi nhuận dựa trên biến động giá của tài sản cơ sở trong tương lai. Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage): nhằm tận dụng các cơ hội chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận. 2.7 Cách thức giao dịch trên thị trường: Công cụ phái sinh giao dịch trên thị trường OTC (OTC derivatives): là những hợp đồng được giao dịch trực tiếp giữa 2 bên, không thông qua sở giao dịch hay trung gian. Sản phẩm như là swaps, forward rate agreements và exotic options hầu như được giao dịch trên thị trường OTC. Công cụ phái sinh giao dịch trên sở giao dịch (Exchange-traded derivatives ETD): là những sản phẩm phái sinh được giao dịch thông qua sở giao dịch các sản phẩm phái sinh hoặc các sở giao dịch khác. Sở giao dịch đóng vai trò như là một trung gian cho các giao dịch liên quan, và yêu cầu đóng một phần tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) từ 2 bên để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng. 3: các công cụ phái sinh Trong các công cụ chứng khoán phái sinh thì hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai là hai loại khá thông dụng và có nhiều đặc điểm tương đồng. Về cơ bản hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai đều là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định tài sản cơ sở tại một thời điểm trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Trong cả hai loại hợp đồng này có ba thông tin chính các nhà đầu tư cần quan tâm đó là ngày đáo hạn hợp đồng, kì hạn của hợp đồng và giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán thường được gọi là giá kì hạn ( với hợp đồng kì hạn) và giá tương lai (với hợp đồng tương lai). 3.1 Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. Bản thân nội dung của hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán là một hợp đồng thương mại mà đối tượng là chứng khoán. Giao dịch thông qua hợp đồng tương lai là một cơ chế bảo vệ trước tình trạng tăng hoặc giảm giá chứng khoán. Tất nhiên, nếu một bên được bảo vệ thì bên kia lại phải chịu thua lỗ. Khác với quyền chọn, hợp đồng tương lai bắt buộc phải được các bên thực hiện khi đến hạn. Chính vì có cơ chế bảo vệ như vậy, nên hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng bởi bên mua hoặc bên bán và bản thân nó trở thành một loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Về lý thuyết, bên nhận chuyển nhượng sẽ là có tư cách pháp lý thay thế cho bên chuyển nhượng. Để đảm bảo cho việc giao dịch được thuận tiện, hợp đồng tương lai được chuẩn hoá về nội dung và hình thức thể hiện. Hợp đồng tương lai được ký giữa hai bên mua và bán thông qua một tổ chức trung gian, thường là một sàn giao dịch. Trong hợp đồng tương lai, hai bên thỏa thuận bán một lượng hàng xác định vào một điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định. Mức giá ở đây là mức giá được giao dịch trên thị trường tại thời điểm đó. Khi bạn thấy mức giá vào thời điểm này hợp lý, giả sử bằng X đô la, bạn sẽ đặt mua một lượng hàng hóa Y (đơn vị) với giá X đô la một đơn vị giao vào Z tháng sau. Đến thời điểm giao hàng, bạn sẽ được mua với giá X*Y đô la (đây cũng là giá trị hợp đồng), bất chấp giá trị thị thường khi đó là bao nhiêu đi chăng nữa. Để được giao dịch hợp đồng tương lai, bạn phải nộp một khoản tiền cho sàn giao dịch gọi là tiền ký quỹ (margin). Số tiền này thường vào khoảng 5-10% giá trị hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, nếu giá hàng hóa giảm xuống, ví dụ X-1 đô la, bạn sẽ bị lỗ vì giá bạn đặt mua cao hơn giá thị trường 1 đô la. Tổng số tiền bạn bị lỗ là Y đô la. Sàn giao dịch sẽ lấy đi từ tài khoản của bạn Y đô la và chuyển cho người bán. Sự điều chỉnh này sẽ diễn ra hàng ngày cho tới khi hợp đồng kết thúc. Việc sàn giao dịch trừ đi số tiền lỗ của bạn trong tài khoản ký quỹ khiến số tiền ký quỹ của bạn giảm xuống. Nếu tiền ký quỹ giảm xuống dưới một mức nhất định, bạn sẽ phải gửi thêm tiền vào nếu không sẽ bị loại khỏi quá trình giao dịch. Hợp đồng tương lai mới được bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2005. Sau đây là một ví dụ đơn giản về hợp đồng tương lai: Ngày 01/2/2007, ông Trinh thoả thuận bán 1000 cổ phiếu ABC cho bà Mai theo hợp đồng tương lai. Giá một cổ phiếu ABC vào thời điểm ký kết là 100.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm thực hiện hợp đồng là ngày 01/3/2007 với mức giá là 110.000 đồng/cổ phiếu. Giả sử vào ngày 15/2/2007, giá của cổ phiếu ABC ở mức 115.000/cổ phiếu, như vậy xét về lý thuyết, lúc này bà Mai đã được lời một khoản là (115.000 – 110.000) x 1000 = 5.000.000 đồng. Cũng trong ngày, ông Cường muốn mua lại hợp đồng tương lai trên với số phí xác định là 3.000 đồng/cổ phiếu. Bà Mai sẽ phải lựa chọn: Hoặc bà Mai tiếp tục nắm giữ hợp đồng tương lai cho đến ngày thực hiện. Nếu giá chứng khoán ABC vẫn cao hơn mức 110.000/cổ phiếu, bà Mai sẽ có lãi. Tuy nhiên số lời này chưa chắc chắn lắm vì giá cổ phiếu có thể lên hoặc xuống. Hoặc bà Mai bán hợp đồng cho ông Cường. Bà Mai sẽ nhận ngay một khoản tiền lời là 3.000 x 1000 = 3.000.000 đồng. Giả thiết là sau khi ký hợp đồng, nếu giá cổ phiếu ABC thấp hơn mức giá 110 ngàn/cổ phiếu, tất nhiên bà Mai khó có thể chuyển nhượng được hợp đồng trên, vì lợi thế lúc này thuộc về ông Trinh. 3.2: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) : là một thỏa thuận trong đó một người mua và người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định trong tương lai Điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Cũng giống với hợp đồng tương lai,hợp đồng kì hạn cũng xác định giá và ngày giao hàng cụ thể, nhưng trong hợp đồng kỳ hạn hai bên giao dịch trực tiếp với nhau không qua trung gian. Trong hợp đồng kỳ hạn, hai bên sẽ thanh toán vào thời điểm giao hàng, không thanh toán lỗ lã hàng ngày như trong hợp đồng tương lai. Điều này khiến mức độ rủi ro của hợp đồng kỳ hạn cao hơn hợp đồng tương lai. Ví dụ : Ông A cần 15.000 USD vào ngày 15-11-2012 cho một mục đích nào đó, để đề phòng tỉ giá có thể tăng cao ông A ký một hợp đồng kỳ hạn sáu tháng vào 15-5-2012 với một ngân hàng, theo đó ông A sẽ mua 15.000 USD từ ngân hàng này vào ngày ông cần tiền là 15-11-2012 với giá là 17.800đ/USD. 3.3 Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô-la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường Mỹ, Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một 1 Hợp đồng hoán đổi với Công ty B của Mỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công ty A sẽ cung cấp đồng VN cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam. 3.4 Quyền chọn Quyền chọn cổ phiếu (options) là quyền của các nhà đầu tư (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua hay bán một số lượng cổ phiếu xác định trước theo một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường. Có hai loại quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua - Đối với option mua, người mua option sẽ trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua quyền chọn sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai. Người bán quyền chọn nhận được tiền từ người mua quyền chọn nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực hiện trước ngày đó) khi người mua quyền chọn muốn thực hiện cái quyền được mua. Ví dụ: giá cổ phiếu của IBM trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau khi phân tích, bạn dự báo rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu bạn muốn đầu tư 1.000 cổ phiếu của IBM bạn phải chi là 80.000 USD. Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu IBM giảm xuống chỉ còn 40 USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD. Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, bạn nên đầu tư vào quyền chọn, cụ thể là bạn đi mua quyền chọn cổ phiếu IBM, giá thoả thuận trước (strike price) là 80 USD/cổ phiếu, thời gian là 2 tháng, số lượng 1.000 cổ phiếu với mức phí quyền chọn là 2 USD/cổ phiếu. Trong thời gian này, nếu giá cổ phiếu IBM tăng trên 80 USD/cổ phiếu theo đúng dự báo, bạn có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả thuận trước là 80 USD/cổ phiếu và đem ra thị trường bán với giá 100 USD/cổ phiếu chẳng hạn, bạn sẽ có lợi nhuận là 20.000 USD, trừ đi chi phí 2 USD/cổ phiếu phí mua quyền chọn, bạn sẽ có lợi nhuận 18.000 USD. Nhưng nếu giá cổ phiếu IBM không tăng lên theo dự đoán của bạn, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì bạn có quyền không thực hiện việc chọn mua của mình và bạn chỉ lỗ tiền phí mua quyền chọn mà thôi, tức là mất 2000 USD. Từ đó, chúng ta thấy rằng, người mua quyền chọn chỉ chịu lỗ ở mức giới hạn, trong khi lợi nhuận thì rất lớn. Người bán quyền chọn cũng có lợi nhuận thu được từ phí mua quyền chọn. - Đối với quyền chọn bán thì sao? Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ có thể sử dụng quyền chọn bán để tự bảo vệ. Với 100 cổ phiếu của IBM trị giá 80 USD/cổ phiếu trong tay, bạn có thể mua quyền chọn với một chút lệ phí nhất định để đảm bảo rằng trong ba tháng tới, bất kỳ lúc nào cũng có thể bán được 100 cổ phiếu đó với giá 80 USD/cổ phiếu. Do đó, nếu số cổ phần này bị mất giá thì bạn cũng không lo lắng vì mình đã có người cung cấp quyền chọn bán bảo đảm mức giá cho mình. Người cung cấp quyền chọn được hưởng lợi từ phí quyền chọn. Quyền chọn được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đầu tư ưa thích cảm giác an toàn khi họ chắc chắn họ sẽ được mua và bán với giá ấn định, họ thu lợi nhuận không cao nhưng bù lại sẽ rất ổn định. Đối tượng của quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như Thị trường quyền lựa chọn cổ phiếu Chicago - CBOE, thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London - LIFFE hay các thị trường phi tập trung OTC. Có thể nói, các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với tất cả các hàng hoá chính trên thị trường chứng khoán, từ cổ phiếu, trái phiếu cho đến tiền tệ và hàng hoá như sắt, năng lượng, sản phẩm nông nghiêp…. Sự phố biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với các công cụ khác. Lợi nhuận của những công cụ này được hình thành từ chính giá của những sản phẩm mà nó điều chỉnh. Điều này giúp cho các ngân hàng, các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể “đánh cược” vào sự biến động về giá cả mà bỏ qua những tranh cãi về giá trị thực tế của tài sản. Từ suy nghĩ như vậy, những ích lợi của các công cụ phái sinh luôn được các nhà đầu tư khai thác triệt để nhằm tránh những khoản thua lỗ do sự biến động của giá cả. Một cách giản đơn, với việc mua các công cụ phái sinh, các nhà đầu tư đang đánh cược rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại mong muốn sinh lời của mình, từ đó, với “một mũi tên trúng hai đích”, các nhà đầu từ vừa có được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu lên cao, vừa đảm bảo sẽ không thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu mất giá. Trên thực tế, việc đầu tư vào các các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu mà không băn khoăn về khả năng thua lỗ thì họ sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận; trong khi đầu tư vào các công cụ phái sinh, tuy đảm bảo được sẽ không bị thua lỗ nhưng do các bên cung cấp công cụ phái sinh trên thị trường thường giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng thời yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một phần lợi nhuận nhỏ hơn rất nhiều. Thông thường, thị trường sẽ không biến động nhiều như những suy đoán của các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường tiếc nuối vì đã bỏ qua lợi nhuận, hơn là mừng thầm vì đã đầu tư vào công cụ phái sinh. Tuy vậy, tính tích cực và hình ảnh của những công cụ chứng khoán phái sinh ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Không ai có thể phủ nhận rằng các công cụ này đã giúp nhiều nhà đầu tư thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường chứng khoán, cũng như khiến mọi người an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro này! Thậm chí, những thành công của nó còn gây ra những tiếng vang lớn đến nỗi được các đạo diễn tài ba của Hollywood tái hiện trong bộ phim Trading Places với sự tham gia của tài tử điện ảnh Eddie Murphy. . phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua. 1. Thị trường chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành. cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức 2.1Cơ sở hình thành của chứng khoán phái sinh: Hình thành trên cơ sở các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán 2.2 vai trò của chứng khoán. và hợp đồng hoán đổi (swaps) 2 :Chứng khoán phái sinh: “công cụ phái sinh -Phái sinh hiểu theo nghĩa đơn giản là là sinh ra theo cái gì đó -Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công