MỤC LỤCA. PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU21. LỜI NÓI ĐẦU:22. Mục đích nghiên cứu33. Nhiệm vụ nghiên cứu34. Phương pháp nghiên cứu:3B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG4I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:41. Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:42. Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh53. Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới8II. LIÊN HỆ101. Thực trạng đạo đức thanh niên học sinh sinh viên hiện nay:102. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên12KẾT LUẬN……………………………………………………….…... 18Danh mục tài liêu tham khảo…………………………………………..19
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1 LỜI NÓI ĐẦU:
2 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu:
B PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
2 Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
3 Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
II LIÊN HỆ
1 Thực trạng đạo đức thanh niên học sinh sinh viên hiện nay:
2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên
KẾT LUẬN……….… 18
Danh mục tài liêu tham khảo……… 19
Trang 2A PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1 LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coitrọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng củangười cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng,thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thựchiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra
Rất nhiều điều Bác nói về đạo đức đã qua hàng bốn, năm mươi năm haylâu hơn nữa, nhưng nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự Bác nói về những trườnghợp cụ thể, cho những đối tượng cụ thể song ai nghe cũng cảm nhận đó là lời dạycho mình Nhìn lại và nhớ tới từng cử chỉ, từng hành động, từng lời nói và việc làmcủa Bác trong đời sống thường ngày, lúc sinh thời, ai mà không xúc động? Ai màkhông cảm thấy có một cái gì đó không phải khi làm sai những điều Bác dạy
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế
hệ thanh niên, bởi vì “…Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổitrẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…” Đất nước có “sánh vai cùng các cườngquốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế hệ trẻ, đặcbiệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanh niên sống thiếu lýtưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấphành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… chưa đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 3Bởi vậy, cần thiết phải vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mình để giáo dụcđạo đức cho sinh viên, đó là đòi hỏi khách quan và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiệnnay.
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức củacon người Việt Nam trong thời đại mới; từ đó vận dụng vào việc xây dựng đạo đứccho sinh viên Kết quả nghiên cứu phục vụ cho thực hiện cuộc vận động học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ nguồn gốc hình thành, các phân tích liên quan, nội dung tư tưởng HồChí Minh về đạo đức; đánh giá thực trạng và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh vào xây dựng đạo đức cho sinh viên
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử, lô gích, hệthống cấu trúc…
Trang 4
B PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1./ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dântộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, nhữngtinh hoa đạo đức của nhân loại và quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩaMác – Lênin
1.1 Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước
và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnhxuyên suốt lịch sử dân tộc
Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, khuyên con người
sống có tình, có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn chữ Trung, chữ Hiếu
Thứ ba, đó là hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội, truyền thống đoàn
kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Thứ tư, là truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu,
đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhânloại
1.2 Tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây
Đạo Khổng Tử
Trang 5Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh không phải làgiáo điều “tam cương”, “ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sựham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hòa, cách xử thế có tình có lý.
Đạo Phật
Phật giáo là duy tâm, nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay trong đạo đứcPhật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Namnhư tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thươngthân
Chúa Giêsu
Hồ Chí Minh đã gặp Giêsu khi đặt chân lên những mảnh đất phương Tây Cóthể nói đây là miếng đất chịu ảnh hưởng lâu ngày tư tưởng nhân ái của Giêsu.Ăngghen đã nói đến những nhân tố tích cực của đạo cơ đốc khi nó mới ra đời Nólà sự phản ứng lại chế độ tàn bạo đương thời đối với quần chúng bị áp bức
1.3 Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về đạo đức
Theo quan điểm của Mác – Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc trưng cơbản sau:
- Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung
- Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản vàkhông ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó
- Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân
- Là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
- Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và chủnghĩa nhân đạo cộng sản
1.4 Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh
Ngoài nguồn gốc lý luận còn phải đề cập cơ sở thực tiễn, tác động của thực tiễnđến sự hình thành phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Bởi chính trong hoạtđộng thực tiễn mà từng bước Hồ Chí Minh tìm ra quy luật, khái quát nhận thức của
Trang 6mình thành lý luận Lý luận lại được kiểm nghiệm trong thực tiễn Trải qua quátrình hoạt động thực tiễn, tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh phát triển từ lòngyêu nước, thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc lớnlên thành tư tưởng đạo đức cách mạng.
2./ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức
Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, quan điểm “đức là gốc” của
Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạođức cách mạng của Người
Đạo đức cách mạng liên quan đến thành bại của cách mạng
Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người
Đạo đức là động lực giúp con người vượt lên trong mọi hoàn cảnh Có đạo đứccách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chánnản…; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn
2.2 Tính thống nhất và phạm vi đề cập của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tư tưởng đạo đức của Người là sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức, giữa
tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức, giữa đức và tài, giữa đạo đức cách mạng vàđạo đức đời thường
Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao quát mọi đối tượng tầng lớpnhân dân, đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trên mọi quan hệ xãhội với phạm vi rộng, hẹp khác nhau
2.3 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời đại mới
2.3.1 Trung với nước, hiếu với dân
Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dântộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân
Trang 7là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phảicủa riêng ai và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước Mốiquan hệ nước-dân, dân-nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhautrong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộngđồng, quốc gia, dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ làhiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàndân tộc, vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước
Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiệntrong mọi công việc cách mạng của Đảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể củamỗi cán bộ,đảng viên và mỗi người dân
2.3.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là nét đặc trưng của đạo đức theo quanniệm của Hồ Chí Minh
“Cần” tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai “Kiệm” là tiết kiệm, không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi “Liêm” là trong sạch, không tham lam tiềncủa, địa vị, danh tiếng “Chính” là không tà, là thằng thắn, đứng đắn, điều gì khôngđứng đắn, thẳng thắn tức là tà
Người chỉ rõ: “Cần, kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đời sống mới, nền tảng củathi đua ái quốc Người coi “Cần, kiệm, liêm, chính” là bốn đức chủ yếu của mộtcon người: “Cần, kiệm, liêm, chính”, mỗi đức tính đều có nội dung riêng, nhưngchúng lại liên quan mật thiết đến nhau và tạo thành một chỉnh thể, là thước đo vănminh tiến bộ của một dân tộc
Chí công, vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vìđồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết Chícông vô tư có nghĩa là hết sức lo cho việc chung không màng tư lợi Hết sức về sựcông bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, của Tổ
Trang 8quốc lên trên các lợi ích riêng tư Thực hiện chí công, vô tư cũng có nghĩa nhưthực hiện đạo đức theo tinh thần của chủ nghĩa tập thể, là phải kiên quyết quét sạchchủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Như vậy có thể nói, “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” là cái cần để “làmviệc, làm người, làm cán bộ… phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốcvà nhân loại”
2.3.3 Thương yêu con người
Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọingười cùng thực hiện suốt cả cuộc đời Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phảitiếp tục chăm lo cho con người
Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh là rất cụ thể, từ việc to như lo giảiphóng cho con người đến việc chăm lo từng con người cụ thể Theo Hồ Chí Minh,yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa
Yêu thương con người vận dụng vào trong Đảng, trong tổ chức là phải "có tìnhđồng chí thương yêu lẫn nhau" Tình yêu thương con người đã trở thành nét đẹpvĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh
2.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi ngườiViệt Nam trong mối quan hệ rộng lớn, vượt qua phạm vi quốc gia, dân tộc Nộidung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, đó chính là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhândân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức,bóc lột mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễncủa bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc
Thứ hai, tinh thần quốc tế trong sáng còn là vì mục tiêu chung "Bốn phương vôsản đều là anh em"
Trang 9Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩayêu nước.
3 / NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI
Đã tiếp thu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng không phải ai cũngthực hiện được Theo Bác Hồ, thì chỉ có những người có cái tâm trong sáng mới đủbản lĩnh và năng lực lãnh hội được những chuẩn mực của đạo đức cách mạng Và,khi đạo đức cách mạng đã vững rồi thì “giàu sang không quyến rũ, nghèo khókhông chuyển lay, uy vũ không khuất phục” Đây cũng là phẩm chất của ngườiđảng viên cộng sản Đức tính trên cũng được coi là khí phách của đấng trượng phucủa thời phong kiến Nhưng với người cán bộ cách mạngm, đạo đức cách mạng dùbất luận hoàn cảnh nào đều phải giữ mình; trước sự giàu sang không thể làm chomình thèm muốn, sự nghèo khó cũng không thể làm cho mình lay chuyển, naonúng; uy quyền, võ lực, hay dù phải đứng trước cái chết cũng không thể làm cho
Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ, nhưng việc lãnh hội, rèn luyệnvà thực hành là cực kỳ khó Cho nên, muốn có được đạo đức cách mạng, mỗi cánhân cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
01: Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt.
Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt Đây không chỉ là nguyên tắc rènluyện mà còn là sự phân biệt giữa đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng.Chúng ta biết, nói mà không làm là đặc tính của giai cấp bóc lột, cho nên, lời nóiphải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức củangười cách mạng Bác từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài
Trang 10diễn văn tuyên truyền", "trước mắt quần chúng, không phải cứ viết lên trán hai chữcộng sản mà ta được họ yêu quý Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cáchđạo đức" Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắtchước Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã ” Cho nên, đảng viênphải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo Thực hiện đúng lời dạy của Bác
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” Việc làm gương phải thực hiện ở mọinơi, mọi việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộcấp Trung ương đến tận cơ sở
Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm Cho nên, ở Người có sứcthuyết phục lớn, có một sức hút mãnh liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội,các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi theo lời kêu gọicủa Người Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giớicũng kính yêu Người
02: Xây đi đôi với chống.
Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạngphải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạođức
Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thíchquyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấutranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay govà phức tạp Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công Hơn nữa, trongĐảng, trong mỗi con người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi ngườiđều tốt Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen vàtruyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trongmỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển Cho nên, Bác yêu cầumỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình" Vàphải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì
Trang 11nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng Cho nên, chúng tachống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt đểgiáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng.
03: Tu dưỡng bền bỉ suốt đời.
Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do quátrình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng nhưngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"
Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựavào lương tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quầnchúng Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗtốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệthuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biếtvà dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con người mình và dựa vào tậpthể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục Đã là conngười thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm Vấn đề là phải dũng cảmnhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục Và, việc tu dưỡng đạo đứccách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc,mọi nơi, mọi hoàn cảnh Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân vínhư lúa với cỏ dại Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được Còn cỏ dạikhông cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới cóđược Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ Vì vậy gộtrửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày" Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩacá nhân là phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quátrình hoạt động cách mạng