1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật tự sự trong tuyển truyện viết về than của lý biên cương

115 295 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 18,6 MB

Nội dung

Trang 1

Nguyễn Ngọc Thiện - Người Thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong quá trình thực hiện luận văn!

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu

Trang 2

Lý Biên Cương đã sáng tạo hàng trăm tác phẩm báo chí, văn chương” [27] Chi kể riêng trong lĩnh vực văn chương, ông đã để lại một gia tài lớn gồm trên 40 đầu sách ở nhiều thể loại sáng tác (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tản văn, thơ, kịch bản phim) nhưng “cái cuối cùng đọng lại, cái mà người đời không thê không nhắc đến ơng - đó là truyện ngắn - một phong cách nửa hào hoa, nửa dung dị, nhưng tỉnh tế, sâu lắng và đặc biệt, nó mang đậm sắc thái của một miền đất thợ thuyền nghiệt ngã và mơ mộng không thé trộn lẫn” [44, tr 5] Đây là mảng ông đặc biệt thành công và được đánh giá là “một trong những cây bút năng suất nhất và vào hàng xuất sắc ở thể loại nay” [14, tr 9]

Sinh thời, nhà văn Lý Biên Cương đi nhiều nơi, viết về nhiều miền đất trên cả nước nhưng trong các sáng tác của Lý Biên Cương thì nổi bật nhất, tiêu biêu nhất vẫn là những tác phẩm viết về vùng than và những người thợ mỏ Quảng Ninh Tuy nhà văn khơng sinh ra ở đó nhưng ơng “chính thức bập vào nó, yêu thương ruột thịt cùng nó, lấy vợ sinh con ở đó” [10, tr 833] và thành công đến với văn nghiệp của ông cũng từ nơi đây với rất nhiều giải thưởng danh giá của các cơ quan báo chí, văn hố, văn nghệ trung ương và địa phương như: Giải thưởng chính thức văn học công nhân của Tổng Cơng đồn Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam 1972; Giải thưởng Văn học trẻ

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1987; Giái thưởng báo Văn nghệ hai lần 1972

và 1975, Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1974; Giải thưởng hàng năm của Uy ban Trung ương các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam: 1993 (Giải B), 1994 (Giải A), 1998 (giải B), 2003 (Giải B); Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long 5 năm | lần của UBND tỉnh Quảng Ninh: 1980 (Giải Nhì), 1985 (Giải A), 1990 (Giải A), 1995

(Giải Nhất), 2000 (Giải Nhất), 2005 (Giải Nhất),

Trang 3

vùng than còn q ít và nhó lẻ Cho đến hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu

lớn mà mới chỉ đừng lại ở những bài viết, cụ thể:

Năm 1983, trong cuốn Văn học về đề tài công nhân, Tôn Phương Lan đã đưa ra những nhận định đầu tiên về các sáng tác của Lý Biên Cương trong bài viết nhan đề “Lý Biên Cương” [20, tr 150 - 159] Bên cạnh một số nhà văn viết về cùng đề tài như

Tô Ngọc Hiến, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Sơn Hà, Lý Biên Cương được đánh giá

là “một đòng chảy liên tục góp phần làm rõ nét thêm gương mặt con người và công việc ở đây Đọc Lý Biên Cương, người đọc đễ dàng nhận ra tắm lòng tha thiết của anh

đối với con người và đất mỏ” [20, tr 153] Bài viết đã khẳng định những mặt mạnh và

sự đóng góp của Lý Biên Cương nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức khái quát về các tác phẩm của ông cho đến năm 1983, nên ý kiến đưa ra chưa bao quát được đầy đủ các giai đoạn sáng tác của nhà văn, đặc biệt là ở giai đoạn sáng tác về sau với những biến chuyền sâu sắc của ngòi bút

Cho đến năm 2003, trong bài “Lý Biên Cương, gương mặt văn xuôi Quảng Ninh”, Hữu Tuân cũng đưa ra một số đánh giá về văn xuôi Lý Biên Cương như vấn đề ving dé tai, nhân vật chính, khuynh hướng sáng tác và phong cách viết văn, Tuy đã bao quát được hầu hết các giai đoạn sáng tác của nhà văn nhưng đây cũng mới là một số “cảm nhận bước đầu về truyện Lý Biên Cương, chủ yếu qua hơn bón chục tác phẩm được in trong tuyên tập LJ Biên Cương - truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết [54 tr 86] Trong bài viết, Hữu Tuân mới chỉ đưa ra những nhận định mang tính tổng hợp, có tác dụng gợi dẫn chứ chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể Bên cạnh việc khẳng định tài năng văn chương và phong cách nghệ thuật Lý Biên Cương — “một phong cách riêng,

độc đáo và tài hoa một lối viết điềm tĩnh, trầm lắng, giàu cảm xúc ” [54, tr 90],

Hữu Tuân cịn nhấn mạnh: “đóng góp lớn nhất của Lý Biên Cương đối với văn học nghệ thuật Quảng Ninh là anh cùng các bạn đồng nghiệp xây dựng một nền văn xuôi

Trang 4

Cũng trong cuốn Văn học về đề tài công nhân, Phong Lê có bài nghiên cứu chung về “Đề /ài công nhân và văn hoc moi” [31, tr 5- 44] Đặt trong bối cảnh chung, Lý Biên Cương cùng với một số nhà văn khác được đánh giá là đã xây dựng được “những chân dung nghề nghiệp gắn với lao động sáng tao” [31, tr 28], tạo được chất thẩm mĩ của đời sống cơng nghiệp Đó là những vấn đề quan trọng của một đề tài

vốn được coi là rất mới mẻ lúc bấy giờ Tuy vậy, Lý Biên Cương cũng chỉ được nhắc

đến như một hiện tượng văn học chứ không phải là đối tượng chủ yếu của bài viết Năm 2007, Cao Năm trong bài “Nhà văn với cuộc sống” (Đọc Con người kế cũng hay hay của nhà văn Lý Biên Cương do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành) đã nêu những nhận xét khá chỉ tiết về gần một trăm tản văn của Lý Biên Cương được in trong

tập sách Qua đó, Cao Năm muốn khẳng định Lý Biên Cương đã tạo dựng được cho

mình một “lối viết khách quan, giọng văn pha chút hài hài” [26] riêng ở thể loại tản bút Tác giả bài viết cũng thể hiện thái độ “trân trọng đón nhận tản bút Con người kể cũng hay hay của nhà văn Lý Biên Cương như một trong số những nhà văn đi tiên phong trong thẻ tạp văn, tan but ở nước ta thời kì đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [26] Bài viết góp phần hoàn thiện bức chân dung của nghệ sĩ đa tài Lý Biên Cương

Cho đến năm 2010, Cao Năm cũng có ba bài viết về Lý Biên Cương (“Nhà văn Lý Biên Cương — một nhà văn nhiệt tình với bdo chỉ”, “Nhớ nhà văn Lý Biên Cương” và “Xin trời đừng lạnh rạng ngày anh đi”) Trong ba bài viết này, qua việc ké lai các kỉ niệm liên quan tới nhà văn, Cao Năm nhằm giới thiệu với độc giả một nhà báo, nhà văn Lý Biên Cương “nhiệt tình với báo chí”, cùng với đó là sự khái quát một số nét về văn chương và con người Lý Biên Cương cũng như thể hiện thái độ đồng cảm, chia sẻ và tình cảm tiếc thương trước sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn Lý Biên Cương

Ngồi ra, cịn có thể kể đến hai bài viết đưới dạng thư từ nhà văn tự viết về

Trang 5

trang sách cậu đọc được Còn qua bức thư gửi nhà văn Hoàng Lại Giang ngày 12/11/2007 nhân Tuyển truyện viết về than “Đêm ấy vùng than ai thức” ra mắt bạn đọc, Lý Biên Cương cũng cho thấy ông không chỉ viết mỗi về than mà còn viết về “nhiều vùng đất, nhiều loại người, phần lớn viết thành truyện ngắn Đi Điện Biên, tôi viết Cháy một triển hoa ban Nậm Lay, đi Lào Cai viết Sa Pa góc khuất, lên Cao Bằng

có Dã Quy, tới Lạng Sơn ghi Đồng Đăng có phố Kỳ lạ, ra Móng Cái: Sâm câẩm ơi

sâm cẩm, đến Tuyên Quang có Ngược Tuyên, Thái Nguyên có Vườn hoang, sang Hải

Phòng: Chia tay Hải Phòng và Mười hai cửa bể, về Hải Dương: Trăng khuyết, Dat

quê, Thu cảm, Phía Nam có Sữa thơm dịng Sơng Hương, Cà Mau mưa, ” [10, tr 833] nhưng trên hết, ông khẳng định vùng than và người thợ mỏ Quảng Ninh vẫn là nguồn cảm hứng chính trong văn nghiệp của mình

1.3 Tuyến truyện viết về than “Đêm ấy vùng than ai thức” gồm 46 truyện (truyện ngắn và truyện vừa) từng được đánh giá là cuốn sách hi hữu vinh danh một phương diện sáng giá của văn tài Lý Biên Cương Cuốn sách được in là một vinh dự lớn không phải ai cũng đễ có trong văn nghiệp một đời chú yếu gắn bó với một vùng

đất Nói vậy bởi lí do ra đời của tác phẩm cũng khá đặc biệt Theo Lý Biên Cương kể

lại thì giữa năm 2007, nhân cuộc gặp gỡ báo chí, ơng Đồn Văn Kiển, Giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam, sau này là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Than- Khống sản Việt Nam, tìm đến tác giả, thân mật: “Cuộc đời của anh hầu như gắn VỚI vùng than Quảng Ninh và người thợ mỏ Anh sáng tác về than khá nhiều Anh hãy tập hợp lại, chúng tôi hứa sẽ bảo trợ để tác phẩm sớm ra đời” [10, tr 834] “Được lời như cởi tắm lòng”, “tuổi tác và sức khoẻ đã không ngăn cản được sức sáng tạo của Lý Biên Cương Anh đã tập hợp những tác phẩm của mình viết về vùng than và những người

An?

Trang 6

giàu tiềm năng “Lý thuyết tự sự trở thành một sản phẩm thực dụng, cụ thể của làn

sóng lớn trong lí thuyết văn hoá về văn học” [37, tr 10] và nó đã “cung cấp một bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp cho người ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hoá” [37, tr

11)

Việc chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong Tuyển truyện viết về than của Lý Biên

Cương của chúng tôi là bắt nguôn từ tầm quan trọng của tự sự học trong nghiên cứu văn học những năm gần đây Qua đó, chúng tơi muốn góp phần xác lập giá trị

trong nghệ thuật tự sự mà Lý Biên Cương đã cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt

Nam Thực hiện đề tài này còn giúp người viết nhận diện sâu sắc hơn sự phát triển của

nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn và truyện vừa nói riêng, văn xuôi Việt Nam hiện

đại nói chung

Tóm lại, là một tài năng đa dạng nhưng các truyện viết về than là thành tựu nổi bật nhất của Lý Biên Cương Vậy mà hiện vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, xứng đáng với những cống hiến của ông cho văn học Quảng Ninh nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong Tuyến truyện viết về than của Lý Biên Cương Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu sâu về nội dung nghệ thuật và những đóng góp của Lý Biên Cương trong mảng truyện (truyện ngắn, truyện vừa) viết về than

2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm:

2.I Nhận điện mảng truyện viết về than của Lý Biên Cương để khẳng định

những đóng góp lớn cả về số lượng và chất lượng tac pham cua ông

Trang 7

Qua nội dung và nghệ thuật truyện viết về than của Lý Biên Cương, luận văn

có nhiệm vụ làm rõ tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật độc đáo của văn

xuôi (truyện ngắn, truyện vừa) Lý Biên Cương 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện được yêu cầu đặt ra là nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong Ti uyển truyện viết về than của Lý Biên Cương, luận văn tập trung khảo sát những tác phẩm được in trong cuốn Tuyển truyện viết về than “Đêm ấy vùng than ai thức” của Lý Biên Cương (2008), Nxb Văn học, H., 840 trang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vận dụng lí thuyết tự sự học và các phương pháp nghiên cứu cụ thể đề làm rõ

nghệ thuật kế chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và

kết cấu truyện của Lý Biên Cương trong máng truyện (truyện ngắn, truyện vừa) viết về than

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp phân tích tác phẩm

Luận văn sử dụng phương pháp này là chủ yếu Nó giúp người viết khám phá được những đặc sắc của tác phẩm ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó góp phần soi sáng các luận điểm trong luận văn Tuy vậy, chúng tôi chỉ tập trung phân tích một số tác phẩm tiêu biểu đề làm sáng tỏ các luận điểm Mỗi truyện chọn để phân

tích, chúng tơi chỉ phân tích một só chỉ tiết đặc sắc để làm sáng tỏ cho một khía cạnh

Trang 8

nguyên tắc chỉ phối sự hình thành của chúng Trên cơ sở đó, chúng tơi rút ra những kết luận về nguyên tắc chỉ phối và hình thành tác phẩm

5.3 Phương pháp phân loại, thống kê

Đối với từng khía cạnh, cấp độ của nghệ thuật tự sự, khi cần thiết, chúng tôi

thực hiện việc khảo sát, phân loại và thống kê bằng những số liệu cụ thê %.4 Phương pháp so sánh

Để khẳng định những nét đặc sắc, riêng biệt của nghệ thuật tự sự trong truyện

(truyện ngắn, truyện vừa) của Lý Biên Cương, luận văn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh với sáng tác của một số nhà văn khác Phương pháp này được sử dụng

có tính chat bé tro

6 Đóng góp của luận van

6.1 Đây là cơng trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu một số phương điện trong nghệ thuật tự sự của truyện (truyện ngắn, truyện vừa) Lý Biên Cương

6.2 Luận văn làm rõ những đặc sắc và phong cách nghệ thuật của nhà văn Lý Biên Cương - cây bút tiêu biểu của vùng Mỏ

Trang 9

học “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng

khơng thê có trần thuật thiếu người kế chuyện” [37, tr 116] Người kể chuyện là “hình

tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu

chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [35, tr 221] “Người kế

chuyện có thể xuất hiện ở “ngôi thứ 1” hay “ngôi thứ 3” hoặc “ngôi thứ 2” Song lí luận tự sự hiện đại không phân biệt ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba như trước Mọi trần

thuật đều xuất phát từ một cái tôi hiểu biết sự việc, đều là ngôi thứ nhất cả, chỉ khác

nhau ở mức độ ẩn, hiện” [46, tr 187]

Tác phẩm văn học được nhà văn tạo ra nên bao giờ nó cũng thẻ hiện thái độ, quan điểm, lập trường tư tưởng, sự sáng tạo của nhà văn trước cuộc sống Trong tác phẩm tự sự, người kế chuyện được xây dựng đề phát ngôn cho ý đồ nghệ thuật của nhà văn Người kế chuyện chính là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến, cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [38, tr 196], còn nhà văn giống như người “chép hộ” lời lẽ của người kế chuyện do mình tạo ra Vì vậy, giữa tác giả và người kế chuyện có sự thống nhất chứ không đồng nhất với nhau, bởi “khi đó, tác giả đã hóa thân vào hình tượng tác giả trong tác phẩm; xuất hiện như cái tôi thứ hai, trung tâm giá trị trong tác phẩm” [46, tr 187] Người kế chuyện là một trong những hình thức thê hiện tư tưởng, quan điểm tác giả trong tác phẩm, nên thái độ của người kể chuyện với câu chuyện được kể phần nào trùng khít với quan điểm của tác giả, song quan điểm của tác giả chỉ có thể được thể hiện qua “điểm nhìn”, “tầm nhận thức” của người kế chuyện như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập Quan điểm của tác giả thường rộng hơn những gì người kế chuyện có thể phát ngôn trong tác phẩm bởi tư tưởng của tác giả được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm — qua cả nhân vật và cả người kê chuyện

Trang 10

việc kế chuyện, kể nhanh, chậm, phân tích, phát biểu nghị luận, miêu tả, mách bảo, chỉ điểm cho người đọc hoặc biểu hiện cảm thán, cảm xúc” [46, tr 190]

Có nhiều cách phân loại người kế chuyện:

Nếu căn cứ vào vị tri cha người kế chuyện trong tác phẩm, ta có: Người kế chuyện ở ngôi thứ nhất và người kế chuyện ở ngôi thứ ba Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: “Tôi” kê về câu chuyện mình chứng kiến hay câu chuyện của bản thân mình, nên

khoảng cách giữa người kế chuyện với câu chuyện được kể là rất nhỏ Lời kế thường

bộc lộ tính chất chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ Ở ngôi kế này, người kể chuyện có thê mang quan điểm của tác giả, nhưng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả

Người kế chuyện ở ngôi thứ ba phơ biến hơn, là “hình thức kể khi người kế

chưa được ý thức (như trong thần thoại, truyện cổ tích, ) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình (như trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại)” [34, tr 60] Ở

ngôi kể này, người kể chuyện đứng ở vị trí khách quan “giả vờ” khơng dính líu đến

câu chuyện; “giữ một khoáng cách giữa người kế và nhân vật, cốt truyện để rộng đường hư cấu và bảo đảm tính khách quan của hiện thực, làm “người thư kí của thời dai” [12, tr 54]

Nếu căn cứ vào vai tro cua nguoi ké chuyén, ta sẽ có hai loại: Người kể chuyện đáng tin cậy và người kể chuyện không đáng tin cậy Lời của người kế chuyện nhiều khi khơng nhất trí với khuynh hướng yêu ghét của tác phẩm, tạo thành người kế chuyện không đáng tin cậy Còn ngược lại, nếu lời của người kế chuyện nhất trí với nhân vật, với tác giả hàm ân trong tác phẩm thì người kế chuyện đáng tin cậy

Trong tác phẩm tự sự, người kế chuyện là một yếu tô khơng thể thiếu vì chuyện phải được kể, được viết ra và được sáng tạo thành truyện Nói như là lí luận Mĩ Jonathan Culler thì “Bất cứ trần thuật nào đều phải có người trần thuật, bat kế người trần thuật ấy có được xác nhận rõ ràng hay không Bởi vì vấn đề trung tâm của chủ đề

mỗi câu chuyện đều là vấn đề về mối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn (phạm vi

tri thức, quan niệm giá trị) với câu chuyện mà nó kế ra” [46, tr 180] Các yếu tố chỉ

Trang 11

Tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong Tuyển truyện viết về than của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy các sáng tác của ơng có sức hấp dẫn trước hết ở cách xây dựng nhân vật người kế chuyện Trong mở đầu luận văn này, chúng tơi đi sâu tìm hiểu hai yếu tố chỉ phối người kế chuyện là điểm nhìn và giọng điệu

1.1 Điểm nhìn trần thuật 1.1.1 Khái niệm điểm nhìn

Khi xây dựng tác phẩm, điều quan trọng và khó khăn với nhà văn là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp, tức là chọn điểm nhìn (point of view) đề kế chuyện Việc tìm được chỗ đứng, vị trí thích hợp là để xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật, để từ đó câu chuyện được bắt đầu Việc gắn kết vấn đề “điểm nhìn” với vấn đề người kể chuyện là vô cùng cần thiết

Theo Iu.Lốtman, vấn đề điểm nhìn văn bản, bao giờ cũng là vấn đề quan hệ giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo Điểm nhìn là một vấn đề then chốt của kết cấu Nó giúp nhà văn sắp xếp lại bố cục, phát triển nội dung của truyện gắn với tư tưởng của nhà văn

Việc xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống của nhà văn đã từng được ví

giống như mở một con đường đề đi vào rừng rậm Xác định đúng điểm nhìn sẽ tạo cho con người ta cái thế nhìn xa trông sâu, đưa họ đến điểm nhận thức và cảm thụ mà nhà

văn muốn đạt đến Các yếu tố khác của tự sự như giọng điệu, ngôn ngữ đều chịu sự chỉ phối của điểm nhìn Do đó, vấn đề “điểm nhìn” cũng được phân biệt rõ trong lời

nói giao tiếp và trong truyện Theo PGS.TS Nguyễn Thái Hòa thì “điểm nhìn của lời

nói giao tiếp là tọa độ của hai trục: lời nói hiển ngôn với hành vi giao tiếp và do thao

tác duy ý người nhận có thể tiếp nhận được” [37, tr 88] Còn “điểm nhìn nghệ thuật trong truyện về cơ bản cũng được suy ý từ văn bản và hành động kế chuyện, nhưng văn bản là hệ thống rất phức tạp gồm nhiều tầng bậc và hành động kể (phát ngôn)

Trang 12

Ở cấp độ thấp hơn văn bản như đoạn văn, hồi, cảnh, điểm nhìn cịn được xác định bởi ba tham tố: tiêu điểm, khoảng cách và phương vị Tiêu điểm nghệ thuật được hiểu là ý nghĩa nghệ thuật của câu hay đoạn văn đối với toàn truyện Khoảng cách là một nhân tố có thể định vị điểm nhìn Lời kể và lời thoại xác định phương vị của tác phẩm, trong đó chứa đựng những yếu tố báo trước hướng chuyền động là thuận chiều hay nghịch chiều, song song hay xen kẽ, trùng điệp hay không trùng điệp

Như vậy, điểm nhìn nghệ thuật chính là vị trí đứng để kể chuyện của người kể Nó là “điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là một cấu trúc tiềm ấn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kế và người đọc ham an” [37, tr 96] Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật Có được điểm nhìn, người kể chuyện dễ đàng giao tiếp với bạn đọc và người tiếp nhận có thể khám phá được những tầng nghĩa hàm ấn trong tác

phẩm Nghệ thuật tự sự thể hiện trước hết ở những nét đặc sắc trong việc sử dụng

điểm nhìn tự sự của nhà văn Sự vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật sẽ góp phần tạo nên tính sinh động và sự hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm

Theo GS.TS Trần Đình Sử thì “ khái niệm “điểm nhìn” dễ hiểu hơn và nội dung phong phú hơn Nó khơng chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu, mà còn mang nội dung quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lí của con người” [4ó, tr 191]

Bản chất của khái niệm điểm nhìn là sự phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể ngôn từ tức người kế chuyện và khách thê ngôn từ là đối tượng kể lại Đây là một vấn đề khá phức tạp, trước đây, người ta thường chú ý tới “ngôi” trần thuật, nhưng đó chỉ

là một biểu hiện ngữ pháp Điểm nhìn trần thuật tuy gắn bó mật thiết với ngôi kế

nhưng rộng hơn ngôi ké Vì có trường hợp kể chuyện theo ngôi thứ ba, nhưng có khi

ngơi thứ ba lại kết hợp với điểm nhìn của nhân vật Do đó, vấn đề người kể chuyện chỉ

có thê tìm hiểu một cách thấu đáo khi gắn với điểm nhìn

Trang 13

người trần thuật với những gì mà anh ta miêu ta” [30, tr 21] Điều đó chứng tỏ điểm

nhìn có tính chất quyết định sự thành công của tác giá đối với đứa con tỉnh thần của mình Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nhà văn muốn phản ánh được thế giới ấy thì phải chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn để từ đó quan sát, chiêm nghiệm Điểm nhìn chỉ phối cách tư duy, sự nhạy bén và chiều sâu tư tưởng của nhà văn với cuộc đời Marcel Proust đã cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của phong cách là điểm nhìn Điểm nhìn chỉ phối cảm hứng sáng tác và bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn Chọn được điểm nhìn thích hợp, nhà văn sẽ tạo được cho mình an tượng riêng, độc đáo trong từng trang viết, tạo nên một phong cách không thể trộn lẫn với ai Cần phải xác định rõ rằng, điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ

thuật chứ không phải bản thân cau tric đó

Điểm nhìn trần thuật chính là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sáng tạo văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung Sẽ khơng thể có nghệ thuật nếu khơng có điểm nhìn: “ Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống

được, nếu không xác định cho mình điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc

độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào ” [40, tr

310] Điểm nhìn thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra

cái nhìn nghệ thuật Chính giá trị của sáng tạo nghệ thuật đã góp phần đem lại cho người thưởng thức cái nhìn mới về cuộc sống

Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể đựa vào điểm quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện Người ta phân chia thành nhiều loại điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngồi, điểm nhìn khơng gian, thời gian, điểm nhìn di động,

điểm nhìn tâm lý, Ngồi điểm nhìn người kế chuyện cịn có điểm nhìn của nhân vật được kể

Điểm nhìn bên trong được “biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật

“tôi”, bằng tự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới” [59,193], tức là xuyên qua cảm nhận

Trang 14

bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vât khơng biết Điểm nhìn khơng gian là nhìn

xa hay cận cảnh Điểm nhìn thời gian là điểm nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc

đang diễn ra hay nhìn lại quá khứ, qua kí ức Điểm nhìn đi động là sự di chuyển điểm

nhìn từ đối tượng này sang đối tượng khác Điểm nhìn tâm lí là nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ Sự vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật góp phần tạo nên tính sinh động, sự hấp dẫn và là yếu tố quan trọng tạo sự thành công cho tác phẩm văn học

1.1.2 Điểm nhìn trong truyện viết về than của Lý Biên Cương

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là tắm gương phản ánh hiện thực khách quan, là nơi gửi gắm cái nhìn, chiều sâu tư tưởng của nhà văn về cuộc đời Vì thế, sự đa dạng về điểm nhìn có thể phản ánh được hiện thực đời sống ở nhiều góc cạnh đa dạng nhất Tìm hiểu điểm nhìn tự sự trong truyện viết về than của Lý Biên Cương, chúng

tôi nhận thấy phổ biến là điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngồi và điểm nhìn di

động

1.1.2.1 Điễm nhìn bên trong

Trang 15

hành vi ấy Có khi nhà văn giữ nguyên một điểm nhìn từ đầu đến cuối Có khi điểm

nhìn bên trong được thay đổi luôn, từ nhân vật này sang nhân vật khác

Tìm hiểu các truyện (truyện ngắn và truyện vừa) của Lý Biên Cương trong Tuyển truyện viết về than “Đêm áy vùng than ai thức”, chúng tôi nhận thấy có nhiều

truyện được kể từ điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong thê hiện kĩ thuật trình bày một vấn đề gì đó từ điểm nhìn

của một nhân vật trong câu chuyện Câu chuyện được kế mang đậm tính chủ quan, những sự việc, biến có dần được hiện lên qua những gì nhân vật thấy, cảm nhận, suy ngẫm và bộc lộ thái độ, tình cảm Điểm nhìn bên trong giúp người kế chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm tình, khiến họ có cảm giác được thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì học thấm thấu được điều đáng tin, đáng nhớ Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dễ dang tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật

Để có thể diễn tả được tat cả các ngõ ngách của đời sống và nội tâm con người vùng than Quảng Ninh - miền đất mà nhà văn từng gắn bó máu thịt, phần lớn trong tác phẩm của mình, Lý Biên Cương đã chọn cho người kế chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong Như các truyện: Than con gái, Đêm ấy vùng than ai thức, Ở nơi hòn than rửa sạch, Người bán than rong, Đêm mưa, Gắn bó một vùng lị cháy, Ông giám đóc mới, Than, Hồ quang, Khoảng không của đất, Hạt mưa bay ngang, Đất liền và đảo nước, Ngọn đèn, Ngày ấy còn rừng rậm, Giai điệu thành thị, Hành trang tới mỏ,,

Ở những truyện được kế ở ngôi thứ nhất (Than con gái, Người bán than rong, Ở nơi hòn than rửa sạch, Giai điệu thành thị, Những khoảnh khắc rủi may, Chuyện

không dễ quên ), người kể chuyện kế về những gì mình chứng kiến hoặc đã trải qua

Nó có sức lay động lớn tới người đọc

Trang 16

người cùng đơn vị với Ngoạn trong chuyên chuyên quân về với mỏ, lại cùng nằm thao thức trong đêm, được đọc bức thư của Hà - vợ Ngoạn đang công tác ở mỏ gửi cho, và đặc biệt là chứng kiến cảnh “xe mỏ đã xuống hết, các cô gái mỏ ríu rít chào chúng tơi, có cơ cịn tung cả cành thanh mai quả đỏ mọng xuống Các chiến sĩ ta đều giơ tay vẫy lại, bông đùa vui vẻ Ngoạn chạy ra từ một đầu xe, miệng cười rạng rỡ, tay vẫy tới

Ấn?

tap” [10, tr 22] với Hà từ xa, người kế chuyện đã hiểu những người bạn, người đồng

chí của mình khơng chỉ “chắc tay súng, giỏi tay búa”, mà họ còn là những người có tâm hồn dep dé Họ mang trong mình tình cảm và ý thức với cộng đồng sâu sắc Vì lao động sản xuất và vì cuộc chiến đấu chống Mĩ, họ đã biết kết hợp hài hòa vẻ đẹp giữa lí tưởng và tình cảm Tình yêu của Ngoạn và Hà được nảy sinh chính trong thời kì gian khổ khó khăn nhất của mỏ: “Một đêm, mưa gió lớn rét quá, hai đứa xoay xong bãi than, lập cập trở về trụ sở cơng trường Mình trượt chân, ngã dúi xuống đống bùn Hà cuống quýt, loay hoay giúp mình gạt bùn trên áo, rồi cởi luôn áo mưa đưa cho, giục: “anh mặc đi cho đỡ rét” Lang túng sao mình lại nắm phải tay cô ấy Cô ấy chỉ đứng

1m, mãi sau mới nghẹn gọi: “anh Ngoạn” Cho đến chết mình cũng khơng thể quên

đêm đó, quên hai tiếng gọi trìu mến, tha thiết đó” [10, tr 17] Và vì cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc, hai người đã tạm gác tình cảm cá nhân Bởi vậy, người kế chuyện hiểu vì sao trong lá thư viết cho Ngoạn, Hà “chỉ thay mặt anh em báo tin công trường đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước năm ngày tuyệt nhiên khơng có một lời hỏi thăm riêng tư” [10, tr 13-14] Hơn thế, ở lại mỏ, Hà cịn tích cực đi học thêm để nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật; mạnh dạn áp dụng nhiều cách làm ăn táo bạo như cách đưa máy xúc xuống lòng mỏ sâu (lòng moong) kiếm than và đã thành cơng Đó là những điều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống chung của dân tộc Nhưng dưới ngòi bút Lý Biên Cương, qua sự quan sát của người kể chuyện xưng “tơi”, nó vẫn mang sắc thái riêng biệt của văn xuôi vùng mỏ, gắn với vẻ đẹp con người và đặc trưng riêng của vùng đất mỏ

Fern

Cũng như vậy, nhân vật “tôi” là người trực tiếp chứng kiến và kể lại về số phận đáng thương và bất hạnh của anh bán than đêm trong Người bán than rong Hình ảnh

A¡?

Trang 17

ơ” tắc nghẽn, hai tay cuống quýt và khé nệ bê từng chồng than vào các ngõ ngách gọi mua Trong màn đêm lờ mờ sáng đèn, không r6 mat anh, chi qua cai lom khom, du hay con người này đang mải làm một việc quá vất vả, quá nặng nhọc” [10, tr 730- 731] Và không hẹn mà gặp, “tôi thành kẻ chứng nhân cuộc đời anh lam lũ” [10, tr

Fern

738] dé dén luc nhiéu dém khuya vang anh, “tôi” đã phải di tim anh ban ban than Cái

tin anh bán than bị mất đã khiến “tơi bực cả mình, người hãng hắn Chả còn thiết

ngắm tìm những cụm hoa sữa thập thò ngay lề đường trước mặt, hương hoa cứ nồng

ngát khó chịu Chả còn thiết dõi theo đường bay chú tò vò gây tô ” [10, tr 742] Cứ

A ss3

như vậy, người kế chuyện là nhân vật xưng “tơi thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương cho số kiếp anh bán than rong, đồng thời bộc lộ nhiều suy tư, trăn trở về con nguoi: “Chang hay cô vợ mà anh luôn nức nở ngợi khoe, bao giờ mới biết tin anh chết? Liệu cơ có cuống lên, có gầm gào khóc lóc vĩnh biệt một con người từng trao xương gửi thịt? Hay quá mải mê say đắm đường tình, coi anh như kẻ qua đường, ngày

đêm chỉ biết chúi mũi vô hồi vào những chuyện giời ơi?” [10, tr 742]

Một số truyện của Lý Biên Cương có người kế chuyện ở ngôi thứ nhất, kế về

câu chuyện của chính bản thân mình Với điểm nhìn bên trong, truyện đã tạo được ấn

tượng sâu đậm trong lịng người đọc về tính chân thực

Ở truyện ngắn Báy giờ ta lại nói về nhau, người kể chuyện xưng “tôi” là người trong cuộc, tự kể câu chuyện về cuộc hôn nhân bị đỗ vỡ, về Phát - người chồng cũ như

A sa

một cái bóng đè nặng vào cuộc đời “tôi” bao nhiêu năm “Tôi” không muôn nghĩ lại

cái bóng đã bay đi đó, nhưng hơm nay gặp lại anh đã khiến “tôi” “về nhà, nằm nhớ lại

chuyện gặp gỡ giữa đường và tất cả những gì tưởng quên, giờ lập tức trở lại trong tơi, khơng sót một chỉ tiết nhỏ Tôi lấy anh cách đây đúng năm năm Ngày ấy tốt nghiệp

bách khoa ra, tôi được cử về một bến cảng than ” [10, tr 320] Điểm nhìn từ bên

Trang 18

toan cho riéng minh ma quén di cudc sống của mọi người ở mỏ Cao hơn, anh còn

muốn bắt vợ mình cũng thế nên “tôi đau khô ” Những cảm nhận, suy nghĩ đó được giãi bày rất thật, khiến người đọc có cảm giác như đang được trò chuyện trực tiếp với nhân vật, trực tiếp nghe nhân vật nói

Các sự kiện được hiện lên từ cái nhìn bên trong của người tham dự Đó là lời tự thuật, “tự thú”, tự cảm của người kể nên rất chân thực và giàu sức lôi cuốn Là người

A +99

yéu, rồi là vợ của Phát suốt ba năm trời, nhân vật “tôi” thấu hiểu con người anh : “

Anh ấy khơng thiết gì các việc ngoài đời, chỉ vùi đầu vào hoa với lá Có cảm tưởng

anh mượn nó để giải sầu Giấu đi cách sống gì đó khơng thức thời, và che đậy con người mình” [10, tr 325] “Con người anh là gì? Nhìn vẻ bề ngồi ai chăng khen anh

trí thức Một khuôn mặt trái xoan trẻ, cổ trắng, đa thịt mát mẻ Cư xử với xung quanh

nhã nhặn, rõ ra con người có văn hóa Lại được cái bằng bác sĩ che lấp tất cả những sai

Asss

sot” [10, tr 327] Hiểu con người thực của anh nên “tôi” cảm thấy ngượng mỗi khi nghe ai đó khen anh và sau phút bình thản kí lá đơn l¡ dị với Phát, “tơi” đã nhận thức rõ vịng luẫn quần của vợ chồng không phải là hạnh phúc: “ Bắt đầu từ nay, tôi sẽ gây dựng lại, sẽ tiếp tục vươn tới Tôi thấy thương hại, lo sợ cho anh thực sự, nếu anh không nhận ra chất của con người mình Dù tôi xa anh, tôi cũng không muốn anh nhận

ra muộn Hôm nay gặp lại anh, anh báo tin riêng với tôi, giọng phan chấn Chúc anh

về quê hương may man G dau chang phải làm việc Vấn đề ở chỗ mình làm việc thé

nào Anh hơi hốc hác đi Phải chăng lâu nay anh đã bắt đầu lao vào những thử thách

lớn của công việc mới?” [10, tr 331] Đó là cảm nhận rất riêng, rất thực của ngudi ké chuyén vé chinh cau chuyện của cuộc đời mình được tái hiện qua điểm nhìn bên trong của người kể chuyện xưng “tôi”

Truyện vừa Giai điệu thành thị là lời người kế chuyện xưng “tôi” kể về câu

Trang 19

Ở cái làng xưa cũ ấy, tơi tìm lại được một người, một cô gái Xin nói trước, cơ gái ấy

là người yêu tôi và nay cũng vẫn là người tôi yêu Chỉ một nỗi trớ trêu, sau gần mười năm xa cách, tôi đã có vợ và cũng giống tơi, cơ có một con riêng” [10, tr 647]

Ai?

Trong câu chuyện tình éo le này, nhân vật “tôi” đã thú nhận với lòng mình những sai

A sa

lầm thời trai trẻ đã vô tình đây hai người: “tơi” va “Him con” vào bi kịch Chua xót và tội nghiệp hơn, phần thua thiệt, mất mát lại rơi phần nhiều vào cuộc đời cô Ngit (Him con) khi gặp phải gã Sở Khanh chạy làng khiến cô phải đưa con gái đi khỏi quê hương: “Tôi không ngờ cuộc đời Ngữ trôi dat qua thể như thế Thâm tâm, tôi áy náy vô chừng Như chuyện khơng may của Ngữ có phần chính tơi góp vào Tôi, một thằng đàn ông bạc bẽo, ít nhiều thả mỗi bắt bóng Tơi gieo trong tâm khám Ngữ múi tình

đầu lóe sáng, khi mối tình ấy có cơ đậm đặc thì tơi lại là đứa đánh tháo trước tiên

Đêm ấy, tôi trần trọc tự sỉ vả, lên án mình mãi Nhớ Ngữ khơn ngi tơi cũng quyết

tìm bằng được Ngữ Tơi phải có bốn phận trước cuộc đời người con gái ấy” [10, tr

659 - 660] Đối diện với chính mình, con người ta sẽ thật hơn, những tâm tư, giằng xé của bản thân cũng được phơi bày Như thế, lựa chọn điểm nhìn bên trong để người kê chuyện xưng “tôi” tự kể chuyện của chính bản thân mình, tác phẩm có sức lay động sâu sắc tới người đọc

Như vậy, chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn bên trong, Lý

Biên Cương đã dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật với những tâm sự

thầm kín nhất Lời người kể chuyện là người tham dự dễ gây xúc động cho người đọc

và những gì được kế là tự đáy lịng nên có độ tin cậy cao Điều này đã tạo sức hấp dẫn độc giá và tạo sự thành công cho truyện của Lý Biên Cương khi viết về những con người vùng than

*

Trang 20

nhan vat để biểu hiện cảm xúc, tâm trạng Dạng kể chuyện này được sử dụng khá

nhiều trong tuyến truyện viết về than của Lý Biên Cương với 21/46 truyện Tiêu biểu như các truyện: Gắn bó một vùng lò cháy, Than, Hồ quang, Khoảng không của đất,

Mắt và sóng, Hành trang tới mỏ, Giữa hai bờ xôi mật, Đêm ay vùng than ai thức, Ơ

vng than, Tiếng năng ngày mưa, Chị em cùng xóm

Chị em cùng xóm là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà cảm động về tình làng nghĩa xóm giữa những người phụ nữ ở khu sơ tán vùng mỏ Họ vừa lao động sản xuất vừa chăm sóc con cái, lo toan cho gia đình, lại vừa là khu hậu phương vững chắc cho tiền tuyến phương xa đánh giặc

Trong tác phẩm, ở nhiều đoạn, người kể chuyện đã hòa nhập vào nhân vật, nhân vật khi ấy đã làm thay người kể chuyện trong việc bộc bạch những suy tư, trăn trở, những lo âu ái ngại về hồn cảnh khó khăn của gia đình người hàng xóm neo người mà lại đông con, khơng có thời gian đi làm, cũng là cùng tổ sản xuất với nhau:

“Chị đang nghĩ về nhà Bính! Phải, câu nói của anh thúc chị lo tới một việc thật thiết

thực: phải tìm cách mà giúp đỡ nhau Không phải giúp đâu xa, mà ở ngay cạnh bên chị Binh kìa chị thấy ân hận vì những ngày qua mình chưa làm hết lịng minh Minh son rỗi quá, khơng thơng cảm hết khó khăn của chị em con mọn Mình lại là tổ trưởng,

mình nghĩ cạn, hỏi ai nghĩ sâu được? Lúc này hơn lúc nao hết, chị em mình phải dựa

vào nhau, mỗi người một kế đàm bọc lấy nhau Thằng Mỹ nó rắp tâm xé anh em mình ra, mình càng phải hợp lực lại, lo gánh vác sao cho tròn việc mỏ, việc nhà ” [10, tr 31] Tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật đề cảm nhận các sự việc đang diễn ra, người kể chuyện còn cho thấy, trong chiến tranh cách mạng, tinh thần đồn kết, lịng căm thù giặc, lòng yêu nước thương nòi sâu sắc ln thường trực trong lịng mỗi người dân Việt Nam, biểu hiện ngay ở những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày

Trong truyện ngắn Hành trang tới mỏ, Lý Biên Cương cũng chọn điểm nhìn bên trong, kế chuyện qua lăng kính của tâm trạng nhân vật, ngòi bút tác giả nhập hắn vào Trịnh nên những suy tư, lo lắng của anh trước sự thay đổi về cách làm ăn mánh khóc và lối sống chỉ biết vun vén cho ban than và gia đình riêng của người bạn nối

Trang 21

Nó đến với người thợ nhưng đầu óc nó có người thợ đâu? Vậy của ai? Hiếu ơi, mình khơng chấp nhận cậu Mình biết thừa nhóm cậu hay khai tăng độ ran dat đá ” [10, tr 381] Trong khi cả mỏ, cả dân tộc đang gồng mình thi đua lao động sản xuất khôi phục kinh tế sau chiến tranh thì Hiếu lại làm ăn gian dối hòng làm ảnh hưởng đến phong trào chung Qua điểm nhìn bên trong đặt vào nhân vật Trịnh, người kế chuyện còn cho thấy nếp sinh hoạt một thời của đất nước: “ Trịnh dựa vào phân đoàn thanh niên để củng cố tô Muốn đấu thang cái cá nhân, khơng gì bằng lấy sức mạnh chung” [10, tr 381] Và kết thúc câu chuyện, đặt điểm nhìn vào bên trong nhân vật Trịnh thì đọng lại nơi độc giả trên hết vẫn là tình bạn chân thành tha thiết, nó có tác dụng nâng đỡ, thúc đây con người tiến bộ: “Trịnh bước từng bước chậm Trên bãi cát vàng đục Cho khuây khỏa bớt nổi lo nghĩ Cho đầu óc mình tỉnh lại Nột chân anh in từng vệt gọn trên mặt cát khô, anh quay lại ngắm nó, tị mị và ngo ngac Sao nét chân mình lại dân

tron thế nhỉ? Hiểu ơi, mình nói thật, mình khơng thích tình bạn chúng mình dồn trịn

lại theo kiểu cát dẫn Mình khơng thích Hiếu cứ lăn mãi vào con đường áy, đừng giận mình, giận, mình vẫn cứ nói Mình khơng thể đừng Đừng nghĩ mình nhắc chỉ vì mình là tổ trưởng, cái ấy đã đành, nhưng nó khơng lớn Lớn hơn, vì mình với Hiếu là bạn Bạn, Hiếu có hiểu cho minh cdi tiếng thiêng liêng ấy không?” [10, tr 376]

Trong truyện ngắn Đêm ấy vùng than ai thức, người kế chuyện kế về đôi bạn trẻ Suyền và Ái kiên cường với nhiệm vụ cách mạng giao phó giữa những ngày bom

Mĩ đội ác liệt nhất Có lúc, người kế chuyện đã hòa nhập vào tâm hồn nhân vật Suyền

để cảm nhận về công việc đo nước mà nó vừa là nhiệm vụ vừa là tình yêu, niềm đam mê của anh: “Cũng chỉ mỗi anh tần ngần trước các ngọn sóng, như một nghệ sĩ, lắng nghe tam long biển đội về, lắng nghe khơng khác gì người yêu nhạc Anh đứng đây, một mình trước vịnh rộng, nghe xôn xao đời con sóng di chuyển Anh có thể kể ra bốn mùa hạnh phúc của sóng Như mùa xuân, những cặp sóng rõ ra những cặp vợ chồng mới, du từng lượn nhẹ Mùa đơng, chúng có con ” [10, tr 294] Qua tâm hồn nhân vật Suyén, người đọc cảm nhận được dang sau su gian khổ nhọc nhẵn của

con người trong mưa bom bão đạn là chất trữ tình, là chất thơ của cuộc đời Cũng từ

Trang 22

người dũng cảm nhất Nếu không biết anh, hắn em cũng không ngờ ở giữa vùng bom đạn lại có con người làm việc rất im lặng: đo nước và đo sóng” [10, tr 304]

Sử dụng điểm nhìn bên trong tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để bộc lộ

cảm xúc, Lý Biên Cương đã thâm nhập sâu vào tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng nhân vật Tâm trạng của chủ thể nhân vật nhờ vậy mà được bộc lộ rõ

Khi viết về những con người vùng than, ở nhiều truyện, Lý Biên Cương đã đưa

vào các bức thư riêng và nhật kí của nhân vật, đem lại một điểm nhìn bên trong thuần

túy riêng tư, nội tại, một tiếng lòng thốn thức và tự bạch riêng Nó đưa người đọc cái nhìn bề ngồi đắn sâu vào bí ân của tình cảm con người, vào những suy nghĩ thầm kin, vào vẻ đẹp kín đáo, nội tại của tâm hồn nhân vật trong việc xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: giữa cái riêng và cái chung Như thư của cô con gái gửi cho ông già Hậu trong truyện ngắn 7a; của Quang và Thêm trong Hôm nay của than; của Hạ viết cho Tiên trong truyện ngắn /7Ô quang; bức thư của người con gái và người con trai mà bác sĩ Huân còn giữ trong Người tơi u mến; nhật kí của Ngân viết về Mây trong truyện ngắn Mất và sóng; nhật kí của anh liệt sĩ hi sinh từ lâu, nay Hiệp và Vân mới tìm thấy cùng bộ hài cốt trong truyện vừa Câu chuyện ngắn về con đường dài

Như vậy, rất nhiều truyện, cả truyện ngắn và truyện vừa của Lý Biên Cương được kế từ điểm nhìn bên trong Chọn điểm nhìn bên trong, nhà văn vừa chủ quan hóa được thế giới vừa giữ được tính khách quan của người kể chuyện Người kể chuyện trong trường hợp này chỉ nhìn từ một phía, một điểm Nghĩa là người kế chuyện không biết hết, bình đẳng đối thoại với bạn đọc đề bộc lộ những suy tư, trăn trở trước những biến có trong cuộc đời Điểm nhìn bên trong giúp nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâm nhân vật với những hôi ức, kỉ niệm, sự giãi bày tình cảm càng rõ nét hơn

1.1.2.2 Điễm nhìn bên ngồi

Trang 23

sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kế những điều nhân vật không biết Điểm nhìn bên

ngồi thể hiện được tính khách quan tối đa cho trần thuật Các sự kiện diễn ra tự nhiên như cuộc đời vốn thế, nó giúp nhà văn bao quát nhiều phương diện và góc độ của hiện thực cuộc sống Người kế chuyện ấn mình để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất Trong Tuyển truyện viết về than “Đêm ấy vùng than ai thức” của Lý Biên Cương, có một số truyện sử dụng điểm nhìn bên ngồi: Tiếng cười đêm lặng yên, Mùa lũ, Bố con người thợ ấy, Ông giám đốc mới, Hôm nay của than, Phố Mó, Máy

tuân mưa dữ, Gió hái, Giéng Đơn, Chuyện Thuận Vũ lay chong

Trong truyện ngắn Tiếng cười đêm lặng yên, xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài, ngudi ké chuyén da kể lại một cách tự nhiên “đêm phá bom ở hai đầu đất nước - một

vùng đất đỏ, một vùng than đen” [10, tr 78] của binh đoàn than do Ngọc làm tiểu đội

trưởng nơi mặt trận và tổ phá bom của Tứ ở mỏ Người kể chuyện đã lặng lẽ đứng vào một góc quan sát rồi thuật lại cho người đọc nghe cơng cuộc tìm bom rồi phá bom hết sức căng thắng và nguy hiểm nhưng luôn đồn kết, kiên trì, bền bi, lạc quan của những con người bình dị ra đi từ đất mỏ anh hùng: “Chử lặng lẽ mím mơi, chống gậy tìm

sang phía khác Ngọc đảo mắt tới đầu rừng, ước lượng lần nữa tọa độ bom rơi, giở lại

bản đồ xem Dưới sâu hút đất, Tứ vẫn rờ quả bom, nghe bên trên gọi gấp giọng, rõ môn một, nhưng cô chịu, không trả lời được” [10, tr 69] Sự ác liệt, thiếu thốn của chiến tranh hằn rõ trong cảnh các anh chiến sĩ công binh tổ Ngọc “hí hốy vá quần

áo cắm còn bộ quần áo nào lành lặn, thôi thì vá chằng vá đụp đủ các kiểu đường chỉ

vụng về Giá có đi gặp người yêu cũng phát xấu hổ” [10, tr 68] Quan sát từ bên ngoài, người kế chuyện thấy được họ đã có gắng nỗ lực ở mức cao nhất có thể về tinh thần và lực lượng - của cả phía người con trai và người con gái để phá bom, dọn đường phục vụ cho bộ đội tiến quân và cho mỏ khai thác an toàn

Trang 24

thống Mĩ vừa tuyên bố trước ủy ban quân lực: “Tất cả số bom chúng ta thả xuống hai miền của Việt Nam đều rơi trúng đích và khơng bị phí quả nào” [10, tr 78]

Trong truyện ngắn Chuyện Thuận Vũ lấy chồng, từ điểm nhìn bên ngoài, người

kế chuyện kẻ về lý lịch và hoàn cảnh gia đình Thuận Vũ: “Thuận Vũ là tên cô gái gọi đệm với tên họ Xóm gồm nhiều cơ Thuận, có cơ Thuận Trần, Thuận Nguyễn, Thuận Đoàn Mỗi Thuận Vũ trẻ nhất, xinh xẻo nhất Thuận Vũ đang học lớp cuối trung học

phổ thông, lúc nào cũng nhí nhảnh như người bất được của Mẹ Thuận ngồi chợ, bán rau bán cỏ nhì nhằng, ln tự hào mình cú mèo sinh được mụn con như hương như hoa Bố Thuận ốm, suốt ngày quanh quần quanh ngôi nhà mái phibrôximăng” [10, tr 756] Và đây là lời bố Thuận luôn lắm nhằm trong miệng: “Mẹ mày, đú đởn lắm vào,

rồi sẽ bị một thang mat day lam phưỡn bụng ra, xinh đẹp mà làm gì ” [10, tr 756]

Chuyện được thuật lại khách quan nhưng nó chứa đựng trong đó bao vấn đề về con người và cuộc đời, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay

Như vậy, nhìn từ bên ngoài, người kế chuyện lặng lẽ đứng vào một góc dé quan sát và kê lại chuyện với sự kiện và con người như vốn có Nhưng đằng sau những câu văn khách quan ấy lại ân chứa nỗi lòng đau đáu của Lý Biên Cương như muốn chia sẻ với nhân vật của mình Chứ dường như ông không có ý định tạo ra sự gián cách giữa người kế và đối tượng được kể (mà ta hay gặp ớ Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp)

1.1.2.3 Điễm nhìn di động

Người kế chuyện trong truyện (truyện ngắn và truyện vừa) của Lý Biên Cương có khi kể chuyện của mình, có khi kể chuyện người khác, các sự kiện vừa được hiện lên từ cái nhìn bên trong của người tham dự, vừa được hiện lên từ cái nhìn bên ngồi của người chứng kiến Trong nghệ thuật tự sự, có khi nhà văn miêu tả hành vi hoàn toàn từ bên ngoài Lại có khi nhà văn miêu tả hành vi tự bên trong kẻ thực hiện hành

vi ấy Có khi nhà văn giữ nguyên một điểm nhìn từ đầu đến cuối Có khi điểm nhìn

bên trong được thay đổi luôn, từ nhân vật này sang nhân vật khác Chính vì vậy, ta có thể nhận ra trong các truyện viết về than của Lý Biên Cương có sự di chuyển điểm nhìn: từ người kế chuyện vào nhân vật và từ nhân vật này sang nhân vật khác Tiêu

Trang 25

Hạt mưa bay ngang, Gió hái, Đêm ấy vùng than ai thức, Vợ chồng ông già mù, Đêm mưa, Hồ quang, Tiếng nắng ngày mưa, Hôm nay của than Việc thay đơi điểm nhìn tự sự như vậy sẽ tạo cho câu chuyện kế có tính khách quan hơn, mạch truyện theo đó mà biến hóa hơn, mở rộng khả năng bao quát, đánh giá của trần thuật, dễ đàng cuốn hút người đọc vào câu chuyện

Đoạn văn miêu tả về Hạ và Tiên trong # quang: “Và mặt Hạ đỏ lên, quay vội đi Cô bước thật nhanh, chân vấp luýnh quýnh Tiên cằm bao thuốc trong tay sững sờ Một cái gì đó rất thiêng liêng tràn vào tâm tư anh Nó xa xơi rồi, sao nay nó trở lại đến

gần gũi Anh nhìn Hạ mãi đến khi bóng cơ khuất sau tuốc bin lớn Một ý nghĩ lóe lên:

“ Hay là cô ấy ” nhưng anh vội xua ngay nó đi, khơng thể tin được Anh lại cầm tiếp

que hàn, lưa nhẹ tay trên mặt thép Có niềm vui vơ cớ nào cứ hót mãi trong lòng anh

Anh muốn hàn tiếp, hàn mãi ” [10, tr 195] cho ta thấy có sự phối hợp các điểm nhìn

Từ điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện thấy những cử chỉ, hành động, nét mặt của

Hạ và Tiên sau khi Hạ mua cho Tiên bao thuốc Điện Biên: “Mặt Hạ đỏ lên, quay vội

đi Cô bước thật nhanh, chân vấp luýnh quýnh Tiên cầm bao thuốc trong tay”, nhưng đồng thời qua lời độc thoại nội tâm của Tiên : “Hay là cô ấy ”, qua sự mô tả tâm lý “sững sờ” và “có niềm vui vơ cớ nào cứ hót mãi trong lòng anh Anh muốn hàn tiếp, hàn mãi”, ta thấy có sự bổ sung điểm nhìn bên trong Nhờ vậy mà người đọc nhận biết được không chỉ một chân dung bên ngồi mà cịn là thế giới nội tâm nhân vật, hiểu được tình cảm yêu thương của Hạ dành cho Tiên cũng như niềm vui trong Tiên khi anh cảm nhận được tình cảm đó

Có khi điểm nhìn liên tiếp luân chuyển từ người kể chuyện vào nhân vật, từ

nhân vật này sang nhân vật khác: “Lần đầu Ngữ được ngồi thang máy thăng đứng chạy dọc ống khói, cũng lần đầu được nhìn quê hương từ trên cao tít Ngối đầu khỏi

cửa số thùng thang máy (điểm nhìn người kế chuyện) Trời, quê hương mình thật

Trang 26

nhìn ấy tạo được hiệu quả đối thoại thầm kín và lột tả sâu điễn biến tâm lý, tinh cách

nhân vật

Truyện vừa Báy giờ ta lại nói về nhau được kê luân phiên qua các điểm nhìn Từ điểm nhìn của nhân vật Hiển xưng “tôi” sang điểm nhìn của “Lý”( người chồng

thứ hai - chồng hiện tại của “tôi”) Câu chuyện về hai quãng đời gắn với hai người đàn

ông Phát và Lý được kế qua điểm nhìn của “tơi”: “Chính những ngày non trẻ ấy, tôi gặp lại anh và tôi đã bập vào cuộc đời anh (Phát) Hay nói cách khác, tôi đã gặp con người thực của tôi và bập vào chính cuộc đời mình” [10, tr 321] Và “Em muốn hỏi ngược lại, anh đánh giá em ra sao? Con người em, thú thực, chính em cũng đang mày mị tìm hiểu mình Một cơ gái đã có một đời chồng? Một cô gái luôn gặp thất bại trong công việc, chưa đóng góp được việc gì lớn? Anh Lý, chắc anh không ngờ em lại đến với anh?” [10, tr 332] Nhân vật tôi tự kể lại, chiêm nghiệm về quãng đời đã trải qua của mình với nhiều băn khoăn nghỉ hoặc Nhưng sang điểm nhìn của nhân vật Lý thì

câu chuyện được kê vẫn gắn với Hiển nhưng không phải thời chiến mà của thời bình

với bao thử thách cam go của cuộc sống mưu sinh: “Quá khứ vinh quang của mỗi con người phải được nhân lên ở ngay những ngày hiện tại Hịa bình trở lại, chúng tôi trở về cuộc đời quen thuộc, buông tay súng tiếp ngay tay búa Một mặt trận đữ dội, đầy thử thách mới đặt ra trước mắt” [10, tr 343]

Truyện ngắn Người đãi vàng được bắt đầu từ điểm nhìn của người kế chuyện xưng “tơi”: “Ơng già Khống ngồi trân trân trước mặt tôi, im lặng như pho tượng đá Ơng ngồi, khn mặt sạm đen, ran reo từng vệt chàm than, dấu vết của máy chục năm đào lò ” [10, tr 146] Sau đó, điểm nhìn được chuyển sang nhân vật ông già Viêm:

“Ông già Viêm kể lại: Tơi với ơng Khống bên kia là đôi bạn con chấy cắn đôi Chúng

tôi sống chung đến nay vị chỉ bốn mây năm có lẻ ” [10, tr 147] Rồi điểm nhìn lại được di chuyên sang nhân vật ông già Khống: “Có lẽ cả đời tơi gắn bó với lị, không

dễ đứt ra Ở mỏ này tơi đi lị lộ vỉa Hồi tha phương, tơi chui lị giếng ” [10, tr 157]

Trang 27

và “những mẫu chuyện ấy dai như cuộc đời đau khô cũ của người thợ mắt nước” [10, tr 147]

Bằng sự di chuyển linh hoạt điểm nhìn, người kể chuyện trong sáng tác của Lý

Biên Cương đã chứng tỏ được cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về cuộc sống Và con

người vùng mỏ trong suốt những năm xây dựng cuộc sống mới cùng nhiệm vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ cho tới tận những năm sau này, khi đã hoàn thành căn bản công cuộc gây đựng đời sống công nghiệp Lời văn qua đó mà trở nên khách quan, có sức hấp dẫn người đọc Điều đó cũng góp phần làm cho tư tưởng, chủ đề tác phẩm sinh động, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc

Việc tìm hiểu điểm nhìn của người kể chuyện trong sáng tác của Lý Biên Cương góp phần khơng nhỏ vào việc khăng định sự độc đáo, hấp dẫn trong nghệ thuật

tự sự: khi thì là điểm nhìn bên ngồi, lúc lại là điểm nhìn bên trong, có khi lại là phối hợp, di chuyển điểm nhìn từ bên ngồi vào bên trong, từ nhân vật này sang nhân vật

khác Lý Biên Cương đã chứng tỏ được tài năng của mình trong việc kế chuyện, dẫn chuyện, và đặc biệt là khả năng thâm nhập sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật để phản ánh được cả những góc khuất của nó Đọc truyện của ông, người đọc như được hịa vào khơng khí chung của cuộc sống lao động sản xuất xây dựng đời sống công nghiệp từ những buổi ban đầu của con người và thiên nhiên vùng mỏ

1.2 Giọng điệu của người kế chuyện 1.2.1 Khái niệm giọng điệu

Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò

thống nhất mọi yếu tơ khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể Các yếu tô tư

tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà thâm nhập vào thế giới tỉnh thần của tác giả Với mỗi nhà văn, điều quan trọng nhất là phải tạo được tiếng nói cho riêng mình, tức là phải tạo được giọng điệu riêng

không trộn lẫn với ai, nói như T.Sê khốp: “Nếu tác giả nào đó khơng có lối nói riêng

Trang 28

“Giọng điệu là một phạm trù thấm mĩ của tác phẩm văn học” [35, tr 135], phản

ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiểu thẩm mĩ của tác giả, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điêu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật

Nói đến giọng điệu là nói đến một hiện tượng mang tính cá nhân cao độ trong

sáng tạo nghệ thuật Giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ, lập trường tư tưởng và cách đánh giá của nhà văn đối với con người và những hiện tượng được miêu tả Vi vay, nhà văn tài năng phải có giọng điệu riêng, được thể hiện trong toàn bộ các sáng tác của nhà văn ấy Qua giọng điệu, ta có thê nhận ra tác giả bởi “giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện” [35, tr 135] Giọng

điệu là cơ sở giúp người đọc có thể đi sâu vào tác phẩm để khám phá thế giới nghệ

thuật của nhà văn

Trong tác phẩm văn học, giọng điệu không phải là ngữ điệu, tức phương tiện

biểu hiện của lời nói, là yếu tố ngôn ngữ thông thường, cũng không phải là phép cộng

đơn giản của các câu chữ Giọng điệu nghệ thuật là yếu tó siêu ngơn ngữ bao trùm lên tồn bộ tác phẩm, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và thời đại Nó được tạo thành do sự kết hợp hài hoà, cộng hưởng của những yếu tố ngôn ngữ cùng sự thăng hoa xúc cảm của chủ thể Vi vậy, cũng không nên đồng nhất giọng điệu trong tác phẩm với giọng điệu tác giả vốn có ngồi đời

“Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống”

[45, tr 356], chịu sự chỉ phối của chủ thể sáng tác, liên quan đến đối tượng phản ánh

và được bộc lộ qua sự kết hợp hài hoà các yếu tổ ngôn ngữ trong tác phẩm Giọng

điệu thể hiện ở cách xưng hô, cách dùng từ ngữ; ở giọng, điểm nhắn (lặp lại), sự cách

Trang 29

thể tác giả đối với cái được miêu tả M.Bakhtin còn lưu ý tới vai trò thể hiện giọng

điệu của các mô típ và hình tượng

Người ta có thể phân biệt thành các kiểu giọng: giọng suồng sã, bỡn cợt; giọng cảm thương; giọng kiêu bạc, sắc lạnh, tàn nhẫn; giọng sùng kính, ngưỡng mộ; giọng

châm biếm, mỉa mai; giọng đau buồn thất vọng hay hân hoan vui sướng

Thường trong mỗi tác phẩm văn học, bao giờ cũng có một giọng điệu chủ yếu,

bên cạnh những giọng điệu khác được sử dụng làm bè đệm Giọng điệu chủ yếu tạo

nên âm hưởng chủ đạo bao trùm toàn bộ tác phẩm Giọng điệu ấy lặp lại nhiều lần ở những tác phẩm khác nhau sẽ tạo ra giọng điệu đặc trưng cho nhà văn Việc tìm được giọng điệu thích hợp với tác phẩm gíup nhà văn tạo được sức lôi cuốn cho tác phẩm và khăng định được tài năng văn chương của mình: “Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình, khơng thé tim thay trong cô họng của bất kì một người nào khác đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo” (Tuốc- ghê- nhép) [30, tr 38]

Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có một vị trí rất quan trọng, nó phức tạp hơn trong thơ ca, chủ yếu gồm hai giọng cơ bản: giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của người kế chuyện đối với nhân vật Người kế có thể là nhân vật (xưng tôi) hay người kế vô hình nhưng cũng thể hiện kín đáo cái tơi thứ hai của tác giả Qua giọng điệu trần thuật, người đọc có thể cảm nhận được thái độ, tình cảm của người kế chuyện với đối tượng kể (gần gũi hay xa cách, yêu thương hay căm giận, tơn kính hay suồng sã, thân mật ), đồng thời, nó giúp người đọc hiểu được những ý tình mà nhà văn gửi gắm vào đó

1.2.2 Giọng điệu trong truyện viết về than cúa Lý Biên Cương

Trang 30

chứng tỏ khả năng khám phá hiện thực cuộc sống phong phú, sâu sắc của nhà văn Nó giúp nhà văn khẳng định được phong cách riêng, đây là điều vô cùng quan trọng với mỗi nhà văn, như Hồ Anh Thái đã quan niệm: “Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh ta có đổi giọng điệu đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hố của

anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi” [47, tr 86]

Qua việc tìm hiểu giọng điệu trong các sáng tác của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy giọng điệu chủ đạo của người kể chuyện là giọng điệu cảm thương, chia sẻ, bên cạnh giọng tâm tình thủ thỉ mang khuynh hướng trữ tình ca ngợi và giọng điệu

phê phán Chúng kết hợp với nhau đề làm nên sức hấp dẫn cho sáng tác của Lý Biên

Cương

1.2.2.1 Giọng điệu cắm thương, chia sẻ của người kế chuyện

Trong sáng tác của Lý Biên Cương, người kế chuyện có khi lặng lẽ quan sát, chăm chú theo dõi diễn biến cuộc đời và số phận các nhân vật trong câu chuyện kể; có lúc lại xuất hiện với vai trò người trong cuộc tự bộc lộ, giãi bày tâm tình Nhưng dù xuất hiện ở cương vị, điểm nhìn nào thì giọng điệu của người kể chuyện luôn là giọng cảm thương, chia sẻ với nhân vật của mình hay tự thương chính mình (khi người kế là một nhân vật kể về chuyện của mình)

Các sáng tác của Lý Biên Cương có sự chỉ phối bởi giọng điệu ấy bởi hầu hết các nhân vật chính trong truyện là những nhân vật có cuộc sống khó nhọc, gian khổ, có số phận éo le và chịu nhiều mất mát thương đau Họ là những người thợ gặp “những lần khó khăn khó lường, những chuyện mắc mớ trùng khắp, những đêm đi ca, những lần đau ốm, những bữa đói khơng đủ cơm gạo” [10, tr 836] nhưng vẫn hết lịng vì nghề nghiệp, vì mỏ, vì đất nước; họ là những người mẹ, người vợ, những người chồng, người cha, những cơ gái có số phận éo le, ngang trái, có cuộc đời sóng gió, bi

kịch, Viết về họ, Lý Biên Cương đã gửi gắm niềm cảm thương, chia sẻ chân thành

Trang 31

Lí giải về giọng điệu cảm thương, chia sẻ trong truyện của Lý Biên Cương, có lẽ, một phần cịn bởi những “đứa con tỉnh thần” của ông được “chắt từ nỗi đau và những bi kịch cuộc đời” [16] của chính nhà văn với quan niệm “tình người là quý nhất” Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Lý Biên Cương, đường như tắt cả các tác phẩm của ông đều có bóng hình ơng trong đó, “âm vang của ngơn từ ngữ nghĩa cứ bám riết vào từng đoạn đường đời thăm thắm nỗi gian truân của ông Mỗi câu mỗi chữ đều gợi lên ý tứ sâu sắc, và những nỗi buồn man mác” [16] Cũng bởi “Trời cho ông nhiều tài, đa tình đa mang lại luôn mang nặng cái tình, lại cứ phải đau đáu nỗi niềm, lại cứ phải canh cánh lo âu, lại cứ phải khắc khoải mong chờ, lại cứ trống vắng trong lòng nên mới khát khao, nên mới thương nhớ” [16] Vì vậy, giọng điệu cảm thương, chia sẻ trong sáng tác của Lý Biên Cương rất rõ nét

Giọng điệu cảm thương, chia sẻ của người kế chuyện được biểu hiện ở nhiều phương diện như cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng cú pháp, mơ típ hình tượng, sử dụng các biện pháp tu từ, cảm hứng cảm thương,

Trong các sáng tác của Lý Biên Cương viết về than, chúng tôi nhận thấy, giọng

điệu cảm thương, chia sẻ trước hết được bộc lộ qua cách sử dụng ngôn ngữ, nhất là

thứ ngôn ngữ của cảm giác Đó là thứ ngôn ngữ được lọc qua tâm lí nhân vật nên mang đậm màu sắc chủ quan, thứ ngôn ngữ được sống đậy từ những kí ức buồn thương da diết tạo cảm giác day đứt khơn ngi “Nhìn chung, ngơn ngữ Lý Biên Cương là ngôn ngữ tâm trạng, ngôn ngữ cảm xúc gần với ngơn ngữ thơ ca Có lẽ chính vì thế ta có cảm tưởng như tác giả rút ruột mình ra trong từng con chữ, trong từng câu cú Đọc văn anh, ta thấy anh rất thật, ta bắt gặp một Lý Biên Cương điềm tĩnh mà sâu lắng, nặng suy tư và ưu ái với đời, nhất là với bao cuộc đời truân chuyên

bất hạnh” [54, tr 89]

Trang 32

Trong truyện vừa Ngày ấy còn rừng rậm, ngudi ké chuyén là người trong cuộc, kể về nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của Ngân mà mình chứng kiến với những đấu ấn cảm xúc rất rõ: “Ví như chuyện tôi gặp những đoạn suối rừng bao quanh khu vực Bàng Đỏ Không hiểu sao lúc này tôi chợt nghĩ tới những tai hoạ Tôi ân

hận, sao khơng nói với ai, kể cả với Ngoãn Mình biết mình để bụng Lỗi không biết chừng nào Giờ day ké lai dan ấy, tơi vẫn day nghién mình vì những sơ hở khơng đáng

có” [10, tr 579] “Đêm, phía bờ bên, mỏ đốt đuốc giăng hàng tìm Những mảng đuốc chìm sáng trong mưa lắm tắm Những mảng sáng im lặng làm tôi đau đớn Chúng tơi tìm Ngân, cũng tiễn Ngân Lúc này em ở đâu? Đừng ú tim mọi người Em hãy hiện ra đi!” [10, tr 599] Nỗi ân hận, sự bàng hoàng, nỗi đau đớn của nhân vật “tôi” đã tạo nên giọng xót xa thương cảm và nó thâm vào cõi lòng người đọc

Trong truyện ngắn Đêm ấy vùng than ai thức, người kế chuyện quan sát thay “chỉ trong khoảnh khắc, trận bom đầu tiên đã làm một vệt dọc phá suốt thị xã than”

[10, tr 300] và sau đó là đoạn miêu tả hậu quả của bom thù đối với con người đất

Việt: “Hai ba này, đây hộ tắm bê tông này ra một chỗ với! Một bà cụ Cịn thoi thóp, may quát Yến đâu? Suyền sục chân vào đóng cát thấy cộm Hất nhẹ ra Yến ngồi xôm,

hai tay đặt lên đùi, mặt dại đờ Người bác sĩ bậm môi, khẽ lắc đầu Anh vuốt mắt lại cho bạn và din do ti man dé chị em cửa hàng chuẩn bị liệm” [10, tr 300] Hay đây là

cái chết “im lìm một thân một mình” của Người bán than rong qua câu chuyện do người kế chuyện là nhân vật “tôi” kế lại: “Mấy thằng mắt day dua xe, cái đêm trận đấu Vôn cúp khai mạc Cá độ được thua gì khơng rõ, dứt trận đấu, chúng rồ máy điên dại lao trên đường Đúng lúc thằng bé gị cơ đạp xe than Đứa đâm nó vỡ óc chết tại chỗ Nó đập đầu xuống đường, cấp cứu đến viện nhưng không kịp, chả trối trăng được lấy nửa câu” [10, tr 742] Tin đó khiến “đêm ấy, máy lần tôi thức giác, ngực bỏng rát như bị tiếng rao “than ơ” đập mạnh” [10, tr 742] Đó cũng là tâm trạng mỗi độc giả khi nghe kế về số phận mong manh của kiếp người trước bão tố cuộc đời, như kiếp người bán than rong kia chẳng hạn!

Trang 33

nguyên của cảm xúc từ lâu đã lặng tận đáy lòng: “Có lẽ lâu lắm, tơi không nghĩ về anh ấy Anh như cái bóng đè nặng vào cuộc đời tôi bao nhiêu năm, giờ cái bóng ấy đã bay đi Bay đi là thoát, nghĩ làm gì cho cực? Hơm nay tôi không nghĩ đến cũng khơng được” [10, tr 320]

Có khi ngôn ngữ người kề chuyện là sự cảm nhận về sự trừng phạt của cuộc đời với những sai lầm do mình tự gây ra của nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”: “Tôi ngơ ngác, khơng tin mình mắt hăn Ngữ Thì vẫn cịn đây, hơi ấm của bàn tay, của hơi thở Ngữ Tơi cảm rõ mình bị trừng phạt nặng Tôi sống với cuộc đời thế nào thi tat bi cuộc đời đáp lại đúng với cái giá mình thả nổi “Hĩm con” của tôi, chả lẽ tôi không thể chuộc lại lỗi lầm, chuộc lại chính con người mình?” [10, tr 687] Người kế chuyện như đắm chìm vào những xúc cảm nội tâm với nỗi dẫn vặt day dứt, nỗi băn khoăn khôn tả, nỗi đau đớn khôn cùng, sự bơ vơ của con người trước bao ngang trái cuộc đời khiến câu chữ như triu nặng, chat chứa tâm trạng con người trong nỗi xót xa day dứt

Giọng điệu cảm thương còn được thể hiện qua /ời nửa trực tiếp Hình thức lời

trần thuật của người kế chuyện nhưng nội dung lại là của nhân vật Người kế đã hoà vào cảm xúc, kí ức của nhân vật Vì vậy mà người kế đễ dàng thấu hiểu và sẻ chia những đau đớn trong tâm hồn nhân vật Trong 2 mưa bay ngang có đoạn: “Ngữ vội quay mặt Cô sợ, không dám nhìn bàn tay nọ Cái bàn tay kia đã dắt Ngữ leo khắp núi đồi quê hương đặt các lỗ min Cai bàn tay đã ơm ghì cơ, khi hố mìn bảy lăm tắn nỗ bung làm sập hắn một quả núi và cô ngây ngất trước vòng tay người đàn ơng cường tráng ghì tưởng gãy lưng Đận ấy, anh Nhận cịn cứu nó làm gì, sao khơng để em quật triệt hắn cái giống bạc tình? Đề hắn sống, giờ hắn về ám, hoá ra cái bóng của tội ác lúc

nào cũng đeo đẳng bên cạnh?” [10, tr 704] Ở đây, lời nhân vật đan xen hoà trộn lời kể, lời văn hướng vào nội tâm nhân vật, lột tả được những tâm tư thầm kín, tâm trạng

giằng xé đau đớn của nhân vật Lời kể toát lên giọng điệu vừa cảm thông vừa chia sẻ

với hoàn cảnh éo le của nhân vật Ngữ - một cô gái vì nhẹ dạ đã đánh mat sự trinh

trắng thời con gái với kẻ bạc tình nay lại phải bớt suất ăn của cả mẹ cả con cho chính

kẻ đã phụ bạc hai mẹ con Chuỗi bi kịch cứ đeo bám khiến nhân vật rơi vào vòng luấn

Trang 34

Điều này còn được thể hiện ở sự tiếp nối câu chuyện về cuộc đời của Hĩm con - Ngữ và anh chàng phó tiến sĩ Quý trong hai truyện: Giai điệu thành thị và Hạt mưa bay ngang

Lý Biên Cương thường viết về những cuộc hôn nhân bị đồ vỡ, những cô gái

“nhẹ dạ cả tin” bị lường gạt, những người đàn ông bị phụ bạc, những cảnh đời éo le, ngang trái bằng những lời văn đầy xót xa, xúc động

Tâm trạng băn khoăn, đau đớn của Luận trong Gắn bó một vùng lò cháy khi bị người yêu phụ bạc đúng lúc thử thách công việc đến với anh được người kẻ thấu hiểu: “Em có biết anh cực kì đau đớn, ngực bỏng rát vì nhớ, vì khơng ngờ, vì một sự thật

phũ phàng Không dé ý tới đường phó nhấp nhơ ổ gà Không đáp lại lời chào của bạn

thân quen Đầu óc lúc nào cũng hầm hập, cũng bừng bừng Cái tin Nhi bỏ đi yêu người khác, nó bỏng nhức ruột gan Luận” [10, tr 416] Và người kế chuyện cũng thấu hiểu nỗi đau đớn, tủi hỗ vô tận của Thuận Vũ khi không nghe lời dạy bảo của cha mẹ vội vướng vào chuyện tình duyên nên bị gã trai tên Sính họ Sở lừa tình ngay trong ngày cưới: “Thuận Vũ đứng như chết rồi, nước mắt vã ra Thuận Vũ cắn mơi khơng nói gì Trong xóm vắng bặt tiếng cười Thuận Vũ” [10, tr 765 - 766] An sau tâm trạng nhân vật là giọng văn ngậm ngùi, thương cảm của người kể

Trong truyện Chứ fò vò ấy bay đầu, người kể chuyện đã dé nhân vật ơng giám đốc xí nghiệp tự giãi bày về tâm trạng khó chịu và cũng là khó xử của mình trước việc cậu nhân viên láu cá đã “gài bẫy” thành công khiến vợ ông ta bị công an bắt vì tội “Lesbian” rồi anh nhân viên nọ lại ra nhận tội thay cho “vợ sếp”: “Tơi cũng rơi vào tình trạng khó xử, mình hất hắn đi thì muối mặt, mà để thì q ni ong tay áo Hận mãi sao lại kí nhận hắn từ mỏ khác về Ngày ngày va chạm hắn, lòng mình như có dằm cắm sâu Một thằng đầy những mưu toan, mình biết mười mươi mà vẫn bồ hòn

làm ngọt, vẫn phái cười nói, vẫn phải cảm ơn” [10, tr 755] Người kể chuyện đã thấu hiểu nghịch cảnh dở khóc đở cười đang xảy ra với nhân vật Đằng sau những lời giãi

Trang 35

Giọng điệu cảm thương, chia sẻ của người kể còn được thể hiện qua việc sử dụng những câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng Đỏ là một hình thức để bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng nhân vật cùng sự đồng cảm, xót xa của nhà văn Trong các sáng tác của mình, Lý Biên Cương đã sử dụng khá nhiều câu hỏi tu từ và đấu chấm lửng, tạo nên nét đặc trưng riêng Câu hỏi tu từ thường xuất hiện khi nhân vật phải tự đào sâu trong

tâm hồn mình, tự hỏi mình để hiểu mình, hiểu người và hiểu đời Nó có khả năng tái

hiện tự nhiên mọi diễn biến của thế giới nội tâm nhân vật, từ những băn khoăn, trăn trở đến nỗi xót xa, chán chường, tủi hồ, ngạc nhiên, Qua đó, cũng đồng thời bộc lộ cái nhìn yêu thương, trân trọng của nhà văn với nhân vật của mình

Trong truyện ngắn Ô vuồng than, những băn khoăn, day đứt của Vận khi anh phải đứng trước tình bạn và cơng việc chung của mỏ được người kế chuyện nói hộ bằng hàng loạt các câu hỏi tu từ: “Mình cũng nhỏ nhen? Còn cái phương án chạy tàu của mình liệu đã hồn chỉnh chưa? Có chỗ nào sơ hở, không lường hết? Thế Đảo quên mắt những ngày chúng mình bàn bạc hăng hái dọc đường Hai Bà Trưng? Đảo cũng quên những ngày thiêng liêng bám đội tự vệ trong năm chống chiến tranh Ních- xon?” [10, tr 306,311] Van lo lang cho bạn trước cách sống vị kỉ, cá nhân, “chân dài ngoài hơn chân trong”, trong khi cả tập thể đang cùng nhau xây dựng cuộc sống mới Giọng người kể chuyện hoà vào suy nghĩ của Vận để gợi sâu nỗi buồn, nỗi xót xa trước sai lam không đáng có của bạn Qua các câu hỏi tu từ, người kế chuyện đã thé

hiện sự thấu hiểu tâm trạng, cõi lòng nhân vật

Những câu hỏi tu từ trong truyện ngắn Máy tuần mưa dữ đã lột tả được những thắc mắc, ngạc nhiên và lo lắng của cô gái lần đầu tiên chứng kiến cách làm ăn trắng trợn của trưởng phòng lao động tiền lương: “Hăm lăm vé, bao nhiêu triệu? Vào mỏ,

mình phải mửa mật làm bao năm mới hồ vốn) Hay mình là em, họ coi trong nhà,

không cần giữ ý tứ? Anh Son liệu có hay, món tiền lo lót khổng lồ ấy, vợ anh phải

chạy chợ may trăm buổi?” [10, tr 779]

Trang 36

Trong nhiều truyện, Lý Biên Cương còn sử dụng dấu chấm lửng (đấu ba chấm) tạo được hiệu quả trong việc thể hiện giọng điệu chia sẻ, cảm thương của người kể chuyện Dấu chấm lửng có thể được dùng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu Khi xuất hiện ở cuối câu, dấu chấm lửng dùng để biểu hiện ý “còn nhiều sự việc, sự vật tương tự sự việc, sự vật đã liệt kê trong câu” Ở đây là diễn tả tâm trạng chưa thể nói hết

hoặc khơng, thể diễn tả thành lời của nhân vật

Chuyên vào điểm nhìn bên trong nhân vật, trong truyện ngắn 7a, nỗi nhớ con của ông già Hậu được thể hiện theo cách riêng: “ Có lẽ tơi khơng cịn sống với mình được nữa Tơi chờ mình đã lâu, giờ gặp mình thế này, tơi toại lịng rồi Mình ni con Thơm hộ tôi ” [10, tr 40] Mỗi lần nhớ tới con, ông lại nhớ tới những lời trăng trôi của người vợ trước khi mất Dấu chấm lửng cuối câu đã diễn tả tiếng thao thao dai dẳng của người ốm nặng, tạo giọng điệu thương cảm Hay khi ông nhớ về than cũng theo cách riêng gắn với cuộc đời và só phận những con người xung quanh ông: “Than là cái vệt nước đen ngòm giỏ dài trên mặt vợ ông, cái thúng than đầy è, lắc lắc trên đầu Than là khuôn mặt đen sạm của bó ơng, máu mặt loang lỗ bị mật thám mỏ đánh, khặc khè ốm mãi Than ” [10, tr 41] Còn bao nhiêu nỗi cơ cực cay đắng tủi hờn trong dòng suy nghĩ của ông Hậu khi nhớ về than gắn với những số phận bắt hạnh của vợ ông, của bố ông, của những người thân trong gia đình ơng và quê hương xứ sở ông được ấn chứa trong đầu chấm lửng kia Giọng văn vì thế trở nên bủi ngùi thương cảm

Trang 37

nhau, Giai điệu thành thị, Hạt mưa bay ngang, Ở nơi hòn than rửa sạch, Gắn bó một

vung lị cháy, Ngọn đèn .)

Đọc truyện của Lý Biên Cương, ta cũng bắt gặp một số hình ảnh là những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của vùng than Quảng Ninh, nỗi bật là mưa lũ và sóng gió vùng biển Nó góp phần bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của những con người nơi đây Những khó khăn, gian khổ trong lao động sản xuất, những đau thương mất mát hi sinh trong chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược, những thua thiệt trong cuộc đời, những nghịch cảnh éo le của con người vùng than hầu hết đều được diễn tả trong mối quan

hệ gắn bó với mưa, lũ và sóng gió biển khơi Chúng xuất hiện trong nhiều truyện, có

khi thể hiện ngay ở tiêu đề: Than con gái, Đêm mưa, Ngày ấy còn rừng rậm, Mùa lũ, Hạt mưa bay ngang, Máy tuần mưa dữ, Đêm ấy vùng than ai thức, Mắt và sóng

Với Ngoạn và Hà trong Than con gái thì mưa là sự khó khăn: “Mưa gì mưa mãi, cứ miên man dai dẳng hết buổi này sang buổi khác; vào nhà thì chớ, ra khỏi cửa

la khé vi mua rồi” [10, tr 17]; “Suốt ngày, trời cứ mưa day diết, mưa như có ai nói

chuyện đai đăng với mình” [10, tr 79] Cao hơn, với Phấn trong Máy tn mưa đữ, mưa khơng bình thường, nó đã trở thành “mấy tuần mưa dữ, dé vài năm rồi không đợt mưa nào dồn đập, ngập nước, kéo đài như năm nay” [10, tr 784] vì chính những ngày

mưa đó lại là lúc tai hoạ khủng khiếp dội lên đời cô, chỉ vì tờ giấy tiếp nhận vào làm

công nhân mỏ, và không ai khác, chính cơn mưa mịt mù ấy đã “như chia sẻ với cơ gái ngây thơ, xố nhanh những tì vét do ban” [10, tr 783] do tên trưởng phòng dén mat gây ra Cuộc sống đầy khó khăn, tủi hờn của mẹ con Ngữ cũng được sẻ chia trong cảnh Hạ mưa bay ngang [10, tr 688] Trong Ngày ấy còn rừng rậm thì con lũ cửa rừng chính là nơi gây tai hoạ nhưng cũng chính là nơi sẻ chia sự gian khổ, hi sinh của

con người với đất mỏ; sẻ chia tâm trạng thương nhớ một thời, một người của nhân vật

Trang 38

Với Suyền trong Đêm áy vùng than ai thức thì thiên nhiên vùng biển với sóng gió, với sắc biển đổi màu, với những ngày giông bão ln ln là tiếng nói của những tâm trạng, của những xúc cảm mạnh mẽ, gắn liền với nhân vật: “Cuộc đời anh là gì, nước và sóng Nước vịnh Hạ Long này, ai nhìn chả nức nở khen đẹp Ngoài đẹp, anh cịn thấy nó có tâm hồn Anh cam đoan nước vịnh biết vui buồn, biết hờn giận Anh

đếm chu kì sóng, tốc độ sóng, và biết từ xa tít biển khơi, biển đã hoặc đang bắt đầu nổi

giận Có lẽ cả vùng than này chỉ mỗi mình anh mê nổi những con số của sóng Cũng chỉ mỗi anh tần ngần trước các ngọn sóng, như một nghệ sĩ, lắng nghe tắm lòng của

biển dội về, lắng nghe khơng khác gì người yêu nhạc” [10, tr 293- 294] Nhân vật

đắm chìm trong suy tư và ý nghĩ, gắn liền với nước và sóng Thiên nhiên và con người như hoà nhập, chia sẻ cùng nhau

Qua những trang văn của Lý Biên Cương, chúng tôi nhận thấy, nhà văn đã

dành tắm long wu di cho nhiéu cuộc đời bắt hạnh, cho nhiều số phan chim noi long

đong mà đa số thuộc giới nữ Giọng điệu cảm thương, chia sé vi thé trở thành giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của ông Qua đó, nhà văn còn thể hiện một chủ nghĩa nhân văn truyền thống: “Hầu hết những con người này đều xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ, song lại sáng lên bao phẩm chất đáng quý Này đây, một bà mẹ vùng mỏ nghèo nàn, trong đêm giặc Mĩ oanh tạc, đã cứu một cháu gái bị bỏ rơi ở bến tàu rồi nuôi cháu trưởng thành (Đêm ấy vùng than ai thức) Nhiều số phận đắng cay, đầy nước mắt nhưng vẫn toát lên tỉnh thần lạc quan, yêu đời (Người bán than rong, Hạt mưa bay ngang, Ở nơi hòn than rửa sạch )” [54, tr 88]

1.2.2.2 Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ mạng khuynh hướng trữ tình ngợi ca Lý Biên Cương từng tâm sự với bạn văn về Tuyển fruyện viết về than “Đêm ấy vùng than ai thức”: “Tác phẩm đã hồn chỉnh, tơi đọc cũng sững sờ với chính mình, tại sao mình có thể viết về vùng đất nhiều đến thế, đủ loại con người đến thế, nhất là

không biết bao nhiêu các loại thợ Khi viết thì chỉ cắm cúi lia bút, tập hợp lại mới ngạc

Trang 39

với miền đất thợ thuyền nghiệt ngã mà không kém phần thơ mộng ấy đã tạo giọng điệu tâm tình, thủ thỉ trong những trang văn của Lý Biên Cương

Với tắm lòng yêu thương tha thiết vùng than và những người thợ mó, ơng đã viết nên những câu chuyện mang đậm giọng tâm tình gắn với đời sống của những

người thợ, của cuộc sống con người đất mỏ mà nhà văn mô tả Bởi với Lý Biên

Cương, ông “không ham chỉ tiết vụn vặt, không chạy theo phong trào mà cố gắng phát hiện vang sáng của tâm hồn, của đời sống nội tâm nhân vật” [54, tr 87] nên mỗi câu chuyện được viết ra như một lời tâm tình của nhà văn với độc giả: “Truyện ngắn Lý

Biên Cương là tiếng nói tâm tình của nhiều loại nhân vật: bác sĩ, kĩ sư, bộ đội và nhiều

nhất là công nhân ở nhiều lĩnh vực” [20, tr 157] “Thắm đượm trong từng trang viết là một tình cảm đôn hậu, đầm âm của những con người vốn đã quen với tiếng máy, tiếng búa nhưng vẫn còn đậm đà dư ảnh của ruộng lúa, vườn dâu Ấy là một thứ tình cảm thuỷ chung, trong trẻo, được sáng lên trong đời sống của những ngày lao động bình thường Có lẽ với tình u đó mà người cơng nhân đi trong cuộc đời dẫu còn cực nhọc, vắt vả, vẫn giàu lòng tin tưởng, nhân ái” [20, tr 151]

Điều đó trước hết được thể hiện ở cách kế chuyện hay lời nói của các nhân vật

mang đậm nét kiểu người lao động thôn quê: dân đã, bình dị, thật thà, chất phác, nghĩ sao nói vậy chứ khơng triết lí màu mè Đây là lời động viên của chị em với Hà trong Than con gái trước công việc đầy mới mẻ và khó khăn: “Cứ làm rồi khắc quen Hà ạ! Cơng việc có gì phức tạp đâu, nhận việc trên công trường này, chia người đi làm từng góc đường này, như việc nhà mình ấy” [10, tr 16] Với một người vốn nhút nhát, lại vừa trải qua bao sóng gió trong cuộc sống gia đình, nay lần đầu tiên đứng trước đám đông, lại được giao nhiệm vụ phụ trách tơ thì trách nhiệm và gánh nặng công việc trên vai người phụ nữ ấy quả không hề đơn giản Nhưng những lời động viên nhỏ nhẹ, thân tình của mọi người đã là nguồn cô vũ tỉnh thần to lớn khích lệ Hà hồn thành xuất sắc

cơng việc, vượt lên trên hoàn cảnh tội nghiệp có phần éo le của mình để tìm một chỗ

Trang 40

Hay như lời tâm sự của đôi bạn già trong Người đãi vàng vốn là người cơng nhân có cuộc đời trải qua hai chế độ mang đậm chất quê mùa thôn dã: “Tôi với ông Khoáng bên kia là đôi bạn con chấy cắn đôi Chúng tôi sống chung đến nay vị chỉ bốn mấy năm có lẻ” [10, tr 147] “Cho nên giờ được nghỉ hưu, tôi chỉ muốn ở mỏ Nơi này gắn bó đời tôi bao chuyện, tôi gặp nhà tôi cũng ở đây Con cháu chúng không hiểu

lịng mình, nay rước mai đón Tơi về q sao được, đời thợ mình, hỏi cái gì quý nhất?

Mỏ chứ cái gì khác, nhất là trong cảnh một thân một mình như tơi” [10, tr 162] Những lời tâm sự tưởng giản đơn nhưng lại là tâm huyết một đời người thợ từng vào sinh ra tử với mỏ, gắn bó với mỏ nên sống chết cũng vì mỏ Lẽ tự nhiên, nó phù hợp

với quy luật tâm lí của người đân quê Việt Nam, nhất là người cao tuổi Khi về già, họ

muốn gắn bó với nơi mà họ cho rằng đó là chỗ “chôn rau cắt rốn” của đời họ Qua những lời tâm tình của ơng già Khống, ta cịn thấy được sự bừng sáng trong phẩm

chất của người thợ, dù đói rét cơ cực, dù hoạn nan đau thương Đây là một phẩm chất

tốt đẹp có tính nhất qn ở người công nhân mà Lý Biên Cương đã phát hiện ra ngay từ những buổi đầu Truyền thống đó cịn được tiếp tục duy trì, phát huy ở những truyện sau này của Lý Biên Cương Giọng người kê chuyện vì vậy mang sắc thái ngợi ca rõ nét

Trong truyện Lý Biên Cương, nhiều khi, câu chữ ông dùng rất nhiễu khẩu ngữ,

như được viết ra trong cuộc trò chuyện thoải mái giữa bạn bẻ, người thân đã tạo nên

giọng điệu tâm tình dân dã, tự nhiên:

- “Tao cảm tắm lịng bó cháu lắm, Hảo à! Dạo cùng một trung đội, bố cháu bắt

bác phải học chữ Bác chối đây đầy: “Tôi là anh thợ lị nhọ đít, tơi cần gì chữ với nghĩa” Bồ cháu gạt phắt: “Anh này ăn nói hay gớm Anh không biết chữ, anh làm thế

nào giải phóng được anh, được nòi giống?” Thật trần đời tao bảo tao chém gỗ, tao làm bằng tay Bắt tao nhét chữ vào đầu, khổ hơn con vật, chữ cứ chuội đâu đâu” [10, tr 437]

Không chỉ vậy, ngay cả lối ngắt câu, xuống dịng phóng túng cũng tạo những dong xúc cảm tự nhiên, sinh động:

Ngày đăng: 30/10/2014, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w