Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
9,06 MB
Nội dung
I. TÊN ĐỀ TÀI ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ Đến thời điểm này công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, những tiện ích của nó ở tất cả các lĩnh vực đều đã được khẳng định. Hiện nay, ngành nào, lĩnh vực nào cũng đang đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với Giáo dục, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi ở các cấp học, bậc học trong những năm gần đây. Từ năm học 2007-2008 đến nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT trong toàn ngành. Thực hiện nhiệm vụ này, trong các năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Tam Kỳ đã chỉ đạo các trường tiểu học đẩy mạnh việc giảng dạy môn tin học tự chọn; triển khai việc kết nối, truy cập, khai thác internet; sử dụng tốt các phần mềm quản lý nhà trường và hệ thống thông tin quản lý giáo dục, cơ sở dữ liệu về học sinh, giáo viên; tổ chức phổ biến và động viên cán bộ giáo viên tham gia học tập tin học, khai thác, cập nhật thông tin, đóng góp cho mạng giáo dục các cấp, đặc biệt là cho website Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ, xây dựng website của trường, tích cực ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và hiệu quả giáo dục. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản trong các năm qua đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Nhà trường đã tham mưu với thành phố, thực hiện công tác xã hội hoá, đầu tư mua sắm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT. Đã động viên nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học tin học và ứng dụng tin học trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác giảng dạy. Kết quả đạt được trong công tác này là 100% học sinh lớp 3, 4, 5 của trường được học môn tin học, cán bộ, nhân viên sử dụng máy tính thành thạo trong công tác xử lý công việc chuyên môn, việc ứng dụng CNTT đối với giáo viên được thực hiện trong các tiết dạy hội giảng hoặc tổ chức sinh hoạt ngoại khoá. Kết quả như thế nhưng so với sự phát triển chung của giáo dục, kết quả trên vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành, nhất là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa được nhiều, công tác xây dựng website riêng cho trường gặp khó khăn. Chính vì thế, khi được giao nhiệm vụ về làm Hiệu trưởng, tôi đã quan tâm ngay đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin nêu một số biện pháp mà bản thân đã làm nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học từ tháng 3 năm 2010 đến nay, tại trường tiểu học Trần Quốc Toản. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Công văn số 9886/BGDĐT-CNTT ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2009-2010 có nội dung: Quán triệt Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được của "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin" trong năm học 2008 - 2009, tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2009 - 2010 nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường và công tác đào tạo nguồn nhân lực về CNTT. Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011 có ghi rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng Internet. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong ngành". Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 có nội dung 2 hướng dẫn về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và trong dạy học như sau: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên và nhân viên (CBGVNV) trong nhà trường. Khuyến khích sử dụng các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý CBGV, quản lý thư viện, quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu quản lí chung của ngành Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính. Các giáo án điện tử cần được xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và được sử dụng chung cho nhiều lớp. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển chọn tư liệu dạy học điện tử. Công văn số 4973/BGD ĐT-CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011 có một số nội dung hướng dẫn như sau: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sở-giáo-dục có thể là moet, tên sở, tên phòng. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Triển khai mô hình máy tính nhân bản (một CPU nối nhiều màn hình và bàn phím) nhằm tiết kiệm phí bản quyền phần mềm, phí bảo dưỡng phòng máy và tiết kiệm năng lượng điện. Nghiên cứu sử dụng màn hình tivi plasma, LCD cỡ lớn (50-85 inch) trong lớp học. Mục VII trong Công văn số 388/HD-PGD&ĐT ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 cấp tiểu học đã ghi rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học với 5 nội dung sau: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng vi tính cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà trường. Mỗi trường cần có giáo viên tin học làm nòng cốt trong việc bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin. Các trường cần trang bị phòng máy vi tính, thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lí và dạy học. Khuyến khích sử dụng phần mềm quản lí học sinh, quản lí đội ngũ, quản lí thư viện… Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học, khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính và sử dụng để giảng dạy; sưu tầm, tuyển chọn, tập hợp các tư liệu dạy học điện tử theo các môn học và theo chủ đề (phần mềm hỗ trợ dạy học; tranh ảnh minh hoạ các môn học, ) thành kho tư liệu dùng chung. 3 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học cần được thực hiện tích cực, có kế hoạch cụ thể, từng bước theo điều kiện của từng trường, không nên chạy theo hình thức, gây lãng phí, không hiệu quả. Phát huy tác dụng website, weblog của trường trong công tác quản lí, hỗ trợ dạy học và giới thiệu hình ảnh nhà trường với xã hội. Với các văn bản trên đã chỉ thị, hướng dẫn cho tất cả các đơn vị trường học tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Từ tháng 3 năm 2010 khi nhận nhiệm vụ là Hiệu trưởng của trường, tôi đã nắm bắt tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học tại trường. Như đã trình bày trong phần đặt vấn đề, nhà trường trong các năm qua có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Nhà trường đã tham mưu với thành phố, thực hiện công tác xã hội hoá, đầu tư mua sắm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT. Đã động viên nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học tin học và ứng dụng tin học trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác giảng dạy. Tại thời điểm này, trường có 28 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay, 2 máy chiếu Projector. Đội ngũ giáo viên trên 70% có chứng chỉ tin học, từ đầu năm học đến tháng 3 tổ chức được 27 tiết dạy có ứng dụng CNTT. 100% học sinh lớp 3, 4, 5 của trường được học môn tự học tự chọn. Cán bộ, nhân viên sử dụng máy tính thành thạo trong công tác xử lý công việc chuyên môn nhất là nhân viên kế toán, văn thư, y tế, thư viện thiết bị. Tuy nhiên, một số thực tiễn mà với trách nhiệm là Hiệu truởng tuy là mới về truờng có rất nhiều việc phải tập trung nhưng tôi vẫn dành nhiều thời gian cho công việc này. Thực tiễn phải quan tâm đó là: Thứ nhất là: Tuy đã tổ chức dạy tin học cho học sinh tại phòng tin học từ những năm trước nhưng đến năm học 2009-2010 do trường được đầu tư giai đoạn 3 nên một số phòng học phải tháo dỡ để xây dựng các phòng mới. Vì thế phòng tin học được dùng ưu tiên cho phòng học của lớp và gần 20 máy được xếp cất ở phòng truyền thống. Học sinh học tin học chỉ học lý thuyết chứ không được thực hành. Thứ hai là: Theo quy định của Phòng GD&ĐT chậm nhất đến ngày 10/4/2010, tất cả các trường tiểu học phải có trang web riêng. Đến thời điểm này, 11/13 trường tiểu học đã xây dựng thành công trang web của trường, chỉ còn 02 đơn vị là Tiểu học Trần Quốc Toản và Tiểu học Ngô Quyền chưa có. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT đã nhắc nhở. 4 Thứ ba là: Số giáo viên, số tiết dạy thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy được 27 tiết, so với trình độ đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như thế là quá ít, chỉ tập trung ở các tiết hội giảng còn bình thường rất ít giáo viên quan tâm đến công tác này. Số giáo viên có chứng chỉ tin học là trên 70% nhưng thực tế sử dụng thì rất hạn chế, đa số còn lúng túng khi sử dụng máy tính, và gặp nhiều khó khăn trong sử dụng máy chiếu Projector. Thư viện nhà trường chưa thiết lập được kho tư liệu bài giảng dùng chung. Với thực tiễn như trên, là người đứng đầu của đơn vị, tôi đã suy nghĩ tìm các biện pháp khắc phục và nỗ lực thực hiện để đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong toàn trường. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Nâng cao nhận thức trong CBGVNV về công tác ứng dụng CNTT Xác định rằng tất cả các công việc muốn có thành công thì việc đầu tiên cần làm là làm sao để tập thể CBGVNV nhận thức đúng về công việc mà họ sẽ thực hiện. Tôi đã triển khai quán triệt lại trong hội đồng sư phạm (HĐSP) các văn bản của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về những nội dung hướng dẫn và yêu cầu trong công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, trong giáo dục. Thông qua việc triển khai, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi phân tích thêm nhiều điểm tiện ích của máy tính, của bài giảng điện tử để CBGVNV có nhận thức đầy đủ về công tác này. Trong tổng kết cuộc thi "Đồ dùng dạy học (ĐD DH) tự làm và sản phẩm ứng dụng CNTT" của trường vào tháng 3 năm 2010, tôi đã phát biểu: Ban tổ chức biết rằng để có được những bài giảng đạt hiệu quả như trên, thời gian qua các thầy cô giáo đã phải mất rất nhiều công sức, thậm chí phải mất một số kinh phí nhất định. Các thầy cô phải mất nhiều giờ đồng hồ để vào mạng, để đi đến công ty thiết bị trường học, các nhà sách, tìm tư liệu cho bài giảng. Vài tiếng đồng hồ để sưu tầm tư liệu và có khi vài trăm ngàn để thiết kế một bài giảng có thể nói là quá nhiều nhưng nếu các thầy cô nghĩ rằng: bài giảng đó sẽ được nhân ra hàng chục bản, hàng trăm bản, hàng ngàn bản và hàng trăm, hàng ngàn hàng vạn học sinh sẽ được tiếp thu những bài giảng sinh động như thế thì chắc chắn 5 chúng ta sẽ thấy được hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả giáo dục của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Ít nhất qua Hội thi này mỗi thầy cô chỉ đem đến 1 hoặc 2 bài giảng nhưng với tinh thần giao lưu, chia sẻ mỗi giáo viên sẽ nhận được 77 bài giảng để có thể tham khảo, điều chỉnh, bổ sung và áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình. Đây chính là một kết quả lớn đạt được qua hội thi này. Tuy nhiên, hội thi cũng còn có một số hạn chế nhất định: trong một vài bài giảng giáo viên còn lạm dụng trong việc sử dụng tranh ảnh, đoạn phim, âm thanh (tiếng vỗ tay), đặt hiệu ứng xuất hiện, ; việc sử dụng phông chữ ở một vài bài giảng còn tùy tiện, có giáo án còn cài đặt những hình ảnh phụ làm rối bố cục và phân tán sự tập trung của học sinh; trong phần thiết kế các hoạt động ở một vài thiết kế việc ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học còn chưa được thể hiện rõ nét, một vài giáo viên chưa khai thác tốt tác dụng của kênh hình. Cần lưu ý kênh hình phải được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Các thầy cô cần tránh nhầm lẫn khái niệm giáo án điện tử là các bài trình chiếu Powerpoint. Cần xác định CNTT là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nên hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách thức sử dụng của giáo viên. Từ đó giáo viên cần tránh lạm dụng CNTT, gây phản tác dụng như không lựa chọn kỹ nội dung trình chiếu, thời gian trình chiếu quá nhiều, trình chiếu với âm thanh ồn ào và với chữ viết có mầu sắc loè loẹt, với chữ chạy nhảy mang tính biểu diễn kĩ thuật không cần thiết và kích thước chữ quá nhỏ. Các thầy cô chú ý: máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của giáo viên. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, Vì vậy nhân tổng kết này tôi đề nghị các thầy cô giáo cần chú ý đến đặc trưng môn học, nội dung của từng bài cụ thể để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Và trong bất cứ hình thức dạy học nào người giáo viên cũng đều là nhân tố quyết định sự thành công của tiết dạy, máy tính có hiện đại đến đâu cũng chỉ là những đồ dùng dạy học tiện ích hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng chứ không thể thay thế được vai trò của thầy cô giáo. Bên cạnh đó tôi cũng giới thiệu về Thư viện trực tuyến violet, về website, tiện ích của website để CBGVNV có nhận thức đầy đủ về công tác này. 2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ 6 Muốn ứng dụng CNTT thì có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện cần để đảm bảo cho việc này được triển khai thực hiện, nếu không tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Xác định được vị trí của điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị có tầm quan trọng có tính quyết định để thực hiện được công tác ứng dụng CNTT. Ngay từ khi bước về trường, tôi đã quan tâm sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất phù hợp để khai thác tối đa số trang thiết bị hiện có. Thấy rằng gần 20 máy vi tính xếp cất mà học sinh thì không được thực hành trên máy tính. Tôi tự thấy như thế là chưa phát huy hết tác dụng của các phương tiện dạy học. Tôi khảo sát toàn bộ các phòng học, phòng làm việc hiện có của trường. Lúc này công trình 8 phòng học mới vừa được bắt đầu xây dựng nên vẫn thiếu phòng. Sau khi suy tính, tôi quyết định sử dụng phòng giáo viên ở khu hiệu bộ để làm phòng tin học dạy học sinh thực hành. Tuy cũng có một số ý kiến nêu ra là sử dụng như vậy thì giáo viên không còn phòng họp, nghỉ ngơi, xem lịch công tác hàng tuần, …. Rồi thì học sinh học ở khu hiệu bộ (vì phòng này ở khu hiệu bộ) làm ảnh hưởng đến công việc của cán bộ, nhân viên tại khu này, một số vấn đề nề nếp có ảnh hưởng, … Đúng đó là các điểm hạn chế khi sử dụng phòng giáo viên làm phòng tin học. Nhưng ưu điểm của quyết định này là gì, tôi đã phân tích rõ. Đó là học sinh của trường được học tin học với máy tính, được thực hành tin học với máy tính, chất lượng học tin sẽ cao hơn, các em sẽ ham thích môn học này hơn. Đó là kết quả vô cùng quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường và quyết định cho thành công trong công tác nâng cao chất lượng dạy học tin học và bồi dưỡng đội tuyển tin học tham gia dự thi các cấp. Thấy rõ điểm ưu và hạn chế, tôi đã thực hiện quyết định đó. Bên cạnh đó để khắc phục các điểm hạn chế, tôi đã có các biện pháp cụ thể: sử dụng Nhà đa năng làm phòng giáo viên, phòng họp để tổ chức các cuộc họp HĐSP; giáo viên không xem được lịch thì tôi cho sao gửi lịch công tác về tổ, niêm yết tại bảng thông báo để tất cả CBGVNV đều có thể xem được. Năm học 2010-2011, ngành tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Tôi tiếp tục dành nhiều thời gian tập trung cho công tác này. Ngay từ đầu năm học, theo hướng dẫn của ngành và thực tế của trường, tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT một 7 cách toàn diện, đề câp đến tất cả các nội dung để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trong đó quan tâm nhiều đến việc đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác này (Phụ lục 1: Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2010-2011). Xác định được những nội dung trọng tâm của công tác ứng dụng CNTT. Mặt khác thấy được những hạn chế của giáo viên trong việc sử dụng máy chiếu Projector. Ngay từ đầu năm học bằng nguồn kinh phí huy động trong phụ huynh học sinh, với sự tham mưu của các bộ phận, tôi đã đầu tư 2 phòng học ứng dụng CNTT, mỗi phòng ngoài bàn ghế và các thiết bị như một phòng học thông thường, được đầu tư các thiết bị tin học đó là: một màn hình ti vi sam sung 42inch, một CPU, bàn phím và một bộ loa. Ngoài ra, tìm hiểu từ các đơn vị trong tỉnh, như Trường Tiểu học Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, Tiểu học Nguyễn Công Sáu, huyện Đại Lộc, tôi được biết các đơn vị này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp cho một Bảng tương tác thông minh từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu. Tôi tích cực tham mưu với ngành và đến nay trường tôi cũng sắp được nhận một Bảng tương tác thông minh như thế. Với kế hoạch cụ thể, tranh thủ các nguồn lực, tôi đã đầu tư điều kiện CSVC, trang thiết bị cần thiết đáp ứng cho công tác ứng dụng CNTT tại trường. 3. Phát huy năng lực đội ngũ, huy động sức mạnh tập thể tham gia vào công tác này Chúng ta đã biết rằng: Trong các nguồn lực của sự phát triển giáo dục (đội ngũ CBGVNV, cơ sở vật chất - trang thiết bị, nguồn kinh phí hoạt động, truyền thống của đơn vị, hiệu lực lãnh đạo quản lý) thì đội ngũ CBGVNV giữ vai trò quyết định. Một tập thể đông sẽ là một tập thể mạnh nếu người lãnh đạo biết phát huy khả năng của các thành viên trong tập thể. Việc xây dựng trang web riêng cho trường là một việc rất khó: khó ở mặt kỹ thuật, khó ở xây dựng nội dung, khó ở công tác duy trì hoạt động, … Với Trường Tiểu học Trần Quốc Toản việc xây dựng trang web riêng đã được quan tâm, Lãnh đạo trường đã yêu cầu các giáo viên tin học tập trung và sau đó giao việc trực tiếp cho một giáo viên tin học từ tháng 9 năm 2009 và hạn định thời gian đầu tháng 03/2010 là ra mắt website của trường. Tuy nhiên do nhiều lý do mà đến thời điểm đó, thầy giáo tin học vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Khi về nhận nhiệm vụ tại trường, tôi đã làm việc với thầy giáo, tìm hiểu, động viên và đồng thời cung cấp thêm một số ý tưởng để thầy tiếp tục nghiên cứu. Thế nhưng sau một thời gian, thầy giáo báo cáo là vẫn chưa làm được. Bấy giờ đã là thời điểm cuối tháng 4/2010. Tôi vô cùng lo lắng. Trước đó, một số bộ phận và Ban đại diện Cha mẹ học sinh cũng đề xuất ý là thuê các nhà chuyên nghiệp để xây dựng website riêng cho trường. Và đó là cách nhanh nhất để trường có thể hoàn 8 thành nhiệm vụ này. Tôi suy nghĩ và tìm biện pháp. Thuê nhà chuyên nghiệp làm thì phải tốn kinh phí. Điều này, tôi thử trao đổi với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Ban đại diện đồng tình hỗ trợ để nhà trường thực hiện nhiệm vụ này. Như vậy là khó khăn về kinh phí được tháo dỡ. Tôi có phần đỡ lo hơn. Về mặt nội dung, tôi tranh thủ sự góp ý của một số CBGV để phác thảo ra một giao diện ban đầu của trang web, có phần ổn ổn. Thế nhưng tôi vẫn chưa quyết định mà tiếp tục suy nghĩ: tôi tự đặt ra tình huống: thuê làm xong rồi, nội dung ban đầu là thế nhưng theo thực tế của nhà trường, theo từng thời điểm mình muốn thay đổi nội dung thì sao? Lại phải thuê tiếp! Như thế thì thật phức tạp: thời gian liệu họ có đáp ứng (họ đâu chỉ làm một việc này); kinh phí lại phải tiếp tục, … Tôi lại thấy chưa ổn. Tôi tìm hiểu việc xây dựng weblog của các đơn vị bạn. Tôi được biết có một số trường; người xây dựng weblog không phải là giáo viên tin học mà là thầy giáo dạy mỹ thuật (Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng) hoặc là một giáo viên dạy các môn học khác và nhiều trường cũng tự làm việc này mà không phải thuê mướn bên ngoài. Thế là tôi suy nghĩ đến đội ngũ, tôi tự nghĩ tại sao mình cứ phải giao cho giáo viên tin học mà không nghĩ đến các thầy cô khác? Các trường khác số lượng giáo viên ít hơn nhưng vẫn có thầy cô làm được, trường mình với hơn 70 CBGVNV chắc cũng sẽ có người làm được! Nếu như người của trường làm được thì thật là thuận tiện. Hãy thử kêu gọi nội lực và phát huy tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Thế là tôi quyết định huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường. Tôi phát động cuộc thi xây dựng trang web riêng cho trường. Tôi cung cấp một số ý tưởng về nội dung: những chuyên mục cần xây dựng để tạo ra giao diện chung của weblog, những thông tin đăng tải hàng tuần, … và động viên tất cả CBGVNV tham gia và kể cả người thân của CBGVNV góp sức. Cuộc thi chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày, có 2 giáo viên và 1 nhân viên hưởng ứng. Đến ngày 05/4/2010 là hạn nộp chỉ có 01 weblog của cô nhân viên y tế Phạm Thị Thái tham gia còn hai cô giáo chưa hoàn thành. Tuy số lượng hết sức hạn chế nhưng cũng thật phấn khởi: bài dự thi này đạt được các yêu cầu đặt ra của cuộc thi. Một phác thảo ban đầu về weblog của trường khá ấn tượng và bài dự thi này chính thức đạt giải và trở thành weblog của nhà trường. Thế là từ phác thảo ban đầu, tôi thành lập hội đồng tư vấn xây dựng nội dung weblog của nhà trường và quyết tâm đến ngày 10/4/2010 (hạn chót mà Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường hoàn thành việc xây dựng website) sẽ cho ra mắt. Với sự cố gắng nỗ lực của người xây dựng, sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong Hội đồng tư vấn; đến ngày 10/4/2010 trang web của trường với địa chỉ http://violet.vn/th-tranquoctoan-tamky-quangnam đã chính thức ra mắt. Tất cả các chuyên mục của trang chủ đều có thông tin và hình ảnh. (Phụ lục 2: 9 Trang chủ weblog những ngày đầu). Và dần dần vừa hoạt động vừa điều chỉnh, chúng tôi thêm bớt, thay đổi đến nay weblog của trường đã cơ bản ổn định ở baner, giao diện hoạt động bao gồm: mục thông báo, lịch công tác tuần, thực đơn bán trú, thông tin về nhà trường, thông tin tổng hợp, mục giúp em tiến bộ, thử tài cùng bạn, sản phẩm của em, dành cho giáo viên, giới thiệu sách, sáng kiến kinh nghiệm, bài giảng, hộp thư góp ý, … cùng các liên kết website, liên kết trang web về các cuộc thi dành cho học sinh do các cấp phát động. (Phụ lục 3: Trang chủ weblog hiện nay). Như vậy là tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng weblog của trường Như đã nói ở phần cơ sở thực tiễn. Hạn chế trong công tác ứng dụng CNTT tại trường còn là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của đội ngũ vẫn còn rất hạn chế, thư viện nhà trường chưa thiết lập được kho tư liệu bài giảng dùng chung. Đây cũng là khó khăn đặt ra cho hiệu trưởng. Trong khi phong trào ứng dụng CNTT đang được nhiều trường hưởng ứng rất tích cực và đạt được những kết quả rất cao. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là trường trọng điểm, có điều cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học khá đầy đủ và đã từng là đơn vị đầu tiên của thành phố Tam Kỳ tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy học. Thế nhưng thời điểm này, số giáo viên, số bài giảng điện tử còn quá hạn chế, chỉ có 27 bài giảng từ đầu năm học đến tháng 3/2010. Tôi tìm hiểu nguyên nhân từ các cô giáo Phó Hiệu trưởng, từ các giáo viên thì được biết: số giáo viên tự thiết kế được bài giảng điện tử chỉ có khoảng 10 cô, tự bắt máy và sử dụng máy chiếu khoảng 5 cô, số giáo viên biết khai thác mạng violet để chia sẻ tư liệu giảng dạy cũng rất ít. Các cô trình bày là để dạy ứng dụng CNTT khâu chuẩn bị phức tạp, xây dựng giáo án tốn nhiều công sức, việc bắt máy, chuẩn bị màn hình vừa khó vừa nặng nhọc nên nhiều khi cũng không có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện công tác này. Tôi hiểu và thông cảm với các thầy cô giáo. Vì thật ra, các thầy cô không chỉ có một nhiệm vụ này mà còn có bao nhiêu việc phải lo khác nữa. Vì thế tôi vạch ra kế hoạch để từng bước tháo gỡ khó khăn trong công tác này. 10 [...]... kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm và kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3 Điều quan trọng là các chỉ số về chất lượng của 2 nội dung này trường đều được các đoàn kiểm tra đánh giá đạt và vượt chuẩn ở tỉ lệ rất cao VII KẾT LUẬN Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được, tôi thấy rằng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo... quan: 1 Về thực hiện ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học Công tác này diễn ra tích cực ở tất cả các tổ chuyên môn, ở mỗi CBGVNV nhà trường Đặc biệt là đã kích thích được tất cả đội ngũ giáo viên quan tâm đến công tác này 13 Giáo viên Mỹ thuật với tiết dạy ứng dụng CNTT Giáo viên Âm nhạc với tiết dạy ứng dụng CNTT Nếu như trong năm học 2009-2010 chỉ có khoảng 30 bài giảng ứng dụng CNTT được thực... dục toàn diện cấp tiểu học, người hiệu trưởng ngoài việc có nhận thức đúng về ứng dụng CNTT, có am hiểu về CNTT, say mê, hứng thú với công tác này thì phải thực hiện tốt các nội dung sau: 1 Phải có biện pháp nâng cao nhận thức trong CBGVNV về công tác ứng dụng CNTT Phải làm cho mỗi CBGVNV có những hiểu biết cơ bản về tin học, về ứng dụng CNTT, về những tiện ích của CNTT trong dạy học 2 Tập trung đầu tư... đầu tư xong 2 phòng ứng dụng CNTT Tôi dành 1 tiết để cho giáo viên tin học hướng dẫn cách sử dụng máy tính màn hình tivi, cách diệt vi rút, cách sử dụng phòng Để tránh chồng chéo và ghi lại được kết quả sử dụng, tôi cho lập sổ đăng ký sử dụng phòng CNTT Mỗi giáo viên sử dụng phòng ứng dụng CNTT phải đăng ký sử dụng trước từ 1 đến 2 tuần (Phụ lục 7: Sổ đăng ký sử dụng phòng ứng dụng CNTT) Thời gian... em học sinh, khi được hỏi: Em thích học ở phòng nào hơn, phòng học của lớp hay phong ứng dụng CNTT ? Hầu như tất cả các em đều trả lời là thích học ở phòng ứng dụng CNTT hơn ở phòng học lớp mình Hỏi tiếp các em thích hơn ở điểm nào thì đa số học sinh đều bảo rằng vì học ở phòng ứng dụng CNTT được "xem ti vi to", cô dạy có nhiều hình ảnh đẹp và có khi còn được xem phim nữa 14 Trong kế hoạch năm học. .. giáo viên tin học mỗi khi sử dụng máy Mỗi tiết dạy ứng dụng CNTT chúng tôi thấy dễ dàng tìm kiếm tranh ảnh, tư liệu, xây dựng hệ thống bảng phụ để giảng dạy và tiết kiệm được nhiều thời gian cho các thao tác sử dụng nên thời gian rèn kỹ năng cho học sinh được nhiều Việc thực hiện dạy học theo phương pháp tích cực dễ dàng thực hiện hơn Và qua dự giờ kiểm tra chuyên môn, tất cả các tiết dạy có ứng dụng CNTT... hiện được bao nhiêu tiết dạy ứng dụng CNTT và cô thấy việc dạy ứng dụng CNTT thế nào, có gì ưu điểm, hạn chế? Tất cả giáo viên đều nói rằng: bây giờ chúng tôi rất thích dạy các bài giảng ứng dụng CNTT vì chúng tôi thấy rất tiện tích Các tiết dạy mà có thể ứng dụng CNTT chúng tôi đều cố gắng thiết kế rồi cùng chia sẻ với nhau để dạy Chúng tôi đã chủ động hoàn toàn trong việc giảng dạy mà không cần đến sự... trẻ học tập 100% giáo viên đã thực hiện dạy học ứng dụng CNTT Nhiều CBGVNV đã bước đầu biết viết tin, bài, chụp ảnh để đăng tải trên website của trường, của Phòng GD&ĐT 15 Hiện nay, để sử dụng bảng tương tác thông minh mà Sở GD&ĐT Quảng Nam sẽ cấp cho trường, tôi đã giao nhiệm vụ cho giáo viên tin học, quản trị mạng nghiên cứu cách sử dụng và thiết kế hoạt động ngoại khoá về giáo dục an toàn giao thông. .. phòng ứng dụng CNTT, muốn thực hiện dạy ứng dụng CNTT giáo viên chỉ cần đưa học sinh lên phòng, khởi động máy như là máy tính để bàn rồi tiến hành dạy Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho đội ngũ Tôi không tổ chức bồi dưỡng tập trung mà với phương châm: "người biết rồi hướng dẫn cho người chưa biết, người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít" Nếu ai gặp khó khăn, "tổ hỗ trợ tin học" ... còn được xem phim nữa 14 Trong kế hoạch năm học đặt ra chỉ tiêu về ứng dụng CNTT là trong năm học, mỗi giáo viên thực hiện giảng dạy ít nhất 09 tiết dạy, giáo viên giỏi là 18 tiết, chỉ tiêu này đến nay, 100% giáo viên chủ nhiệm đã đạt được 2 Về duy trì hoạt động weblog hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy học Kết quả đạt được trong công tác này có thể nói là niềm tự hào của các thầy cô giáo của nhà . việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin nêu một số biện pháp mà bản thân đã làm nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học từ. I. TÊN ĐỀ TÀI ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ Đến thời điểm này công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, những tiện ích. rất cao. VII. KẾT LUẬN Từ thực tiễn đã làm và kết quả đạt được, tôi thấy rằng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp tiểu học,