Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 27 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Tuần dạy: 14 Ngày dạy: 14/11/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội. • Biết Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm. • Biết hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ nên vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt. 2. Kĩ năng : • Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. • Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư. 3. Thái độ : • Ý thức bảo vệ môi trường biển, bảo vệ và phát triển rừng. II. TRỌNG T Â M : Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. III. CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TR Ì NH : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng : 2.1. Xác định trên bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ các trung tâm công nghiệp của vùng và nêu chức năng của chúng ? 2.2. Các cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Lào ở vùng Bắc Trung Bộ là: a. Lao Bảo - A Lưới - Cầu Treo - Khe Sanh. b. Nậm Cắn - Cầu Treo - Lao Bảo - Cha Lo. c. Lao Bảo - Cầu Treo - Khe Sanh - Nậm Cắn. d. Cầu Treo - Khe Sanh - A Lưới - Cha Lo. 2.1. (9 điểm). - Thanh Hoá… - Vinh… - Huế… 2.2. (1 điểm). - b. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Nhiều nhận dịnh cho rằng, Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi diễn ra sự hội nhập của hai nền văn hoá Việt – Chăm, vùng còn là hình ảnh thu nhỏ Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 của Việt Nam, có những nét chung với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động 2: • Giáo viên giới thiệu toàn bộ ranh giới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. • Dựa vào hình 25.1, xác định vị trí và giới hạn của vùng ? Đông: biển Đông với 2 quần đảo lớn. Tây: Lào và Tây Nguyên. Bắc: Bắc Trung Bộ. Nam: Đông Nam Bộ. • Xác định các tỉnh thành, các đảo và quần đảo trong vùng trên bản đồ tự nhiên ? • Vùng có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế và quốc phòng ? Hoạt động 3: GD BVMT • Quan sát hình 25.1, cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? • Tìm trên bản đồ: Vịnh Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh ? Các bãi tắm và các điểm du lịch nổi tiếng ? • Bằng kiến thức đã học và hiểu biết, cho biết khí hậu của vùng có đặc điểm như thế nào ? (nhiệt đới gió mùa cận xích đạo). • Vùng có điều kiện gì để phát triển kinh tế biển và du lịch ? (Nhiều sông, vùng nước mặn và lợ ven bờ, một số đảo nhiều tổ yến…) Trong quá trình đó chúng ta phải chú ý vấn đề gì ? (bảo vệ môi trường biển). • Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh Nam Trung Bộ ? Lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước. Bão lũ về mùa mưa. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ phát triển do cồn cát di động dưới tác dụng của gió. Tại hội nghị quốc tế và sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội, 9/2004), một số nhà khoa học đã cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, trong khi chờ đợi nghiên cứu thì bảo vệ và phát triển rừng là giải pháp bền vững nhất. Hoạt động 4: • Qua bảng 25.1, nhận xét về sự khác biệt trong phân bố I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Một dải đất nhỏ hẹp. Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với biển Đông. Có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế giữa Bắc - Nam, nhất là Đông - Tây, đặc biệt về an ninh quốc phòng. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Đồng bằng phía đông hẹp bị chia cắt bởi nhiều dải núi đâm ngang ra biển. Núi và gò đồi phía tây. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. Khí hậu khô hạn nhất nước ta. Có thế mạnh đặc biệt về kinh tế biển và du lịch. Thiên tai gây thiệt hại lớn. Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu hướng mở rộng. III. Đặc điểm dân cư, xã hội: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và đồi núi phía tây ? • Dựa vào bảng 25.2, nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở vùng so với cả nước ? • Xác định các di tích văn hoá lịch sử được công nhận là di sản văn hoá thế giới ? đông của vùng. Đời sống các dân tộc vùng núi phía tây còn nghèo khó. Tài nguyên du lịch nhân văn: phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 4.1. Xác định vị trí và giới hạn của vùng qua bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? 4.2. Vì sao ngành đánh bắt hải sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển ? a. Đây là vùng biển cạn, dễ đánh bắt gần bờ. b. Dân địa phương có truyền thống đánh bắt và chế biến hải sản. c. Có nhiều bãi cá, bãi tôm gần bờ dễ đánh bắt. d. Tất cả đều sai. Đáp án: 4.2 (a + b + c). 5. Hướng dẫn học sinh tự học : • Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 94 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2, 3 trang 35 và 36 - Tập bản đồ Địa lí 9. • Chuẩn bị bài 26: “Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” (tiếp theo): - Trong công cuộc đổi mới, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những bước tiến như thế nào ? - Nông nghiệp gặp phải những khó khăn nào ? - Ngoài đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, người dân của vùng còn có những nghề gì đặc biệt ? - Các thế mạnh về kinh tế của vùng là gì ? V. RÚT KINH NGHIỆM : Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 27 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Tuần dạy: 14 Ngày dạy: 14/11/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn. sinh tự học : • Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 94 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2, 3 trang 35 và 36 - Tập bản đồ Địa lí 9. • Chuẩn bị bài 26: “Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” (tiếp. hai nền văn hoá Việt – Chăm, vùng còn là hình ảnh thu nhỏ Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 của Việt Nam, có những nét chung với lịch sử phát triển kinh tế của