Chẳng hạn, đối với tổng sản phẩm xã hội, xét về mặt hiện vật, nó bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; xét về mặt giá trị, nó biểu hiện ở số lượng tiền tệ + Quy mô và t
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
*********************
NGUYỄN VĂN THẮNG
HỎI - ĐÁP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC
- LÊ NIN
(Dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị
kinh doanh)
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn học quan trọng trong hệ thống các môn khoahọc lý luận Mác - Lênin Việc nghiên cứu, học tập môn học Kinh tế chính trị Mác - Lêninkhông những cần thiết cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng mà còn rất cần cho cácnhà quản lý kinh tế, các nhà sản xuất kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế và mọi đốitượng trong xã hội
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị Mác Lênin cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xuất bản
-cuốn Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng)" Giáo trình này tiếp
tục được tái bản nhiều lần trên cơ sở có sửa chữa, bổ sung nội dung quan điểm mới quacác kỳ Đại hội của Đảng
môn Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (Dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh), nhằm trang bị cho sinh viên
những nội dung cốt lõi nhất của môn học
Hệ thống các câu Hỏi - Đáp được biên soạn theo trình tự các câu hỏi trong cuốn "Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng)" của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Nội dung các câu Hỏi - Đáp đảm bảo tính khoa học, hệ thống, súc tích và côđọng Cuốn sách còn có sự bổ sung nhiều vấn đề lý luận mới từ Đại hội lần thứ XI củaĐảng mà giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa kịpcập nhật, bổ sung Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, hạn chế Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc đểcuốn Hỏi - Đáp này ngày càng hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau
Huế, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Trang 3Trả lời:
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong nhữnggiai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người Kinh tế chính trị ra đời và trở thànhmột môn khoa học độc lập vào thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Năm 1615, nhà kinh tế học người Pháp A.Môngcrêchiên lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ
"kinh tế chính trị" và đánh dấu sự ra đời của môn khoa học này Từ đó cho đến nay, kinh
tế chính trị hình thành và phát triển thông qua các học thuyết kinh tế:
* Chủ nghĩa Trọng thương (giữa thế kỷ XV - giữa thế kỷ XVII)
Chủ nghĩa Trọng thương ra đời ở Anh, sau đó là Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ ĐàoNha, Hà Lan vào giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII Chủ nghĩa Trọng thương lànhững tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong bối cảnh chế độ phongkiến bắt đầu tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời đang chuyển từ nềnkinh tế hàng hóa giản đơn sang nền kinh tế thị trường Đây là thời kỳ tích lũy nguyênthủy tư bản Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa Trọng thương là lĩnh vực lưu thông, lấytiền làm tiêu chuẩn đo lường sự phát triển giàu có của mỗi quốc gia Họ không biết đếnquy luật kinh tế mà chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào quyền lực của nhà nước.Đại biểu tiêu biểu của trường phái này là Uyliam Staphot (1554-1612), Tômat Mun(1571-1641) ở Anh; A.Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe (1618-1683) ở Pháp Chủnghĩa Trọng thương chỉ xem xét hiện tượng bên ngoài mà chưa nghiên cứu bản chất bêntrong, chỉ thấy được vai trò của lưu thông mà chưa thấy được vai trò của sản xuất nên khinền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) có sự phát triển cao hơn đã làm cho những quanđiểm của chủ nghĩa Trọng thương trở nên lỗi thời và xuất hiện lý thuyết kinh tế mới tiến
bộ hơn thay thế
* Chủ nghĩa Trọng nông (giữa thế kỷ XVIII)
- Vào giữa thế kỷ XVIII, sự phát triển kinh tế ở Tây Âu đã có những thay đổi căn bản
Ở Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu, ở Pháp công trường thủ công đã tạo rađược những ưu thế của nó trong sự phát triển, do vậy việc dùng thương mại để bóc lộtthuộc địa, để trao đổi không ngang giá đã mất ý nghĩa nên quá trình nghiên cứu kinh tế đãchuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất
- Ở Pháp, do sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô cao
và nhiều thứ thuế khác; thêm vào đó chính sách kinh tế của Cônbe đã đẩy nước Pháp đếncuộc khủng hoảng, đời sống nông dân khổ cực, nông nghiệp suy đồi Yêu cầu đặt ra chonước Pháp lúc bấy giờ là phải phục hồi và phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp Trướcyêu cầu đó, chủ nghĩa Trọng nông đã ra đời nhằm giải phóng kinh tế nông nghiệp củanước Pháp thoát khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu tưbản chủ nghĩa
- Quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Trọng nông thể hiện ở việc phê phán chủnghĩa Trọng thương về của cải Họ cho rằng sự phồn thịnh của quốc gia biểu hiện ở sốlượng nông sản phẩm mà nhờ đó thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội; nông nghiệp làngành kinh tế duy nhất tạo ra của cải và sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông
Trang 4nghiệp Họ ủng hộ việc sản xuất nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa, bác bỏ sự canthiệp của nhà nước vào kinh tế, đòi tự do mậu dịch, tự do cá nhân, quyền bất khả xâmphạm đối với chế độ tư hữu Lần đầu tiên việc nghiên cứu tái sản xuất xã hội được thểhiện trong "Biểu kinh tế" của Phơrăngxoa Kênê
là những tư tưởng thiên tài của thời kỳ đó
- Tuy nhiên, chủ nghĩa Trọng nông cũng còn nhiều hạn chế như: chỉ coi nông nghiệp
là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có mà chưa thấy vai trò của sản xuấtcông nghiệp; chưa thấy mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông; đã nghiên cứu chủ nghĩa
tư bản nhưng chưa phân tích được các phạm trù kinh tế như hàng hóa, giá trị, tiền tệ, lợinhuận
- Đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa Trọng nông là Phơrăngxoa Kênê (1694-1774);Tuyếcgô (1727-1771)
* Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
- Cuối thế kỷ XVII, ở Anh và Pháp các công trường thủ công trong công nghiệp vànông nghiệp phát triển mạnh mẽ, kinh tế chính trị tư sản cổ điển xuất hiện Ở Anh, mởđầu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển là Uyliam Pétty (1623-1687) rồi đến Ađam Xmít(1723-1790) và kết thúc ở Đavít Ricácđô (1772-1823) Ở Pháp là Giăng Batixơ Xây(1767-1823)
- Các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lưuthông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đặt ra Họ đã xây dựng được một hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Họ đã áp dụng phương pháp trừu tượng hóa khoahọc khi nghiên cứu các mối liên hệ bên trong để vạch ra bản chất và quy luật phát triểncủa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, phản đối sự can thiệpcủa nhà nước vào kinh tế, đề cao vai trò điều tiết của thị trường
- Tuy nhiên, các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển còn nhiều hạn chế như: coi quyluật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh cửu Nhiều vấn đềkinh tế họ mới chỉ nghiên cứu bên ngoài mà không đi vào phân tích bản chất bên trongnên có những kết luận rút ra không khoa học, tầm thường Đây là cơ sở để sau này xuấthiện trường phái kinh tế chính trị tư sản tầm thường nhằm biện hộ, bảo vệ cho chủ nghĩa
tư bản trước những biến động của nền kinh tư bản chủ nghĩa, nhất là sau khủng hoảngkinh tế 1825 và những cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo theo chu kỳ
* Kinh tế chính trị Mác - Lênin
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C Mác (1818-1883) và Ph Ăngghen (1820-1895)sáng lập vào nửa đầu thế kỷ XIX và được V.I.Lênin (1870-1924) bổ sung, phát triển vàocuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong điều kiện mới
- C Mác đã làm một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị trên tất cả cácphương diện về đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính chất giaicấp Trên cơ sở học thuyết giá trị, C.Mác đã xây dựng học thuyết giá trị thặng dư - hòn
đá tảng của kinh tế mác xít C.Mác đã vạch rõ sự phát sinh, phát triển và sự diệt vong tấtyếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời còn dự báo về sự ra đời củaphương thức sản xuất mới cao hơn, tiến bộ hơn thay thế CNTB, đó là phương thức sảnxuất cộng sản chủ nghĩa (CSCN)
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã bảo vệ vàphát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới V.I.Lênin đã sáng tạo ra lý luận khoa học
về chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc; khởi thảo lýluận mới về cách mạng xã hội chủ nghĩa; tính tất yếu khách quan, đặc điểm, nhiệm vụ cơbản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, V.I.Lênin còn vạch ra những quá
Trang 5trình có tính quy luật trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội qua nội dung của chínhsách kinh tế mới (NEP) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển củanhân loại.
Câu 2: Phân tích vai trò của sản xuất của cải vật chất và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Tại sao nói sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất ?
+ Xã hội chúng ta đang tồn tại với sự đan xen của những hoạt động: hoạt độngchính trị, hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa-xã hội, hoạt động khoa học, hoạt độngtôn giáo…, những hoạt động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau Để những hoạt
động trên được diễn ra hằng ngày, trước hết con người phải tồn tại, bởi con người
chính là chủ thể của những hoạt động đó Nhưng con người muốn tồn tại thì cần phảisống, nghĩa là họ cần có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại, và những nhu cầucần thiết khác…Để có những yếu tố này buộc họ phải tạo ra chúng tức là phải sản xuất
và không ngừng sản xuất
+ Xét trong mọi hình thái kinh tế - xã hội đều có một loại hình sản xuất riêng, đặctrưng và phản ánh trình độ phát triển của xã hội đó Khi loài người mới khai sinh, sốngtrong thời kỳ công xã nguyên thuỷ hình thức lao động điển hình trong chế độ xã hộinày là săn bắn và hái lượm Nhưng khi đời sống con người phát triển thì nhu cầu vềvật chất và tinh thần cũng tăng lên và những cái do tự nhiên ban phát không đáp ứngđược nên họ phải sản xuất, phải lao động Trải qua các hình thái kinh tế - xã hội đãhình thành nên các cuộc cách mạng lao động Điều đó một lần nữa khẳng định rằng:
sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, đây được xem như một nguyên
lý của sự phát triển
- Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiệnđại, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi, ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) thay thế dần
sản xuất vật chất, đã đóng góp tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân nhưng nguyên lý
trên vẫn còn nguyên giá trị
* Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất luôn có sự tác động của ba yếu tố: sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động
- Sức lao động
+ Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong
quá trình lao động Sức lao động chỉ mới là điều kiện, khả năng của quá trình sản xuất ra
cả cải vật chất, muốn có sản phẩm vật chất con người phải tiêu dùng sức lao động tronghiện thực, tức là lao động
Trang 6+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người Đây được xem là hoạtđộng đặc trưng nhất và cũng là hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt độngtheo bản năng của động vật Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống conngười mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về thể lực và trí lựcTheo C.Mác: “Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và
làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời thay đổi bản tính của chính nó” [[3, tr270] Nhờ có lao động, con người đã hiểu biết tự nhiên, phát hiện ra các quy luật vậnđộng của tự nhiên và xã hội làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn
- Đối tượng lao động
+ Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác
động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình (là cái cần được tác động hay bịtác động)
+ Căn cứ vào tính chất sử dụng, người ta chia đối tượng thành 2 loại:
Loại có sẵn trong tự nhiên: là loại mà khi ta tách ra khỏi môi trường tồn tại của nó
thì có thể sử dụng được như: khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá dưới biển, gỗ mọctrong rừng nguyên sinh… Chúng là đối tượng lao động của ngành công nghiệp khaithác và nó có xu hướng ngày càng bị cạn kiệt
Loại đã qua lao động chế biến như than trong nhà máy nhiệt điện, sắt thép để chế
tạo máy móc,… Đối tượng lao động thuộc dạng này gọi là nguyên liệu Loại này là đốitượng lao động của ngành công nghiệp chế biến và xu hướng ngày càng tăng
Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu
- Tư liệu lao động
+ Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao độngthành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người
+ Tư liệu lao động được chia thành 3 loại:
Thứ nhất, công cụ lao động hay công cụ sản xuất, nó trực tiếp truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động
Thứ hai, bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà
xưởng, kho tàng, bến bãi, bao bì, thùng chứa, ống dẫn
Thứ ba, tư liệu lao động với tư cách là kết cấu hạ tầng sản xuất như giao thôngvận tải, thông tin liên lạc, phương tiện vận tải
+ Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm Tư liệu lao động kết hợp với đối tượng lao động gọi là tư liệu
theo công nghệ nhất định Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ thể còn đốitượng lao động và tư liệu lao động là khách thể của quá trình sản xuất
Câu 3: Phân tích đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin Trình bày nội dung và ý nghĩa của phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị.
Trả lời:
Trang 7* Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.
- Bất cứ một nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất
định và trong sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, vì vậy đốitượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là quan hệ sản xuất trong sự tác độngqua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự vận động, pháttriển để rút ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xãhội Phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những hiện tượng kinh tếnhư: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả Còn quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệtất yếu, bản chất thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế Việcnghiên cứu các quy luật kinh tế nhằm vạch rõ quá trình vận động và phát triển của lựclượng sản xuất xã hội; xác định bản chất, xu hướng vận động của từng phương thức sảnxuất, đồng thời chỉ ra điều kiện, khả năng vận dụng các quy luật kinh tế vào việc giảiquyết các mục tiêu kinh tế - xã hội
* Nội dung phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Khi nghiên cứu kinh tế chính trị cần sử dụng tổng hợp các phương pháp nhưng cơ bảnnhất, bao trùm nhất là phương pháp trừu tượng hóa khoa học C.Mác viết: "Khi phân tíchnhững hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứnghóa học được Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó" [3, t 16, tr 16]
Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp loại bỏ khỏi quá trình và hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc gác lại những nhân tố nào đó
để tìm ra cái bền vững, ổn định, điển hình Nhờ đó mà nắm được bản chất mối liên hệ
phổ biến của các quá trình và hiện tượng kinh tế, tìm ra các phạm trù, quy luật kinh tếphản ánh những bản chất ấy
* Ý nghĩa của phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Khi nghiên cứu kinh tế chính trị phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa là bởi vì:nghiên cứu khoa học này không thể tiến hành trong các phòng thí nghiệm như việc trộnlẫn các chất để cho ra một chất mới, không có thể dùng các thiết bị kỹ thuật như máymóc, kính hiển vi để soi xét Mặt khác, kinh tế luôn luôn biến động, nhiều nhân tố thamgia vào quá trình kinh tế - xã hội, cho nên sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa họclàm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản, nhanh chóng đi đến kết quả hơn
Trang 8quan, các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quyluật một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế của mình đạt hiệu quả cao.
- Chức năng phương pháp luận
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho các khoa học kinh tế khác Những kếtluận của kinh tế chính trị thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế là cơ sở
lý luận chung cho các khoa học kinh tế ngành, kinh tế chức năng và một số khoa họckhác
- Chức năng tư tưởng
Trong xã hội có giai cấp thì kinh tế chính trị mang tư tưởng giai cấp thống trị, bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị Kinh tế chính trị Mác - Lênin mang tư tưởng của giaicấp công nhân, nhân dân lao động, do đó nó bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân vànhân dân lao động, đấu tranh nhằm xóa bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xâydựng thành công xã hội mới ưu việt, tiến bộ - xã hội chủ nghĩa
* Sự cần thiết phải học tập kinh tế chính trị Mác - Lênin
Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin là một việc làm cần thiết không chỉ đốivới những người chuyên nghiên cứu kinh tế, những cán bộ quản lý kinh tế, những nhàdoanh nghiệp, những người đang học tập ở các trường học mà còn cần thiết đối vớimỗi người trong xã hội, bởi vì:
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin là môn khoa học duy nhất có khả năng nhận thức
và giải thích bản chất, mối liên hệ phổ biến của các hiện tượng và quá trình kinh tế;phát hiện ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng giúp cho con người có thểvận dụng chúng một cách tự giác, phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu, lợi ích của mình
- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc học tập kinh tế chính trị Mác - Lêningóp phần khắc phục sự lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều tách rời lý luận vớicuộc sống hình thành tư duy kinh tế mới để làm giàu cho bản thân và xã hội
- Học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin giúp cho người học nâng caotrình độ nhận thức, hiểu biết và vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách kinh tế củaĐảng, Nhà nước Trên cơ sở đó củng cố niềm tin vào đường lối, chính sách kinh tế củaĐảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tự giác hoàn thành nhiệm vụ kinh tế của mình
CHƯƠNG II
TÁI SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Câu 5: Trình bày các khái niệm và phân tích các khâu, nội dung của tái sản xuất xã hội.
Trả lời:
* Các khái niệm về tái sản xuất xã hội
Trang 9- Tái sản xuất: tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và
phục hồi không ngừng Xã hội luôn phát triển, nhu cầu tăng lên và những nhu cầu đó luôntồn tại cùng xã hội, nó có thể duy trì nhờ vào tái sản xuất
- Căn cứ vào phạm vi có hai loại tái sản xuất:
+ Tái sản xuất cá biệt: tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp, từng đơn vị sản
xuất kinh doanh Ví dụ: tái sản xuất của công ty may Việt Tiến, tái sản xuất của nhà máysản xuất gạch ốp lát Hạ Long,
+ Tái sản xuất xã hội: tổng thể các tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ với nhau
- Xét về quy mô, có hai loại tái sản xuất: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
+ Tái sản xuất giản đơn: là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô như cũ.
Tái sản xuất giản đơn có thể diễn ra với từng đơn vị sản xuất kinh doanh và cũng có thểdiễn ra với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đây là loại hình sản xuất đặc trưng ở nhữngnước có nền kinh tế lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển, dẫn đến năng suất laođộng thấp chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc có một ítsản phẩm thặng dư nhưng lại đem tiêu dùng hết cho cá nhân chứ không sử dụng để đầu tư
mở rộng sản xuất
+ Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô lớn hơn
trước Loại hình tái sản xuất này phổ biến ở những nước có nền kinh tế phát triển Điềukiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng là năng suất lao động xã hội phải đạt đến một trình
độ cao nhất định, vượt ngưỡng sản phẩm cần thiết và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩmthặng dư Thực tiễn cho thấy rằng, quá trình chuyển tái sản xuất giản đơn sang tái sảnxuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống Bởi lẽ, dân số thường xuyên tănglên, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng thường xuyên tăng lên
Có hai loại hình tái sản xuất mở rộng: tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản
xuất m r ng theo chi u sâu ở rộng theo chiều sâu ộng theo chiều sâu ều sâu.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng:
- Là sự mở rộng quy mô sản xuất
chủ yếu bằng sự tăng thêm các yếu các
tố đầu vào (như vốn, tài nguyên,
NSLĐ), còn NSLĐ và hiệu quả sử dụng
vốn không thay đổi.
- Có nghĩa sản phẩm sẽ tăng lên do tăng
thêm vốn và lao động trong quá trình
sản xuất mà không có sự thay đổi kỹ
thuật, công nghệ và tổ chức quản lý
- Khai thác được nhiều yếu tố đầu
vào của sản xuất (đất đai, tài nguyên,
nhiên liệu, sức lao động) dẫn đến nguồn
tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị
cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường
Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu:
- Là sự mở rộng sản xuất làm cho sản
phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng NSLĐ
và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào cho sản xuất Còn bản thân
các yếu tố đầu vào có thể: không thayđổi; giảm; tăng nhưng chậm hơn mứctăng NSLĐ và hiệu quả sử dụng các yếu
- Nhờ sử dụng những thành tựuKHCN nên hạn chế việc ô nhiễm môitrường và giảm chi phí trong một đơn vịsản phẩm làm ra
Trang 10Như vậy, để xác định hai loại hình tái sản xuất mở rộng cần có những căn cứ sau: chỉ tiêu năng suất lao động; chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Nền kinh tế nước ta hiện nay đang
trên đà phát triển, đời sống người dân ngày được nâng cao về nhu cầu vật chất và tinhthần Để đảm bảo những nhu cầu đó, đòi hỏi ngành sản xuất vật chất phải không ngừngsản xuất và tái sản xuất
* Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội
- Xem xét theo tiến trình vận động không ngừng của sản phẩm, mỗi chu kỳ của tái sảnxuất xã hội bao gồm các khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng
+ Sản xuất: quá trình kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra sản phẩm, là
điểm xuất phát và có vai trò quyết định đối với các khâu tiếp theo
+ Phân phối: bao gồm phân phối các yếu tố sản xuất cho các ngành các đơn vị khác
nhau để tạo ra sản phẩm khác nhau, và phân phối cho tiêu dùng dưới hình thức các nguồnthu nhập của các tầng lớp dân cư
+ Trao đổi: là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên
là tiêu dùng Trao đổi được thực hiện trong sản xuất (trao đổi hoạt động và khả năng laođộng) và ngoài sản xuất (trong lưu thông) tức là trao đổi hàng hoá
+ Tiêu dùng: là khâu cuối cùng, là điểm kết thúc của quá trình tái sản xuất Có hai
loại: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân Chỉ khi nào sản phẩm đi vào tiêu dùng,được tiêu dùng thì nó mới hình thành chức năng là sản phẩm
- Toàn bộ quá trình của một chu kỳ tái sản xuất được xem như một hệ thống tái sảnxuất xã hội Vì thế giữa các khâu có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi khâu có một
vị trí nhất định và là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống tái sản xuất xã hội + Trong các khâu của quá trình tái sản xuất, thì sản xuất là khâu mở đầu trực tiếp tạo
ra sản phẩm cho xã hội, phục cho tiêu dùng và giữ vai trò quyết định đối với các khâukhác Quy mô và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêudùng
+ Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, tạo ra nhu cầu cho sản xuất Vì thế tiêu dùng làmột căn cứ quan trọng để xác định khối lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm
Theo C Mác: “ Không có sản xuất thì không có tiêu dùng nhưng không có tiêu dùng thì
cũng không có sản xuất vì trong trường hợp đó sản xuất không có mục đích” [3, t12, tr
865] Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng đóng vai trò là “thượng đế” Sự pháttriển và sự đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự pháttriển tái sản xuất
+ Tính chất và nguyên tắc của quan hệ phân phối và bản thân của quy luật phân phốiđều do tính chất của nền sản xuất và quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất quyết định Songphân phối có thể tác động trở lại đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy sản xuất pháttriển nếu quan hệ phân phối tiến bộ, phù hợp; kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nókhông phù hợp
+ Còn trao đổi do sản xuất quyết định, cường độ và hình thức trao đổi do trình độ pháttriển và kết cấu của sản xuất quyết định Song trao đổi cũng có tính độc lập, cũng tácđộng trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng khi nó phân phối lại, cung cấp sản phẩm chosản xuất và tiêu dùng, nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở sản xuất và tiêu dùng
* Nội dung của tái sản xuất xã hội
- Tái sản xuất của cải vật chất
+ Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt xã hội, con người sẽ tiêu dùng tư liệu sảnxuất và tư liệu tiêu dùng Để đảm bảo sự tồn tại của con người và của hoạt động sản
Trang 11xuất thì cần phải tái sản xuất ra chúng theo quy mô ngày càng tăng Do đó, tái sản xuất mở rộng của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Như vậy, tái sản xuất của cải vật chất chính là tái sản xuất ra tư liệu sản xuât và
tư liệu tiêu dùng Mối quan hệ giữa các yếu tố này được thể hiện qua mô hình sau:
Quyết định
Tái sản xuất của
cải vật chất Quyết
định
+ Chỉ tiêu đánh giá kết quả của tái sản xuất của cải vật chất của xã hội là tổng sản
phẩm xã hội biểu hiện ở tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Những chỉ tiêu này được xem xét trên cả hai mặt hiện vật và giá trị Chẳng
hạn, đối với tổng sản phẩm xã hội, xét về mặt hiện vật, nó bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; xét về mặt giá trị, nó biểu hiện ở số lượng tiền tệ
+ Quy mô và tốc độ tăng của cải vật chất phụ thuộc các yếu tố: tăng quy mô cácnguồn lực, cụ thể tăng số người lao động, thời gian lao động và cường độ lao động; tănghiệu quả sử dụng, bằng cách tăng năng suất lao động để tiết kiệm lao động quá khứ và laođộng sống trong một đơn vị sản phẩm Để thu được nhiều lợi nhuận trên chi phí bỏ ra ítnhất, nên việc tăng năng suất lao động được xem là vô hạn
- Tái sản xuất sức lao động
+ Tái sản xuất ra sức lao động là dành một phần tư liệu sinh hoạt để thỏa mãn nhu
cầu của cá nhân và gia đình người lao động nhằm khôi phục sức lao động đã hao phí
và tạo ra sức lao động mới
+ Tái sản xuất sức lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Tái sảnxuất sức lao động về mặt số lượng chịu sự chi phối của quy luật nhân khẩu Quy luậtnày đòi hỏi phải đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động
của quá trình tái sản xuất xã hội Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt số lượng
chịu sự chi phối của các yếu tố: tốc độ tăng dân số và lao động; xu hướng thay đổicông nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động; năng lực tích luỹ vốn để mở
rộng sản xuất Tái sản xuất mở rộng sức lao động về mặt chất, thể hiện ở sự tăng lên
về thể lực và trí lực của người lao động qua các thời kỳ, vì vậy nó phụ thuộc vào: mục
đích của nền sản xuất của mỗi xã hội; chế độ phân phối sản phẩm; những đặc trưngmới của lao động do cách mạng khoa học – công nghệ đòi hỏi; chính sách giáo dục –đào tạo của mỗi quốc gia
- Tái sản xuất quan hệ sản xuất
+ Quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động gắn liền với tái sảnxuất quan hệ sản xuất Sản xuất càng phát triển, lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộđòi hỏi phải có quan hệ sản xuất mới phù hợp
TSX TLTD TSX ra sức lao động
TSX TLSX
Quy mô sản xuất
Trang 12+ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, các quan hệ sản xuất được củng cố và hoàn thiệnhơn, làm cho quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất Qua đó, quá trình tái sản xuất quan hệ sản xuất làm cho xã hội ổn định
và phát triển
- Tái sản xuất môi trường sinh thái
+ Quá trình sản xuất và tái sản xuất luôn gắn với một môi trường tự nhiên nhấtđịnh Quá trình sản xuất và tái sản xuất là quá trình con người dùng sức lao động củamình thông qua công cụ lao động tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên biến cácvật chất tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho mục đích của con người Quá trình tácđộng đó dẫn đến các tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm Mặt khác,
do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và nhiều nguyên nhân khác cũng làm chotài nguyên cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, vì vậy trong quá trình sản xuất
và tái sản xuất, việc tái sản xuất ra môi trường sinh thái là một tất yếu khách quan.+ Tái sản xuất ra môi trường sinh thái đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bềnvững Khôi phục các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh như độ màu mỡ của đấtđai, trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả môi trường nước,không khí, đất
+ Việc tái sản xuất môi trường sinh thái phải được quy định rõ trong các chínhsách kinh tế, hệ thống pháp luật của từng quốc gia cũng như quốc tế
Câu 6: Phân biệt xã hội hóa sản xuất với tính xã hội của sản xuất Vì sao xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan Xã hội hóa sản xuất thực tế và
xã hội hóa sản xuất hình thức khác nhau thế nào ?
Trả lời:
* Khái niệm xã hội hóa sản xuất
Xã hội hóa sản xuất là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội, tồn tại, hoạt động, phát triển liên tục như một hệ thống hữu cơ.
* Phân biệt xã hội hóa sản xuất với tính chất xã hội của sản xuất
Sản xuất luôn mang tính xã hội, tính xã hội của sản xuất phát triển từ thấp đến caogắn liền với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Trong nền sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, các hoạt động kinh tếthường được thực hiện ở các đơn vị kinh tế độc lập với nhau Nếu có quan hệ với nhauthì chỉ quan hệ theo số cộng đơn thuần chứ chưa có quan hệ phụ thuộc hữu cơ vớinhau, do đó nền sản xuất có tính xã hội nhưng chưa được xã hội hóa
- Xã hội hóa sản xuất chỉ ra đời và phát triển dựa trên trình độ phát triển cao củalực lượng sản xuất, gắn với sự ra đời của và phát triển của nền sản xuất lớn Xã hộihóa biểu hiện ở việc liên kết kinh tế giữa các chủ thể, đơn vị, ngành, khu vực của nềnkinh tế quốc dân ngày càng chặt chẽ, phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau cả các yếu tố "đầuvào" và yếu tố "đầu ra" của sản xuất
* Xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan
Xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan phù hợp với trình độ phát triểncao của lực lượng sản xuất, phản ánh xu thế tất yếu mang tính chất xã hội của sảnxuất Sự vận động và phát triển của xã hội hóa sản xuất được quy định bởi sự pháttriển biện chứng giữa lực lượng sản xuất xã hội và quan hệ sản xuất xã hội, biểu hiện:
Trang 13- Xã hội hóa sản xuất được biểu hiện ở trình độ phát triển của sự phân công laođộng và hợp tác lao động Hình thức phân công và hợp tác lao động được phát triển từthấp đến cao: hiệp tác giản đơn - công trường thủ công - đại công nghiệp cơ khí.
- Xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở mối quan hệ giữa các ngành, vùng, khu vực ngàycàng cao và chặt chẽ Các mối quan hệ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực với nhiều hìnhthức quan hệ đa dạng, phong phú
- Xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức kinh
* Sự khác nhau giữa xã hội hóa sản xuất thực tế và xã hội hóa sản xuất hình thức
- Xã hội hóa sản xuất thể hiện trên ba mặt:
+ Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - kỹ thuật (xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,phát triển lực lượng sản xuất)
+ Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - tổ chức (tổ chức, quản lý nền sản xuất xã hộicho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở từng thời kỳ)
+ Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - xã hội (xác lập quan hệ sản xuất trong đó quantrọng nhất là quan hệ sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu)
- Xã hội hóa được tiến hành đồng bộ cả ba mặt trên, có sự phù hợp giữa ba mặt đótạo nên những tổ chức, quan hệ kinh tế mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phản ánhnhững quá trình kinh tế khách quan là xã hội hóa thực tế Nếu chỉ dừng lại ở xã hộihóa sản xuất về tư liệu sản xuất, không quan tâm đến xã hội hóa các mặt khác củaquan hệ sản xuất, tạo nên những tổ chức và quan hệ kinh tế mới khi những quan hệhiện thực còn chưa tồn tại hoặc mới manh nha gây tổn hại cho quá trình phát triển
kinh tế là xã hội hóa hình thức
Câu 7 : Thế nào là tăng trưởng kinh tế ? Phân tích vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Trả lời:
* Khái niệm tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Dưới dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc đân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định(thường tính cho một năm)
- Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của
thời kỳ sau so với thời kỳ trước
Công thức: GNP1 GDP1
Trang 14* Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạchậu, vươn tới sự giàu có của mỗi quốc gia
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất quan trọng để tạo thêm việc làm, giảm thấtnghiệp, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất đảm bảo cho việc củng cố an ninh quốcphòng
- Đối với nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết cho việc khắc phụcnguy cơ tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
- Vốn: là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và những yếu
tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất Vốn có thể tồn tại dưới dạng hiện vậthoặc giá trị, nó là yếu tố đầu vào của sản xuất có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh
tế Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu
tư mà còn thể hiện ở hiệu suất sử dụng vốn
- Con người: là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Tuy nhiên, đó phải
là con người có sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng lao động cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhiệttình lao động và được tổ chức hợp lý Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng bềnvững, bởi vì, tài nguyên thì chỉ hữu hạn và ngày càng cạn kiệt còn tài năng, trí tuệ của conngười là vô tận, vô hạn Con người là chủ thể của sự sáng tạo, các kỹ thuật, công nghệcao, vốn để sản xuất đều là sản phẩm trí sáng tạo của con người Vì vậy, con người làyếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức
- Khoa học và công nghệ: là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế, nó cho
phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu Khoa học và công nghệ
là nhân tố quyết định chất lượng của sự tăng trưởng, tạo ra năng suất lao động cao, laođộng thặng dư lớn cho phép tích lũy đầu tư lớn tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững Ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,động lực của sự tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân Cơ cấu
kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế
Trang 15Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý thểhiện ở việc xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, vùng, thành phầnkinh tế từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp, phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp
để tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững
- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: là nhân tố quan trọng và có quan hệ chặt chẽ
với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quảcủa nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục đượccác khuyết tật của nền kinh tế Đồng thời, thể chế chính trị và quản lý Nhà nước có khảnăng khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả các nguồn lực như vốn, con người, khoahọc và công nghệ, tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả
Câu 8: Thế nào là phát triển kinh tế ? Những tiêu chí biểu hiện của phát triển
kinh tế ? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Trả lời:
* Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
* Những tiêu chí biểu hiện của phát triển kinh tế
- Sự tăng lên của GNP, GDP tính theo đầu người, tức là mức tăng trưởng kinh tế phảilớn hơn mức tăng dân số
- Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: tỷ trọng các ngành dịch vụ vàcông nghiệp trong tổng GNP, GDP tăng lên, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảmxuống
- Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện và ngày càng tănglên; phân phối thu nhập công bằng, hợp lý
* Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
- Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất:
+ Con người: là yếu tố hàng đầu của phát triển kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển, "đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển"
+ Khoa học công nghệ: nếu khoa học công nghệ được lựa chọn phù hợp với tiềm
năng, nguồn lực của đất nước sẽ là động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh,bền vững Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Các yếu tố thuộc quan hệ sản xuất:
+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Ngược lại, khi nókhông phù hợp sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát triển đó
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, tức là có chế độ và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phù hợp, các hình thức tổchức kinh tế năng động, hiệu quả; các hình thức phân phối thu nhập công bằng, hợp lýkích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động làm cho các nguồn lực của nền kinh
tế được khai thác, sử dụng một cách tốt nhất thì quan hệ sản xuất ấy thúc đẩy kinh tế pháttriển
- Các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng:
Trang 16+ Các yếu tố kiến trúc thượng tầng tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến phát triểnkinh tế, trong đó yếu tố chính trị có ảnh hưởng sâu sắc và ngày càng tăng lên cùng với sựphát triển kinh tế
+ Các yếu tố kiến trúc thượng tầng tác động đến phát triển kinh tế theo hai hướng:vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nếu có chính sách, đường lối đúng, pháp luật nghiêmminh; vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế nếu chính sách, đường lối sai, pháp luật khôngnghiêm, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không trong sạch
Câu 9: Thế nào là tiến bộ xã hội ? Tiến bộ xã hội được biểu hiện thế nào ? Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Trả lời:
* Khái niệm tiến bộ xã hội
Tiến bộ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ
xã hội công bằng dân chủ.
* Tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội
- Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội, mức sống của con người tăng lên,
sự phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch về trình độ phát triển, về mức sống giữa các khuvực, các vùng miền ngày càng giảm hoặc loại trừ, các loại phúc lợi xã hội, trình độ vănhóa, văn minh ngày càng cao
- Ngày nay, Liên hiệp quốc đưa ra tiêu chí về tiến bộ xã hội thông qua chỉ số HDI(Human Development Issue) Chỉ số HDI xem xét ở ba tiêu chí cơ bản: tuổi thọ bìnhquân; thành tựu giáo dục (trình độ học vấn và số năm đi học); mức thu nhập bình quânđầu người / năm
* Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động, thúc đẩynhau
- Phát triển kinh tế là điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tiến bộ xã hội Tiến bộ xãhội là kết quả của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Mọi sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế được coi là tiến bộ trước hết phải là sự phát triển thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
- Tiến bộ xã hội là mục tiêu, động lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế Một mặt,tiến bộ xác định những nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đápứng Mặt khác, tiến bộ xã hội thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ họcvấn, dân trí tăng lên, công bằng xã hội tốt hơn làm cho xã hội ổn định, khả năng lao độngsáng tạo và nhiệt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển
- Thực chất quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là mối quan hệ giữa sựphát triển của lực lượng sản xuất với sự phát triển của quan hệ sản xuất và kiến trúcthượng tầng, tức là sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Mối quan hệ này thể hiện ởhai mặt vừa có thể thúc đẩy kinh tế phát triển (nếu phù hợp) hoặc kìm hãm sự phát triểnkinh tế (nếu không phù hợp)
- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội là một trongnhững đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảođảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển" Đại hội X nhấn mạnhthêm: "Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
Trang 17phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục giải quyết tốtcác vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người" Đại hội XI tiếp tục khẳng định: "Tạo
môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững Có chính sách tiền lương và chế
độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư", kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển
* Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường
Hình thức này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử là sản xuất hàng hóa giản đơn Đó làkiểu tổ chức sản xuất của những người nông dân, thợ thủ công và tiểu thương cá thể dựatrên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân và gia đình họ.Hình thức phát triển cao của sản xuất hàng hóa là kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi
là kinh tế thị trường Đó là kiểu tổ chức kinh tế mà toàn bộ việc sản xuất, tái sản xuất vàtiêu dùng được diễn ra trên thị trường
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do haiđiều kiện sau quyết định:
Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội
- Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội
Trang 18Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một số sảnphẩm nhất định Ví dụ: trong điều kiện sản xuất tự cung, tự cấp, một gia đình vừa trồnglúa; vừa tạo ra cuốc, xẻng, cày, bừa lại vừa tạo ra vải để mặc Nhưng khi có sự phâncông lao động xã hội thì người nông dân chuyên trồng lúa, người thợ rèn chuyên rèncuốc, xẻng, người thợ dệt chuyên dệt vải
- Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu
Bởi vì, khi có phân công lao động xã hội, mỗi người, mỗi cơ sở sản xuất chỉ sảnxuất ra một hay một số sản phẩm nhất định Nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họphải có nhiều loại sản phẩm với nhau, người nông dân không chỉ cần lúa để ăn mà cònphải có công cụ để sản xuất, cũng như người thợ rèn không thể sống bằng cuốc xẻng màcần có gạo để sinh sống Điều đó có nghĩa là người nông dân và người thợ rèn phải cómối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau và quá trình trao đổi nàyđược diễn ra trên thị trường
- Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển thì phân công lao động xã hội diễn ra càngsâu sắc, dẫn đến chuyên môn hóa càng cao làm cho năng suất lao động tăng lên, sảnphẩm thặng dư càng nhiều và quá trình trao đổi sản phẩm càng phổ biến
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa Phân
công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi càng mở rộng hơn, đa dạnghơn
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
C Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụthuộc nhau mới đối diện nhau như là những hàng hóa”
- Trong điều kiện này thì những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất độclập với nhau Vì vậy sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối Nguyênnhân dẫn đến có sự độc lập về kinh tế là do:
+ Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
+ Có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
+ Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng
- Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm cho họtách biệt nhau về mặt kinh tế đó, người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của ngườisản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau và sản phẩm của họ trở thànhhàng hóa
- Khi sản phẩm của người lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở thành
người sản xuất hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hoá vừa có tính chất xã hội,vừa có tính chất tư nhân
+ Tính chất xã hội của lao động sản xuất thể hiện ở chỗ, do phân công lao động xã hộinên sản phẩm của người này trở nên cần thiết cho người khác, cần cho xã hội
+ Tính chất tư nhân, cá biệt thể hiện ở chỗ việc sản xuất ra cái gì, sản xuất như thếnào, phân phối cho ai , là công việc cá nhân của các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất địnhđoạt Điều đó dẫn đến trường hợp là lao động tư nhân có thể phù hợp hoặc không phùhợp với lao động xã hội
- Lao động của người sản xuất hàng hóa bao hàm sự thống nhất hai mặt đối lập là laođộng xã hội và lao động tư nhân Và đây cũng chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuấthàng hóa Nó là cơ sở và mầm móng của khủng hoảng sản xuất thừa
Trên đây là hai điều kiện cần và đủ cho sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại, nếuthiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hoá
Trang 19* Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
- Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán
+ Sản xuất hàng hóa diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã hội
- Ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung tự cấp
+ Thứ nhất, khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương Sản xuất hàng hóa ra đời, phát
triển dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất Do đó, nókhai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sởcũng như từng vùng, từng địa phương Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lạithúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lênnhanh chóng, số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn
+ Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Trong nền sản xuất hàng hóa,
quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp củamỗi cá nhân, gia đình, cơ sở, địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu vànguồn lực của xã hội Điều này lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thànhtựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Thứ ba, buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén.
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó như quyluật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… buộc người sản xuất hàng hóa phảiluôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật… làm cho chi phí sản xuất hạxuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
+ Thứ tư, làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày càng phát triển Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và
giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước… không chỉ làm cho đờisống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được nâng cao hơn,phong phú và đa dạng hơn
+ Thứ năm, xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ của kinh tế tự nhiên
Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển làm xuất hiện tiền tệ Khi tiền tệ ra đời lạithúc đẩy quá trình lưu thông trao đổi và thị trường được mở rộng Thương nghiệp và thịtrường mở rộng lại thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của kinh tế tự nhiên (sản xuất tự cấp,
tự túc), xóa bỏ tính bảo thủ, khép kín, trì trệ của nó
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt tráicủa nó như phân hóa giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, nảy sinh nhữnghiện tượng tiêu cực, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xãhội…
Câu 11: Phân tích các thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới nó.
Trả lời:
* Khái niệm hàng hóa
Trang 20Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con
người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua - bán.
- Một vật phẩm muốn trở thành hàng hóa phải là: sản phẩm của lao động; có thể thoảmãn nhu cầu nào đó của con người; phải được trao đổi, mua bán trên thị trường Nếu vậtphẩm thiếu một trong ba điều kiện đó thì không phải là hàng hóa Ví dụ: không khí, ánhsáng, nguồn nước tự nhiên rất cần cho cuộc sống chúng ta nhưng nó không phải là hànghóa, vì không phải do người lao động tạo ra
- Hàng hóa được phân thành hai loại: hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình
+ Hàng hóa hữu hình là những hàng hoá mà quá trình sản xuất tách rời quá trình sửdụng và có hình dạng cụ thể tồn tại ở dạng vật chất như: lương thực, quần áo, tư liệu sảnxuất
+ Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ) là những hàng hoá mà quá trình sản xuất gắnliền với quá trình tiêu dùng như: dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh, công tác giáo dục
* Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng (lợi ích) của hàng hóa nhằm thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người (nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất tồn tại ở dạng tư liệu
sản xuất như: máy móc, nhà xưởng ; nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân như nhu cầu vậtchất và nhu cầu tinh thần) Một hàng hóa có thể có một hoặc nhiều công dụng khác nhau,những công dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần do tiến bộ khoa học kỹ thuật và
sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuấtcàng phát triển thì một hàng hóa càng có nhiều giá trị sử dụng, chủng loại càng phongphú và chất lượng càng cao Giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên(tính chất vật lý, hóa học, sinh học ) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử
dụng là một phạm trù vĩnh viễn Ví dụ: thuộc tính tự nhiên của gạo là tinh bột thì bất cứ
xã hội nào gạo vẫn là tinh bột Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải cho bản thânngười sản xuất mà là giá trị sử dụng cho người khác, là giá trị sử dụng cho xã hội thôngqua mua bán trao đổi Điều đó đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu của xãhội, làm sao để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng nhu cầu của xã hội Vì vậy trong nền kinh
tế hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa đồng thời là vật mang giá trị trao đổi Nếu một
vật trở thành hàng hóa thì đương nhiên có giá trị sử dụng, nhưng một vật có giá trị sửdụng thì chưa chắc là hàng hóa (vì còn xét đến những điều kiện để vật trở thành hànghóa)
- Giá trị của hàng hóa
Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi trước hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc Tại sao vải và thóc là hai
giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau theo tỷ lệ 1: 5 ? Điều đó chứng
tỏ rằng giữa vải và thóc có một cơ sở chung nào đó Cơ sở chung giữa vải và thóc khôngphải là giá trị sử dụng vì:
+ Vải dùng để mặc, còn thóc dùng làm lượng thực nuôi sống con người Chúng có giátrị sử dụng hoàn toàn khác nhau
+ Sự khác nhau về giá trị sử dụng của vải và thóc là điều kiện cần thiết của trao đổi,không ai trao đổi những hàng hóa giống hệt nhau về giá trị sử dụng
Điểm chung của vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có kết tinh sự hao phílao động xã hội của con người Nhờ có cơ sở chung đó mà vải và thóc có thể trao đổiđược với nhau Bởi vì, người ta cho rằng để sản xuất ra 1m vải thì phải hao phí một lượngsức lao động ví dụ là 2 giờ, và với một lượng hao phí lao động là 2 giờ như vậy, người
Trang 21nông dân cũng có thể sản xuất được 5kg thóc Điều đó chứng tỏ rằng, hao phí sức laođộng để sản xuất vải và thóc là như nhau Vì thế người thợ dệt và người nông dân mớiđồng ý trao đổi cho nhau Thực chất của việc đổi 5kg thóc để lấy 1m vải chẳng qua là traođổi 2 giờ lao động làm ra vải để đổi lấy 2 giờ lao động làm ra thóc Như vậy, việc trao đổi
hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hóa đó Chính
lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giátrị của hàng hóa
Từ đây, có thể định nghĩa: giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Để xác định giá trị hàng hóa người ta căn cứ vào hao
phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa Nếu một hàng hóa sản xuất ra đã tiêu haonhiều công sức lao động thì hàng hóa đó có nhiều giá trị Ví dụ: vàng và kim cương cógiá trị cao bởi vì phải tốn nhiều lao động mới sản xuất được chúng Và đây cũng chính là
căn cứ để nhà sản xuất tính giá thành cho sản phẩm Giá trị của hàng hóa là lao động xã
hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chỉ là hìnhthức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị Giá trị là nội dung, là chất còn giá trị trao đổi làhình thức Giá trị quy định giá trị trao đổi, là cơ sở của giá trị trao đổi, tức là giá trị quy
định quan hệ tỷ lệ về lượng trong trao đổi Giá trị biểu hiện khi hàng hóa được trao đổi
thông qua thị trường, thông qua mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, điều
đó chứng tỏ rằng giá trị là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hànghóa
- Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
+ Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: cả hai thuộc tính cùng đồng thời tồn tại trong mộthàng hóa Một vật phẩm phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới trở thành hàng hóa Nếuthiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa
+ Mặt mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng
hóa không đồng nhất về chất; nhưng với tư cách là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất
(đều là sự kết tinh của lao động); thứ hai, quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị
thường không đồng thời về không gian và thời gian Giá trị được thực hiện trước tronglĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng Do
đó, nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất
* Tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị ? Ý nghĩa của việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa ?
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính nêu trên vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chấthai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng Trong đó, lao động cụ thể tạo ra giá trị
sử dụng của hàng hóa; còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
- Lao động cụ thể là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công
cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng Chính cái riêng đó phân biệtcác loại lao động cụ thể khác nhau và tạo ra các giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa.Chẳng hạn, lao động của người thợ may tạo ra quần áo để mặc, lao động của người thợmộc tạo ra ghế để ngồi Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện khôngthể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào Trong xã hội có nhiều loại hàng hóavới những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ khác nhau Nếu phâncông lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau đểđáp ứng nhu cầu của xã hội
Trang 22- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung Chỉ có lao động sản xuất hàng hóa mới có tính chất
lao động trừu tượng Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị
của hàng hóa Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa Lao động trừu
tượng là phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa
- Trong nền sản xuất hàng hóa, sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? là việc riêngcủa mỗi người Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy mang tính chất tư
nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân Đồng thời, lao động
của họ luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất nằm trong hệ thống phân công
lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội Trong nền sản
xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội là hai mặt đối lập của một lao độngthống nhất Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau, là mầmmống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa, biểu hiện:
+ Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phùhợp với nhu cầu của xã hội
+ Mức hao phí lao động cá biệt người sản xuất hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơnmức hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận
Chính những mâu thuẫn này mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa
tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”
- Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to
lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực
sự Các nhà kinh tế trước Mác cho rằng, lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết tínhchất nào của lao động tạo ra giá trị Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặtcủa lao động sản xuất hàng hóa, và chỉ rõ tính chất trừu tượng của lao động sản xuất hànghóa đã tạo ra giá trị của hàng hóa
+ Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã vạch rõ
nguồn gốc của giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Với tư cách là lao động trừu tượng,mọi hàng hóa phải giống nhau, không có sự phân biệt Số lượng giá trị của hàng hóa đượcquyết định bởi số lượng lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh tronghàng hóa Thực chất của trao đổi hàng hóa là trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau vớilượng giá trị bằng nhau
+ Nhờ phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã chỉ ra xu
hướng vận động ngược chiều nhau giữa khối lượng hàng hóa với lượng giá trị của nó khi
có sự biến đổi về năng suất lao động Khi năng suất lao động tăng lên thì khối lượng hànghóa (lượng giá trị sử dụng) được sản xuất ra tăng lên, nhưng lượng giá trị của mỗi đơn vịhàng hóa lại giảm xuống
+ Nhờ phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã giải thích
được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư, phân tích được bản chất tư bản bất biến và
tư bản khả biến… do đó đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho học thuyết giá trị thặng
dư, học thuyết tích lũy, học thuyết tái sản xuất…
* Lượng giá trị hàng hóa
Trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi chủ thể kinh tế có một lượng hao phí lao động thực
tế nhất định, đó là thời gian lao động cá biệt Thời gian này xác định giá trị cá biệt củahàng hóa Tuy nhiên, trên thị trường không thể dựa vào lượng giá trị cá biệt của hàng hóa,
Trang 23mà phải dựa vào lượng giá trị xã hội (mức hao phí lao động xã hội) của hàng hóa để traođổi.
- Lượng giá trị xã hội của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất hàng hóa (có thể tính bằng: ngày, giờ, tháng, năm, ) Thời gian lao động
xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ kỹ thuật trung bình, một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó
- Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt củanhững người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường Thời gian laođộng xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định Nó thay đổi theo sự phát triển
của lực lượng sản xuất Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa do lượng lao động xã hội
cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa quyết định
* Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ phức tạp của lao động.
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Năng suất lao động tăng lên thì thời gian lao động để
sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm
xuống và ngược lại Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động Quan hệ tương quan giữa mức tăng năng suất lao động với lượng giá trị hànghóa là tương quan tỷ lệ nghịch
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ thành thạo trung bình
của người lao động, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ và mức độứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suấtcủa tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên Muốn tăng năng suất lao động phải hoànthiện các yếu tố nêu trên
- Cường độ lao động là khái niệm chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong 1 đơn vị thời gian vàthường được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian Khi cường độ lao độngtăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên và hao phí sức lao động cũng tăng lêntương ứng, do đó tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóavẫn không đổi Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian
lao động Cường độ lao động phụ thuộc vào các yếu tố: trình độ tổ chức quản lý, quy
mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, thể chất, tinh thần của người lao động Tăng năngsuất lao động và tăng cường độ lao động có những điểm giống nhau và khác nhau:
+ Giống nhau: cả hai đều làm tăng số lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian
+ Khác nhau: tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng
lên nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống Dựa vào những nhân tố ảnhhưởng đến việc tăng năng suất lao động, cho thấy tăng năng suất lao động là vô hạn.Còn tăng cường độ lao động làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong một đơn vịthời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi Căn cứ vào yếu tố
ảnh hưởng đến tăng cường độ lao động, ta thấy tăng cường độ lao động là có hạn Như vậy, tăng năng suất lao động là có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của kinh tế
- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng
hóa Theo mức độ phức tạp của lao động người ta chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình
Trang 24thường nào cũng có thể thực hiện được không cần phải trải qua đào tạo Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể thực hiện được Trong
cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn, với ýnghĩa đó lao động phức tạp thực chất là bội số của lao động giản đơn Trong quá trìnhtrao đổi hàng hóa, ta lấy lao động giản đơn làm đơn vị và mọi lao động phức tạp đều đượcquy thành lao động giản đơn trung bình Điều đó được quy đổi một cách tự phát hình
thành những hệ số nhất định trên thị trường Do đó, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
- Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa
Để sản xuất hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại
trong các yếu tố tư liệu sản xuất và lao động sống hao phí để chế biến tư liệu sản xuấtthành sản phẩm mới Lượng giá trị của hàng hoá được cấu thành bởi:
+ Giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị
W = Giá trị cũ tái hiện + Giá trị mới
Câu 12: Nêu nguồn gốc, bản chất của tiền Phân tích các chức năng của tiền tệ, quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát.
Trả lời:
* Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình sản xuất và trao đổi hàng
hóa Ứng với mỗi giai đoạn sản xuất và trao đổi hàng hóa có một hình thái giá trị Giá trịchỉ bộc lộ thông qua quá trình trao đổi Vì vậy, chúng ta phải đi từ giá trị trao đổi để tìm
ra vết tích giá trị Điều đó cũng có nghĩa là để hiểu nguồn gốc và bản chất của tiền chúng
ta phải nghiên cứu quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi, hay các hình thứcbiểu hiện của giá trị
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
Ví dụ:1 mét vải = 2 kg thóc
Hình thái này xuất hiện khi xã hội công xã nguyên thuỷ tan rã, khi xuất hiện mầmmống của sự trao đổi của hàng hóa và sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa ở hìnhthức đơn giản và ngẫu nhiên Giá trị của hàng hóa A được biểu hiện ở giá trị sử dụng củahàng hóa B, còn hàng hóa B dùng làm hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa A Hànghóa B: giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hóa khác (A) thì ở vào hình tháivật ngang giá Hàng hóa mà giá trị của nó được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa
khác gọi là hình thái giá trị tương đối (bởi vì bản thân hàng hóa A không thể hiện giá trị
của mình mà phải nhờ hàng hóa B), còn hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá
trị của hàng hóa khác gọi là hình thái vật ngang giá Và hàng hóa đóng vai trò vật ngang
giá là hình thái phôi thai của tiền tệ Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động pháttriển dẫn đến năng suất lao động tăng lên, chủng loại hàng hóa phong phú và đa dạng,
Trang 25trao đổi hàng hóa trở nên đều đặn và thường xuyên hơn Lúc đó một hàng hóa có thể traođổi với nhiều hàng hóa khác nhau và xuất hiện hình thái thứ hai
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Ví dụ: 20 vuông vải = 1 cái áo
- Hình thái chung của giá trị
- Hình thái tiền tệ
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, đặc biệt là khi nó được mở rộnggiữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì vật ngang giáchung được cố định ở một hàng hóa đặc biệt, khi đó xuất hiện hình thái tiền
10 đấu chè =
20 vuông vải = Trong trường hợp này, giá trị của tất cả mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở giá trị sửdụng của một hàng hoá đóng vai trò tiền tệ Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệthì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị Khi chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thìchế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có
được vai trò tiền tệ như vậy? Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác Thứ hai, nó có những ưu thế (từ thuộc tính tự nhiên) như: thuần nhất,
dễ chia nhỏ, bền vững không mòn gỉ
Như vậy, nguồn gốc của tiền là do quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi
hàng hóa Về bản chất, tiền là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng
20 m vải
0,2 gam vàng
Trang 26hoá làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá đem trao đổi; nó thể hiện lao động xã hội
và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá
* Chức năng của tiền tệ
- Thứ nhất, thước đo giá trị
Là thước đo giá trị, tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa khác nhau
Để làm thước đo giá trị thì mỗi quốc gia có một đơn vị tiền tệ nhất định Để thực hiệnđược chức năng này có thể chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng, không cần thiết phải cótiền mặt Giá trị hàng hóa biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.Vậy giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Giá cả củahàng hóa thay đổi (tăng lên hay giảm xuống) do các nhân tố: giá trị hàng hóa; giá trị tiền
tệ; quan hệ cung cầu Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả hàng hóa Giá trị của hàng
hóa càng cao thì giá cả của hàng hóa càng tăng và ngược lại Giá trị của hàng hóa tỷ lệnghịch với giá trị của tiền tệ Giá cả hàng hóa có thể lên xuống xoay quanh giá trị nhưngtổng số giá cả và giá trị luôn bằng nhau Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần chia nhỏ của
nó gọi là tiêu chuẩn giá cả
- Thứ hai, phương tiện lưu thông
Với chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trung gian trong trao đổihàng hóa Khi tiền chưa xuất hiện: trao đổi trực tiếp HH Khi tiền xuất hiện: quá trìnhtrao đổi có tiền làm trung gian HTH Khi thực hiện chức năng này đòi hỏi phải có lượngtiền mặt trên thực tế, tức tiền thật và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức H
- T - H Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn Làm phương tiện lưu thông,lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó là tiền đúc vàcuối cùng là tiền giấy Tiền đúc là khối kim loại đúc có hình thức, trọng lượng và giá trịnhất định và được dùng làm phương tiện lưu thông Tiền giấy: là dấu hiệu của tiền tệbuộc phải thừa nhận và do nhà nước phát hành ra Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị donhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận Tiền giấy không có giá trị thực Thực hiệnchức năng này, tiền làm cho quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi, nhưng đồng thời chứcnăng này của tiền tệ cũng làm cho hành vi mua hàng và hành vi bán hàng tách rời nhau cả
về không gian và thời gian, vì vậy chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế
Thứ ba, phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ Để làm
chức năng này, nhất thiết tiền phải có đủ giá trị, tức phải là vàng, bạc Bởi vì, cất trữ tiền
là một hình thức cất trữ của cải, cất trữ giá trị, vì vậy chỉ có tiền, vàng, bạc, của cải có giátrị thực mới thực hiện chức năng này Hình thức cất trữ của tiền tệ là quá trình cất giấuhay gửi ngân hàng Chức năng phương tiện cất trữ làm cho tiền trong lưu tích ứng mộtcách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết trong lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hànghóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông và ngược lại nếu sản xuất giảm, lượnghàng hóa giảm thì một phần tiền vàng sẽ rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ
Thứ tư, phương tiện thanh toán
Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến một giai đoạn nào đó tất yếu sẽ nảy
sinh việc mua bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền.Thực hiện chức năng này, tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán
đã hoàn thành như: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế Tiền làm phương tiện thanhtoán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng; đồngthời cũng làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể hàng hóa và khả năng
khủng hoảng cũng tăng lên Trong quá trình thực hiện chức năng này ngày càng xuất hiện
Trang 27nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt như: tiền tín dụng, tiền điệntử
Thứ năm, tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới tiền quốc gia và hình thành
quan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện chức năng tiền tệ thế giới Với chức năngnày, tiền phải có đủ giá trị, phải là vàng hoặc các ngoại tệ mạnh Việc chuyển đổi tiền củanước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái Đó là giá cả một đồngtiền của nước này được tính bằng tiền của nước khác Thực hiện chức năng này tiền làmnhiệm vụ: thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán quốc tế và cáchoạt động ngoại thương, tín dụng, tài chính; di chuyển của cải từ nước này sang nướckhác
Năm chức năng của tiền tệ ra đời cùng với sự phát triển của sản xuất là lưu thônghàng hóa Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, sự phát triển các chức năng của tiền phảnánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Thông thường tiền làm nhiều chứcnăng cùng một lúc
* Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương
tiện lưu thông thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức:
M=
Trong đó:
M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông;
P: là mức giá cả;
Q: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ đem ra lưu thông;
V: là số vòng chu chuyển trung bình của đồng tiền cùng loại
Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng tiền cần thiếtcho lưu thông được tính theo công thức:
M=
Trong đó:
PQ: là tổng giá cả hàng hóa đem bán;
Xác định quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa to lớn đối với việc quản lý nền kinh tếthị trường Nó là căn cứ khoa học để chính phủ phát hành lượng tiền cần thiết cho lưuthông trong từng thời kỳ; là căn cứ để ngân hàng giúp nhà nước tiến hành điều hòa mứccung tiền; và để ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động kinh doanh
- Khi vàng và bạc được dùng làm đơn vị tiền tệ thì không có hiện tượng lạm phát
Vì nếu số lượng vàng và bạc nhiều hơn số lượng giá trị hàng hóa thì vàng và bạc vẫn thựchiện được chức năng là phương tiện cất trữ Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác
PQ V
PQ - (PQ1 + PQ2) + PQ3 V
Trang 28Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làmphương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực, do đó số lượng tiền giấyphải bằng số lượng tiền vàng hoặc tiền bạc mà nó tượng trưng Mặt khác, tiền giấy khôngthực hiện được chức năng phương tiện cất trữ, nên khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu
thông vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn đến lạm phát Lạm phát là một hiện tượng khủng hoảng tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa, nó biểu hiện rõ ở sự tăng lên của chỉ số giá cả,
sự tụt giá của tiền, sản xuất đình đốn, tiền lương thực tế giảm Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành ba loại: lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng lên dưới 10% một năm); lạm phát phi mã (chỉ số giá cả tăng trên 10% một năm); siêu lạm phát
(chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa một năm) Lạm phát dẫn tới
sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; khuyến khích đầu cơ hànghóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lýngười dân hoang mang…Lạm phát là hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hóa và cótác động tiêu cực đến nền kinh tế Vì vậy, ổn định tiền tệ, chống lạm phát là một trongnhững mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới
Câu 13: Phân tích quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa Hãy chỉ ra biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Trả lời:
* Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ
sở hao phí lao động xã hội cần thiết
- Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải làm sao cho mức hao phílao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết Còntrong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóađược trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi,mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thông qua sự vận động lên xuống của giá cả
xoay quanh giá trị hàng hóa Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là kết quả của sự thỏa thuận giữa người mua và người bán hàng hóa trên thị trường Giá trị là cơ sở của giá cả Giá cả có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị
* Tác động của quy luật giá trị
- Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết sản xuất: Người sản xuất hàng hóa, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và sản xuất cho ai là do họ quyết định Mục đích của họ là thu được nhiều lãi Dựa vào sựbiến động của giá cả thị trường, họ biết được hàng hóa nào đang thiếu, bán chạy, có giácao và nhiều lãi; hàng hóa nào ế thừa, giá thấp Từ đó, họ họ sẽ mở rộng sản xuất nhữngmặt hàng đang thiếu, bán chạy, nhiều lãi và ngược lại sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí đóngcửa không sản xuất những mặt hàng ế thừa, giá thấp Kết quả là các yếu tố sản xuất như
tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn được dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác;làm cho quy mô sản xuất của ngành này mở rộng, ngành khác thu hẹp
Trang 29+ Điều tiết lưu thông: Dưới tác động của quy luật giá trị, hàng hóa được di chuyển từ
nơi giá thấp đến nơi giá cao Từ đó phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý hơngiữa các vùng của đất nước, giữa trong nước với ngoài nước, giữa cung và cầu về các loạihàng hóa trong xã hội
- Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Trong sản xuất hàng hóa, người sản xuất nào cũng muốn có nhiều lãi Người có nhiềulãi hơn là người sản xuất ra hàng hóa có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hànghóa Muốn vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chứcquản lý sản xuất, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sự cạnh tranhquyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn Kết quả là lực lượng sảnxuất phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xãhội không ngừng giảm xuống
- Ba là, phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu nghèo, làm xuất hiện nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
Trong sản xuất hàng hóa, dưới sự tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác,tất yếu dẫn đến kết quả: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, cókiến thức, trang bị kỹ thuật tốt, có vốn , hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí laođộng xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ sẽ mua sắm thêm tư liệusản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ Ngượclại, những người không có các điều kiện trên, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽrơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản trở thành lao động làm thuê.Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực Do đó,đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biệnpháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
* Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành
quy luật giá cả sản xuất Giá trị chuyển hóa thành giá cả sản xuất Giá cả sản xuất là sự vậnđộng của giá trị của hàng hóa trong điều kiện tụ do cạnh tranh của tư bản và được xác định
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị được biểu hiện thành
quy luật giá cả độc quyền Trong giai đoạn này, các tổ chức độc quyền áp dụng cơ chế giá
cả độc quyền thấp khi mua và giá cả độc quyển cao khi bán Kết quả là các giá trị hàng
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nghiên cứu quy luật giá trị có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nền kinh tế thị trường
ở nước ta trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực
- Mặt tích cực:
+ Nó buộc các chủ thể kinh tế phải nhạy bén, năng động trong sản xuất, kinh doanh,phải tìm cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm;
Trang 30phải tìm đến ngành hoặc lĩnh vực mà mình có lợi thế, đến mặt hàng có nhiều người cần,tức là phải nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế
+ Nó tác động làm cho cơ cấu của nền sản xuất được điều chỉnh một cách linh hoạtphù hợp với cơ cấu tiêu dùng của xã hội
+ Nó buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau, điều này làm cho các nguồnlực của xã hội được sử dụng có hiệu quả, kích thích tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển
+ Nó còn có tác động bình tuyển người sản xuất, nhờ đó chọn ra được những ngườinăng động, tài kinh doanh, biết làm giàu; đồng thời buộc những người kém cỏi phải vươnlên, tích cực hơn nếu không muốn trở thành nghèo khó
Với những tác động này, chúng ta cần phải tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiếtcủa quy luật giá trị để phân bổ các nguồn lực của xã hội cho các ngành, các lĩnh vực mộtcách linh hoạt và có hiệu quả; xây dựng các vùng kinh tế chuyên môn hóa; lựa chọn kỹthuật, công nghệ mới; định hướng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy công nghiệp hóa,hiện đại hóa và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển
Câu 14: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
Trả lời:
* Giá cả
Giá cả là một phạm trù trung tâm của kinh tế thị trường Nhà kinh tế học người Mỹ
P.A.Samuelson cho rằng: giá cả là phương tiện, tín hiệu của nền kinh tế, nó chỉ cho ngườisản xuất biết sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào và phân phối cho ai ? Đồng thời, giá
cả cũng giúp cho người tiêu dùng điều chỉnh sức mua của mình Như vậy, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
- Giá trị là cơ sở của giá cả, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phùhợp giá trị mà nó thường xuyên biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tốảnh hưởng như: cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền
- Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình thànhgiá cả thị trường Hay nói cách khác, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trênthị trường Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được cácchi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển
* Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
Trang 31Giá cả thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, là sự thỏa thuận
và là phương tiện giải quyết mâu thuẫn, lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán Giá
cả chịu sự tác động của các nhân tố:
- Cung - Cầu
Cung - Cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả Khi Cung > Cầu thì giá cả giảm thấphơn giá trị của hàng hóa Ngược lại, khi Cung < Cầu thì giá cả tăng lên cao hơn giá trị.Khi Cung = Cầu thì giá cả bằng giá trị Mặt khác, giá cả cũng có tác động trở lại đối vớiCung - Cầu Khi giá cả tăng thì Cung > Cầu và ngược lại khi giá cả giảm thì Cầu > Cung
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá cả bị chi phối bởi đơn vị giá trị sử dụng gắn với chất lượng hàng hóa, chi phí sử
dụng hàng hóa và các loại hàng hóa thay thế cho nhau Giá trị sử dụng của hàng hóa càngnhiều thì giá cả càng cao và ngược lại
- Số lượng tiền tệ đưa vào lưu thông
Nếu số lượng tiền tệ trong lưu thông nhiều hơn mức cần thiết thì giá cả tăng, sức mua
thực tế của đồng tiền giảm sẽ xảy ra lạm phát Ngược lại, nếu số lượng tiền tệ đưa vào lưuthông ít chưa phản ánh hết giá trị, điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát hay là tiểuphát
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá cả
Giá cả là một phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện các mối quan hệ kinh tế - xã hộinhư: quan hệ cung - cầu, quan hệ tích lũy - tiêu dùng, quan hệ lợi ích giữa các ngành, cáctầng lớp dân cư trong xã hội Vì vậy, thông qua cơ chế, chính sách giá cả Nhà nước thựchiện vai trò quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô, điều chỉnh các mối quan hệ lớn của nền kinh
tế đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước
Câu 15: Phân tích vai trò của cạnh tranh, quan hệ cung - cầu trong nền sản xuất hàng hóa và các chức năng cơ bản của thị trường.
Trả lời:
* Quy luật cạnh tranh
- Khái niệm cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về mặt kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để từ đó thu được nhiều lợiích nhất cho mình
- Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh: quy luật cạnh tranh bắt nguồn từ sự khác
nhau về điều kiện sản sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của các chủ thể trongnền sản xuất hàng hóa như: trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, chi phísản xuất, thị trường tiêu thụ đã ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa Kết quả là có ngườithuận lợi thì phát triển, có người khó khăn, phá sản vì vậy họ buộc phải cạnh tranh vớinhau để tồn tại Mặt khác, giá cả hàng hóa trên thị trường thường xuyên biến động do đócạnh tranh không ngừng xảy ra và mang tính khách quan
- Nội dung của cạnh tranh: Các chủ thể cạnh tranh để chiếm các nguồn nguyên liệu,
các nguồn lực sản xuất Cạnh tranh về tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm giảm giáthành hàng hóa Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư có lợi nhất,giành được các hợp đồng, các đơn đặt hàng Cạnh tranh về giá cả và phi giá cả, bằngchất lượng, hình thức kiểu dáng sản phẩm, các dịch vụ
Trang 32- Hình thức cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người mua - người bán, cạnh tranh giữa
người bán - người bán, cạnh tranh giữa người mua - người mua, cạnh tranh trong nội bộngành, cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh quốc gia với quốc tế Mỗi hình thức cạnhtranh có nội dung, tác dụng nhất định đối với nền kinh tế
- Vai trò của cạnh tranh: cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
nó buộc tất cả các chủ thể sản xuất - kinh doanh phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nângcao trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động, năng động, nhạy bén, linh hoạttrong tổ chức quản lý sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao Thực tế cho thấy ở đâu thiếucạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ và kém hiệu quả.Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cạnh tranh cũng có nhiều hạn chế, tiêu cực như:chạy theo lợi nhuận cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức,lối sống
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật cạnh tranh:
+ Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền sản xuất hàng hóa, nhưng cũng có nhiều tiêucực hạn chế Cạnh tranh làm cho nền kinh luôn ở trong trạng thái mất ổn định vì khủnghoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn kinh tế, suythoái đạo đức, lối sống Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển cácchủ thể kinh tế phải luôn chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất và sẵn sàng cạnh tranh (lànhmạnh) thắng lợi
+ Thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước tacần sử dụng tổng hợp các chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết, tạo điều kiện
và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật nhằm khắc phục tình trạng độc quyền,bảo thủ, trì trệ; đào thải cái lạc hậu, tuyển chọn cái tiến bộ để thúc đẩy sản xuất phát triển
* Quy luật cung - cầu
- Cầu: là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
+ Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại hàng hóa
hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phảicầu nói chung
+ Khối lượng và quy mô của cầu tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa, dịch vụ
+ Ngoài ra khối lượng và quy mô của cầu còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quantrên thị trường như: mức thu nhập dân cư, sức mua của đồng tiền, thị hiếu, thẩm mỹ, thóiquen, phong tục tập quán, chính sách của nhà nước
- Cung: là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
+ Cung là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định (hàng hóa và dịch vụ đem bán)nhưng không đồng nhất với sản xuất vì những sản phẩm sản xuất để tự tiêu dùng hoặckhông có khả năng đưa ra thị trường, hoặc người bán không muốn bán vì giá rẻ thì khônggọi là cung
+ Khối lượng và quy mô của cung tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa
+ Ngoài ra, khối lượng và quy mô của cung còn phụ thuộc vào các yếu tố như: sốlượng và chất lượng các yếu tố sản xuất, giá cả của các yếu tố đầu vào của sản xuất, chínhsách kinh tế của nhà nước, số lượng người bán
- Mối quan hệ cung - cầu:
Cung và cầu tác động lẫn nhau diễn ra một cách khách quan trên thị trường Cungquyết định cầu và ngược lại cầu tác động đến cung
Trang 33+ Cung quyết định cầu, kích thích cầu bằng số lượng, chất lượng, hình thức, kiểudáng, chủng loại hàng hóa hoặc các hình thức dịch vụ trên thị trường phù hợp với nhucầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Cầu tác động đến khối lượng, cơ cấu của cung Hàng hóa, dịch vụ nào bán đượctrên thị trường nhanh, nhiều, giá cao mới có điều kiện tái sản xuất với quy mô lớn vàngược lại
+ Cung cầu tác động lẫn nhau ảnh hưởng trực tiếp đến giả cả hàng hóa, dịch vụ vàngược lại Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm, cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng Khi giá
cả tăng thì cung tăng, giá cả giảm thì cung giảm
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu cung - cầu:
+ Trong nền kinh tế thị trường, sự phù hơp hay cân đối giữa cung và cầu là sự cânbằng, ổn định của nền kinh tế Nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ sẽ tác động đến giá cả vàảnh hưởng đến đời sống dân cư Do đó, vận dụng đúng quy luật cung - cầu để điều tiếtnền kinh tế phù hợp với thực tế khách quan là một tất yếu đối với mọi nền kinh tế
+ Nghiên cứu quy luật cung - cầu giúp cho Nhà nước có được những kinh nghiệm cầnthiết trong việc thực hiện các chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô tác động vào tổngcung, tổng cầu một cách hợp lý hướng nền kinh tế vào những mục tiêu đã xác định, đảmbảo ổn định và cân đối kinh tế, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng,thực hiện công bằng xã hội
* Thị trường và chức năng cơ bản của thị trường
- Khái niệm thị trường
+ Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi mua bán hàng hóa gắnliền với một địa điểm, thời gian, không gian nhất định
+ Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh
tế cạnh tranh với nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hóa và dịch vụ
- Phân loại thị trường
+ Theo đối tượng giao dịch mua bán cụ thể có thị trường từng loại hàng hóa như: thịtrường lúa gạo, xe máy, ô tô
+ Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch có: thị trường các yếu
tố sản xuất (tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn, khoa học công nghệ ) và thị trường cácyếu tố tiêu dùng
+ Theo tính chất và cơ chế vận hành có: thị trường tự do - cạnh tranh hoàn hảo, thịtrường có sự điều tiết của nhà nước - cạnh tranh không hoàn hảo (có yếu tố độc quyền) + Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế có: thị trường địa phương, khuvực, trong nước, ngoài nước
- Chức năng cơ bản của thị trường
+ Chức năng thừa nhận (thực hiện): Trong chức năng này, thị trường thừa nhận công
dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó Những hàng hóa đápứng được nhu cầu của xã hội, được người tiêu dùng bỏ tiền ra mua, tức là những hànghóa đó bán được, tiêu thụ được Điều đó có nghĩa là công dụng và những chi phí lao động
để sản xuất ra hàng hóa đó (giá trị của hàng hóa) cũng được xã hội thừa nhận Ngược lại,nếu hàng hóa không bán được, tức giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa không được xãhội thừa nhận Trong trường hợp hàng hóa bán được nhưng giá cả thấp hơn giá trị làmcho người sản xuất bị thua lỗ, phá sản thì thị trường chỉ thừa nhận giá trị sử dụng chứkhông thừa nhận giá trị Thừa nhận hay không thừa nhận là sự thách thức nghiệt ngã đốivới tất cả những người sản xuất kinh doanh
Trang 34+ Chức năng thông tin: Thực hiện chức năng này, thị trường thông tin cho người sản
xuất và người tiêu dùng biết những thông tin cơ bản như: khối lượng hàng hóa dịch vụ;
cơ cấu của nhu cầu (về nhiều loại hàng hóa hay một loại hàng hóa); chất lượng hàng hóa
và dịch vụ; mức giá có thể chấp nhận được.; thời gian và không gian mà xã hội cần đápứng
+ Chức năng kích thích (hoặc hạn chế) sản xuất và tiêu dùng: Sự biến đổi của Cung
-Cầu, giá cả trên thị trường dẫn đến điều tiết, kích thích và lưu chuyển các yếu tố sản xuất
từ ngành này sang ngành khác Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thíchngười sản xuất tăng cường mở rộng sản xuất mặt hàng đó Ngược lại, khi giá cả hàng hóatăng làm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội về loại hàng hóa đó giảm
CHƯƠNG IV
SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Câu 16: Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Vì sao phân tích hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn đó ?
Trả lời:
* Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời là hình thái xuất hiện đầu tiêncủa tư bản Mọi tư bản đều biểu hiện trước hết là một số tiền nhất định, nhưng bản thân tiền chưahẳn là tư bản Tiền chỉ trở thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng
để bóc lột lao động của người khác
Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức: H T H (Hàng Tiền Hàng)
Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức: T H T’ (Tiền Hàng Tiền)
Điểm giống nhau của hai công thức trên là: đều cấu thành bởi hai yếu tố hàng và tiền; đềuchứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua
và người bán
Điểm khác nhau giữa hai công thức trên là: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành
vi bán (H - T) và kết thúc bằng hành vi mua (T- H); điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hànghóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian; mục đích là giá trị sử dụng Ngược lại, lưu thông của tư bảnbắt đầu bằng hành vi mua (T - H) và kết thúc bằng hành vi bán (H - T’); tiền vừa là điểm xuấtphát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian Mục đích của lưu thông tư bản
là giá trị và giá trị lớn hơn Tư bản vận động theo công thức T - H - T’, trong đó T’ = T + ∆T (∆T
là số tiền trội hơn số tiền ứng ra, được gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m) Số tiền ứng ra banđầu (T) chuyển hóa thành tư bản (ký hiệu K) Như vậy, tiền (T) chỉ biến thành tư bản khi đượcdùng để mang lại giá trị thặng dư (m) cho nhà tư bản Sự vận động của tư bản không có giới hạn
- Công thức T - H - T’ với T’ = T + m được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận
động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dưới dạng khái quát này Như vậy, tư bản là tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.
* Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Trong công thức T - H - T’, trong đó T’ = T + m; vậy m do đâu mà có ? Thoạt nhìn, ta cócảm giác hình như giá trị thặng dư được sinh ra trong lưu thông Nhưng thực chất lưu thông vàbản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị Tuy nhiên, nếu người có tiền không tiếp
Trang 35xúc gì với lưu thông, tức đứng ngoài lưu thông thì cũng không làm cho tiền của mình lớn lênđược
“Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” 1 Đó làmâu thuẫn của công thức chung của tư bản
* Phân tích hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
- Để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, Mác đã tìm được trên thị trườngmột loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó.Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
- Trong mọi xã hội, sức lao động luôn là yếu tố của sản xuất, nhưng nó chỉ trở thành hàng hóakhi có hai điều kiện sau:
Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
Thứ hai, người có sức lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ
chức sản xuất nên muốn sống phải bán sức lao động cho người khác sử dụng
Việc sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản, lànhân tố đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tưliệu sản xuất và là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị
sử dụng
- Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định Giá trị hàng hóa sức lao động được xác định bằng giá trị của toàn bộ
tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống bình thường của công nhân và gia đình anh ta, cộng
với những phí tổn để đào tạo người công nhân có một trình độ nhất định Giá trị hàng hóa sức lao động khác với giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố
lịch sử Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng thời kỳ mà nó có giá trị cao thấpkhác nhau
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, trước hết nó cũng thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của người mua, tức là để tiêu dùng vào quá trình lao động Nhưng nó khác với các hàng hóa
thông thường ở chỗ: trong quá trình lao động, nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó là giá trị thặng dư Đặc điểm này chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
Câu 17: Thế nào là tư bản bất biến, tư bản khả biến ? Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư là gì ? Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch giống nhau và khác nhau như thế nào ?
Trả lời:
* Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để sản xuất giá trị thặng dư, tư bản ứng trước được phân chia thành hai bộ phận: tư bản bấtbiến và tư bản khả biến
1
Trang 36- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu phụ ) mà giá trị của nó được lao động cụ thể của người công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm mới, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là c.
- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, tuy không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của người công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là có sự biến đổi
về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là v.
Máy móc dù có hiện đại như thế nào cũng chỉ là lao động chết Nó phải được lao động sống
“cải tử hoàn sinh” để biến thành nhân tố của quá trình lao động Nó chỉ là phương tiện nhờ đósức sản xuất của lao động tăng lên Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện cần thiết khôngthể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến (v) có vai trò quyết định trong quátrình đó, mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư Giá trị hàng hóa = c + v + m
- Căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù này
+ Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) căn cứ vào vai trò
của mỗi bộ phận tư bản trong việc làm gia tăng giá trị và tạo ra giá trị thặng dư
+ Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) có ý nghĩa to lớn:
Nó vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do sức lao động của công nhân làmthuê biểu hiện dưới hình thức tư bản khả biến tạo ra Tư bản bất biến tuy không là nguồn gốc củagiá trị thặng dư, nhưng là điều kiện khách quan cần thiết để sản xuất và tăng năng suất lao độngcủa công nhân
Nó giúp người lao động có cơ sở để phê phán quan điểm của giai cấp tư sản cho rằng máymóc sinh lời cho nhà tư bản chứ không phải nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê
Với ý nghĩa này, công thức khái quát để tính giá trị hàng hóa (W) trong các doanh nghiệp tưbản là: W = c + v + m, trong đó (v + m) là giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, nhưng
họ chỉ được hưởng một phần trong giá trị mới đó bằng v, còn m bị nhà tư bản bóc lột
* Tỷ suất giá trị thặng dư
- Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) và
tư bản khả biến (v) cần thiết để sản xuất ra lượng giá trị thặng dư đó, (ký hiệu m’)
Trong đó: t là thời gian lao động tất yếu
t’ là thời gian lao động thặng dư
- Ý nghĩa: Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh chính xác trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với
công nhân làm thuê Nó chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra thì côngnhân được hưởng bao nhiêu nhiêu và nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu Trong một ngàylao động, phần thời gian lao động thặng dư mà công nhân làm cho nhà tư bản bằng baonhiêu phần trăm so với phần thời gian lao động tất yếu họ làm cho mình
* Khối lượng giá trị thặng dư
- Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng,( ký hiệu M)
- Công thức tính:
v m
Trang 37- Ý nghĩa: Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thằng dư càng lớn, vì trình độ bóc lột giátrị thặng dư càng tăng
* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Khái niệm: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Ví dụ, ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư
là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 1 USD thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 4USD và tỷ suất giá trị thặng dư là:
Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, trong khi mọi điều kiện khác vẫn không đổi, thì
tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành:
dư tuyệt đối Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chủ nghĩa tư bản Nó được ápdụng phổ biến ở giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi công cụ lao độngcòn thô sơ, năng suất lao động còn thấp Nhưng do vấp phải giới hạn về thể chất và tinh thần củangười công nhân và bị công nhân đấu tranh nên nhà tư bản còn sử dụng phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư tương đối
* Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Khái niệm: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ
Ví dụ, ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là lao động tất yếu, 4 giờ là lao động thặng dư.Nếu thời gian lao động tất yếu giảm đi 2 giờ, thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng từ 4 giờ lên
* Giá trị thặng dư siêu ngạch
- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó
Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trongphạm vi xã hội thì nó lại luôn tồn tại Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc
Trang 38đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ củamình trong cạnh tranh.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
* Sự giống và khác nhau giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư siêu ngạch
- Giống nhau:
+ Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, giá trị tuyệt đối và giá trị siêu ngạchđều có mục đích làm cho thời gian lao động thặng dư kéo dài ra, làm m’ và M tăng lên, tức làđều nâng cao trình độ và quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch còngiống nhau ở chỗ cả hai đều được thực hiện dựa trên có sở tăng năng suất lao động
- Khác nhau:
+ Nếu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài thời gian lao động vượt quáthời gian lao động tất yếu thì phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối lại rút ngắn thờigian lao động tất yếu để tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối dựa vào tăng cường độ lao động của côngnhân; còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối lại dựa vào tăng năng suất lao độngcủa họ
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bị vấp phải giới hạn về thời gian trong ngày
và thời gian để công nhân tái sản xuất sức lao động; trong khi phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối lại không có giới hạn vì việc áp dụng công nghệ sản xuất mới tạo khả năng tăngnăng suất lao động lên vô hạn
+ Giữa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư siêungạch cũng có sự khác nhau Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dựa vào tăng năngsuất lao đông xã hội, còn phương pháp sản xuất giá trị thăng dư siêu ngạch lại dựa vào tăng năngsuất lao động cá biệt C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trịthặng dư tương đối
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Qua nghiên cứu nội dung trên, một mặt giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất bóc lột của nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa; mặt khác, nếu tạm thời gạt bỏ bản chất ấy, thì có thể thấy rằng cácphương pháp sản xuất giá trị thăng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
và giá trị thặng dư siêu ngạch, có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích
sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động
xã hội, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Câu 18: Bản chất của tiền công là gì ? So sánh các hình thức tiền công cơ bản Thế nào
là tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế ?
Trả lời:
* Bản chất kinh tế của tiền công
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tư sản, tiền công là tiền trả cho giá trị lao
động, là giá cả của lao động, Đây là một quan điểm sai, vì lao động không phải là mộthàng hóa vì thế nó không có giá trị
- Theo quan điểm của C.Mác: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả hàng hóa sức lao động, bởi vì cái mà nhà tư bản muốn mua của
người công nhân không phải là lao động mà chính là sức lao động
Trang 39Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, hay là giá cả của hàng hóa sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động.
Sự thật thì tiền công không phải là giá cả của lao động, lao động không phải là hàng hóa Bởi
vì: thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa; thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo
số lượng hàng hóa đã sản xuất được Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là laođộng mà là sức lao động Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là giá trịhay giá cả của hàng hóa sức lao động
* Các hình thức cơ bản của tiền công
- Tiền công tính theo thời gian: Là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động của người công nhân dài hay ngắn được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng
Có nghĩa là lượng tiền lương mà người công nhân thu được khi bán sức lao động củamình sẽ tỷ lệ thuận với thời gian lao động của họ Như vậy chứng tỏ rằng để xác địnhmức độ tiền công cao hay thấp không chỉ căn cứ vào lượng tiền mà còn căn cứ vào độ dàingày lao động và cường độ lao động, và giá cả của giờ lao động là thước đo chính xácnhất mức tiền công tính theo thời gian Thực hiện chế độ tiền công theo thời gian, nhà tưbản có thể không thay đổi công ngày, công tuần mà vẫn hạ thấp được giá cả lao động dokéo dài ngày lao động hay tăng cường lao động Điều đó chứng tỏ rằng, nhà tư bản đượclợi còn người công nhân bị thiệt:
+ Cái lợi của nhà tư bản: Khi tình hình thị trường thuận lợi, hàng hóa tiêu thụ nhanh,thì nhà tư bản sẽ thực hiện lối làm việc thêm giờ vượt quá số giờ quy đinh của ngày laođộng, để tăng số lượng sản phẩm Còn khi thị trường không thuận lợi, đòi hỏi phải thuhẹp sản xuất thì nhà tư bản sẽ rút ngắn ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ,làm cho tiền công giảm xuống
+ Người công nhân phải làm việc cật lực mà tiền công không được tăng thêm khingày công bị kéo dài quá độ mà còn bị thiệt khi phải làm bớt giờ
- Tiền công tính theo sản phẩm: Là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm
đã làm ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Mỗi sản phẩm sẽ được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công.Đơn giá tiền công bằng tiền công trong một ngày so với số lượng công nhân làm ra mộtngày Về thực chất, đơn giá tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất một sản phẩm,
vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo thời
gian Những thuận lợi của nhà tư bản khi áp dụng hình thức tiền công theo sản phẩm:
+ Giúp nhà tư bản giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, tạo thuậnlợi trong việc quản lý
+ Kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra sản phẩm để thu đượctiền lương cao hơn
* Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
- Tiền công danh nghĩa: Là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó tăng lên hay giảm xuốngtuỳ theo sự biến động trong quan hệ cung-cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường
- Tiền công thực tế: Là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công thực tế phụ thuộc vào tiền công danh nghĩa và giá cả hàng hóa tư liệu tiêudùng và dịch vụ C.Mác đã chỉ rõ tính quy luật trong sự vận động của tiền công trong chủ
Trang 40nghĩa tư bản: trong quá trình vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danhnghĩa có xu hướng tăng nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức giá cả
tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, vì thế tiền công danh nghĩa có xu hướng hạ thấp
Tiền công danh nghĩa có xu hướng hạ thấp bởi vì sự hạ thấp của tiền công do nhiềunhân tố chống lại:
+ Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương
+ Với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đòi hỏi phải có lao động
có chất lượng cao Vì vậy buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động bằng cáchkích thích người lao động bằng lợi ích vật chất
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận tiền công
- Trong xã hội tư bản, tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp Bởi vì, trong quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nónhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp làhiện tượng thường xuyên, điều đó khiến cho nhà tư bản mua sức lao động dưới mức giá trị của
nó Tuy nhiên, sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những nhân
tố chống lại sự hạ thấp của tiền công, như cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiềncông, nhu cầu sức lao động có chất lượng cao buộc nhà tư bản phải kích thích người lao độngbằng lợi ích vật chất…
- Đối với nước ta hiện nay, cần phải quan tâm đến tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
của người lao động, nhất là tiền công thực tế Thực hiện chính sách tiền công, tiền lương hợp lý
là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển Từng bước nâng cao năng suất lao động, đổi mới kỹ thuật,tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội trong phân phối thu nhập
Câu 19: Tích lũy tư bản là gì ? Nêu các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản Trình bày quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa.
Trả lời:
* Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng Để tái sản xuất mở rộng, nhà tưbản phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản để tăng thêm tư bản ứng trước
- Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để
mở rộng sản xuất, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
- Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, là kết quả lao động của công
nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do laođộng của giai cấp công nhân tạo ra
- Động cơ của tích lũy tư bản là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường, các nhà tư bản phải mở rộng sản xuất bằng tích lũy tư bản
* Các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phânchia giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản Nếu tỷ lệ quỹ này tănglên thì tỷ lệ dành cho qũy kia sẽ giảm đi Trong điều kiện tỷ lệ phân chia nêu trên không đổi thìquy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Có bốn nhân tố ảnh hưởng đếnkhối lượng giá trị thặng dư:
- Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m’)