Giai đoạn từ 2001 đến năm 2010 sẽ đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước

Một phần của tài liệu hỏi - đáp môn kinh tế chính trị mác - lê nin (Trang 87 - 92)

ta ra khỏi tình trạng lạc hậu, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết về cơ bản vấn đề việc làm ở nông thôn.

- Giai đoạn 2010 - 2020 sẽ hiện đại hóa nông nghiệp, để tăng năng suất lao động, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cẩu trong nước và xuất khẩu.

* Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

- Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao gồm các nhiệm vụ: thuỷ lợi hoá; cơ giới hoá; điện khí hoá; phát triển giao thông nông thôn; phát triển thông tin liên lạc; phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo hiểm.

- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn - Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn

- Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động ở nông thôn.

Câu 44: Phân tích nội dung phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn với cơ

cấu kinh tế nhiều thành phần.

Trả lời:

* Nội dung phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Kinh tế nông thôn có cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, với tính cách là công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, các thành phần kinh tế phải vận động theo hướng: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng trong kinh tế nông thôn; kinh tế tư nhân cùng phát triển trở thành nội lực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn:

+ Kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn tồn tại dưới các hình thức nông - lâm trường quốc doanh, các trạm - trại kỹ thuật nông nghiệp, các cơ sở hạ tầng và các tổ chức kinh tế của nhà nước như chi nhánh ngân hàng, kho bạc... gắn bó hữu cơ với kinh tế nông

+ Kinh tế nhà nước trong nông thôn trước đổi mới hoạt động mang tính bao cấp, kém hiệu quả, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước. Sau đổi mới, kinh tế nhà nước trong nông thôn đã phát triển khá, dần dần chuyển sang sản xuất kinh doabnh tổng hợp, mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa ngành nghề. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, vai trò của kinh tế nhà nước trong nông thôn còn mờ nhạt, tác động chưa mạnh đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

+ Trong những năm tới, để kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn phát triển có hiệu quả, đảm bảo được vai trò chủ đạo cần thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc sắp xếp và đổi mới quản lý, tăng cường tính độc lập tự chủ của các đơn vị kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn; giảm dần và đi đến xóa bỏ bao cấp từ ngân sách đầu tư. Mọi hoạt động kinh tế của các đơn vị phải theo đúng luật pháp hiện hành

Thứ hai, quan tâm thích đáng lợi ích kinh tế của người lao động trên cơ sở họ được làm chủ thực sự quyền sở hữu, quyền sử dụng tư liệu sản xuất trong phạm vi hợp pháp của mình.

Thứ ba, xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người lao động và các doanh nghiệp chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, đầu ra giúp cho các hộ gia đình, công ty, xí nghiệp...tự chủ sản xuất kinh doanh.

- Kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn:

+ Kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn mà nòng cốt là hợp tác xã hoạt động dựa trên cơ sở liên kết, tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động để sản xuất kinh doanh trong nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác được sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước.

+ Kinh tế tập thể mà nhất là phong trào hợp tác hóa được phát triển ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ XX đã có những thành tựu nhất định trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện chiến tranh còn khi chuyển sang hòa bình, nó lại bộc lộ những yếu kém như: không công bằng mà cào bằng, chưa khuyến khích phát triển sản xuất và khai thác các tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp, nông thôn; chưa mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chưa đổi mới kịp thời việc tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm... Những hạn chế đó đã làm cho kinh tế nông thôn phát triển chậm, hiệu quả thấp, không ổn định.

+ Từ năm 1996 đến nay, kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn mà nòng cốt là hợp tác xã đã chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới, ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn. Hình thức hợp tác xã kiểu mới tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ hay sản xuất kinh doanh đều được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ, phát triển từ thấp đến cao với những hình thức tổ chức và phân phối thích hợp. - Kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn

+ Kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế cá thể, tiểu chủ, còn kinh tế tư bản tư nhân mới bắt đầu phát triển ở nông thôn và đang còn yếu. Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong kinh tế nông thôn là kinh tế hộ gia đình không tham gia hợp tác xã mà hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn, sức lao động của bản thân, không bóc lột. Thành phần kinh tế này đang phát huy vai trò của nó trong việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, vốn, sức lao động và kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận dân cư. Nó là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng kinh tế của mình trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Xu hướng phát triển chung hiện nay của kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn là dần dần đi vào con đường hợp tác xã kiểu mới với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Đảng và nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn phát triển có thể độc lập hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

* Chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân hiện nay

Để kinh tế nông thôn phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, nhà nước cần thực hiện các chính sách sau đây:

- Chính sách quy hoạch: cần khảo sát, nghiên cứu, tính toán quy hoạch đất đai để có biện pháp bảo tồn, lưu giữ quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý tránh tình trạng diện tích đất nông nghiệp giảm sút do quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, đô thị hóa gây ra.

- Chính sách ruộng đất: cần phân loại đất đai, thực hiện giao đất, giao rừng cho nông

dân và phân định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thế chấp, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng... nhằm làm cho nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư vào khai thác, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả.

- Chính sách đầu tư: nhà nước cần đẩy mạnh quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng cho nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách thuế: nhà nước cần thực hiện chính sách thuế phù hợp với trình độ phát

triển, điều kiện tự nhiên của nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chính sách thuế còn phải phù hợp với các chính sách xã hội trong nông nghiệp, nông thôn.

- Chính sách lao động và việc làm: thực hiện phân công, bố trí lại cơ cấu lao động, dân cư trong nông nghiệp, nông thôn một cách hợp lý.

- Chính sách khoa học và công nghệ: cần tính tới các đặc điểm sản xuất nông nghiệp,

phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao hiệu quả việc liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông.

- Chính sách giá cả sản lượng: cần qui định, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực

hiện giá trần, giá sàn đối với nông sản phẩm. Khuyến khích xuất khẩu nông sản, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chính sách tín dụng: tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Nâng

mức hạn định vốn vay > 50 triệu đồng không cần thế chấp tài sản, thời gian trả nợ dài hạn ... Đồng thời, có biện pháp giúp đỡ họ sử dụng vốn có hiệu quả.

- Chính sách an sinh xã hội: thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách

phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo hiểm. Thực thi pháp luật nghiêm minh, thực hiện công bằng dân chủ ở nông thôn.

CHƯƠNG XI

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Câu 45: Thế nào là kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ? Phân tích sự cần thiết

khách quan của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở Việt Nam.

*Khái niệm kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được thực

hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hóa và tiền tệ thông qua trao đổi mua bán.

- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất.

- Kinh tế hàng hóa phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, chịu sự tác động của những quan hệ xã hội nhất định hình thành nên các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy, kinh tế hàng hóa không phải là sản phẩm riêng của một chế độ kinh tế - xã hội nào mà nó là sản phẩm của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xã hội.

- Kinh tế thị trường phát triển qua hai giai đoạn:

+ Kinh tế thị trường tự do: tồn tại trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự do cạnh tranh, chưa có sự điều tiết của nhà nước.

+ Kinh tế thị trường hỗn hợp (kinh tế thị trường hiện đại): kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

- Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là mọi quan hệ trao đổi, mua bán đều dựa trên cơ sở giá cả do thị trường quyết định.

* Sự cần thiết khách quan của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển kinh tế của nền văn minh nhân loại; nó tồn tại khách quan không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở Việt Nam là một tất yếu khách quan.

- Xét về mặt lý luận:

+ Ở nước ta, những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hóa (2 điều kiện: phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế biểu hiện ở các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất) vẫn còn cho nên sự tồn tại kinh tế hàng hóa là một tất yếu khách quan.

+ Ở nước ta, trong nền kinh tế nhiều thành phần ngay cả thành phần kinh tế nhà nước cũng cần đến quan hệ hàng hóa - tiền tệ để giải quyết các vấn đề kinh tế nên sự tồn tại kinh tế hàng hóa là tất yếu.

+ Ở nước ta, do yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế hàng hóa là tất yếu vì nó là hình thức tổ chức kinh tế tạo ra động lực và khả năng để khai thác các tiềm lực của đất nước một cách có hiệu quả nhất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

- Xét về mặt thực tiễn:

Kinh nghiệm hàng chục năm ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây (Liên Xô cũ, Đông Âu) về sự tồn tại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp (mô hình kinh tế do nhà nước chỉ huy) mà thực chất là xóa bỏ kinh tế hàng hóa đã cho thấy: mặc dù có nhiều thành tựu to lớn (nhất là trong điều kiện có chiến tranh) song mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp (trong điều kiện hòa bình) đã không còn phát huy tác dụng cần phải chuyển sang mô hình kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường

Mục tiêu của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là giải phóng năng lực sản xuất, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực hiện mục tiêu đó, phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta sẽ có những lợi ích:

- Phát triển kinh tế thị trường sẽ phá vỡ cơ cấu kinh tế tự nhiên chuyển thành kinh tế hàng hoá, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất .

- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

- Kích thích việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng số lượng hàng hoá dịch vụ.

- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.

- Thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn. Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ cấp bách để chuyển một nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn. Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: quá trình tìm tòi mới tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường ở Việt Nam và Trung Quốc đang trở thành một hướng đi quan trọng của thế kỷ XXI.

Câu 46: Phân tích đặc điểm kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trong thời kỳ

quá độ ở Việt Nam.

Trả lời:

* Nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển

Trải qua 25 năm đổi mới đất nước, thực hiện phát triển kinh tế thị trường, nếu so với lịch sử phát triển của dân tộc thì chưa phải là dài do đó nền kinh tế thị trường ở nước ta đang còn ở tình trạng thấp kém, biểu hiện:

- Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. - Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành chưa đồng bộ

- Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường nhưng lại có sự khác biệt nhau về mục

Một phần của tài liệu hỏi - đáp môn kinh tế chính trị mác - lê nin (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w