có nguồn lực bên trong phong phú nhưng thiếu điều kiện để tạo ra ''cú đẩy" nhằm vượt qua đói nghèo, vì vậy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết.
- Trước đây, chúng ta có quan điểm "tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính" trong một điều kiện lịch sử cụ thể nó có thể phát huy tác dụng. Nhưng hiện nay, trước xu thế phát triển của thời đại, toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế ngày càng mở rộng, Đảng ta đã xác định: "Không ngừng mở rộng sự phân công lao động và hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương, đó là những đòi hỏi khách quan của thời đại". Mục đích của việc phát triển kinh tế đối ngoại là phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh; thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH
+ Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế,
nối liền thị trường trong và ngoài nước
+ Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, cơ cấu sản phẩm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân.
- Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, sức mạnh thời đại
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nước ta sẽ khai thác được các nguồn lực bên ngoài vô cùng quan trọng như:
+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ của Chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA)
+ Thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng kinh nghiệm quản lý hiện đại của các nước phát triển vào sản xuất