1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược kinh doanh của khách sạn sheraton

31 12,4K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Có được điều này là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với định hướng coingành kinh doanh du lịch, khách sạn là ngành kinh tế tổng hợp và giữ vai trò quan trọng trongnền kinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Pgs Ts Ngô Kim Thanh

Nhóm thực hiện:

1 Trần Thanh Tùng (01-7-1980) - Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thanh Tùng (6/8/1986) - Nhóm phó

3 Nguyễn Thị Oanh (3/5/1985) - Nhóm phó

4 Nguyễn Tất Thắng (29/11/1976)

5 Lê Duy Trung (29/12/1976)

6 Phạm Mạnh Hải (29-6-1983)

7 Vũ Thái Hà (28/3/1985)

8 Trần Nam Trung (6/3/1986)

9 Phạm Văn Trang (22/01/1984)

HÀ NỘI: 2010

Trang 2

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SHERATON

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 5

I LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 5

II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SHERATON 5

1 Giới thiệu chung 5

2 Cơ cấu tổ chức 6

2.1 Ban điều hành 7

2.2 Bộ phận hành chính nhân sự 7

2.3 Bộ phận lễ tân 7

2.4 Bộ phận tài chính 7

2.5 Bộ phận kỹ thuật 8

2.6 Bộ phận buồng - phòng 8

2.7 Bộ phận bán hàng - Marketing 8

2.8 Bộ phận an ninh 9

2.9 Bộ phận ăn uống: 9

3 Cơ sở vật chất của khách sạn 9

3.1 Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân 9

3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận bar 10

3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ở khâu quản lý 10

4 Đối tượng kinh doanh 10

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 11

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

1 Ma trận SWOT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh 11

1.1 Định nghĩa SWOT 11

1.2 Phân tích SWOT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh 11

2 Hoạch định chiến lược phát triển khách sạn 12

2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng 12

2.1.1 Nền kinh tế Việt Nam 12

2.1.2 Đặc trưng về chính trị pháp luật: 12

2.1.3 Kỹ thuật và công nghệ 13

2.2.4 Môi trường văn hoá – xã hội: 13

2.2.5 Vị trí địa lý 13

2.2.6 Đánh giá đối thủ cạnh tranh 13

2.2.7 Thế lực của các nhà cung cấp đối với công ty: 14

2.2.8 Sức ép với các sản phẩm 15

2.2.9 Thị trường khách hàng 15

2 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược trong kinh doanh 16

3 Xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn 16

3.1 Căn cứ lập chiến lược kinh doanh 16

Trang 4

3.2 Xây dựng kế hoạch hàng năm 16

3.3 Phương pháp xây dựng chỉ tiêu kế hoạch 17

3.4 Các giải pháp chiến lược đã được áp dụng tại khách sạn Sheraton 17

3.5 Đánh giá kết quả đạt được 18

4 Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh 18

4.1 Điểm mạnh (Strenghts) 18

4.2 Điểm yếu (Weakness) 19

4.3 Cơ hội (Opportunitiies) 19

4.4 Thách thức 20

4 5 Xây dựng chiến lược kinh doanh từ Ma trận SWOT 20

II LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 22

1 Đề xuất chiến lược kinh doanh 22

2 Chọn chiến lược kinh doanh 23

2.1 Mục tiêu chiến lược tăng trưởng 23

2.2 Nội dung của chiến lược tăng trưởng 23

3 Kiểm tra, điều chỉnh, tổng kết việc thực hiện chiến lược 23

3.1 Đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật 23

3.2 Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên 24

3.3 Mở rộng các mối quan hệ 24

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dưới sự hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo trong trường Đến nay, về cơ bản chúng

em đã hoàn thiện được chương trình học của mình Trước khi đi vào trình bày chi tiết Báo cáo tốt nghiệp, chúng em - các thành viên trong nhóm thực hiện xin phép được gửi đến các Thầy, Cô giáo trong trường, các Thầy, Cô giáo của Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc Sự nhiệt tình, tận tuỵ

và sự chân thành của các Thầy, Cô đã làm cho chúng em cảm thấy khâm phục và biết ơn

Do trình độ và kiến thức còn hạn chế, bên cạnh đó là sự eo hẹp về mặt thời gian Nội dung Báo cáo tốt nghiệp của nhóm không tránh khỏi những thiết sót và những hạn chế nhất định về mặt nội dung Nhóm thực hiện mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự chỉ bảo cùa các Thầy Cô để chúng

em có cơ hội hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm

2010

Nhóm thực hiện

Trang 6

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây với các hình thức quảng bá hình ảnh về đất nước mạnh mẽ bêncạnh đó lựa sự lựa chọn được hướng đi dúng đắn của ngành dịch vụ du lịch trong nước lượngkhách du lịch quốc tế đến Việt nam đã gia tăng đáng kể, trong 5 tháng đầu năm 2010 lượngkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3.619.287 lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳnăm 2009 và đạt 52,3% so với kế hoạch năm Khi Cầu về du lịch tăng đã kéo theo Cung về dulịch cũng tăng theo và không ngừng phát triển để đáp ứng được tối đa nhu cầu đó Cũng chínhđiều này làm cho ngành kinh doanh du lịch, khách sạn mấy năm trở lại đây có sự phát triểnnhanh chóng Có được điều này là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với định hướng coingành kinh doanh du lịch, khách sạn là ngành kinh tế tổng hợp và giữ vai trò quan trọng trongnền kinh tế, bên cạnh đó nhận thức của người dân về vai trò hoạt động kinh doanh du lịch,khách sạn đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội đã có những chuyển biến tích cực Nhờ sựphát triển này đã đưa ngành kinh doanh du lịch, khách sạn từ ở vị thế là một ngành kinh tế ítđược quan tâm trở nên hấp dẫn và sôi động Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh

tế toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong khoảng 2 năm về đây đang cóchiều hướng giảm mạnh, trong khi thị trường nội địa chưa được chú trọng khai thác, điều này đãdẫn tới hệ luỵ "Cung" lớn hơn "Cầu" trên lĩnh vực du lịch khách sạn Vì vậy vấn đề đặt ra lúcnày đối với các tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch,khách sạn phải có được định hướng, chiến lược kinh doanh hợp lý đối với tổ chức, đơn vị mình Trên cơ sở các kiến thức được học trong quá trình theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốcdân cùng với việc kinh doanh du lịch, khách sạn đang là một ngành kinh doanh "thời thượng".Sau khi bàn bạc và thống nhất nhóm thực hiện đã quyết định lựa chọn đề tài "Xây dựng chiếnlược kinh doanh của khách sạn Sheraton"

II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SHERATON

1 Giới thiệu chung

Sheraton là hệ thống khách sạn cao cấp thuộc sở hữu của tập đoàn Starwood Đây là một tậpđoàn chuyên cung cấp các khách sạn và khu nghỉ mát lớn trên thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầucủa các doanh nhân, các khách du lịch cao cấp có nh cầu đi du lịch ở các nước trên thế giới.Sheraton có hơn 400 khách sạn và khu nghỉ mát trên 70 nước, Sheraton cung cấp dịch vụ caocấp trọn gói tại các khách sạn lớn và các điểm nghỉ mát bên bờ biển đẹp của thế giới Sheraton

là sự lựa chọn lý tưởng của các Doanh Nhân, các nguyên thủ quốc gia khi phải giải quyết vấn đềrất "nan giải" - chuẩn bị cho chuyến đi du lịch: đó là làm sao để tìm được một địa điểm nghỉ lýtưởng với những trang thiết bị mới nhất, hiện đại nhất cho công việc kinh doanh, thuận tiện choviệc tiếp cận với công việc nhưng vẫn được tận hưởng những giây phút thoải mái bên gia đình,bạn bè Ở Việt Nam khách sạn Sheraton được đặt tại 3 miền Bắc (Hà Nội), Trung (Nha Trang),Nam (Tp HCM) Bố cục khách sạn gồm các phòng Deluxe và Suite sang trọng, phòngExecutive Resident, bao quanh là các nhà hàng và các điểm mua sắm, đây thực sự là một điểmdừng chân lí tưởng, của du khách, tại đây du khách có thể đi đến những điểm du lịch hấp dẫncủa Việt Nam

Trang 7

Khách sạn có đầy đủ các tiện nghi kinh doanh và giải trí bao gồm trung tâm kinh doanh, cáctiện nghi phục vụ cho mitting, bể bơi ngoài trời, sân tennis, sân chơi squash, trung tâm thể hình,nhà hàng, câu lạc bộ đêm nổi tiếng và shopping Với các phòng sang trọng, phục vụ đạt tiêuchuẩn quốc tế và tất cả các tiện nghi cần thiết cho một doanh nhân Ở Việt Nam khách sạnSheraton đã được Business Asia magazine bình chọn là “khách sạn tốt nhất Việt nam 2004 và

2005 “ Do có vị trí thuận lợi cho việc đi lại, lại được bố trí ở trung tâm khách sạn Sheraton đã

và đang có được những lợi thế nhất định trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 8

2.1 Ban điều hành

Là một tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới, Ban giám đốc đa phần là người nước ngoài, nhữngngười chịu trách nhiệm quản lý chi nhánh của tập đoàn tại Việt Nam, một phần tron số đó làcông dân Singapore phụ trách mảng hành chính của khách sạn

2.2 Bộ phận hành chính nhân sự

Có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức

- Làm các thủ tục hành chính phục vụ cho công tác kinh doanh giao dịch

- Làm các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội

Quản lý và điều hành chung

Bộ phận nhân sự

(Ms Lê Thị Thanh Tâm)

Trang 9

- Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác mua sắm trang thiết bị.

Tổ chức lao động: 8 người

2.3 Bộ phận lễ tân

Trực thuộc quản lý của bộ phận Bán hàng - Marketing Nhiệm vụ chính của bộ phận này là:

- Tham gia vào hoạt động kinh doanh buồng ngủ, báo giá, đón tiếp khách, gửi đò

- Giải quyết khiếu lại, phàn nàn của khách

- Kinh doanh các dịch vụ Marketing của khách

- Quản lý sở vật chất kỹ thuật và khu tiền sảnh

Tổ chức nhân sự

- 02 trưởng bộ phận: có trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc của bộ phận lễ tân: tổ chứclao động, giao dịch các văn bản

- 03 phó bộ phận: Trợ giúp trưởng bộ phận;

- 22 nhân viên: 12 door man, 10 nhân viên Lễ tân;

Trong bộ phận này 17 người có trình độ đại học và 10 người có trình độ trung cấp và cao đẳng,

độ tuổi trung bình là 23 tuổi

2.4 Bộ phận tài chính

Có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính của Khách sạn

- Theo dõi hàng hoá mua bán trong Khách sạn

- Theo dõi thu chi trong Khách sạn

- Cung cấp số liệu phục vụ phân tích kinh doanh

- 04 nhân viên phòng kế toán

- Trong số 15 nhân viên có 12 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán còn lại 2 ngườiđều có nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp Khách sạn

2.5 Bộ phận kỹ thuật

Có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Bảo hành sửa chữa các trang thiết bị trong khách sạn

- Giải quyết kịp thời các sự cố phát sinh trong khách sạn

- Tham mưu cho giám đốc về đổi mới trang thiết bị trong khách sạn

- Nhân viên trong bộ phận này là 20 người

2.6 Bộ phận buồng - phòng

Bộ phận này hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc phụ trách bộ phận Buồng - phòng

và các trưởng bộ phận, nhiệm vụ chính của bộ phận này là:

- Dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài Khách sạn

Trang 10

- Thông báo cho lễ tân và Sales Marketing về tình trạng phòng hàng ngày.

- Kiểm tra bảo quản các trang thiết bị trong Khách sạn

- Đáp ứng các dịch vụ bổ xung: giặt là, masarge

- Thông báo cho thu ngân về tiêu dùng của khách

Tổ chức nhân sự

Tổng số lao động là 30 người bao gồm:

- 01 manager: Điều hành chung

- 02 trưởng bộ phận : Trợ giúp manager điều hành nhân viên trong bộ phận

- 03 phó bộ phận: Quản lý các công việc của cấp dưới, và truyền đạt các thông tin cua cấp trêngiao xuống

- Còn lại 24 nhân viên thức hiện các công việc như giặt là đồng phục của nhân viên, đồ củakhách có nhu cầu giặt ủi, trao, nà khăn trải giường Trong tổng số 30 cán bộ công nhân viêncó 20 lao động nữ 10 lao động nam, độ tuổi trung bình 30, trình độ chủ yếu tốt nghiệp trungcấp chuyên ngành du lịch Như vậy, bộ phận này có tuổi đời trung bình tương đối cao so vớitính chất công việc

2.7 Bộ phận bán hàng - Marketing

Nhiệm chủ yếu của bộ phận này là:

- Xây dựng kế hoạch Marketing hàng năm, hàng quý, hàng tháng, tham mưu ban giám đốc xâydựng chiến lược kinh doanh

- Đảm bảo duy trì chất lượng với khách

- Thông báo với các bộ phận khác về dự định khách đón, quy định khách đi

Tổ chức nhân sự

- 01 giám đốc : Ms Nicole, quản lý điều hành mọi hoạt động của bộ phậ bán hàng,

- 01 giám đốc điều hành người Nhật: Mr Mahito phụ trách việc bán hàng cho các khách hàng làngười Nhật Bản (do lượng khách người Nhật Bản của khách sạn luôn chiếm số lượng lớn)

- 15 nhân viên: Phụ trách từng mảng công việc do trưởng bộ phận giao Trong bộ phận này có 8nhân viên nam, còn lại là lao động nữ đều tốt nghiệp đại học về chuyên ngành du lịch vàKhách sạn Đa số họ là những người đã được đào tạo ở nước ngoài, ngoại ngữ thành thạo, đâyđược coi là những nhân lực chủ chốt trong việc duy trì hoạt động và phát triển của khách sạn

2.8 Bộ phận an ninh

Có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Giữ gìn an ninh trong khách sạn 24h/24h

- Kiểm tra chống thất thoát trang thiết bị trong khách sạn

- Tham mưu cho giám đốc về tự vệ, phòng chống cháy nổ

- Số lao động trong bộ phận này là 25 người có vai trò giữ gìn an ninh cho toàn bộ khách sạn

2.9 Bộ phận ăn uống:

Có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Thoả mãn nhu cầu của Khách sạn về ăn uống

- Là bộ phận tạo ra doanh thu cho Khách sạn

Trang 11

- Nghiên cứu nhu cầu ăn uống của khách.

- Khuyếch trương các dịch vụ ăn uống

- Đảm bảo chất lượng thực phẩm

- Là một bộ phận có số lao động lớn nhất khách sạn, tổng nhân viên của bộ phận này là trên

200 nhân viên kẻ cả nhân viên chính thức và CLvà được chia và sắp xếp hợp lý cho các bộphận ăn uông như Mojo, Lobby Lounge, Night club, nhà hàng tiệc cưới hội nghị….và đâycũng là bộ phận được đào tạo kỹ lưỡng nhất về vệ sinh an toan thực phẩm để đảm bảo chấtlượng về thực phẩm tránh những sự cố đáng tiếc cho khách hàng

3 Cơ sở vật chất của khách sạn

Tổng thể cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Sheraton bao gồm:

- Khách sạn cao 23 tầng, có hai tòa nhà, một tòa nhà gọi là Sheraton hotel gồm 392 phòng, cómột phòng dành riêng cho nguyên thủ quốc gia Một tòa nhà gọi là Grand Tower gồm 112phòng.Có 5 nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống như:Lobby lounge, Mojo, SGCF, LiBai…

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bộ phận buồng

- Cơ sở vật chất tại bộ phận Lễ Tân

- Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh ăn uống

- Cơ sở vật chất cho khâu quản lý

3.1 Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân

Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận Lễ tân, bao gồm toàn bộ các trang thiết bị, tiện nghi liênquan trực tiếp hoặc được sử dụng vào việc phục vụ khách ở lại nghiệp vụ của bộ phận Lễ tân.Nó bao gồm:

- 01 quầy Lễ tân có diện tích là 340 mét vuông

- 01 tủ chìa khoá các phòng

- 01 két sắt loại lớn dùng cho việc giữ đồ của khách

- 06 máy vi tính nối mạng dùng để kiểm tra theo dõi tình hình khách của Khách sạn

- 06 máy Fax, hai máy in Lade cỡ lớn

- 06 máy điện thoại

- 01 máy thanh toán các thẻ du lịch: Amexican express, Dipner, Club…

- 01 hộp đựng bao chure của khách sạn và các hãng du lịch

- 02 giá để báo tạp chí trong nước và thế giới cỡ lớn

- 12 máy điều hoà cỡ lớn được bố trí xung quanh

- Các bộ ghế sofa dùng cho khách ngồi đủ được bố trí quanh đại sảnh

- Hai màn hình tivi loại lớn có thể bắt được các kênh truyền hình quốc tế TV5, CNN,Reutour…và nhiều loại truyền hình khác

- Trung tâm Business centre cung cấp các dịch vụ điện thoại trong nước, quốc tế, Fax,internet

- Đồng hồ treo tường một số nước trên thế giới

- 02 phòng giữ đồ hành lý cho khách làm bên cạnh sảnh ra vô về phía tay trái

- Bộ phận bếp của khách sạn Sheraton có một diện tích khá rộng, khách sạn xây dựng ba bếp

Trang 12

phục vụ cho các nhà hàng như SGCF, Mojo, và một bếp bánh chuyên cung cấp bánh chokhách sạn, và kế bên là bếp dành để nấu các loại tiệc hội nghị lớn.

- Bếp cũng được trang thiết bị rất tiện nghi và hiện đại

3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận bar

Khách sạn có 3 quầy bar

- Một quầy lobby bar đặt tại sảnh, là bộ phận lobby lounge chuyên phục vụ nước cho khách đa

số là các doanh nhân

- Một quày bar đặt tại Mojo một kiểu nhà hàng ăn nhanh dành cho những du khách không cónhiều thời gian, ở đây có đầy đủ các trang thiết bị của một quầy bar, từ máy pha nước, xaysinh tố, ép trái cây, máy hút chân không…

3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ở khâu quản lý

Phòng giám đốc, phó giám đốc, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự với đầy đủ trang thiếtbị, máy tính phục vụ cho công tác hành chính ngoài ra còn kể đến cơ sở vật chất kỹ thuật củamột số bộ phận khác trong Khách sạn như: phòng truyền hình cáp, hệ thống máy bơm nước,máy phát điện

4 Đối tượng kinh doanh

Như đã trình bày đối tượng chính mà Sheraton hướng tới là những doanh nhân, những khách dulịch cao cấp Đây là những khách hàng có tính chuyên nghiệp và có nhu cầu cao trong việc sửdụng các dịch vụ cao cấp Vì vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cần phải đượcthực hiện bài bản và đầy đủ và phải được xây dựng dựa trên cơ sở là những khách hàng mục tiêuđể hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững

Trang 13

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phươngpháp khác nhau Trong phạm vi Báo cáo tốt nghiệp nhóm thực hiện sử dụng phương pháp phântích SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc pháttriển của khách sạn Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp cho việc phát triển kháchsạn trong các năm tiếp theo

1 Ma trận SWOT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh

1.1 Định nghĩa SWOT

Phân tích SWOT là quá trình phân tích các điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những cơ hội

và thách thức bên ngoài SWOT (strenghts, weakness, opportunities and threats) trong đó:

- Strenghts (điểm mạnh): Các thế mạnh về nguồn vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, chiến lược

phát triển hợp lý và các thuận lợi khác mà các thuận lợi này có gây ảnh hưởng đến đối thủcạnh tranh và những nhu cầu của thị trường mà khách sạn đang đáp ứng hay dự định đáp ứng

- Weakness (điểm yếu): Những giới hạn, điểm yếu về các mặt nguồn vốn, tài nguyên, nhân

lực, kỹ năng của nhân viên, cơ sở vật chất và các lực cản khác gây trở ngại cho việc pháttriển bền vững của khách sạn trong hiện tại và tương lai

- Oppotunities (Cơ hội): Cơ hội thuận lợi khách quan chính yếu trong hoạt động kinh doanh

của khách sạn

- Threats (Thách thức): Phân tích các thách thức đang gặp phải và sẽ gặp phải, những rủi ro,

hoặc các yếu tố không thuận lợi khác gây trở ngại cho việc phát triển khách sạn trong hiện tại

và tương lai

1.2 Phân tích SWOT với việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Phân tích SWOT là một công cụ giúp các nhà hoạch định chiến lược phát triển các nhóm chiếnlược dựa trên sự kết hợp sau:

- Các chiến lược điểm mạnh - Cơ hội : SO

- Các chiến lược điểm yếu - Cơ hội : WO

Yếu tố nội bộ

Trang 14

- Ưu điểm của phương pháp phân tích SWOT là đơn giản và dễ thực hiện nên được nhiềudoanh nghiệp ứng dụng Qua đó doanh nghiệp sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của môitrường kinh doanh và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, hiểu rõ về mình và các đối thủđể phòng thủ và cũng sẵn sàng tấn công khi có cơ hội và đủ sức mạnh.

2 Hoạch định chiến lược phát triển khách sạn

2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

2.1.1 Nền kinh tế Việt Nam

Môi trường kinh tế là 1 trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đến côngtác xây dựng chiến lược kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch, khách sạn Công việc đầutiên trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh là phải xem xét, phân tích, đánh giá thực trạngnền kinh tế trong nước và thế giới tại thời điểm hiện tại và dự báo được triển vọng phát triển củanền kinh tế trong nước và trên thế giới Để từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược kinh doanhphù hợp nhằm duy trì và đẩy nhanh sự phát triển của khách sạn

Theo phân tích của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt quathời điểm khó khăn nhất trong khi những vấn đề phát sinh đang gây ra rất nhiều khó khăn chochính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế, nhất là cáncân cung cầu tiền tệ, ổn định lãi suất và tỷ giá Do đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay là một chínhsách tiền tệ ổn định, bền vững, nơi mà doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất an toàn, khônggây ra lạm phát

Cũng theo dự báo về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2010 và các năm tiếptheo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tháng 4/2010, thâm hụt cán cân vãng lai giảmxuống 8% GDP nhưng thâm hụt ngân sách tăng lên 8,25% GDP Tuy nhiên, theo IMF, triểnvọng về trung hạn là khả quan, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.Cùng với dự báo này của IMF, nhiều dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm

2010 cũng đã được nhiều tổ chức quốc tế đưa ra trước đó, như Standard Chattered (4,2%),HSBC (5%) và "gây sốc" nhất cho đến lúc này là dự báo của Economist Intelligence Unit - cơquan thông tin kinh tế của tập đoàn báo chí The Economist (0,3%) Sau một giai đoạn tăngtrưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức to lớn, tăng trưởng kinh

tế trong năm 2009 khiêm tốn ở mức 6,23% Tăng trưởng tín dụng nhanh càng được hâm nóngbởi các dòng vốn nước ngoài lớn và giá tiêu dùng tăng cao, dẫn đến tình trạng lạm phát cao vàthâm hụt thương mại lớn trong nửa đầu năm 2008 Theo IMF, trong khi áp lực lạm phát đanggiảm xuống nhờ giá lương thực và giá xăng dầu giảm, tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ giảm xuốngmức 4,75% trong năm 2010 do sự suy yếu nhu cầu trong nước và nước ngoài Thâm hụt cán cânvãng lai dự kiến sẽ giảm xuống mức 8% GDP, chủ yếu do nhập khẩu sụt giảm

2.1.2 Đặc trưng về chính trị pháp luật:

Với môi trường Chính trị ổn định, được các tổ chức quốc tế đanh giá rất cao cùng với quanđiểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ xã hội,màu da, tôn giáo hợp tác đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nộ bộ của nhau,giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình Chính sách quan điểm nhất quán dó đã thúcđẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư vào khách sạn cũng như thúc đẩy khách du lịch quốc tế đến ViệtNam Đặc biệt từ năm 1999 Chính phủ đã có chương trình hành động quốc gia về du lịch, bêncạnh đó sự ra đời của pháp lệnh du lịch Đó là những nền tảng cơ sở pháp lý giúp cho sự pháttriển của ngành du lịch - Khách sạn Đại hội Đảng XI cũng đã xác định “Phát triển nhanh du

Trang 15

lịch, dịch vụ - từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ cótầm cỡ trong khu vực”.

2.1.3 Kỹ thuật và công nghệ

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong vài thập kỷ vừa qua đã đưa tới sự pháttriển rực rỡ trên phương diện kinh tế trên thế giới Sự phát triển kinh tế làm tăng thu nhập củangười dân và thúc đẩy nhu cầu đi du lịch, đặc biệt là đi du lịch ở nước ngoài

Nhân tố khoa học, công nghệ không những tác động đến nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu đi

du lịch mà nó còn tác động tới trang thiết bị, CSVCKT trong kinh doanh Khách sạn Bởi vì nhucầu du lịch là nhu cầu cao cấp Do đó trang thiết bị trong kinh doanh Khách sạn ngày càng đượcđổi mới và nâng cấp Sự đổi mới và nâng cấp đó đòi hỏi nguồn vốn lớn do đó trong quá trìnhxây dựng chiến lược kinh doanh cần nghiên cứu kỹ nên áp dụng trang thiết bị nào, khi nào thìcần nâng cấp đổi mới Để cho trang thiết bị trong Khách sạn không quá lạc hậu so với thế giới

và tuỳ từng đối tượng khách mà trang thiết bị có mức độ hiện đại khác nhau

2.2.4 Môi trường văn hoá – xã hội:

Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, cũng có nghĩa là có 54 nếpvăn hoá khác nhau Từ đó chúng ta có thể nhận thấy sự phong phú của nền văn hoá nước ta, đây

là một trong những thế mạnh thu hút lượng khách du lịch đến thăm quan và cũng chính là yếu tốquan trọng cho lĩnh vực kinh doanh khách sạn phát triển

Những thay đổi về lối sống, tâm lý, chuẩn mực đạo đức, thói quen tiêu dùng sẽ có nhữngphát động ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động kinh doanh Kháchsạn Nhân tố văn hoá xã hội ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh Khách sạn Do đó trongquá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của mình cần xây dựng đặc điểm văn hoá lành mạnhtrong Khách sạn, xây dựng thiết kế Khách sạn mang đậm bản sắc dân tộc Từ đó tạo nên cáinền của Khách sạn và thúc đẩy mọi người tìm đến tiêu dùng sản phẩm của Khách sạn

2.2.5 Vị trí địa lý

Được đánh giá là nước có môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng, rất phù hợp với sự pháttriển của dịch vụ, du lịch và khách sạn Cùng với việc lựa chọn nơi "toạ lạc" là những trung tâmkinh tế, giải trí lớn của cả nước Khách sạn Sheraton đã có được những ưu thế thuận lợi về mặtvị trí, đây là tiền đề quan trọng cho việc kinh doanh và phát triển của khách sạn trong tương lai

2.2.6 Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Ở Hà Nội, Nha Trang và Tp HCM khách sạn Sheraton đã và đang phải đối mặt với nhữngđối thủ lớn, cạnh tranh trực tiếp như: Khách sạn Caravell, Khách sạn Newword, khách sạn PartHyatt… Để có thể chiến thắng các đối thủ cạnh tranh này, ban điề hành khách sạn cần phải tìmhiểu kỹ đối thủ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu đồng thời so sánh điểm mạnh điểm, yếu của đốithủ với điểm mạnh điểm yếu của khách sạn do mình quản lý để từ có được cái nhìn toàn cảnh vàchân thật nhất về đối thủ cạnh tranh, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược kinhdoanh

Trong phạm vi của báo cáo, nhóm thực hiện lựa chọn các đối thủ chính và cũng là những đối

thủ cạnh tranh là khách sạn Part Hyatt và khách sạn Newword để so sánh và đánh giá Việc

tổng hợp dựa trên một số đánh giá về mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong tổng số tiêu chíđánh giá với thang điểm từ 1 - 5 điểm tương ứng với các mức độ: Kém, Trung bình, Chấp nhậnyếu tố được đánh giá, Tốt và xuất sắc

Ngày đăng: 27/10/2014, 22:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức - xây dựng chiến lược kinh doanh của khách sạn sheraton
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w