Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày cụ thể cách thức tổ chức một giờ tập làm văn luyện nói để đạt hiệu quả cao.. Để làm tốt khâu này tôi phổ biến trước cách thức thực hiện tiết luyện n
Trang 1KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI
TRÌNH TỰ TRÌNH BÀY SÁNG KIẾN
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
II YÊU CẦU VÀ THỰC TRẠNG DẠY TIẾT LUYỆN NÓI THCS:
1 YÊU CẦU:( theo phân phối chương trình và theo chuẩn kiến thức)
2 THỰC TRẠNG:
a Với học sinh:
b Với giáo viên:
III TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM DẠY TIẾT LUYỆN NÓI Ở THCS:
A GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ CHUNG (cho tất cả các khối lớp: (6,7,8,9)
Bước 5: Bảng điểm của từng cá nhân trong nhóm
2 Hình thức 2: Nói cá nhân.( Theo 5 bước trên)
B MINH HỌA ( Hai tiết dạy theo hai hình thức đã trình bày)
Trang 2KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TẬP LÀM VĂN
tình…Nói thực sự là ngôn ngữ giao tiếp không thể thiếu trong đời sống con người
Cho dù khoa học kĩ thuật có phát triển cao đến mấy thì khả năng nói – khả năng tự diễn đạt của con người vẫn vô cùng cần thiết Nó hiện diện trong tất cả các mối quan
hệ xã hội ; nó là phương tiện, là cách thức biểu đạt : suy nghĩ, ý tưởng , tình cảm… của con người Điều đó không máy móc nào có thể thay thế được
Thực tế cho thấy nếu con người được sống trong môi trường xã hội và không có những dị tật về các bộ phận phát âm thì đều nói được Nhưng nói làm sao cho “ lọt đến xương”; nói làm sao cho “mát lòng mát dạ” ; nói làm sao cho người nghe “vừa lòng”, cho “kiến trong lỗ cũng phải bò ra” … thì không phải chuyện dễ dàng Muốn
như vậy thì cần phải “học cách nói” và không chỉ có trẻ lên ba học nói mà cần phải xác định “học cách nói ” là một việc làm thường xuyên , liên tục có khi đến hết cả
cuộc đời
Là giáo viên dạy Ngữ văn nên tôi hiểu năng lực viết, ngôn ngữ viết đương nhiên
là quan trọng song đó là ngôn ngữ trìu tượng chỉ có chữ viết, không có yếu tố khác
bổ trợ; còn ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu sống động
có sức truyền cảm trực tiếp , có sự phối hợp biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm lượng và
có sự giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe Nắm vững ngôn ngữ này sẽ làm cho con người có thêm một công cụ sắc bén trong xã hội Ý thức được điều
quan trọng ấy, ngay từ khi mới vào nghề, trong quá trình soạn , giảng, cho học sinh thực hành hay trong quá trình kiểm tra… tôi luôn luôn suy nghĩ và tìm mọi cách để hướng tới rèn luyện và phát huy khả năng nói - khả năng tự diễn đạt cho các em
Trang 3Hơn hai mươi năm đã trôi qua, khoảng thời gian không phải là ngắn để tôi có thể kiểm nghiệm , thẩm định lại những cách thức mà mình đã vận dụng và nhìn lại kết quả đạt được từ những cách thức ấy Có cách không mang lại hiệu quả nhất định,
song cũng có rất nhiều cách đã trở thành kinh nghiệm nằm trong hành trang nghề
nghiệp, giúp tôi vững tin hơn trên con đường thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
mình.Trong rất nhiều cách đã trở thành kinh nghiệm, tôi nhận thấy có cách : Tổ chức cho học sinh luyện nói - rất đơn giản nhưng lại rất vui, rất hấp dẫn và đặc biệt là rất hiệu quả Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày cụ thể cách thức tổ chức một giờ tập làm văn luyện nói để đạt hiệu quả cao
II YÊU CẦU VÀ THỰC TRẠNG DẠY TIẾT LUYỆN NÓI :
1 YÊU CẦU:
Theo phân phối chương trình, từ lớp 6 đến lớp 9 các em đều có tiết tập làm văn luyện nói Cụ thể là:
Lớp 6 ( 3 tiết )
- Luyện nói : văn kể chuyện
- Luyện nói : quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- Luyện nói : văn miêu tả
Lớp 7: ( 2 tiết )
- Luyện nói : văn biểu cảm về sự vật, con người
- Luyện nói : phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
lớp 8: ( 2 tiết )
- Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả biểu cảm
- Luyện nói : thuyết minh về một thứ đồ dùng
* Lớp 9: ( 2 tiết )
- Luyện nói: tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm
- Luyện nói : nghị luận bài thơ, đoạn thơ
Tất cả các tiết luyện nói trên, đòi hỏi các em phải nắm vững các đơn vị kiến thức
có liên quan đồng thời phải biết diễn đạt trôi trảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động trước tập thể và biết vận dụng kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ
Trang 4Như vậy luyện nói trong nhà trường là để nói về môi trường giao tiếp khác môi
trường sinh hoạt hàng ngày Bài luyện nói là để học cho học sinh tập nói, tập trình bày trước tập thể một nội dung nào đó bằng lời của mình qua đó rèn luyện cho các
em khả năng diễn đạt, sự tự tin vào bản thân mình
Cả ba khối lớp chỉ có 9 tiết luyện nói Số lượng tiết luyện nói trong chương trình thực sự còn quá ít Nhưng dù sao đây cũng vẫn là điều kiện thuận lợi để các em luyện tập khả năng diễn đạt của mình
2 THỰC TRẠNG:
a Với học sinh:
- Luyện nói trong nhà trường là để nói theo chủ đề, những vấn đề không quen
thuộc như trong giao tiếp hàng ngày lại yêu cầu có mạch lạc, liên kết, không được nói tùy tiện Đứng trước môi trường này nhiều học sinh thường ngày biết
ăn nói sinh động bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu
- Có một thực tế là càng lên lớp lớn, các em càng ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể Biết cũng không nói Có nhiều em lên bục giảng đứng nói mà không dám nhìn xuống lớp, tay chân như thừa thãi, vụng về…
- Có em ấp úng một chút rồi không thể nói tiếp được nữa
- Cá biệt còn có những trường hợp không nói được một ý nào; không biết dùng
từ, sắp xếp từ để biểu đạt ý nghĩ
- Đa phần các em nói như viết ( đúng hơn là viết ra giấy học thuộc rồi nói như đọc ) vì thế mà thiếu tự nhiên không đúng ngữ điệu nói, không kết hợp được các yếu tố phi ngôn ngữ dẫn đến bài nói không thuyết phục, không có hiệu quả cao
b Với giáo viên :
Qua thông tin từ học sinh và qua tiết dự giờ tập làm văn luyện nói, tôi nhận
thấy tiết tập làm văn luyện nói thực sự chưa được nhiều giáo viên quan tâm
- Có tiết tập làm văn luyện nói, giáo viên cho học sinh cả lớp ngồi viết bài hết quá nửa tiết sau đó cho một vài học sinh đứng tại chỗ cầm giấy đọc bài
- Giáo viên không dặn các em chuẩn bị trước nội dung nói và tập luyện nói ở nhà nên chất lượng tiết luyện nói chưa cao
Trang 5Từ nhu cầu cần thiết của nói trong thực tế, từ yêu cầu của các tiết tập làm văn
luyện nói trong chương trình và từ thực trạng trên, tôi tự thiết kế cho mình một
tiết dạy tập làm văn luyện nói Sau đây tôi sẽ tình bày cụ thể kinh nghiệm tổ chức một giờ tập làm văn luyện nói để đạt hiệu quả cao
III TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM DẠY TIẾT LUYỆN NÓI :
A GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ CHUNG (Cho tất cả các khối lớp: (6,7,8,9)
1 Hình thức 1: Nói theo nhóm.( theo tổ )
Bước 1: Chuẩn bị ( chuẩn bị trước tiết luyện nói)
Do thời lượng của tiết luyện nói chỉ có 45 phút vì vậy tôi giao công việc cho các
em chuẩn bị trước để tiết luyện nói thực sự có hứng thú và đạt hiệu quả cao Chuẩn bị là bước cực kì quan trọng Tôi dặn các em từ tiết trước để các em có
thời gian chuẩn bị Chuẩn bị tốt các em mới có hứng thú, có tâm thế vào cuộc Để
làm tốt khâu này tôi phổ biến trước cách thức thực hiện tiết luyện nói và thực
hiện chuẩn bị theo theo trình tự sau:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn số lượng đề bài tương ứng với số lượng tổ ( hay nhóm)
trong mỗi lớp; cho các tổ trưởng lên bốc thăm đề ; giáo viên ghi lại đề của mỗi tổ.( khoảng 5 tổ là vừa)
- Yêu cầu tổ trưởng thông báo đề bài cho tổ, tổ tự thu xếp thời gian để cùng làm việc nhóm : thảo luận nội dung nói theo yêu cầu; cử đại diện tổ trình bày trong giờ luyện nói trên lớp (cũng có thể chọn nói theo hình thức tiếp sức : mỗi
người nói một phần ) ; yêu cầu học sinh đại diện, nói trước trong tổ để cả tổ cùng chỉnh sửa cách thức thể hiện ( ví dụ: chỉnh sửa :giọng điệu, cử chỉ, nét mặt…); tổ trưởng ghi nhận mức độ, thái độ tham gia thảo luận của từng người trong tổ để sau có căn cứ cho điểm)
- Thành lập trước một ban giám khảo:
Đây cũng là một hình thức gây hứng thú cho các em trong giờ luyện nói Ban giám khảo gồm ban cán sự lớp và các cán sự môn văn.( nếu thành viên trong ban giám khảo
là đại diện tổ lên trình bày thì có thể thay học sinh khác) Tôi giao nhiệm vụ cho các em: đến giờ luyện nói ngồi lên dãy bàn đầu : nghe, quan sát và đánh giá thật khách
Trang 6quan.( tôi sẽ phát phiếu cho các em cho điểm); hướng dẫn các em cho điểm theo hai
phần: Nội dung ( 6 điểm – theo yêu cầu của đề ), hình thức ( 4 điểm – gồm cách thức
trình bày : phải có lời giới thiệu ( thưa , tên…đại diện tổ…trình bày vấn đề…., khi trình bày phải kết hợp tốt cử chỉ, nét mặt, giọng điệu…, cuối cùng phải có lời kết thúc, cảm ơn người nghe, mong đóng góp ý kiến để bài nói sau sẽ tốt hơn…); giám khảo chấm điểm độc lập, khách quan
PHIẾU ĐIỂM
LỚP: ……
STT TỔ NỘI ĐIỂM GHI CHÚ DUNG HÌNH THỨC 1 TỔ 1
2 TỔ 2
3 TỔ 3
4 TỔ 4
Giám khảo chấm
( Kí và ghi rõ họ tên)
Bước 2: Trình bày
- Vào tiết, giáo viên mời ban giám khảo lên vị trí ( dãy bàn trên cùng)
- Dành khoảng 5 phút để nhắc lại yêu cầu cơ bản của tiết luyện nói, ghi trình tự lên bảng và gọi các tổ trưởng lên bốc thăm thứ tự trình bày
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nghe, quan sát, tự ghi nhận ( để có căn cứ nhận xét),
vỗ tay chào mừng, động viên các bạn lên trình bày…
- Giáo viên xuống ngồi cuối lớp, quan sát và ghi nhận
- Theo thứ tự, lần lượt các tổ lên trình bày ( không phải mời, gọi vì vậy không mất thời gian và hứng thú không bị gián đoạn…)
- Mỗi tổ trình bày khoảng 7 phút
Bước 3: Tổng hợp điểm
- Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên tổng hợp điểm từ mỗi giám khảo (công khai điểm của từng giám khảo trên bảng rồi cho học sinh nhận xét ( đồng
ý hay không đồng ý vói điểm của các giám khảo ( vì sao? )
- Tổ trưởng hay các thành viên trong tổ cộng và chia điểm cho tổ mình
- Điểm của tổ sẽ là điểm trung bình cộng của các giám khảo
Trang 7Ví dụ : tổ 1
Giám khảo 1 : cho 7 điểm
Giám khảo 2: cho 8 điểm
Giám khảo 3: cho 9 điểm
Giám khảo 4 : cho 6 điểm
Lấy : 7 + 8 + 9 + 6 = 30
Lấy : 30: 4 = 7.5 ( cho tròn 8 điểm)
Điểm của tổ 1 sẽ là 8
Bước 4: Nhận xét chung
- Giáo viên nhận xét ưu điểm và hạn chế chung của tiết luyện nói
- Khen ngợi ưu điểm và yêu cầu học sinh khắc phục hạn chế trong tiết sau
- Có thể gọi một vài em phát biểu cảm nghĩ sau tiết luyện nói : Em học tập được
gì sau tiết luyện nói này ? Theo em cần phải làm như thế nào để bài nói có hiệu quả cao hơn
Bước 5: Bảng điểm của từng cá nhân trong nhóm ( tổ trưởng thống
nhất cho điểm và nộp lạo cho giáo viên )
Cách thống nhất điểm như sau:
- Có điểm chung của tổ, tổ trưởng và các thành viên bàn bạc thống nhất cho điểm từng thành viên trong tổ theo mức độ và ý thức tham gia thảo luận Phải thực hiện công bằng theo quan điểm :
“Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
Ví dụ : Điểm chung của tổ 1 là: 8
- Em A, thảo luận nhiệt tình, có nhiều đóng góp hay trong quá trình xây dựng bài nói hoặc nhận xét cách nói của tổ… Vì vậy em A sẽ được điểm cao nhất : 8 điểm
- Em B cũng như em A …… , em B cũng đạt điểm cao nhất : 8 điểm
Trang 8- Em C, cũng nhiệt tình như em A , B nhưng ý kiến chưa hay lắm cho nên em C chỉ được 7 điểm
- Em D, trong quá trình thảo luận còn thiếu tập trung, thờ ơ, ít ý kiến… , em D chỉ dược 5 điểm
- Em Đ, không tham gia thảo luận , em Đ sẽ bị điểm 0
Sau khi thống nhất điểm trong tổ xong, tổ trưởng ghi danh sách tổ cùng với số điểm của từng bạn và nộp lại cho giáo viên để giáo viên vào sổ điểm cá nhân ( tôi
lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên ( tôi thường quy định rất nhiều con điểm
kiểm tra thường xuyên : điểm đọc văn bản, điểm khảo bài, điểm câu trả lời hay trong phát biểu xây dựng bài, điểm sưu tầm tài liệu học tập, điểm chấm tập ghi bài, điểm luyện nói , điểm bút vấn: 5 phút, 10 phút hay 15 phút… Cuối mỗi kì sẽ chọn cho các em những điểm cao nhất để ghi vào cột điểm kiểm tra thường xuyên)
Trên đây là phần trình bày cách thức tiến hành một giờ tập làm văn luyện nói theo nhóm Sau đây tôi sẽ trình bày hình thức 2 : Nói cá nhân
1 Hình thức 2: Nói cá nhân
Bước 1: Chuẩn bị ( trước tiết luyện nói)
Cũng như cách thức thực hiện hình thức 1, tôi dặn các em chuẩn bị thật kĩ để tiết tập làm văn luyện nói đạt hiệu quả cao
- Nói cá nhân nên tôi cho các em tự chọn đề để chuẩn bị Tự chọn đề các em sẽ
dễ dàng hơn trong việc bày tỏ suy nghĩ, và ngôn ngữ nói
- Tôi yêu cầu học sinh cả lớp phải chuẩn bị
+ Chuẩn bị nội dung nói ( theo hướng lập dàn bài – định hướng nói…)
+ Chuẩn bị cách thức nói ( giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ…) Tôi nói các em về nhà thử tập làm diễn viên, ca sĩ…các em đứng trước gương và vừa nói vừa quan sát cách bày tỏ cảm xúc, cử chỉ, điệu bộ của mình từ đó tự chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nói
Bước 2: Trình bày ( Gần như trình tự như hình thức nói theo nhóm)
- Giáo viên mời ban giám khảo lên vị trí ( dãy bàn trên cùng)
Trang 9- Dành khoảng 5 phút để nhắc lại yêu cầu cơ bản của tiết luyện nói, ghi trình tự
lên bảng và gọi ngẫu nhiên theo danh sách lớp tên học sinh sẽ trình bày ( ví dụ
số 5, số 10, số 15, số 20, số 25, số 30, số 35, số 40…) Một tiết khoảng 6 đến 7
em lên trình bày là vừa ( nếu nhanh thì có thể 8 đến 9 em)
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nghe, quan sát, tự ghi nhận ( để có căn cứ nhận xét),
- Đề nghị học sinh vỗ tay chào mừng, động viên các bạn lên trình bày…
- Giáo viên xuống ngồi cuối lớp, quan sát và ghi nhận
- Theo thứ tự, lần lượt từng học sinh lên trình bày ( không phải mời, gọi để không mất thời gian và hứng thú không bị gián đoạn…)
- Mỗi em trình bày khoảng trên 5 phút
- Tôi chuẩn bị sẵn số lượng đề bài tương ứng với số lượng tổ trong mỗi lớp :
Ví dụ : Lớp 93 có 5 tổ, tôi chuẩn bị 5 đề bài ( 2 đề trong tiết luyện nói trang 179
sách Ngữ văn - Lớp 9 và lấy thêm 3 khác.)
Đề 1 : Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn.( trang 179)
Đề 2 : Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam
Xương”của Nguyễn Dữ , hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ
niềm ân hận ( trang 179)
Đề 3 : Kể lại lời dạy bảo sâu sắc mà giản dị của người thân ( tr 161 Ngữ văn lớp
9)
Đề 4 : Kể lại cuộc gặp gỡ một nhân vật văn học mà em yêu thích ( đề thêm)
Trang 10Đề 5 : Chuyển nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt thành câu chuyện theo lời kể của người cháu ( đề thêm)
- Cho các tổ trưởng lên bốc thăm đề ; giáo viên ghi lại đề của mỗi tổ
Tổ 1: Đề 1 : Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn
Tổ 2: Đề 5 : Chuyển nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt thành câu chuyện
theo lời kể của người cháu
Tổ 3: Đề 3 : Kể lại lời dạy bảo sâu sắc mà giản dị của người thân
Tổ 4: Đề 2: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam
Xương”của Nguyễn Dữ, hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ
niềm ân hận
Tổ 5: Đề 4 : Kể lại cuộc gặp gỡ một nhân vật văn học mà em yêu thích
- Yêu cầu tổ trưởng thông báo đề bài cho tổ, tổ tự thu xếp thời gian để cùng làm việc nhóm : thảo luận nội dung nói theo yêu cầu sau :
+ Lập đề cương ( không viết thành văn, chỉ nêu ra ý chính mà mình sẽ nói ) theo yêu cầu của đề
+ Có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại
- Tổ trưởng cử đại diện tổ trình bày trong giờ luyện nói trên lớp (cũng có thể chọn nói theo hình thức tiếp sức : Mỗi người nói một phần ) ; Yêu cầu học
sinh đại diện, nói trước trong tổ để cả tổ cùng chỉnh sửa cách thức thể hiện ( ví dụ: giọng điệu, cử chỉ, nét mặt…); tổ trưởng ghi nhận mức độ, thái độ tham gia thảo luận của từng người trong tổ để sau có căn cứ cho điểm)
- Thành lập ban giám khảo: Ban giám khảo gồm : 8 em
Bước 2: Trình bày ( theo hình minh họa)
- Vào tiết, giáo viên mời ban giám khảo lên vị trí ( dãy bàn trên cùng)
Trang 11(Ban giám khảo lớp 93)
- Dành khoảng 5 phút để nhắc lại yêu cầu cơ bản của tiết luyện nói, ghi trình tự lên bảng và gọi các tổ trưởng lên bốc thăm thứ tự trình bày
( Giáo viên ghi trình tự lên bảng)
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nghe, quan sát, tự ghi nhận ( để có căn cứ nhận xét),
vỗ tay chào mừng, động viên các bạn lên trình bày…
- Giáo viên xuống ngồi cuối lớp, quan sát và ghi nhận
Trang 12( Học sinh nghe - giáo viên ngồi cuối lớp quan sát, ghi nhận)
- Theo thứ tự, lần lƣợt các tổ lên trình Mỗi tổ trình bày khoảng 7 phút
( Em Hồng Nhung - học sinh 93 - đại diện tổ 1 trình bày)
Trang 13( Em: Quang Trung - Đại diện tổ 2 trình bày )
( Em: Thiên An - Đại diện tổ 3 trình bày - em đang giả điệu bộ và giọng nói của bà)
( Em : Ngọc Yến – đại diện tổ 4 trình bày)
Trang 14( Em: Hà Phương – Đại diện tổ 5 trình bày)
( Giáo viên, học sinh rất hào hứng sau mỗi lần trình bày )
( Học sinh rất tự tin khi lên trình bày)
Trang 15( Ban giám khảo nghe, quan sát)
Bước 3: Tổng hợp điểm
- Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên tổng hợp điểm từ mỗi giám khảo ( công khai điểm của từng giám khảo trên bảng )
( Giáo viên tổng hợp điểm từ mỗi giám khảo)
( Học sinh hồi hộp, hào hứng sau mỗi lần giám khảo công bố điểm)