Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ MỤC TIÊU CHUNG: 1. Kiến thức : • Nắm vững các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. • Hiểu và so sánh được sự khác biệt giữa các vùng, tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. • Một số vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo ; đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí. 2. Kĩ năng : • Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phát triển dân cư – xã hội. • Nắm vững cách so sánh các yếu tố địa lí, kết hợp kênh hình và kênh chữ. • Vẽ các sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. • Vẽ các lạoi biểu đồ, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sưu tầm tài liệu, phân tích bảng thống kê số liệu. 3. Thái độ : • Tình yêu quê hương, đất nước. Ý thức bảo vệ môi trường, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế các vùng. Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 Tiết CT: 19 Tuần dạy: 10 Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Ngày dạy: 17/10/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. • Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. • Biết Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu khoáng sản, thuỷ điện và đa dạng ; song tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng. • Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 2. Kĩ năng : • Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng. • Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và các số liệu để biết đặc điểm cũng như tiềm năng tự nhiên, dân cư của vùng. 3. Thái độ : • Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. II. TRỌNG T Â M : Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. III.CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tranh ảnh một số dân tộc thiểu số ở vùng. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng : Không. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng rộng lớn phía bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy, những tiềm năng đó là gì ? Chúng tạo những thuận lợi và gây ra những khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? Hoạt động 2: • Quan sát hình 17.1, kết hợp với bản đồ tự nhiên, cho biết: Phía Bắc giáp với nước nào và tỉnh nào ? (Vân Nam, Quảng Tây). Lũng cú là địa đầu phía Bắc, gần chí tuyến Bắc. Phía Tây giáp với nước nào ? (Thượng Lào). Địa đầu I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây: Lào. Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 phía Tây Bắc là A-pa-chải thuộc xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. Phía Đông Nam giáp với vịnh nào ? Phía Nam ? Ngoài đất liền, những bộ phận nào thuộc lãnh thổ của vùng ? (đảo và quần đảo). • Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội ? (Cấu trúc địa chất, địa hình, tài nguyên). Khí hậu: Có mùa đông lạnh, sát chí tuyến Bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng. Có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Lào, Đồng bắng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hoạt động 3: • Quan sát hình 17.1 và kiến thức đã học cho biết đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên của vùng ? Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước. Đông Bắc: Núi cao trung bình. Trung du: Dạng bát úp, có giá trị phát triển kinh tế. • Chia lớp ra 4 nhóm: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc ? Nêu thế mạnh kinh tế và những khó khăn trong sự phát triển kinh tế do điều kiện tự nhiên ? Tại sao nói vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ? GD BVMT: Vì sao việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? (Tài nguyên cạn kiệt, đất trống đồi trọc phát triển, thiên nhiên biến động ảnh hưởng xấu tối môi trường, nguồn nước nhà máy thuỷ điện ). • Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên cung cấp bảng “Cơ cấu tài nguyên theo lãnh thổ” chốt lại câu hỏi 3. Đồng thời xác định các mỏ than Quảng Ninh, sắt Thái Nguyên, Apatít Lào Cai, thiếc Tuyên Quang và các sông Đà, Lô, Gâm, Chảy có giá trị thuỷ điện. Khoán g sản và thuỷ điện Tổng số Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ Các vùng còn lại Than 100 99,9 0,1 Quặng sắt 100 38,7 61,3 Đông Nam: Vịnh Bắc Bộ. Nam: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 Bô xít 100 30 70 Dầu khí 100 10 90 Đá vôi 100 8 50 40 2 Apatít 100 100 Trữ năng thuỷ điện 100 56 6,2 7,8 30 Kết luận. Hoạt động 4: • Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Ngoài người Kinh, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chính của những dân tộc ít người nào ? Đặc điểm sản xuất của họ ? Nhóm 2: Dựa vào số liệu trong bảng 17.2, nhận xét sự chêng lệch về dân cư và xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc ? Nhóm 3 và 4: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ ? (Trung du gần đồng bằng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao ; nguồn nước, đất lớn, giao thông, công nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc ). • Sau khi học sinh trình bày kết quả, giáo viên chuẩn xác kiến thức. Địa hình cao nhất nước ta, có vùng trung du dạng bát úp với giá trị kinh tế lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, đa dạng sinh học. Tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện phong phú. III. Đặc điểm dân cư, xã hội: Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Dân tộc ít người chính: Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng. Đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 4.1. Hiện nay, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã và đang xây dựng nhà máy thuỷ điện: a. Hoà Bình. b. Thác Bà. Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 c. Sơn La. d. Cả 3 đều đúng. 4.2. Xem bảng 17.2, qua một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, ta thấy: a. Đông Bắc phát triển cao hơn Tây Bắc. b. Tây Bắc phát triển cao hơn Đông Bắc. c. Cả hai cùng phát triển gần như nhau. 4.3. Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: a. Nguồn lâm sản phong phú. b. Nguồn khoáng sản và nmăng lượng to lớn. c. Sản phẩm cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả đa dạng. d. Lương thực và thực phẩm dồi dào. Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( a ), 4.3 ( b ). 5. Hướng dẫn học sinh tự học : • Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 65 sách giáo khoa. • Làm bài tập 1, 2, 3 trang 23 và 24 - Tập bản đồ Địa lí 9. • Chuẩn bị bài 18: “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” (tiếp theo): - Vì sao đại bộ phận công nghiệp chế biến khoáng sản phân bố trên địa bàn các tỉnh Trung du Bắc Bộ ? - Nêu thế mạnh về du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? - Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ? - Tìm các quốc lộ 1, 2, 3, 6 trên bản đồ hành chính và Átlat Địa lí Việt Nam ? V. RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Phúc Tánh Trang 5 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 Nguyễn Phúc Tánh Trang 6 . Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 Tiết CT: 19 Tuần dạy: 10 Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Ngày dạy: 17/10/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn. 100 99 ,9 0,1 Quặng sắt 100 38,7 61,3 Đông Nam: Vịnh Bắc Bộ. Nam: Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí. Tìm các quốc lộ 1, 2, 3, 6 trên bản đồ hành chính và Átlat Địa lí Việt Nam ? V. RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Phúc Tánh Trang 5 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 – 2012 Nguyễn Phúc Tánh Trang 6