1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 49 địa lí 7. (Đ Hưng)

8 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Ngày soạn:19 /2/11 Ngày giảng: 7A 7B TIẾT 49 . BÀI 44 . KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ. 1. MỤC TIÊU : a. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu được nền nông nghiệp Trung và Nam có hai hình thức sản xuất trong nông nghiệp. ( Đại điền trang và tiểu điền trang.) - Sử hữu đất đai ở đây không đồng đều. - Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ b Kỹ năng . - Khai thác kênh chữ và kênh hình. - Phân tích được lược đồ. c. Thái độ. - Yêu lao động, - Yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH . a. Giáo viên. - Soạn giáo án, SGK, STK, Đồ dùng dạy học. - Bản đồ kinh tế chung của châu Mĩ. b. Học sinh. - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới. - Đồ dùng học tập. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : a. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) * Câu hỏi. Nêu đặc điểm đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ. Đáp án. - Dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá ( Tỉ lể dân đô thị chiếm khoảng 75%.) - Tuy nhiên 35% đến 45% dân số phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, đời sống khó khăn. b. Dạy bài mới. * Vào bài: Tỉ lệ dân đô thị rất cao nhưng đời sống nhân nhân còn khó khăn. Vậy nền kinh tế ở đây có đặc điểm gì thì thầy và các em nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay. (1 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Nông nghiệp. GV . Trong nông nghiệp chúng ta nghiên cứu. + Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. + Các ngành nông nghiệp. GV ghi bảng . Tìm hiểu hoạt động 1. Học sinh ghi bài. 1. Nông nghiệp. GV. Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu rộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp. Yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ. (?) Nêu các hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ. GV . Có hai hình thức. + Đại điền trang ( La- ti- fun- đi- a.) + Tiểu điền trang. ( Mi- ni- fun- đi- a) GV để biết hai hình thức này có những đặc điểm gì thì thầy và các em đi thảo luận. GV chia nhóm. Nhóm 1. Tìm hiểu( Đại điền trang.) Nhóm 2. Tìm hiểu (Tiểu điền trang.) ( Thảo luận theo mẫu sau.) - Hình thức. Đại điền trang và tiểu điền trang. - Học sinh hình thành nhóm thảo luận. ( Thời gian 4 phút.) (21 phút) a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. - Trung và Nam Mĩ có hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến. + Đại điền trang + Tiểu điền trang. Mẫu nhóm 1. Hình thức. Tiêu chí. Đại điền trang. Quền sở hữu. Quy mô diện tích đất đai. Sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để làm gì.( Mục đích sản xuất. Hình 44.1 và 44.2, 44.3 (Thuộc hình thức nào.) Phương tiện sản xuất. Mẫu nhóm 2. Hình thức. Tiêu chí. Tiểu điền trang. Quền sở hữu. Quy mô diện tích đất đai. Sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để làm gì. ( Mục đích sản xuất.) Hình 44.1 và 44.2, 44.3 (Thuộc hình thức nào.) Phương tiện sản xuất. GV đôn đốc học sinh thảo luận. HS. Treo đáp án, nhóm khác bổ sung nhận xét. GV đưa ra bảng chuẩn. Hình thức. Tiêu chí. Đại điền trang. Tiểu điền trang. Quền sở hữu. Các đại điền chủ.( Chỉ chiếm gần 5% dân số nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.) Các hộ nông dân. ( Dân số đông nhưng chỉ sở hữu ruộng đất rất ít.) Quy mô diện tích đất đai. Diện tích hàng ngàn ha. Diện tích dưới 5 ha. Sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để làm gì. ( Mục đích sản xuất.) Dùng để xuất khẩu là chính. Tự cung tự cấp. Hình 44.1 và 44.2, 44.3 (Thuộc hình thức nào.) Hình 44.2 và hình 44.3 Hình 44.1 Phương tiện sản xuất. Máy móc ( hiện đại, cơ giới hoá sản xuất.) Trâu bò. ( Cổ truyền, thô sơ.) GV bổ sung thêm. Hình 44.1 Tiến hành canh tác bằng phương thức cổ truyền dùng trâu bò làm sức kéo, cày ruộng bằng công cụ thô sơ, trên mảnh đất nhỏ bé, năng suất và sản lượng thấp ( Đây là hình thức tiểu điền trang, trồng lúa mì để tự cung tự cấp.) Hình 44.2 Thu hoạch đậu tương bằng cơ giới trên quy mô lớn ( 16 xe cơ giới thu hoạch đậu tương) Hình chụp từ trên cao cho thấy diện tích đất rộng lớn, xe cơ giới rất nhỏ bé Đây thuộc hình thức đại điền trang ( trồng trọt cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.) GV như vậy với quy mô diện tích số dân của đại điền trang và tiểu điền trang. (?) Sở hữu đất đai ở đây - Sở hữu đất đai ở đây như thế nào. (Đại điền trang nhiều đất, tiểu điền trang ít đất.) GV . Sự phân chia hay sở hữu đất đai không hợp lí. (?) Ngoài ra còn nguyên nhân nào dẫn đến sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ càng không hợp lí. GV treo bảng phụ sau. không hợp lí. - Sự xuất hiện của công ti tư bản nước ngoài. - Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. CÔNG TI TƯ BẢN NƯỚC NGOÀI. Thu mua ruộng đất rộng lớn, lập đông điền. Trồng trọt. Chăn nuôi Xây dựng các cơ sở chế biến. Tạo ra nông sản để xuất khẩu. Kiếm lợi nhuận. GV. Nông dân không có ruộng đất phải đi làm thuê cho đại điền trang và công ti tư bản nước ngoài Nên nông nghiệp nhiều nước phụ thuộc vào nước ngoài. GV ghi bảng. Với sự phân chia đất đai không hợp lí (?) Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã có biện pháp gì. (?) Khi thực hiện các biện pháp này thì các nước - Học sinh ghi bảng. - Một số quốc gia đã ban hành cải cách ruộng đất, khai phá đất hoang, thu mua lại đất của đại điền trang và công ti tư bản nước ngoài. - Gặp phải sự chống đối của đại điền chủ và công - Nên nông nghiệp nhiều nước Trung và Nam Mĩ phụ thuộc vào nước ngoài - Biện pháp. Một số quốc gia đã ban hành cải cách ruộng đất, khai phá đất hoang, thu mua lại đất của đại điền trang và công ti tư bản nước ngoài. - Khó khăn. Gặp phải sự chống đối của đại điền Trung và Nam Mĩ gặp phải khó khăn gì. (?) Duy chỉ nước nào thực hiện thành công cải cách ruộng đất. GV kết luận như vậy kết quả thực hiện cải cách ruộng đất ít thành công. - Nguyên nhân là do. + Phần lớn đất đai nằm trong tay đại điền trang và công ti tư bản nước ngoài, sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để xuất khẩu. + Người nông dân chỉ chiếm ít ruộng đất, họ sống phải dựa vào đại điền trang vì không có đủ vốn và thị trường. GV. Với sự bất hợp lí về sự phân chia ruộng đất có ảnh hưởng như thế nào tới các ngành nông nghiệp chúng ta chuyển sang phần b. ti tư bàn nước ngoài. - Cu ba. chủ và công ti tư bàn nước ngoài. - Kết quả ít thành công. Hoạt động 1. Các ngành nông nghiệp. GV. Trong ngành nông nghiệp bao gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Yêu cầu học sinh thực hiện ghép đôi. Dựa vào kênh chữ trang 136. (?) Ngành trồng trọt có đặc điểm gì. GV kết luận thêm . sản phẩm làm gia chủ yếu dùng để xuất khẩu. Dựa vào hình 44.4 - Do lệ thuộc vào nước ngoài nên nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh. b. Các ngành nông nghiệp. (15 phút) * Ngành trồng trọt. - Do lệ thuộc vào nước ngoài nên nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh, sản phẩm làm gia chủ yếu dùng để xuất khẩu. (?) Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ. GV treo bản đồ. Giới thiệu và xác định các khu vực ( Eo đất Trung Mĩ. Quần đảo Ăng ti. Lục địa Nam Mĩ.) (?) Eo đất Trung Mĩ trồng những loại cây nào. GV gọi học sinh chỉ bản đồ. (?) Quần đảo Ăng ti trồng chủ yếu những loại cây nào. (?) Các quốc gia ở lục địa Nam mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào. GV xác định vùng trồng cây lương thực trên bản đồ. (?) Cây lương thực, đặc biệt là lúa mì được trồng nhiều ở quốc gia nào. GV cây lúa mì chiếm diện tích rất ít vì thế. (?) Các quốc gia ở Trung và Nam Mĩ sẽ có tình trạng nào. GV chuyển ý sang ngành chăn nuôi và đánh cá. GV. Yêu cầu học sinh quan sát vào hình 44.4 (?) Trung và Nam Mĩ có những vật nuôi nào. (?) Bò được nuôi nhiều ở những quốc gia nào. - Học sinh thực hiện cách kể trên kênh hình. - Eo đất trung mĩ trồng các loại cây ( Cà phê, mía bông, đặc biệt là chuối.) - Học sinh lên xác định bản đồ. - Quần đảo Ăng ti trông chuối, cà phê ca cao thuốc lá, đặc biệt là mía. - Lục địa Nam Mĩ. ( bông chuối ca cao, mía, cây ăn quả nhiệt đới, đặc biệt là cà phê ở Bra xin, Cô lôm bi a.) - Cây lúa trồng nhiều ở Bra xin, Ác hen ti na. - Nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm. - Thực hiện quan sát. - Có bò. - Bò nuôi nhiều ở những quốc gia. ( Bra xin, Pa ra guay, U ru guay, Ác hen - Nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm. * Ngành chăn nuôi và đánh bắt cá. (?) Vì sao ở đây lại nuôi nhiều bò. GV khẳng định vì các đại điền chủ và công ti tư bản nước ngoài xây dựng cơ sở chăn nuôi và có nguồn tiêu thụ, thị trường rộng lớn. GV ghi bảng. Ngoài ra trên sườn núi Trung An đét còn nuôi cừu, lạc đà la ma. GV cho học sinh xem ảnh trang 77. SGK địa lí 7 Lợn được nuôi nhiều ở khu vực có cây lương thực phát triển. GV . Ngoài ra ngành đánh bắt cá biển cũng rất phát triển. (?) Quốc ra nào có sản lượng đánh bắt cá lớn trên thế giới. GV bổ sung bên cạnh đó Chi lê cũng phát triển đánh bắt cá. ( Chỉ trên lược đồ.) GV. Như vậy thầy và các em đã tìm hiểu song các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. ti na.) - Có những đồng cỏ tươi tốt. - Học sinh ghi bài. - Pê ru có sản lượng đánh bắt cá lớn trên thế giới. - Thực hiện đọc. - Một nước có ngành chăn nuôi với quy mô lớn. - Ở Pê ru ngành đánh bắt cá rất phát triển. c. Củng cố, luyện tập. (3phút) (?) Có mấy hình thức sở hữu nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Đáp án. Có hai hình thức. + Đại điền trang. + Tiểu điền trang. (?) Trung và Nam Mĩ có sự phân chia đất như thế nào. Đáp án. Sự phân chia đất không hợp lí. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. ( 2 phút) Bài tập 2. Đối chiếu vào hình 44.4 Cách 1 . chúng ta kể tên các loại cây trồng ở ( Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti, lục địa Nam Mĩ.) Cách 2. Làm theo bảng sau. Các loại cây trồng. Nới phân bố. Cây lương thực - Lúa trồng nhiều ở Bra - xin…. Cây ăn quả. - Cam, nho… Cây công nghiệp. - Cà phê cao su…. - Chuẩn bị bài 45. + Xác định các khu vực ( Eo đất Trung Mĩ , quần đảo Ăng ti ) + Lục địa Nam Mĩ, ( Phía Bắc, Đông, Đông Nam, Nam…) + Có các ngành công nghiệp nào. . ra trên sườn núi Trung An đét còn nuôi cừu, lạc đà la ma. GV cho học sinh xem ảnh trang 77 . SGK địa lí 7 Lợn được nuôi nhiều ở khu vực có cây lương thực phát triển. GV . Ngoài ra ngành đánh. Ngày soạn:19 /2/11 Ngày giảng: 7A 7B TIẾT 49 . BÀI 44 . KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ. 1. MỤC TIÊU : a. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu. ở Trung và Nam Mĩ càng không hợp lí. GV treo bảng phụ sau. không hợp lí. - Sự xuất hiện của công ti tư bản nước ngoài. - Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. CÔNG TI TƯ BẢN NƯỚC NGOÀI.

Ngày đăng: 26/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w