Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tuấn Tú (Trang 32)

2.1.4.1. Hoạt động sản xuất của Công ty. a) Về tổ chức sản xuất.

Hiện nay, Công ty TNHH Tuấn Tú có diện tích mặt bằng là 6000m2 có 4 phòng chức năng, có hai phân xưởng: một phân xưởng sản xuất và một phân xưởng hoàn thành sản phẩm, tổng số công nhân viên hiện nay của Công ty gần 100 người.

Công ty TNHH Tuấn Tú là một doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng chính là sản phẩm nhựa. Là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nên tổ chức sản xuất tại các phân xưởng trong Công ty gọn nhẹ và có quan hệ trực tiếp với bộ phận quản lý.

b) Về quy trình sản xuất.

Một trong những đặc điểm của quy trình chế biến nhựa là chu kỳ sản xuất rất ngắn. Từ lúc bắt đầu đưa nguyên vât liệu đã pha chế vào máy cho đến lúc ra một sản phẩm là một quy trình liên tục. Mặc dù quy trình sản xuất giản đơn nhưng để chuẩn bị cho sản xuất đòi hỏi một số lượng lớn nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Do đó, phải có nguồn vốn vật tư lớn và công tác bảo quản nguyên vật liệu chặt chẽ. Quy trình sản xuất sản phẩm nhựa tại Công ty như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Các loại nhựa hạt như: HDPE, LDPE, PA, PMMA , GPPS, PP, PVC,…

- Nguyên vật liệu phụ: Hạt màu các loại như vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh lam, tan hạt trắng,…

- Nhiên liệu: Dầu tra máy, dầu hoả, xăng,… - Tư liệu sản xuất : Khuôn mẫu

Quy trình sản xuất sản phẩm của máy ép nhựa: Nguyên vật liệu chính sau khi đã kiểm tra đủ tiêu chuẩn sẽ được nhân viên KCS pha trộn màu theo yêu cầu của sản phẩm cần sản xuất (như màu sắc, tính chất Kỹ thuật…). Tiếp theo, nguyên vật liệu này sẽ được đưa lên phễu chứa nhựa của máy, sau đó sẽ được sấy nóng (tuỳ theo tính chất của từng loại nhựa), dưới tác động của nhiệt độ cao nguyên vật liệu sẽ nóng chảy thành chất lỏng. Qua phần nhiệt đến khuôn máy định hình, nếu muốn có sản phẩm gì thì máy sẽ cho sản phẩm theo khuôn mẫu đó. Sau đó, sản phẩm sẽ được làm mát và được lấy ra – thành phẩm của máy ép nhựa. Sản phẩm sau khi ra khỏi máy sẽ được kiểm tra bởi bộ phận KCS, nếu chưa đạt yêu cầu thì

sản phẩm đó coi như phế liệu và được tái chế bằng cách đưa vào máy nghiền nhỏ tiếp đó trộn với nguyên liệu mới theo tỷ lệ nhất định để tái chế. Nếu sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quy định thù sẽ được nhập kho để tiếp tục đưa vào phân xưởng hoàn thành sản phẩm, ở đây các công nhân sẽ làm nốt những công đoạn cuối cùng như: cắt via, đóng gói…

Sơ đồ 9: Quy trình công nghệ.

c) Về trang bị sản xuất:

Nhìn chung so với các doanh nghiệp cùng ngành nhựa thì Công ty TNHH Tuấn Tú có cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất ở trình độ cao. Các máy móc thiết bị đang hoạt động đều là máy mới hiện đại được nhập từ Đài Loan đủ sức để tạo ra các sản phẩm đòi hỏi tính chất kỹ thuật cao.

2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty. a) Về địa bàn kinh doanh của Công ty.

Công ty TNHH Tuấn Tú hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hà Nội vì đây là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá lớn, có tốc độ phát triển kinh tế cao.

NVL chính Phế liệu TP nhập kho Sản phẩm Nghiền nhỏ Kiểm tra chất lượng Khuôn định hình Phễu sấy nóng Pha màu

b) Về khách hàng và mặt hàng kinh doanh của Công ty.

Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho các nghành công nghiệp nhỏ, giáo dục và dịch vụ (sản xuất các phụ kiện đèn báo xe máy, côn nhựa – xây dựng, phụ kiện gương, đồ dùng dạy học cấp 1,2,3.. dây niêm phong trong ngành bưu chính viễn thông, hộp kẹo…).

c) Nhà cung cấp nguyên vật liệu của Công ty.

Công ty thường tự tìm hiểu thị trường cung cấp và trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp về nguyên vật liệu cần thiết. Việt Nam hiện nay chưa sản xuất ra được nguyên vật liệu chính dùng trong ngành nhựa nên Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan và Trung Quốc. Tuy thế, Công ty cũng cố gắng hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng và mẫu mã vẫn không thay đổi.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tuấn Tú (Trang 32)