MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tuấn Tú (Trang 57)

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN TÚ.

3.2.1.Việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Để quán triệt nguyên tắc “thận trọng” trong kế toán, Công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo sự phù hợp doanh thu và chi phí trong

kỳ. Thực chất nợ phải thu khó đòi là những khoản thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ.

Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để dự kiến trước số nợ có khả năng khó đòi, khi có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi và có bằng chứng sau:

- Phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi số nợ phải thu khó đòi.

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của đối tượng nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, Khế ước vay nợ, Bản thanh lý hợp đồng, đối chiếu công nợ, cam kết nợ…

Căn cứ được ghi nhận một khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản cam kết nợ, Công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.

+ Trường hợp đặc biệt tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản, hoặc đang bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử…

+ Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi được xoá nợ, được bù đắp bằng nguồn dự phòng phải thu khó đòi hoặc được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; Chúng được theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

Trình tự kế toán dự phòng phải thu khó đòi:

Nếu số dự phong năm nay nhỏ hơn năm trước:

TK139 TK642 Nếu số dự phòng năm nay lớn hơn năm trước

Nếu xoá nợ khoản không đòi được, thì ta hạch toán:

Nợ TK 139 Nợ TK 642 Có TK 131

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tuấn Tú (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w