MA TRẬN ĐỀ 1 Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tôi đi học (2 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản 1 2 20% 1 câu 2 đ 20% Trong lòng mẹ (2 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Cảm nhận về tình mẫu tử 1 1.5 15% 1 câu 1,5 đ 15% Tức nước vỡ bờ (1 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Tóm tắt được đoạn trích 1 2 20% 1 câu 2 đ 20% Lão Hạc (2 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Phân tích nhân vật Lão Hạc 1 3 30% 1câu 3 đ 30% Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 (1 tiết) Số câu Số điểm Tỉ lệ Hiểu và nêu được tác hại của bao bì ni lông 1 1.5 15% 1 câu 1.5đ 15% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 2 30 30% 1 2 20% 1 3 30% 5 10 100% ĐỀ I Câu 1: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh (2 đ) Câu 2:Nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử sau khi học đoạn trích “Trong lòng Mẹ” của Nguyên Hồng. (1.5đ) Câu 3: Trình bày một số tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, con người.(1.5đ) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn phân tích nhân vật lão Hạc trong đoạn trích “Lão Hạc”của Nam Cao (3 đ) Câu 5: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố (2đ) ĐÁP ÁN ĐỀ I Câu 1: 2đ *Nghệ thuật: 1đ -Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trảng của ngày đầu tiên đi học. -Sử dụng ngông ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. -Giọng điệu trữ tình trong sáng. *Ý nghĩa : 1đ -Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh. Câu 2: 1.5đ Học sinh nêu cảm nhận về tình mẫu tử, dựa trên một số ý cơ bản sau: -Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của cậu bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của người cô. -Cảm nhận của cậu bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ. -Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. Câu 3: 1.5đ Tác hại của bao bì ni lông: + Lẫn vào đất:làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. + Vứt xuống cống rãnh làm tắc các đường dẫn nước thải, làm khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa =>muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh + Trôi ra biển làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải + Đựng thực phẩm: làm ô nhiễm thực phẩm + Khi đốt : gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh. Câu 4: 3đ Phân tích nhân vật lão Hạc dựa vào một số ý cơ bản như sau: *Diễn biến tâm trạng LH xung quanh việc bán cậu Vàng:1đ -Vì nghèo, phải bán đi cậu vàng-kỉ vật của con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình -đôi mắt ầng ậng nước, mặt lão co rúm, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra, miệng móm mém mếu, hu hu khóc… * Cái chết của Lão Hạc:2đ - Không muốn sống bằng sự thương hại của người khác mà muốn sống bằng chính sức lao động của mình. Một người lòng tự trọng cao. Đây chính là số phận bi thương nhưng cũng là vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân trước CM -Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng. Câu 5: 2đ Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, đảm bảo một số chi tiết sau: -Anh Dậu bị bắt mới được thả về, nằm trên giường bệnh vì bị đánh -Chị Dậu lo lắng, nấu cháo cho anh Dậu ăn -Tên Cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi tiền sưu -Bọn chúng đe dọa, xông vào định bắt trói anh Dậu -Chị Dậu van xin khất tiền sưu và xin tha cho anh Dậu -Bọn Cai lệ và người nhà lí trưởng không có tính người, xông vào bắt anh Dâu, chị Dậu liều mạng chống lại để bảo vệ chồng. . người.(1.5đ) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn phân tích nhân vật lão Hạc trong đoạn trích “Lão Hạc”của Nam Cao (3 đ) Câu 5: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố (2đ) ĐÁP ÁN ĐỀ I Câu 1: 2đ *Nghệ. đầu tiên đi học. -Sử dụng ngông ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. -Giọng điệu trữ tình trong sáng. *Ý nghĩa : 1đ -Buổi tựu trường. lão Hạc dựa vào một số ý cơ bản như sau: *Diễn biến tâm trạng LH xung quanh việc bán cậu Vàng:1đ -Vì nghèo, phải bán đi cậu vàng-kỉ vật của con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình -đôi