1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn

44 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Sau gần 3 năm trên giảng đường đại học, chúng em đã học được khá nhiều kiến thức nhưng đa số chúng chỉ là lý thuyết, mang tính tổng quát và trừu tượng cao. Vận dụng lý thuyết vào thực tế không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện thực tế thay đổi từng giờ như hiện nay. Đồ án I chính là một bước khởi đầu trong việc tìm hiểu thực tế và vận dụng kiến thức trong sách vở vào thực tế. Không những thế, quá trình làm đồ án chắc chắn sẽ mang lại cho chúng em nhiều kỹ năng cần thiết để làm việc sau này. Đề tài mà nhóm chúng em được giao trong đồ án I là “Làm công tắc 6 nút chạm điều khiển độ sáng của đèn”. Đây tuy là một đề tài không mới nhưng để sản phẩm làm ra chạy tốt và mang tính thẩm mỹ thì lại là một vấn đề không hề dễ đối với sinh viên mới bắt đầu làm mạch như chúng em. Đề tài cũng giúp chúng em tiếp xúc với một mảng ứng dụng lớn và khá mới hiện nay, đó là Nhà thông minh. Rất có thể, đây cũng chính là một con đường mà chúng em theo đuổi sau này. Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam, thầy đã tận tính hướng dẫn chúng em từng điều nhỏ nhất để chúng em làm nên sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm làm ra chắc chắn sẽ có những điểm yếu, cũng như báo cáo này chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, mong các thầy cô cũng như các bạn có những góp ý để sản phẩm của nhóm hoàn thiện hơn. Các thành viên của nhóm Nguyễn Duy Thành Trần Đình Thiêm Nguyễn Hữu Thiết Đinh Đỗ Thủy Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn MỤC LỤC 2 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu đề tài Nhà thông minh (Smart home hay Home automation) là một ứng dụng ngày càng phát triển dựa trên cơ sở của các ngành điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và có nhiều tiềm năng. Mục tiêu của nhà thông minh là tất cả các thiết bị trong ngôi nhà được kết nối với nhau và được điều khiển hoàn toàn tự động theo các kịch bản thông minh, tạo ra môi trường sống tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng. [1.2] Các chức năng chính thường sử dụng trong nhà thông minh: [1.1] 1. Điều khiển chiếu sáng (on/off, dimmer, scence, timer, logic, ) 2. Điều khiển mành, rèm, cửa cổng 3. Hệ thống an ninh, báo động, báo cháy 4. Điều khiển điều hòa, máy lạnh 5. Hệ thống âm thanh đa vùng 6. Camera, chuông hình 7. Hệ thống bảo vệ nguồn điện 8. Các tiện ích và ứng dụng khác Một số hãng chuyên sản xuất và tích hợp sản phẩm nhà thông minh nổi tiếng trên thế giới như: Hager, Siemens, ABB, Schneider, Berker, Gira, [1.2] Đề tài “Làm công tắc 6 nút chạm điều khiển độ sáng của đèn” tuy chưa thể nói là điều khiển chiếu sáng cho nhà thông minh nhưng cũng là bước đầu thoát ly khỏi tu duy thông thường của công tắc cơ khí và núm xoay điều chỉnh. Công tắc được làm từ các cảm biến quang nên chúng ta chỉ cần chạm vào công tắc mà không cần tác động một lực nào mà bóng đèn vẫn thay đổi độ sáng theo ý muốn của người điều chỉnh. 1.2. Mục tiêu của đề tài Các mục tiêu đặt ra khi thực hiện đề tài “Làm công tắc 6 nút chạm điều khiển độ sáng của đèn” gồm: 1.2.1. Củng cố lại nội dung lý thuyết liên quan Đề tài liên quan trực tiếp đến các môn học Điện tử tương tự, Thiết kế hệ thống số, Cảm biến và kỹ thuật đo lường, Vi xử lý. Ngoài ra trong quá trình thực hiện, sinh viên cũng phải tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến thiết kế mạch nguyên lý, thiết kế và làm mạch in… 3 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn 1.2.2. Rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành Kỹ năng thực hành bao gồm kỹ năng tìm hiểu thiết bị, phân tích và lắp ráp mạch… 1.2.3. Nâng cao kỹ năng làm việc nhiều người (làm việc nhóm) Làm việc với nhiều người khác đồng nghĩa với việc phải phân công công việc hợp lý sao cho phù hợp với khả năng và sở trường của mỗi người; đánh giá công việc của mỗi người để rút ra những cái đã làm được và chưa làm được, rút kinh nghiệm; và để làm được các công việc đó nhóm cần phải có một trưởng nhóm. 1.2.4. Làm ra sản phẩm thực Thực hiện đề tài không phải chỉ làm trên giấy hay chỉ làm ra mạch demo, mục tiêu của đề tài là làm ra sản phẩm thực sử dụng được trong nhà. Sản phẩm được sử dụng như một công tắc chạm thay thế công tắc cơ khí thông thường. Sản phầm làm ra cần đạt được một số yêu cầu như: a) Chạy được: điều khiển được bóng đèn với điều kiện có ánh sáng (mạch không chạy được trong tối), có đủ 6 mức điều khiển b) Mẫu mã tương đối đẹp, gọn nhẹ c) Tiết kiệm 1.3. Hướng tiếp cận Ngày nay, công tắc chạm, công tắc cảm ứng là bộ phận không thể thiếu trong một ngôi nhà thông minh. Công tắc chạm khiến người ta thích thú bởi sự bền đẹp và tiện dụng của nó. Công tắc chạm hiện nay sử dụng chủ yếu các công nghệ: cảm biến điện dung (Capacitance touch switch), cảm biến điện trở (Resistance touch switch), cảm biến áp điện (Piezo touch switch) [1.3]. Được sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, nhóm đã chọn một loại cảm biến đơn giản và phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như trình độ hiện tại, đó là cảm biến quang. Dựa trên nguyên lý che sáng, cảm biến quang có một nhược điểm dễ thấy nhất là không thể sử dụng được trong bóng tối hay trong điều kiện không đủ ánh sáng. Nhưng vì đồ án cũng là một sự khởi đầu và điều kiện thời gian không cho phép, nên nhóm chấp nhận hi sinh cái mất đó để làm ra một sản phẩm đầu tay, và có thể hoàn thiện thêm sản phẩm sau này. Sau khi lựa chọn cảm biến (đầu vào), để xử lý các thông tin đầu vào này, có hai hướng để thực thi như sau: 4 KHỐI XỬ LÝ KHỐI ĐẦU VÀO KHỐI LED HIỂN THỊ KHỐI CHẤP HÀNH Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn 1. Dùng các IC số 2. Dùng kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển Nếu lựa chọn phương án thứ nhất là dùng IC số, quá trình thực hiện chắc chắn gặp nhiều khó khăn do chức năng của mỗi IC số bị hạn chế, mạch nếu làm ra sẽ cồng kềnh, mất thẩm mỹ … Bên cạnh đó, hiện nay các chip vi điều khiển được bày bán rất nhiều, giá cả cũng không quá đắt, mỗi vi điều khiển tích hợp nhiều chức năng nên nếu lựa chọn theo phương án này mạch sẽ đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn và có thể mở rộng hay thay đổi chương trình khi cần thiết. Vì những lý do trên cũng như được sự hướng dẫn của thầy, nhóm đã chọn phương án 2, sử dụng một loại vi điều khiển đơn giản họ 8051, AT89C51. 1.4. Sơ đồ khối tổng quát Hình 1.1. Sơ đồ khối tổng quát 1.5. Tài liệu tham khảo Trong chương Tổng quan này, nhóm đã tham khảo chủ yếu các nguồn từ internet. Các phần được đánh số trong báo cáo là đoạn trích dẫn hay tham khảo từ các địa chỉ web: [1.1] Wikipedia, Nhà thông minh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_thông_minh [1.2] http://www.smarthome.com.vn/vi/smarthome [1.3] Wikipedia, Touch switch: http://en.wikipedia.org/wiki/Touch_switch 5 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn CHƯƠNG II. PHÁT TRIỂN 2.1. Lý thuyết về cảm biến, LED và vi điều khiển 2.1.1. Tế bào quang dẫn (quang trở) Đặc trưng cơ bản của tế bào quang dẫn là điện trở của nó phụ thuộc vào thông lượng của bức xạ và phổ của bức xạ đó. Tế bào quang dẫn là một trong những cảm biến có độ nhạy cao. Cơ sở vật lý của tế bào quang dẫn là hiện tượng quang dẫn do kết quả của hiệu ứng quang điện bên trong. Đó là hiện tượng giải phóng hạt tải điện trong vật liệu bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng. Vật liệu chế tạo cảm biến Cảm biến quang thường được chế tạo bằng các bán dẫn đa tinh thể đồng nhất hoặc đơn tinh thể, bán dẫn riêng hoặc pha tạp. - Đa tinh thể: CdS, CdSe, CdTe PbS, PbSe, PbTe - Đơn tinh thể: Ge, Si tinh khiết hoặc pha tạp Au, Cu, Sb, In Các tính chất cơ bản của cảm biến quang dẫn là: - Điện trở tối R C0 phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, nhiệt độ và bản chất lý hóa của vật liệu. Khi chiếu sáng điện trở R C giảm rất nhanh, quan hệ điện trở và độ rọi là phi tuyến. - Độ nhạy Độ nhạy phổ của tế bào quang dẫn được định nghĩa theo biểu thức: Khi điện áp U = 10 V, diện tích bề mặt tế bào bằng 1cm 2 , độ nhạy của phổ khoảng 0,1 ÷ 10 A/W. Độ nhạy phổ phụ thuộc vào nhiệt độ. Tế bào quang dẫn có độ nhạy cao cho phép đơn giản hóa trong các ứng dụng nhưng có một số nhược điểm: - Đặc tính điện trở - độ rọi là phi tuyến - Thời gian hồi đáp tương đối lớn - Thông số không ổn định do già hóa - Độ nhạy phụ thuộc vào nhiệt độ 6 Hình 2.1. Quang trở Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn 2.1.2. Điốt phát quang (LED, Light-emitting Diode) LED là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Cấu tạo của LED được minh họa trên hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của LED: Hoạt động của LED giống với nhiều loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó). Hầu hết các vật liệu làm LED có chiết suất rất cao, tức là hầu hết ánh sáng phát ra sẽ quay ngược vào bên trong thay vì phát ra ngoài không khí. Do đó công nghệ trích xuất ánh sáng từ LED cũng rất quan trọng, cần rất nhiều sự nghiên cứu và phát triển. Tính chất: Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn. 7 Hình 2.2. Cấu tạo LED Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường, trong khoảng 1,5 đến 3 V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì không cao. Do đó, LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra. Bảng 2.1. Điện thế phân cực thuận một số loại LED Loại LED Điện thế phân cực thuận Đỏ 1,4 - 1,8V Vàng 2 - 2,5V Xanh lá cây 2 - 2,8V 2.1.3. Vi điều khiển 8051 1 a) Sơ đồ chân 8051 8051 là IC vi điều khiển (Microcontroller) do hãng Intel sản xuất. IC này có đặc điểm như sau: - 4k byte ROM - 128 byte RAM - 4 port xuất nhập (I/O port) 8 bit - 2 bộ định thời 16 bit - Mạch giao tiếp nối tiếp - Không gian nhớ chương trình (mã) ngoài 64K - Không gian nhớ dữ liệu ngoài 64K - Bộ xử lý bit (thao tác trên các bit riêng rẽ) - 210 vị trí nhớ được định địa chỉ, mỗi vị trí 1 bit - Nhân/chia trong 4μs Sơ đồ chân của 8051 được chỉ ra trên hình 2.3. 1 Vì điều kiện không cho phép, báo cáo này chỉ đề cập đến những vấn đề chính của vi điều khiển 8051 có liên quan đến mạch của nhóm. 8 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Hình 2.3. Sơ đồ chân của 8051 • Chức năng của các chân 8051:  Port 0: Từ chân 32 đến chân 39 (P0.0 – P0.7). Port 0 có 2 chức năng: trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường IO, đối với thiết kế lớn có bộ nhớ mở rộng nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu.  Port 1: Từ chân 1 đến chân 9 (P1.0 – P1.7). Port 1 là port IO dùng cho giao tiếp với thiết bị ngoài nếu cần.  Port 2: Từ chân 21 đến chân 28 (P2.0 – P2.7). Port 2 là một port có tác dụng kép dùng như các đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng.  Port 3: Từ chân 10 đến chân 17 (P3.0 – P3.7). Port 3 là port có tác dụng kép. Các chân của port này có nhiều chức năng, có công dụng chuyển đổi có liên hệ đến các đặc tính đặc biệt của 8051 như ở bảng sau: 9 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Bảng 2.2. Các chức năng đặc biệt của Port 3  (Program store enable): là tín hiệu ngõ ra có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối đến chân của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh. ở mức thấp trong thời gian 8051 lấy lệnh. Các mã lệnh của chương trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu, được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 8051 để giải mã lệnh. Khi 8051 thi hành chương trình trong ROM nội ở mức cao.  ALE (Address Latch Enable): Khi 8051 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt. Tín hiệu ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động.  (External Access): Tín hiệu vào ở chân 31 thường được mắc lên mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1, 8051 thi hành chương trình từ ROM nội. Nếu ở mức 0, 8051 thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng. Chân được lấy làm chân cấp nguồn 21V khi lập trình cho Eprom trong 8051.  RST (Reset): Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên mức cao ít nhất 2 chu kỳ máy, các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống. Khi cấp điện mạch phải tự động reset.  Các ngõ vào bộ dao động X1, X2: 10 Bit Tên Chức năng chuyển đổi P3.0 P3.1 P3.2 P3.3 P3.4 P3.5 P3.6 P3.7 RXD TXD T0 T1 Ngõ vào dữ liệu nối tiếp. Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp. Ngõ vào ngắt cứng thứ 0. Ngõ vào ngắt cứng thứ 1. Ngõ vào TIMER/ COUNTER thứ 0. Ngõ vào của TIMER/ COUNTER thứ 1. Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài. Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài. [...]... 30 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn - - Vòng lặp loop kiểm tra trạng thái đầu vào theo thứ tự P1.0 đến P1.5, điều này dẫn đến nếu xảy ra trường hợp chạm nhiều hơn một nút thì mức ưu tiên sẽ dành cho nút thấp hơn (ưu tiên đèn sáng yếu hơn để tiết kiệm năng lượng) Chương trình delay được gọi sau mỗi lần chuyển trạng thái nhằm mục đích tránh nhảy liên tục cho các relay 31 Công tắc 6 nút chạm điều. .. với một nút chạm, chạm một nút bất kỳ thì LED tương ứng với nút đó và các LED ở các nút thấp hơn đều sáng Các LED được bố trí thẳng hàng với nhau và ngang hàng với các nút chạm (vấn đề này được xử lý khi thiết kế mạch in) Cách mắc: Các LED được mắc theo sơ đồ A chung, đầu K của các LED nối vào port 3 của vi điều khiển Để hạn chế 25 Hình 2.15 Cách mắc LED Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn dòng... 34 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Hìn h 2.1 9 Kh Hìnối h đầu vào 2.20 và khố Khố i xửi xử lý lý và các khối ra 3.3 Vẽ mạch in Trong thu viện proteus không có sẽ chân linh kiện của biến trở, nút nhấn button nên ta cần tạo ra chân linh kiện cho chúng, mọi người có thể tham khảo cách tạo chân linh kiện cho các IC : http://www.youtube.com/watch?v=_ZoHDYRmXyM 35 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng. .. cho cực điều khiển của Thyristor 26 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Như ta thấy trên hình vẽ, khối chỉnh lưu toàn sóng ở đây sử dụng 4 diode tạo thành mạch cầu để chỉnh lưu theo nguyên lý thông thường Điều đáng chú ý ở đây là mạch RC tạo điện thế cực điều khiển Thyristor Ta có thể phân tích sơ bộ như sau: Trong nửa chu kỳ đầu, tụ C sẽ được nạp điện dần, cho đến khi điện thế tại cực điều khiển. .. của dimmer, ta thấy để điều chỉnh độ sáng của đèn, ta chỉ cần thay đổi điện trở của biến trở Để có thể làm được điều này bằng vi điều khiển, ta phải thay biến trở bằng các điện trở, và vi điều khiển có nhiệm vụ đóng ngắt các điện trở này để tạo ra các giá trị điện trở khác nhau Biến trở RV bây giờ trở thành: Hình 2.17 Nguyên lý biến trở 27 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Bằng cách đóng mở các... 12 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Hình 2 .6 Bộ nhớ chương trình của 8051  Bộ nhớ dữ liệu (RAM) Hình 2.7 Cấu trúc bộ nhớ dữ liệu của 8051 Bộ nhớ dữ liệu của 8051 gồm 2 khối: Khối 128 byte thấp 1 (Lower 128) và không gian các thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR space) 128 byte thấp RAM 8051 được phân chia như sau: 1 Để phân biệt với 128 byte cao (Upper 128) trong 8052… 13 Công tắc 6 nút chạm điều. .. chạm điều khiển bóng đèn Vai trò của khối xử lý là: - Xử lý tín hiệu từ khối đầu vào Điều khiển LED theo đúng quy tắc yêu cầu (xem mục 2.2.3 ở dưới) Điều khiển khối chấp hành (dimmer) để điều chỉnh độ sáng của đèn Hình 2.14 Sơ đồ mạch khối vi xử lý Chương trình nạp vào vi điều khiển được trình bày ở mục 2.2.5 2.2.3 Khối LED hiển thị Yêu cầu kỹ thuật: - - Các LED sáng thể hiện vị trí chạm theo quy tắc: ... năng đặc biệt 11 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn 8051 có bộ nhớ theo cấu trúc Harvard: có những vùng nhớ riêng biệt cho chương trình và cho dữ liệu Chương trình và dữ liệu có thể chứa bên trong 8051 nhưng 8051 vẫn có thể kết nối với 64 kbyte bộ nhớ chương trình và 64 kbyte bộ nhớ dữ liệu mở rộng Hình 2.5 Cấu trúc bộ nhớ vi điều khiển họ 8051  Bộ nhớ chương trình (ROM) Hình 2 .6 chỉ ra sơ đồ phần... thái chạm và không chạm là không rõ ràng Do vậy có thể dẫn đến hiện tượng mất điều khiển hay điều khiển không đúng yêu cầu đặt ra 2.2.2 Khối xử lý Nằm trong họ vi điều khiển 8051, AT89C51 là một trong những vi mạch đơn giản mà bất cứ một kỹ sư điều khiển nào cũng phải biết Hình dạng và sơ đồ chân của AT89C51 được mô tả ở hình vẽ AT89C51 gồm 40 chân Nguồn sử dụng là 5 V Hình 2.13 AT89C51 24 Công tắc 6 nút. .. bit = 1 (nhảy nếu bit = 1) 2 JNB bit,rel Jump if bit = 0 (nhảy nếu bit = 0) 2 JBC bit,rel Jump if bit = 1; CLR bit 2  Lệnh nhảy Bảng 2 .6 chỉ ra các lệnh nhảy không điều kiện Bảng 2 .6 Các lệnh nhảy không điều kiện trong 8051 19 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Câu lệnh JMP addr JMP @A+DPTR CALL addr RET RETI NOP Thực hiện Jump to addr (Nhảy đến địa chỉ addr) Jump to A+DPTR (Nhảy đến địa chỉ . Thành Trần Đình Thiêm Nguyễn Hữu Thiết Đinh Đỗ Thủy Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn MỤC LỤC 2 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu đề tài Nhà thông. 1; CLR bit 2  Lệnh nhảy Bảng 2 .6 chỉ ra các lệnh nhảy không điều kiện. Bảng 2 .6. Các lệnh nhảy không điều kiện trong 8051 19 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Câu lệnh Thực hiện Thời gian thực. hình 2.3. 1 Vì điều kiện không cho phép, báo cáo này chỉ đề cập đến những vấn đề chính của vi điều khiển 8051 có liên quan đến mạch của nhóm. 8 Công tắc 6 nút chạm điều khiển bóng đèn Hình 2.3.

Ngày đăng: 26/10/2014, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w