Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
635,24 KB
Nội dung
1 BỆNH SUY DINH DƯỠNG 1. Thế nào là suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng (SDD) là một tình trạng bệnh, có khá nhiều ở trẻ em nước ta. Trước đây, có thời gian ở một số địa phương, số trẻ em SDD lên tới trên 50% tổng số trẻ. Ngày nay, do nhiều cố gắng chung, tỷ lệ đó đã giảm xuống. Tuy nhiên trẻ SDD vẫn còn khá nhiều, và vẫn là một mối quan tâm lớn của xã hội. Trẻ SDD là trẻ mà trong cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, do đó thường là gầy ốm, xanh xao, yếu đuối và chậm lớn. SDD ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Trẻ SDD không những chỉ chậm phát triển về cơ thể, mà còn chậm phát triển về trí tuệ. Vì vậy, nếu trẻ bị SDD kéo dài thì không những không thể cao lớn, khỏe mạnh khi lớn lên, mà còn không thể trở nên thông minh nhanh nhẹn trong tương lai được. Một điều rất quan trọng nữa là ở trẻ SDD, sức đề kháng chống lại bệnh tật bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, trẻ SDD rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Và khi đã mắc bệnh, thì thường bệnh rất dễ trở nặng. Cho nên, phần lớn các trẻ bị các bệnh thông thường như viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy… mà chết là do đã có SDD kèm theo. Vì những lý do trên, hiện nay SDD vẫn được coi là một trong những bệnh tai hại nhất đối với trẻ em nước ta. 2. Khi bị SDD, trẻ sẽ có những biểu hiện gì ? Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trẻ SDD sẽ có các biểu hiện như sau: Thoạt đầu, khi mới bị SDD, triệu chứng thường không rõ ràng, ít gây chú ý của bà mẹ : trẻ vẫn chơi, vẫn có vẻ bình thường, nhưng mất dần vẻ bụ bẫm và sụt cân dần. Tiếp theo đó, ta sẽ thấy các bắp thịt ở cánh tay, ở đùi trẻ mềm nhão ra, rồi dần dần teo nhỏ lại. Da dẻ trở nên xanh xao. Trẻ biếng cười đùa. Đến giai đoạn sau, SDD sẽ ảnh hưởng nhiều tới tâm thần của trẻ: trẻ không ngủ, cơ thể xanh xao, gầy ốm một cách rõ rệt. Trên đây là các biểu hiện chung của SDD. Tuy nhiên, các trẻ SDD nặng có những biểu hiện đặc biệt, mà các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm. 3. SDD nặng có những biểu hiện gì đặc biệt? SDD nặng có 3 thể loại: thể phù, thể teo và thể hỗn hợp. Mỗi thể lại có một số biểu hiện khác nhau. 2 * SDD thể phù: Thường thấy ở trẻ mới sinh ra đã bị thiếu sữa, phải nuôi bằng cháo hoặc bột. Trong cháo, bột thường chỉ có đường, muối, thiếu hẳn các chất đạm như thịt, cá, trứng. Các triệu chứng của trẻ SDD thể phù gồm có : - Phù : trẻ bị phù dần dần – một số người gọi nhầm là sưng. Phù rõ nhất ở chân, tay và mặt. Do tình trạng phù, cân nặng của trẻ có thể không sụt giảm, đôi khi lại hơi tăng, làm cho một số bà mẹ tưởng là con mình mập ra. Nhưng quan sát kỹ sẽ thấy - khác với trẻ bụ bẫm, khỏe mạnh thật sự - trẻ SDD thể phù thường xanh xao, buồn bã, thờ ơ với mọi sự xung quanh, không chịu chơi, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết đi. - Da trẻ có thể có những đốm ở tay chân, ở thân mình. Những đốm này màu đỏ, sau đổi sang màu nâu hoặc đen. Ngoài ra, da còn có thể bị hăm đỏ, lở loét. - Tóc thường mọc thưa, bạc màu dễ rụng. - Mắt thường bị khô, trẻ sợ ánh nắng. Nặng nữa, mắt có thể kéo màng rồi loét ra, có khi dẫn tới mù lòa. Có chứng này là do cơ thể thiếu vitamin A, một chất rất cần thiết cho mắt. Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị viêm chứng còi xương (sẽ nói đến ở một phần sau). Trẻ thường có bụng to hơn bình thường, và hay bị tiêu chảy. * SDD thể teo: Cũng hay thấy ở những trẻ mới sinh ra đã không được bú sữa, phải bú nước cháo loãng; và cũng hay thấy ở những trẻ ăn dặm không đầy đủ hoặc không đúng phương pháp. Ngoài ra, cũng có thể thấy ở những trẻ đã bị bà mẹ bắt kiêng cữ quá đáng khi bị bệnh. Tôi luôn luôn gặp các trường hợp này ở các trẻ bị bệnh sởi (ban đỏ) hoặc tiêu chảy. Về triệu chứng, thì đơn giản : - Khởi đầu, chỉ thấy trẻ sụt cân. Quan sát kỹ, sẽ thấy lớp mỡ dưới da trẻ mất dần. - Sau đó, trẻ càng ngày càng gầy sọp, vẻ mặt hốc hác, nhăn nheo, trông gần giống con khỉ. Do đó, ở một số vùng nước ta, bà con gọi chứng SDD thể teo này là “bệnh ban khỉ”. * SDD thể hỗn hợp: Trong thể này, ta có các triệu chứng phối hợp cả hai thể trên. Thông thường, đó là các trẻ SDD thể phù đã được điều trị, nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Do đó, phù thì chưa hết hẳn, nhưng lại thấy teo ở nhiều nơi. Trong trường hợp này, việc điều trị cần được tiếp tục tích cực hơn nữa. 3 4. Do đâu mà trẻ bị SDD? Có nhiều nguyên nhân có thể sinh ra SDD. Tuy nhiên, ở nước ta, thì những nguyên nhân sau đây là hay gặp nhất! * Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai. Ví dụ: trong lúc mang thai, bà mẹ lại bị một bệnh kéo dài, như bệnh lao, bệnh tim, bệnh gan v.v… mà không được chữa trị cẩn thận, hoặc có được chữa trị đầy đủ, nhưng tình trạng bệnh chưa thuyên giảm. Hoặc bà mẹ không có điều kiện để được bồi dưỡng đầy đủ, do đó bị thiếu máu, suy yếu. Do đó, ngay từ lúc còn là bào thai trong bụng mẹ, trẻ đã bị SDD. Trường hợp này được gọi là “SDD bào thai”. * Trẻ mới sinh ra đã mang một dị tật bẩm sinh. Ví dụ: trẻ bị chứng hẹp ruột, làm cho trẻ cứ ăn vào là nôn ói ra, và do đó các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể. Hoặc trẻ bị một bệnh tim, làm cho máu không thể lưu thông bình thường để nuôi dưỡng cơ thể cho tốt được. Những dị tật đó, cuối cùng sẽ dẫn tới SDD. * Trẻ không được nuôi dưỡng một cách hợp vệ sinh, nên luôn luôn bị các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phế quản, viêm phổi v.v… hoặc không được chích ngừa (tiêm phòng) đầy dủ, nên mắc phải lao phổi, ho gà, sởi (ban đỏ) v.v… * Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất, hay gặp nhất là do nhiều bà mẹ thiếu hiểu biết về phương pháp nuôi dưỡng trẻ. Qua nhiều cuộc điều tra nghiên cứu, đã thấy trên 60% các bà mẹ chưa hiểu biết đầy đủ phương pháp nuôi dưỡng con cái theo khoa học. Những sai lầm thường thấy ở các bà mẹ này là : - Tùy tiện cho trẻ dưới 6 tháng ngưng bú mẹ, thay bằng cháo, xúp, bột…, do họ chưa thấy ích lợi to lớn của sữa mẹ. - Không biết cho trẻ sau 4 tháng tuổi ăn thêm các chất như thịt, cá, dầu, mỡ, trái cây… Dĩ nhiên, các chất này phải được chế biến sao cho trẻ thích ăn và dễ tiêu hóa. - Nhiều bà mẹ, khi trẻ mắc bệnh, đã bắt trẻ kiêng cữ một cách quá đáng. Có trẻ bị bệnh hàng tháng trời chỉ được ăn một thức ăn độc nhất là cháo muối! Tình trạng kiêng cữ vô lý đó dĩ nhiên sẽ dẫn tới hậu quả không tránh khỏi là SDD. 4 Như vậy, bạn đã thấy, không phải chỉ có thiếu ăn mới sinh ra SDD mà không biết cách cho ăn cũng là nguyên nhân chủ yếu sinh ra SDD. Do đó, có nhiều bà mẹ, kinh tế rất sung túc, mà con vẫn bị SDD. Phải làm gì để phòng tránh SDD cho trẻ? Chắc rằng các bạn đều mong muốn con cái mình khỏe mạnh, hồng hào, bụ bẫm, ít bị bệnh và chóng lớn. Điều ước mong đó hoàn toàn có thể thực hiện được trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Sau đây là một số điều chủ yếu bạn cần làm : 1. Đầu tiên trẻ cần được chăm sóc tốt, ngay từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ. - Người mẹ có khỏe mạnh, thì thai nhi mới mạnh khỏe. Do đó, người mẹ cần được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đủ chất và điều độ. Nếu kinh tế gia đình bạn chưa sung túc lắm, thì có thể người cha phải “hi sinh” một chút, để dành phần “ưu tiên” cho người mẹ, nghĩa là cho cả hai người : người mẹ và thai nhi. - Lao động của người mẹ trong thời gian mang thai phải được thu xếp hợp lý. Người mẹ vẫn nên lao động, nhưng lao động một cách điều độ, nhẹ nhàng. Phải tránh những cố gắng quá sức, như chạy nhanh, khiêng vác nặng. Nhất thiết tránh thức khuya quá mức. -Việc bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ là hết sức quan trọng. Trong thời gian mang thai, tất cả các bệnh của bà mẹ - có khi chỉ là những bệnh rất nhẹ, như cảm cúm… - đều ảnh hưởng tới thai nhi. Một số bệnh của bà mẹ lại có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ như sứt môi, vẹo cột sống, khoèo chân tay v.v… và dẫn tới SDD. Do đó, việc phòng bệnh, chữa bệnh cho các bà mẹ đang mang thai là cực kỳ quan trọng. nếu không may bà mẹ mắc một bệnh gì đó trong lúc có thai, thì nhất thiết phải đi khám bệnh ngay, để bác sĩ cân nhắc tình hình bệnh tật, thai nghén… mà quyết định việc điều trị. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc bừa bãi. Có nhiều loại thuốc có hại tới thai nhi, và đã có nhiều thai nhi bị dị tật do những thuốc đó (những điều này đã được trình bày chi tiết ở phần trên). 2. Trẻ cần được nuôi dưỡng tốt ngay từ khi mới ra đời. Việc đó sẽ đặt một cơ sở tốt cho sức khỏe căn bản của trẻ, để từ đó có thể có điều kiện để phát triển sau này. Ở tuổi sơ sinh trẻ càng đựoc mạnh khỏe, thì đến các lứa tuổi sau, trẻ càng có điều kiện phát triển tốt. 3. Trẻ cần được theo dõi sức khỏe định kỳ. Hiện nay, các địa phương đã có các trạm y tế, bạn hãy cho trẻ đi khám định kỳ tại đó, để theo dõi sự phát triển của trẻ và để phát hiện sớm bệnh tật nếu có, để việc điều trị được kịp thời. 5 Bạn cũng cần cho trẻ tới các trạm y tế đó để chích ngừa (tiêm chủng) đầy đủ và đúng hạn. 4. Bạn đừng quên “kế hoạch hóa” việc sinh đẻ. Vấn đề này đã được nói đến rất nhiều. Ở đây, chỉ xin nhắc lại một điều thực tế: có ít con, thì mới có điều kiện nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ thật tốt, để trẻ mạnh khỏe, phát triển tốt và không bị SDD. Vấn đề nuôi dưỡng trẻ Nuôi dưỡng thế nào là tốt? Đã có nhiều chuyên gia về dinh dưỡng nghiên cứu vấn đề này. Và cũng đã có nhiều phương pháp dinh dưỡng được đề ra, được in thành sách. Những phương pháp đó có những chi tiết khác nhau đôi chút nhưng về căn bản thì giống nhau và tất cả đều nhằm một mục đích: cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, và những chất đó phải được lựa chọn sao cho cơ thể trẻ có thể hấp thụ được. Có thế, cơ thể trẻ mới phát triển tốt được. Phương pháp mà tôi giới thiệu với bạn sau đây, là một phương pháp đã được nghiên cứu cẩn thận ở nước ta, với sự giúp đỡ của “Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc” (UNICEF) và “Quỹ Dân số Liên hiệp quốc? (UNFPA) và đã được chứng minh là đạt kết quả rất tốt. Trước hết, bạn cần biết rằng, để phát triển cơ thể, trẻ luôn luôn cần đến 3 loại thức ăn sau đây : 1. Thức ăn xây dựng : Loại thức ăn này làm cho cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng, nên được mang tên là “xây dựng”, gồm chủ yếu là chất đạm. Chất đạm có nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, cũng có trong một số thức ăn thực vật như các loại đậu (đỗ), hoặc mè (vừng). Chất đạm cũng góp phần làm cho trí tuệ trẻ phát triển. 2. Thức ăn bảo vệ : Loại thức ăn này mang tên “bảo vệ”, vì giúp cho cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Các thức ăn này gồm các vitamin và các muối khoáng, thường có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh hoặc rau đỏ, như rau ngót, rau dền, cà chua, cà rốt… 3. Thức ăn vận động : Đây là loại thức ăn cung cấp “năng lượng” đưa “nhiên liệu” vào cơ thể trẻ, để trẻ hoạt động được mạnh mẽ. Các thức ăn này gồm nhiều loại: gạo, mì, bắp, khoai, dầu, mỡ, đường… Ba loại thức ăn trên đây đều cần thiết cho trẻ, đều quan trọng ngang nhau. Do đó, trong khi nuôi dưỡng trẻ, bạn phải nhớ cân bằng cả 3 loại nói trên. 6 Cho trẻ dưới 1 tuổi ăn như thế nào? Có hai trường hợp khác nhau: trường hợp mẹ có sữa, và trường hợp mẹ không có sữa. * Trường hợp mẹ có sữa : Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, quý nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Ngoài các chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn mang theo nhiều chất khác rất bổ ích, trong đó có những chất được gọi là “kháng thể”. Những “kháng thể” này có tác dụng bảo vệ bé, giúp cho trẻ có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Những bé được nuôi bằng sữa mẹ thường khỏe mạnh, ít bệnh tật. Do đó, sữa mẹ tốt hơn sữa bò rất nhiều. Sữa non là sữa người mẹ có trong 6 ngày đầu sau khi sinh đẻ. Bạn hãy cho bé bú sữa non thật sớm. Sữa non rất giàu năng lượng, có nhiều khả năng tăng sức cho bé. Sữa non cũng chứa đứng rất nhiều “kháng thể”, giúp cho cơ thể bé đề kháng chống lại nhiều bệnh tật sau này. Bạn cũng nên cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh rằng phương pháp này – cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú, nghĩa là lúc bé đói – là tốt hơn hẳn phương pháp cũ – là phương pháp chia giờ cố định cho bú. Phương pháp mới – cho bé bú vào bất kỳ lúc nào bé đòi bú – làm cho bé tăng cân nhanh hơn. Vả chăng, theo phương pháp mới này, số lần cho bú cũng chỉ là 8 – 10 lần trong ngày, không nhiều lần hơn phương pháp cũ. Vào khoảng giữa tháng ba trở đi, bạn hãy cho bé uống thêm nước quả. Ví dụ: mỗi ngày cho bé uống thêm 4 muỗng cà phê nước cam, chia làm 2 lần. Nên chọn những trái cam ngọt, vì vị chua có thể gây nôn ói cho bé. Nếu không có nước quả, bạn cho bé uống nước rau cũng tốt. Từ tháng thứ tư trở đi, bạn có thể cho bé ăn thêm bột. Mới đầu, hãy pha bột loãng, rồi dần dần, khi bé đã ăn được nhiều, bạn sẽ pha đặc lên. Trong khi đó, vẫn cần cho bé bú mẹ đầy đủ và uống thêm nước quả hoặc nước rau. Bạn nên cho thêm một chút dầu hoặc mỡ vào bột ăn hàng ngày. Từ tháng thứ bảy trở đi, các thức ăn kể trên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé nữa. Lúc này, bạn có thể cho trẻ ăn thêm cháo, cần cho thêm vào đó các loại thịt, cá, tôm, cua…, các loại đậu hoặc mè. Vẫn cần cho thêm dầu, mỡ vào các thức ăn đó và đừng quên rau hoặc củ. Trong khi đó, bạn vẫn nên cho bé tiếp tục bú mẹ. Nếu bé được bú mẹ trong một năm thì tạm được, nhưng nếu bú mẹ được 2 năm thì mới gọi là “rất tốt”. * Trường hợp mẹ không có sữa : 7 Có những người mẹ không có sữa. Và có cả những bà mẹ có sữa, nhưng vì lý do bệnh tật, bác sĩ khuyên không nên cho bé bú. Trong cả hai trường hợp này, phải cho bé bú ngoài. Khi đó, tốt nhất là cho bé được bú một bà mẹ khác có nhiều sữa. Vì như trên đã nói - sữa mẹ là tốt nhất, không thể có loại sữa nào khác - sữa bò, sữa trâu, sữa dê… có thể sánh được. Còn nếu không có điều kiện như trên, thì dĩ nhiên phải dùng sữa một động vật khác, thông dụng nhất là sữa bò và tiện dụng hơn cả là loại sữa bột. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn sữa “nguyên chất” trong 2 tháng đầu. Sau đó, nên pha sữa bằng nước cháo loãng và nhớ cho bé dùng thêm nước quả hoặc nước rau. Chớ bao giờ cho bé chỉ ăn nước cháo đường hoặc cháo muối mà không có sữa, vì như thế bé sẽ nhanh chóng bị suy dinh dưỡng, từ đó sẽ luôn luôn bệnh tật. Từ tháng thứ sáu trở đi, nên cho bé ăn một số chất bổ khác : như bánh bích quy, kem trứng gà v.v… Nuôi dưỡng trẻ trên 1 tuổi như thế nào cho tốt? Bé rất cần được tiếp tục nuôi dưỡng bằng sữa, dù là sữa mẹ hoặc sữa bò, cho tới 3 tuổi. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tuy sữa vẫn là thức ăn tốt, quý, nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu phát triển của bé nữa. Bạn cần cho bé ăn thêm các thức ăn khác: ngoài bột, cháo, có thể dùng thêm mì (sợi), bánh đa, bánh phở nấu lên, rồi dần dần chuyển sang cơm (nấu mềm). Các thực phẩm dùng thêm, các thức ăn trên cần phong phú, sao cho đủ các chất “xây dựng”, “bảo vệ” và “vận động”. Như vậy, hàng ngày bé cần có các thức ăn sau : - Gạo - Mì sợi - Bánh phở, bánh canh - Thịt, cá - Trứng - Đậu v.v… - Quả (chín) - Rau Hh - Dầu (hoặc mỡ) - Đường Chú ý cho bé ăn no và đủ chất, ít nhất là 4 bữa mỗi ngày. Nên thay đổi thức ăn cho bé đỡ chán, thay đổi cả cách chế biến (nấu nướng). Không nên cho Sữa mẹ (hoặc sữa bò) 8 bé ăn “quà vặt” luôn miệng. Các “quà vặt” đó sẽ làm cho bé đến bữa ăn chính lại không ăn được nữa. Cuối cùng, cần nhớ cho bé uống nước đầy đủ, chớ bao giờ để bé bị khát. Nếu trong gia đình, phát hiện một bé bị SDD thì nên xử trí thế nào? Đối với các bé SDD nhẹ: chưa bị teo đét, chưa bị phù, chưa mắc thêm một bệnh gì khác, chỉ mớt sụt cân dần, xanh xao, các bắp thịt mềm nhão, biếng cười đùa…, bạn hoàn toàn có thể chữa trị cho bé tại gia đình. 1. Việc đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bé cho đúng với phương pháp đã nêu ở phần trên. Tóm lại là cho bé một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất và nhớ chia ra làm nhiểu bữa nhỏ. Không nên “nhồi nhét” một lúc thật nhiều thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa của bé còn yếu kém trong thời gian SDD. 2. Việc thứ hai là cho bé dùng thêm một số thuốc : * Vitamin A : cho bé uống 2 ngày liền : + Đối với bé dưới 12 tháng : mỗi ngày 100.000 đơn vị + Đối với bé trên 12 tháng : mỗi ngày 200.000 đơn vị Sau 4 tuần, lại cho uống một lần như trên. Vitamin A là một chất rất cần thiết cho bé, nhất là đối với các bé đang bị SDD, vì vitamin A vừa có tác dụng phòng và trị bệnh khô mắt, bệnh quáng gà là những bệnh làm mắt mờ dần và có thể dẫn tới mù lòa, hay xảy ra ở các bé SDD. * Acide Folique: (biệt dược: Foldin, Specia Foldine v.v…) mỗi viên 5mg, cho bé uống mỗi ngày 1 viên. Acide Folique giúp cho sự phát triển các tế bào của bé, đồng thời cũng giúp cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ ruột vào cơ thể bé tốt hơn. * Sắt: (biệt dược: Fumafer, Ascofer, Heliofer v.v…). Mỗi biệt dược nói trên lại chứa đựng một lượng sắt khác nhau. Vì vậy, bạn cần xem kỹ chai thuốc, hoặc hộp thuốc và tờ hướng dẫn cách dùng kèm theo. Trong đó, có ghi lều trung bình hàng ngày cho bé, bạn cứ theo đó cho bé dùng. Ví dụ : đối với viên Fumafer là loại thuốc hiện đang có nhiều trên thị trường (mỗi viên chứa đựng 200mg sắt), thì liều trung bình cho bé là 1 – 3 viên mỗi ngày. Bạn cũng có thể hỏi vị dược sĩ tại cửa hàng thuốc về liều lượng thuốc cụ thể cho bé. Sắt là một chất rất cần thiết cho việc tạo ra hồng cầu (là các hạt màu đỏ, có chức năng chủ yếu là nuôi dưỡng cơ thể). Bạn cũng lưu ý là khi bé uống viên 9 sắt, sẽ có thể đi tiêu ra phân đen, đó là điều bình thừong do chất sắt tiêu hóa ra, không có gì đáng ngại. Đối với các bé SDD nặng (như SDD thể teo đét, SDD thể phù, SDD thể hỗn hợp), hoặc bị thêm một bệnh khác kèm theo, như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phế quản v.v… thì nhất thiết phải đi khám bệnh tại một cơ sở y tế. bác sĩ sẽ thăm khám, làm thêm xét nghiệm nếu cần, tiến hành điều trị và theo dõi hàng ngày. Việc điều trị các bé SDD được tiến hành rất tích cực, vì khi bé đã bị SDD, thì sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh sẽ bị suy giảm, do đó một bệnh bình thường cũng có thể trở nên nguy hiểm. Những bé SDD rất nặng, kèm theo bệnh nguy hiểm, có thể sẽ được vào nằm viện để việc điều trị được tích cực hơn. 10 BỆNH CÒI XƯƠNG 1. Thế nào là bệnh còi xương? Còi xương là một bệnh xảy ra khi cơ thể bé thiếu một chất, gọi là vitamin D, do đó còn được gọi là “bệnh thiếu vitamin D”. bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng cũng có xảy ra ở một số trẻ em lớn tuổi hơn. Trong bệnh này, xương của bé chậm phát triển, hoặc thậm chí không phát triển được và làm cho xương bị dị dạng : nhưng cong xương, vênh xương,… Ngoài ra, còn làm cho xương bị xốp không được rắn chắc, do đó dễ bị gãy xương, nứt xương v.v… 2. Vitamin D là chất gì, tại sao thiếu Vitamin D lại sinh ra còi xương? Xương của con người muốn phát triển được tốt, muốn trở nên cứng rắn, khỏe… thì cần có một số chất tới nuôi dưỡng, trong đó chủ yếu là chất Calcium. Chất Calcium này có trong nhiều loại thức ăn : sữa, thịt, cá, trứng, đậu… Tuy nhiên, Calcium chỉ có thể được hấp thụ tốt nếu có vitamin D trong cơ thể. Vitamin D giúp cho Calcium từ những thức ăn trong bộ máy tiêu hóa được hấp thụ vào máu, đồng thời cũng giúp cho Calcium trong máu được vận chuyển tới các xương và được hấp thụ vào đó. Vì vậy nếu cơ thể của bé thiếu vitamin D, thì các xương của bé – do không hấp thụ được đủ Calcium – sẽ không phát triển được tốt, sẽ trở nên cong, vênh, xốp… và trở thành bệnh còi xương. 3. Làm gì cho cơ thể bé có vitamin D? Vitamin D có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều nhất là trong gan động vật, gan cá – nhất là gan cá thu và trong trứng, trong bơ… Tuy nhiên, các chất nói trên khi vào cơ thể của bé, mới đưa ra được một chất chưa hẳn là vitamin D. Chất này được gọi là “tiền vitamin D” (tiền là trước). “tiền vitamin D” nằm rãi rác dưới da. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da thì có một tia sáng – gọi là tia tử ngoại – sẽ chuyển “tiền vitamin D” thành vitamin D. Do đó, muốn có vitamin D trong cơ thể, thì ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D chưa đủ, mà còn phải cho cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nữa. Vì vậy, muốn tránh được bệnh còi xương, một việc cần thiết là phải cho bé được tắm nắng đầy đủ, ví dụ mỗi sáng tắm nắng khoảng 30 phút. Các bé sống ở những nơi tăm tối, lụp xụp, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì thường hay bị còi xương. 4. Làm thế nào để phát hiện bệnh còi xương? Bệnh còi xương hoàn toàn có thể phát hiện, chẩn đoán chính xác ngay trong gia đình bạn. Những triệu chứng sau đây có thể nhận xét được dễ dàng : [...]... hơn các bé khác, b n ch c n t i quan sát m t l p các h c sinh nh tu i, b n s th y các bé m p phì thư ng ch m ch p hơn, n ng n hơn các bé khác, b n cũng có th t i xem m t s ho t ng th d ng : b n s th y các bé t thành tích cao (như ch y nhanh, nh y ca, nh y xa…) bao gi cũng là nh ng bé kh e m nh thân hình luôn luôn v a ph i không bao gi m p phì Bé m p phì không bao gi nhanh nh n, kh e m nh b ng các bé... cho các bé dư i 3 tu i) Trong khi ó, b n c n luôn luôn th c hi n các u ã nói trong ph n phòng b nh, nh t là cho bé thư ng xuyên t m n ng m i bu i sáng 13 B NH M P PHÌ (BÉO PHÌ) 1 Th nào là m p phì? M p phì là tình tr ng cơ th tích lũy nhi u m quá m c bình thư ng Như v y, khi bé b m p phì, bé s có cân n ng hơn m c bình thư ng m t cách rõ r t Vi c phát hi n ch ng m p phì các bé thư ng do gia ình, khi các. .. sau : -H n ch các ch t béo ng v t như m , bơ… Thay vào ó b ng d u th c v t Nhưng không dùng d u th c v t nhi u Khi n u nư ng th c ăn cho tr nên 16 dùng cách lu c, h p, ho c nư ng… hơn là chiên, xào… và nên cho bé dùng nhi u rau trong b a ăn -H n ch t i a các ch t ng t như bánh ng t, k o, sô-cô-la, nư c ng t… Không cho bé ăn quà v t gi a các b a ăn chính N u bé kêu ói có th cho bé ăn các trái cây ít... ra các tr do m ăn thi u ch t, ph n l n là do kiêng c m t cách quá áng trong khi mang thai và sau khi Do ó trong máu bà m và trong s a u thi u Vitamin B1; Các bà m này thư ng xanh xao, y u m t và có th b phù m t và hai chi dư i tr bú s a các bà m này vài tháng s th y da xanh tái, chân tay l nh, hay toát m hôi, v t vã, khó ng c bi t có nh ng cơn th khó, có khi tím tái c ngư i, rõ nh t là m t, môi, các. .. m vùng trư c c ), tuy n thư ng th n (n m trên th n)… Khi các tuy n này b b nh thì có th gây ra ch ng m p phì Tuy nhiên các b nh n i ti t t ch chi m kho ng 2% nguyên nhân gây ra ch ng m p phì, do ó ư c coi là m t nguyên nhân hi m g p Sai l m trong ch ăn u ng m i là nguyên nhân ch y u, hay g p nh t a s các tr em m p phì là do ăn u ng quá m c, các năng lư ng dư th a do ăn u ng quá m c ó ư c tích lũy l... quá m c ? Dĩ nhiên là do bà m Bà m nào cũng mong mu n cho con mình ư c « hay ăn, chóng l n » Vi c cho bé ăn u ng quá m c m t cách t do, nh t là ăn u ng các lo i quà bánh h p d n như bánh ng t, kem s a, sô-cô-la và các ch ph m khác c a ca cao, nư c ng t… thì l i là m t sai l m Các lo i quà bánh ó là nh ng ch t r t hay gây m p phì 4 Làm gì khi bé b m p phì ? Ch ng m p phì c n ư c ch a tr không ch vì lý... D li u cao hơn : 600 – 1.000 ơn v m i ngày c Các bà m khi ang mang thai mà m y u… ho c hoàn c nh nhà c a ch t ch i, thi u ánh sáng m t tr i, thì nên dùng vitamin D m i ngày 4.000 – 5.000 ơn v Có th u ng t tháng th sáu c a thai kỳ cho t i khi sinh Cu i cùng, i v i các bà m và bé – khi ã n tu i ăn d m ư c – thì nên dùng thêm các ch t có nhi u vitamin D : các lo i gan ng v t, tr ng, bơ… 12 6 N u gia... và phân bi t t t các màu s c Khi tr b thi u Vitamin A s có nh ng tri u ch ng gì? 1/ Tr ch m l n, ch m phát tri n v chi u cao và cân n ng 2/ Tr d b các b nh nhi m trùng: tiêu ch y, mki t l , sưng ph i 3/ c bi t hơn c là tri u ch ng v m t, m t các tr b thi u Vitamin A s d n d n b khô, b c nhìn không rõ, nh t là lúc s m chi u Do ó i l i hay b té, b v p vào v t; Trư ng h p n ng xu t hi n các ám m tr ng N... nhi m trùng da Do ó các tyr thi u Vitamin A luôn luôn b gh l , mu nh t u, thân th Có gì làm gì phòng tránh b nh thi u Vitamin A? 18 1/ Các bà m c n cho tr ăn u ng theo úng phương pháp như ã nói trong ph n “b nh suy dinh dư ng” Ch y u là cho tr dùng s a, cho tr ăn d m sau 4 tháng tu i, chú ý n ch t béo trong kh u ph n ăn c a tr Cũng c n b t p quán tai h i là b t tr kiêng c m t cách quá áng khi b b... phì Bé m p phì không bao gi nhanh nh n, kh e m nh b ng các bé bình thư ng ư c i u này th t d hi u : có th lý gi i m t cách ơn gi n, là nhi u l p m ã chén ép các cơ b p, c n tr s ho t ng c a các cơ b p b V m t s c kh e nói chung : Ch ng m p phì có th d n n nhi u b nh tai h i cho bé Các bé m p phì càng l n lên càng có nhi u nguy cơ b b nh timm ch, b nh ti u ư ng và m t s b nh khác Trong cơ th con ngư . lại bệnh tật bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, trẻ SDD rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Và khi đã mắc bệnh, thì thường bệnh rất dễ trở nặng. Cho nên, phần lớn các trẻ bị các bệnh. 1 BỆNH SUY DINH DƯỠNG 1. Thế nào là suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng (SDD) là một tình trạng bệnh, có khá nhiều ở trẻ em nước ta. Trước đây, có thời gian ở một số địa phương, số trẻ em. trái cây… Dĩ nhiên, các chất này phải được chế biến sao cho trẻ thích ăn và dễ tiêu hóa. - Nhiều bà mẹ, khi trẻ mắc bệnh, đã bắt trẻ kiêng cữ một cách quá đáng. Có trẻ bị bệnh hàng tháng trời