1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1

67 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 1 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 4 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh 4 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 5 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 6 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 9 Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần 10 Cơ khí chính xác số 1 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 10 2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 10 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng TC kế toán 10 2.1.3. Hình thức kế toán tại Công ty 11 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 15 2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty 16 2.3.1. Kế toán Nguyên vật liệu 16 2.3.2. Kế toán Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ 20 2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22 2.3.4. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 24 2.3.5. Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán 26 2.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 28 2.4.1. Đặc điểm về kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty 28 2.4.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí 28 2.4.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 29 a) Khái quát về NVL của Công ty 29 b) Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 29 Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 1 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán 2.4.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 32 2.4.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 38 a) Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng 38 b) Kế toán chi phí vật liệu, CCDC sản xuất 38 c) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài 39 d) Kế toán chi phí khác bằng tiền 39 e) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ 39 2.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá SPDD cuối kỳ 43 2.4.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 43 2.4.2.2. Đánh giá SPDD cuối kỳ 48 2.4.3. Tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phẩn Cơ khí chính xác số 1 50 2.4.3.1. Đối tượng tính giá thành 50 2.4.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 50 2.4.3.3. Phương pháp tính giá thành 50 Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại 52 Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 3.1. Những ưu điểm về công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành SP 52 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 53 3.3. Các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại 55 Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 2 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán Danh mục sơ đồ, bảng biểu STT Tên sơ đồ, bảng biểu Trang Sơ đồ1 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh 5 Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty 6 Sơ đồ 3 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 10 Sơ đồ 4 Quy trình luân chuyển chứng từ 14 Sơ đồ 5 Sơ đồ luân chuyển chứng từ NVL 19 Sơ đồ 6 Sơ đồ hạch toán kế toán NVL 20 Sơ đồ 7 Sơ đồ hạch toán kế toán CCDC 20 Sơ đồ 8 Sơ đồ luân chuyển chứng từ ghi sổ TSCĐ 21 Sơ đồ 9 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lương 23 Sơ đồ 10 Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24 Sơ đồ 11 Sơ đồ nhập, xuất kho thành phẩm 25 Sơ đồ 12 Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh 26 Sơ đồ 13 Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền 27 Biểu số 1 Phiếu xuất kho 30 Biểu số 2 Bảng kê số 3: Tính giá thành NVL, CCDC 31 Biểu số 3 Bảng phân bổ số 2: Phân bổ NVL, CCDC 31 Biểu số 4 Sổ cái TK 621 – Chi phí NVLTT 32 Biểu số 5 Phiếu bàn giao sản phẩm hàng ngày (trích) 34 Biểu số 6 Phiếu kiểm nghiệm 34 Biểu số 7 Bảng thanh toán tiền lương 35 Biểu số 8 Bảng phân bổ lương và BHXH 36 Biểu số 9 Sổ cái TK 622 – Chi phí NCTT 37 Biểu số 10 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 40 Biểu số 11 Tổng chi phí SXC toàn doanh nghiệp 41 Biểu số 12 Bảng phân bổ chi phí SXC của PXLR 42 Biểu số 13 Sổ cái TK 627 – Chi phí SXC 42 Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 3 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán Biểu số 14 Bảng kê số 4: Tổng hợp chi phí SXKD của PXLR 44 Biểu số 15 Nhật ký chứng từ số 7 45 Biểu số 16 Sổ cái TK 154 – Chi phí SXKD dở dang 49 Biểu số 17 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm PXLR 51 Danh mục các chữ viết tắt BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ HTK Hàng tồn kho KKTX Kê khai thường xuyên KPCĐ Kinh phí công đoàn NCTT Nhân công trực tiếp NKCT Nhật ký chứng từ NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PNK Phiếu nhập kho PXK Phiếu xuất kho QLDN Quản lý doanh nghiệp SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang SPHT Sản phẩm hoàn thành SXC Sản xuất chung TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TT Thực tế Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 4 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ thành phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc thật sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Sau bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số doanh nghiệp nhà nước không thích ứng kịp thời, không có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém đã dẫn tới giải thể, phá sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp đã biết vươn lên để khẳng định mình và ngày càng phát triển. Một trong số đó là Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 với các sản phẩm đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường, gần gũi hơn với người tiêu dùng. Được sự rèn luyện và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong trường em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kế toán. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trước khi bước vào năm học tới nhà trường đã tạo điều kiện cho em được đi kiến tập trong một thời gian ngắn, đây là một dịp tốt để em có thể đi sâu tìm hiểu về chuyên ngành mình đang học và áp dụng vào thực tế công việc sau này của mình, nắm bắt được cách thức kinh nghiệm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Em đã được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ quá Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 5 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán trình tổ chức kế toán, thu thập một số tài liệu tại Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 – Hà Nội. Báo cáo kiến tập của em được chia làm 3 phần với nội dung khái quát như sau: - Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 - Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 - Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1. Sau quá trình kiến tập tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Ban giám đốc, các anh, chị Phòng kế toán tài chính, các phòng ban nghiệp vụ và cô giáo Th.S Nguyễn Thị Mai Anh cùng với sự cố gắng của bản thân để hoàn thành bản báo cáo kiến tập kế toán này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đặc biệt là các anh, chị làm việc tại Phòng kế toán và cô giáo Th.S Nguyễn Thị Mai Anh đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 6 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 Công ty cổ phần cơ khí chính xác số 1 là công ty cổ phần có 51% vốn Nhà nước. Tiền thân là Công ty cơ khí chính xác số 1, một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 4/12/1978 theo Quyết định số 1091-CV/CB của Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim trên cơ sở sát nhập Nhà máy Cơ khí Điện ảnh với phân xưởng Thuỷ lực của Nhà máy chế tạo công cụ số 1. Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 108506 ngày 10 tháng 6 năm 1993 do trọng tài kinh tế sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, có tư cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng theo Quyết định của Nhà nước. Công ty Cơ khí chính xác số 1 nằm tại Trung tâm Công nghiệp Thượng Đình, một trung tâm công nghiệp lớn phía Nam của Hà Nội. Địa chỉ: Số 275 đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Ngày 1 tháng 4 năm 2004 Công ty sau một thời gian tiến hành cổ phần hoá đã thực hiện xong và chính thức mang tên là Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 thuộc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp. Việc chuyển đổi dựa theo quyết định số 187/2003/QĐ-BCN ngày 14 tháng 11 năm 2003. Giá trị thực tế của Công ty Cơ khí chính xác tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2002 để cổ phần hoá (Quyết định số 2076/QĐ-TCKT ngày 26 tháng 8 năm 2003 của Bộ Công nghiệp) là 33.928.400.792 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty là 6.172.007.719 đồng. Sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, cơ cấu vốn điều lệ của Công ty như sau: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 8.000.000.000 đồng (tám tỷ đồng chẵn). - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51% - Tỷ lệ cổ phần bán cho người LĐ trong Công ty: 49% Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng. Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1 đã từng bước vững mạnh. Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, cán bộ kỹ thuật còn ít, máy móc kỹ thuật chưa Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 7 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán đồng bộ đến nay Công ty đã có được một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, cơ sở vật chất tương đối hiện đại, từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm đầu mới thành lập (từ năm 1979 – 1981), từ một xí nghiệp nhỏ đi lên, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, SX chưa ổn định, chưa có phương án SX phù hợp với khả năng và nhiệm vụ của Công ty, vì vậy SP SX ra chưa có giá trị cao, một số danh mục của SX lúc đó dưới dạng đơn chiếc, hiệu quả SX thấp, tổ chức SX còn nhiều mặt hạn chế, vốn cố định không đáng kể. Hiệu quả kinh doanh còn thấp, nhu cầu thị trường chưa tập trung, lúc này doanh thu chỉ đạt từ 1,5 – 2 triệu đồng/sản phẩm/năm. Qua ba năm hoạt động Công ty đã đưa vào sản xuất 18 loại sản phẩm và cuối cùng bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã tìm được SP mới phù hợp với khả năng, nhu cầu của thị trường và lâu dài. Đó là quạt điện Hoa Sen và một số sản phẩm khác như: biến thế tự ngẫu, máy nổ, động cơ, Panel thuỷ lực, máy bơm… Sau khi đã định hướng SX, Công ty đã phát triển không ngừng, giá trị tổng sản lượng cao dần lên, sản phẩm chiếm lĩnh thị trường, có nhiều uy tín trên toàn quốc. Năm 1986 là năm đánh dấu bước ngoặt trong nền kinh tế Việt Nam, từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Sự xuất hiện của cơ chế thị trường là một bước thử thách lớn lao đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh tế, tự lo công ăn việc làm để thích ứng với thị trường. Công ty đã gặp không ít khó khăn, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra không cạnh tranh được với hàng ngoại và các cơ sở tư nhân nên số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ giảm đi kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm sút, tài chính cạn kiệt, nhà xưởng máy móc cũ kỹ lạc hậu, công nhân thiếu việc làm… Từ năm 1996 đến nay, trước thực trạng khó khăn như vậy, Công ty hiểu rằng sự tê liệt sẽ kéo doanh nghiệp đi về đâu nếu không có ngọn gió đổi mới. Cùng với những thử thách mà Công ty gặp phải khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi, những nhân tố mới tạo điều kiện cho Công ty phát triển. Những chủ trương cải cách đã thổi vào Công ty một luồng sinh khí mới làm bộc lộ dần khí chất năng động, bản lĩnh trước khó khăn, khả năng nhạy bén và tiếp cận cái mới, Công ty đã nhanh chóng tự thay đổi mình để thích ứng với cơ chế mới, đưa Công ty phát triển. Với chủ trương đa dạng hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng, giá cả làm đầu và giữ uy tín với khách hàng và để thích hợp với thị hiếu của nhiều người, hợp với khả năng kinh tế của nhiều tầng lớp dân cư ở trong xã hội, Công ty đã thực hiện một loạt chính sách nhằm củng cố đổi mới Công ty. Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 8 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán Một mặt Công ty tiến hành đổi mới hiện đại hoá thiết bị máy móc. Mặt khác, thay đổi tinh giản bộ máy quản lý một cách hợp lý, sử dụng các biện pháp kinh tế, khuyến khích lao động, thực hành tiết kiệm, tổ chức lại lực lượng lao động, đào tạo lại cán bộ quản lý nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị phần. Ngoài quạt điện, Công ty còn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác như: tủ hồ sơ, két bạc, tủ văn phòng, bàn máy photo, bàn nâng hạ xe máy, giá vận chuyển máy bơm nước, khung xe máy, càng để chân xe máy, thùng xe ô tô tải… Bằng tất cả những cố gắng trên, Công ty đã từng bước khẳng định mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường, tăng nhanh nguồn vốn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Đến nay, Công ty đã thực hiện xong quá trình cổ phần hoá. Ngày 1/4/2004 Công ty chính thức mang tên là Công ty cổ phần Cơ khí chính xác số 1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là lắp ráp các loại quạt như: quạt cây 400, quạt Jiplai, quạt điều khiển từ xa…; ngoài ra Công ty còn sản xuất sản phẩm khác như: bơm thuỷ lực, càng để xe máy, khung xe máy… Từ năm 1962-1978 Công ty chuyên sản xuất máy chiếu phim và phụ tùng máy chiếu. Từ năm 1979- 1995 Công ty chuyên sản xuất quạt điện. Từ năm 1996 đến nay Công ty chuyên sản xuất quạt điện, máy bơm thuỷ lực, các phụ tùng xe máy như càng xe, chân chống, khung xe… Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của Công ty là: quạt điện Hoa Sen các loại, bơm thuỷ lực BRA các loại, khung xe máy, phụ tùng xe máy và các sản phẩm cơ khí khác. Đặc biệt trong những năm gần đây Công ty còn mở rộng hơn nữa các khách hàng sản xuất xe máy, sắp xếp chuyên môn hoá một số dây chuyền nhằm cung cấp ổn định với những khách hàng cũ như: CIRI, TMT, Duy Thịnh,… đồng thời tiếp thị và cung ứng cho khách hàng mới là: SUPHAT, VINACIXD,… Từ lĩnh vực kinh doanh của Công ty là như vậy, chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác là: - Sản xuất động cơ, phụ tùng cơ khí, quạt điện. Quá trình lắp ráp và sản xuất do Công ty trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về quy cách phẩm chất của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm quang học, nhựa, cao su và các sản phẩm cơ khí điện tiêu dùng. - Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải đường bộ và kinh doanh xe gắn máy. - Sản xuất kinh doanh bơm thuỷ lực, bơm nước và phụ kiện lắp đặt ngành nước. Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 9 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh Các sản phẩm chính của Công ty được tiêu thụ trên thị trường là: Quạt điện các loại, khung xe máy, phụ tùng, phụ kiện xe máy (cọc lái, giàn chân chống, ghi đông xe máy, càng xe máy Dream-Wave), bơm thuỷ lực, và các sản phẩm cơ khí khác… Nhìn chung, số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty chủ yếu là quạt điện, khung xe máy, phụ tùng phụ kiện xe máy. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề: - Công nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí, bơm thuỷ lực, bơm nước, dụng cụ khuôn mẫu gá lắp, phụ tùng, phụ kiện xe máy, ô tô; bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, phương tiện vận tải đường bộ; - Sản xuất tủ hồ sơ, thiết bị văn phòng, sản phẩm inox gia dụng; - Sản xuất quạt điện và các thiết bị cơ điện; - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; - Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, lắp đặt thiết bị văn phòng, kinh doanh nhà ở; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chỉ là thị trường nội địa và chủ yếu vẫn là thị trường miền Bắc, còn đối với miền Trung và miền Nam thì những năm qua Công ty đã bắt đầu nghiên cứu, tiếp cận nhằm mở rộng địa bàn tiêu thụ. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến các đối thủ cạnh tranh bởi vì nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần, tạo môi trường cạnh tranh gay gắt cho các công ty. Vì vậy phải đòi hỏi Công ty không ngừng tìm hiểu thị trường, cung cấp những sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường hiện tại và thị trường mục tiêu. Mặt khác, trong tương lai Công ty cũng nên hướng sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Trịnh Phương Mai Kiểm toán 48C 10 [...]... Phương Mai 15 Kiểm toán 48C Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 2 .1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 2 .1. 1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (Phó phòng KT) Kế toán vật tư, công nợ Kế toán tiêu thụ, tiền lương Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ 2 .1. 2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tài chính kế toán Phòng... tiêu Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1 Doanh thu + 1. 629 10 4,5% + 2.5 71 106,7% 2 Lãi gộp + 919 11 8,4% + 635 11 0,7% 3 Nộp NSNN - 12 9 91, 3% + 211 11 5,7% 4 Lợi nhuận trước thuế + 17 9 11 1,6% + 37 10 2 ,1% 5 Thuế TNDN phải nộp + 25,06 11 1,6% + 5 ,18 10 2 ,1% 6 Lợi nhuận sau thuế TNDN + 15 3,94 11 1,6% + 31, 82 10 2 ,1% Sau khi cổ phần hoá từ tháng 4 năm 2004, Công ty đã có sự tiến bộ rõ rệt trong kinh doanh... (TK 14 2, 335) + Bảng kê số 8: Nhập xuất tồn hàng hoá SP (TK 15 5, 15 6) + Bảng kê số 9: Tính giá dùng cho TK 15 5, 15 6 + Bảng kê số 10 : Hàng gửi bán (TK 15 7) + Bảng kê số 11 : Thanh toán với khách hàng (TK 13 1) - Nhật ký chứng từ: 10 loại NKCT + NKCT số 1: ghi Có TK 11 1 + NKCT số 2: ghi Có TK 11 2 + NKCT số 3: ghi Có TK 11 3 + NKCT số 4: mở cho TK 311 , 315 , 3 41, 342 + NKCT số 5: mở cho TK 3 31 + NKCT số 6:... Khoa Kế toán Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh: TK 6 41, 642, 635 TK 911 Kết chuyển CP BH, QLDN, TC TK 15 5 TK 511 Kết chuyển doanh thu TK 632 P/á giá vốn K/c giá vốn hàng bán TK 515 Doanh thu hđ tài chính TK 11 1, 11 2,… TK 811 Thanh lý TSCĐ K/c CP hđ khác TK 711 TK 532, 5 21 Các khoản giảm trừ doanh thu K/c thu nhập khác TK 4 21 Lãi 2.3.5 Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán. .. TK 15 2, 15 3 Bảng kê số 4, 5, 6 NKCT số 7 Báo cáo tài chính Trịnh Phương Mai 25 Kiểm toán 48C Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán Sơ đồ hạch toán NVL: TK 11 1, 11 2, 14 1… TK 15 2 Tăng do mua ngoài Xuất NVL tạo SP TK 6 21 TK 13 3 TK 6 41, 642 Xuất cho bộ phận bán hàng Và bộ phận quản lý TK 3 31 TK 13 8, 642 Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 642, 338 Phát hiện thừa khi kiểm kê Sơ đồ hạch toán CCDC: TK 15 3 TK 11 1, 11 2,... toán và bộ máy kế toán xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty Do việc sản xuất kinh doanh tập trung tại 1 điểm vì thế bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức: kế toán tập trung Theo hình thức này toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh tập trung tại Phòng kế toán Công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký - Chứng từ, kế toán HTK theo... vốn: cổ phần chi phối ( 51% vốn Nhà nước) - Ngành nghề kinh doanh: công nghiệp sản xuất động cơ và phụ tùng cơ khí, quạt điện, các sản phẩm cơ khí, kinh doanh xe gắn máy… * Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/ 1 kết thúc ngày 31/ 12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND * Chế độ kế toán áp dụng: - Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết định số 15 /2006/QĐ-BTC... nên giá thành SP nên giảm chi phí thực chất chính là cơ sở để hạ thấp giá thành SP Yêu cầu kế toán chi phí SX nói riêng và yêu cầu công tác quản trị nói chung đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức kế toán chi phí sao cho hợp lý, khoa học và có hiệu quả Xác định đối tượng kế toán chi phí SX là khâu đầu tiên quan trọng của công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành SP của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác. .. Kiểm toán 48C Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán 2.4 .1. 2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a) Một số nét khái quát về nguyên vật liệu của Công ty NVL của Công ty cổ phần Cơ khí chính xác bao gồm nhiều loại khác nhau, song căn cứ vào vai trò, tác dụng của nó trong sản xuất kinh doanh, NVL được chia thành vật liệu chính và vật liệu phụ Đối với Công ty cổ phần Cơ khí chính xác, chi phí về NVL chính. .. Phương Mai 11 Kiểm toán 48C Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán 1. 3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó GĐ kỹ thuật - sản xuất Phòng kỹ thuật Phó giám đốc Hành chính Phòng kế hoạch Phòng Tài chính Phòng tổ chức LĐ Phòng tổng hợp KD Tổ sản xuất Phòng bảo vệ đời sống Kho thành phẩm Kho bán thành phẩm PX Gò dập Phòng quản trị PX cơ khí I PX cơ khí II PX cơ khí III . Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 - Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1 - Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công. của Công ty 9 Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần 10 Cơ khí chính xác số 1 2 .1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 10 2 .1. 1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 10 2 .1. 2. Chức năng,. Kiểm toán 48C 15 Báo cáo kiến tập Khoa Kế toán CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CHÍNH XÁC SỐ 1 2 .1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 2 .1. 1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại

Ngày đăng: 25/10/2014, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty (Trang 16)
Bảng phân bổ - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Bảng ph ân bổ (Trang 20)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ NVL, CCDC: - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Sơ đồ lu ân chuyển chứng từ NVL, CCDC: (Trang 25)
Sơ đồ hạch toán NVL: - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Sơ đồ h ạch toán NVL: (Trang 26)
Bảng tổng hợp  chi tiết TSCĐBảng kê số 4, 5, 6 - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Bảng t ổng hợp chi tiết TSCĐBảng kê số 4, 5, 6 (Trang 27)
Sơ đồ hạch toán tổng quát tiền lương và các khoản trích theo lương: - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Sơ đồ h ạch toán tổng quát tiền lương và các khoản trích theo lương: (Trang 30)
Bảng kê có liên quan - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Bảng k ê có liên quan (Trang 31)
Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh: - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Sơ đồ h ạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh: (Trang 32)
BẢNG KÊ SỐ 3 Tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
3 Tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ (Trang 37)
Bảng thanh toán tiền lương - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
Bảng thanh toán tiền lương (Trang 42)
BẢNG KÊ SỐ 4 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh PXLR 1 - Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1
4 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh PXLR 1 (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w