1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận Ứng dụng CNTT trong dạy - học

5 581 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập ở trường THPT chuyên Quang Trung 1. Đề dẫn Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập. Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu thành lập trường (2004), BGH trườngTHPT chuyên Quang Trung đã đặc biệt quan tâm và quyết tâm đưa CNTT vào công tác giảng dạy và học tập. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường, đến nay, 100% giáo viên có thể tự soạn giảng ở mức thành thạo và sử dụng hiệu quả những phần mềm soạn giảng cũng như các thiết bị hỗ trợ để phục vụ công tác chuyên môn. Về phía học sinh, hầu hết các em đã được trang bị phương pháp học tập với tiết học có ứng dụng CNTT và kỹ năng khai thác thông tin phục vụ học tập từ máy tính và Internet. 2. Quá trình tổ chức thực hiện Là người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường, tôi xin được chia sẻ với quý thầy cô một số giải pháp khắc phục những khó khăn trên để thực hiện hiệu quả hơn việc ứng dụng CNTT trong dạy- học. Trong hệ thống các giải pháp, nhà trường chú trọng một số giải pháp sau: 2.1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ Xác định con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. 2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề… Đặc biệt, để triển khai thành công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy- học, từ đó quan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện. Nếu chỉ phát động mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng CNTT của giáo viên cũng không thể mang lại kết quả như mong đợi. 2.1.2. Nâng cao trình độ Tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT giáo viên và học sinh Như đã trình bày, một trong những khó khăn cơ bản của việc triển khai ứng dụng CNTT trong day-học là tâm lý ngại khó, ngại cái mới của giáo viên (đặc biệt là giáo viên đã lớn tuổi). Như vậy, muốn triển khai hiệu quả, muốn được tất cả các giáo viên đón nhận thì ngoài công tác tư tưởng còn cần làm thế nào đó cho họ thấy việc ứng dụng CNTT không quá khó và họ hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như: - Xây dựng đội ngũ cốt cán: Phân công cho ít nhất một giáo viên có đủ năng lực và tâm huyết phụ trách công việc này, sẵn sàng tạo điều kiện cho giáo viên học tập và tham gia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực (Ngay từ khi mới thành lập trường (2004), BGH đã phân công một GV phụ trách ứng dụng CNTT). Với các tổ chuyên môn, mỗi tổ cử một giáo viên chịu trách nhiệm chính để được tập huấn và hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ công tác soạn giảng với CNTT. - Tổ chức tập huấn đại trà Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng. Các lớp tập huấn này được tổ chức theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày và phải bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như cách tra cứu và tìm kiếm thông tin, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách thiết kế bài kiểm tra, mà báo cáo viên chính là đội ngũ cốt cán của trường. Điều quan trọng là phải có cách động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực. Để làm được điều này, ngoài sự nhiệt tình của đội ngũ cốt cán thì BGH phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì (trong các buổi tập huấn về CNTT, tất cả các phó hiệu trưởng của nhà trường đều tham gia). - Tổ chức học tin học và bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong học tập cho học sinh Ngay từ năm học đầu tiên (2003 - 2004) nhà trường đã tổ chức dạy tin học chính khóa cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Từ khi Bộ GD&ĐT triển khai dạy Tin học THPT nhà trường vẫn duy trì dạy tin học nghề nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT vào trong học tập cho học sinh. 3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của nhà trường đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên ở đây xin được chia sẻ với thầy cô kinh nghiệm tổ chức thực hiện trong những năm đầu, thời điểm nhà trường cũng gặp rất nhiều khó khăn về CSVC khi triển khai thực hiện với mong muốn có thể giúp các trường có điều kiện còn khó khăn có thể tìm được giải pháp phù hợp. Trước năm 2007, Số máy tính phục vụ cho giáo viên dùng để soạn giảng chỉ có 2 máy đặt tại thư viện, Internet vnn1269, giáo viên hầu hết chưa có máy tính xách tay (laptop), có 02 máy chiếu projector và một số phương tiện khác. Khi đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và phát huy hiệu quả của những thiết bị ít ỏi đó, nhà trường đã dành một phòng học để làm phòng nghe nhìn, cắt cử một giáo viên kiêm nhiệm làm việc xếp lịch và hỗ trợ kỹ thuật giúp giáo viên thực hiện các tiết dạy có ứng dụng CNTT (về chế độ thì áp dụng chế độ của giáo viên kiêm nhiệm phòng thí nghiệm, thiết bị). Từ khi có mạng ADSL, nhà trường đã triển khai mạng không dây phủ sóng toàn trường và hệ thống dây cap mạng đến từng phòng làm việc của khu hành chính và các phòng ở của giáo viên ở KTX để phục vụ giáo viên tra cứu thông tin phục vụ nghiên cứu và soạn giảng. Hiện nay, ngoài việc duy trì và phát huy công năng của phòng nghe nhìn với nhiều thiết bị hiện đại (máy chiếu đa năng, màn hình kép, máy chiếu vật thể, hệ thống thu và ghi tín hiệu truyền hình vệ tinh là tư liệu giảng dạy…) nhà trường có trang bị máy chiếu (projector) cho các phòng học. Kết nối cáp quang cho khu hành chính, thư viện và phòng chờ của giáo viên. Đầu tư mua sắm và giao cho mỗi tổ trưởng chuyên môn một máy tính xách tay để chuyên dùng cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của tổ. Ở KTX học sinh, nhà trường bố trí 10 máy tính có kết nối Internet hoạt động thường xuyên, miễn phí cho học sinh tra cứu phục vụ học tập. 4. Kết quả đạt được Bằng sự cố gắng không ngừng của cả thầy và trò nhà trường cùng với sự quan tâm – tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, trong những năm qua, thầy và trò trường chuyên Quang Trung đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Những kết quả đáng trân trọng đó là kết quả của mối tổng hòa các hoạt động giáo dục của nhà trường, là sự kết hợp có chọn lọc các phương pháp, phương tiện giáo dục phục vụ mục tiêu chung của nhà trường trong đó không thể không kể đến việc tích cực ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và học tập. Riêng về công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, đến nay, 100% giáo viên có thể tự soạn giảng ở mức thành thạo và sử dụng hiệu quả những phần mềm soạn giảng cũng như các thiết bị hỗ trợ để phục vụ công tác chuyên môn. Từ những ngại khó, sợ mới ban đầu; đến này, giáo viên đã thực hiện các bài giảng điện tử, các tiết học có ứng dụng CNTT một cách tự giác và hiệu quả chứ không hề có tính áp đặt, chỉ tiêu. Giáo viên có kỹ năng tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp công việc được tiến hành khoa học và tiết kiệm được nhiều thời gian. Sử dụng thành thạo diễn đàn, email, mạng xã hội… Xây dựng website nhà trường ngày một hữu ích và được nhiều người biết đến, trở thành cầu nối hiệu quả với gia đình học sinh cũng như các đơn vị bạn. Cũng qua đó, giáo viên và các tổ chức đoàn thể có thể thăm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh, nhằm kết hợp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. (năm 2008, tại hội nghị Toàn quốc CNTT trong giáo dục, website e-learning của nhà trường đã được cục CNTT đánh giá là website tiêu biểu khối THPT). Tổ chức được nhiều buổi dự giờ tập thể (ghi hình tiết dạy sau đó tổ chức chiếu lại để cả chi đoàn GV dự giờ, phân tích, góp ý xây dựng bài) giúp giáo viên có điều kiện rút kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm soạn giảng và ứng dụng CNTT trong tiết dạy đã góp phần tích cực vào việc sớm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kết quả giáo dục của nhà trường. Về phía học sinh, các em đều được trang bị phương pháp học tập với tiết học có ứng dụng CNTT và kỹ năng khải thác thông tin phục vụ học tập từ Internet. 5. Bài học kinh nghiệm Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên. 6. Kết luận & ý kiến đề xuất Để triển khai việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy – học được hiệu quả hơn trong thời gian tới, tôi xin có một số kiến nghị sau: - Sở GD-ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về CNTT cho giáo viên mà đặc biệt là tập huấn về phương pháp xây dựng Bài giảng điện tử qua đó tạo điều kiện cho giáo viên được bổ sung kiến thức và giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn. - Tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning cấp tỉnh nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng CNTT trong dạy và học. - Tổ chức hội nghị ứng dụng CNTT trong giáo dục cấp tỉnh và nếu đủ nguồn lực thì tổ chức hội nghị mở rộng các tỉnh lân cận hoặc miền đông nam bộ như Đồng Nai, Vũng Tàu trước đây đã từng làm. Trên đây là báo cáo tham luận về “Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập ở trường THPT chuyên Quang Trung”. Nhà trường rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các đơn vị bạn, sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT để nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Người viết Nguyễn Văn Nghiêm . đều tham gia). - Tổ chức học tin học và bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong học tập cho học sinh Ngay từ năm học đầu tiên (2003 - 2004) nhà trường đã tổ chức dạy tin học chính khóa cho học. pháp học tập với tiết học có ứng dụng CNTT và kỹ năng khải thác thông tin phục vụ học tập từ Internet. 5. Bài học kinh nghiệm Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học. tiêu chung của nhà trường trong đó không thể không kể đến việc tích cực ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và học tập. Riêng về công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, đến nay, 100% giáo viên

Ngày đăng: 25/10/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w