Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 1 | P a g e Tiểu luận Phương pháp bảo tổn sinh học trên thế giới. Sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ ở Việt Nam Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 2 | P a g e MỞ ĐẦU Môi trường hiện đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, cùng với sự tăng dân số và nhu cầu ngày càng tăng cao của con người, các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đang dần dần bị suy kiệt một cách nghiêm trọng, môi trường ngày một ô nhiểm nặng nề. Số loài sinh vật đã bị liệt vào trong sách đỏ tăng nhanh theo thời gian, diện tích che phủ của trái đất suy giảm một cách nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Khi tính đa dạng sinh học dần mất đi, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, mà chủ yếu là hệ quả từ những hành động của mình, con người đã có những hành động nhất định để cứu lấy hành tinh xanh cũng như cuộc sống của chính loài người trước khi quá muộn. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã WWF và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN đang nỗ lực đưa ra những giải pháp tốt nhất để bảo vệ các loài sinh vật đang rơi vào tình trạng bị đe dọa. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập tới một số phương pháp bảo tồn sinh học hiện đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, một ví dụ về loài ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam là Rùa tai đỏ sẽ được phân tích để làm rõ hơn về những yếu tố tác động lên tính đa dạng sinh học. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 3 | P a g e A. Phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học 1. Khái niệm bảo tồn sinh học Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học. Hai mục tiêu chính của sinh học bảo tồn là: tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây ra đối với các loài, các quần xã cũng như các hệ sinh thái, xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể, cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp với chúng. Các khoa học ứng dụng truyền thống liên quan đến các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản chủ yếu quan tâm đến vấn đề xây dựng các phương pháp quản lý một ít các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh mà không đề cập đến việc bảo vệ tất cả các loài có thể có trong quần xã sinh vật, hoặc chỉ đề cập đến như là vấn đề không quan trọng. Trong khi đó, sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cần có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo tồn khác với những khoa học truyền thống ở chỗ bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã sinh vật là chính và yếu tố kinh tế chỉ là yếu tố thứ yếu. Nội dụng cơ bản của sinh học bảo tồn bao gồm các khoa học kinh diển như sinh học quần thể, phân loại học, sinh thái học, và di truyền học… Có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu. Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đê nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay, trong đó một số nguyên lý cơ bản có thể trở thành một yếu tố quan trọng đối với việc hoặc định chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Hiệu quả của sinh học bảo tồn chỉ có được khi có sự kết hợp ngay từ đầu các vấn đề chính về Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 4 | P a g e sinh học, kinh tế, xã hội quản lý tạo điều kiện cho loài sinh vật thoát khỏi mối đe dọa bị tuyệt chủng. Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên hàng loạt giả thiết sau: Sự đa dạng của sinh vật sống là có lợi: Sự yêu thích đa dạng sinh học được hình thành vì lợi ích con người muốn thu được nhiều dạng thực phẩm và các nguồn tài nguyên khác. Tác hại của sự tuyệt chủng của một loài: ngày nay loài người đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng lên hàng ngàn lần so với sự tuyệt chủng tự nhiên. Một loại biến mất dẫn tới sự mất mát vai trò của nó trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người, đôi khi sự mất mát này là không thể thay thế được. Lợi ích của tính phức tạp về sinh thái học: rất nhiều tính chất kỳ thú của đa dạng sinh học chỉ được thể hiện trong môi trường tự nhiên. Các loài có thể được bảo tồn để tránh thảm học tuyệt chủng nhưng sự phong phú về khía cạnh sinh thái học tồn tại trong quần xã, quần thể tự nhiên không dễ gì khôi phục được nếu đã bị mất đi. Tính lợi ích của quá trình tiến hóa: tiến hóa hình thành dạng sống mới, làm tăng thêm tính đa dạng sinh học. Giá trị riêng của sự đa dạng sinh học: thể hiện lịch sử tiến hóa, vai trò và khả năng tồn tại của mỗi loài trong hệ sinh thái. 2. Các phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học Có rất nhiều phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Có thể phân chia thành bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp quần thể và loài, bảo tồn sinh học ở cấp quần xã. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 5 | P a g e 2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp quần thể và loài Các nỗ lực bảo tồn thường hướng về việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số lượng và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhưng để bảo tồn thành công loài, các nhà sinh học cần phải xác định được tính ổn định của quần thể dưới những điều kiện nhất định. Liệu quần thể của một loài đang có nguy cơ tuyệt diệt có thể tiếp tục tồn tại hoặc phát triển trong một khu bảo tồn thiên nhiên được không? Rất nhiều vườn quốc gia và các khu sinh sản của động vật hoang dã đã được hình thành nhằm bảo vệ các loài thú được coi như biểu tượng của quốc gia hay sự hấp dẫn cho du lịch. Tuy nhiên, việc khoanh nuôi các quần xã trên thành các khu bảo vệ chưa hẳn đã có thể ngăn chăn được sự suy giảm và tuyệt diệt. Nguyên nhân của việc bị tuyệt diệt của những quần thể nói trên mặc dù đã được đưa vào bảo tồn có thể do bất cập của các quần thể nhỏ. Theo nguyên tắc chung, một kế hoạch bảo tồn thích hợp cho một loài đòi hỏi càng nhiều cá thể được bảo tồn càng tốt trong một diện tích lớn nhất có thể được của nơi cư trú đang được bảo vệ. Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể lại không được đưa ra để giúp cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý đất đai, các chính trị gia và những nhà sinh học bảo tồn trong công tác bảo vệ các loài khỏi sự tuyệt diệt. Ví dụ như, để bảo tồn loài gõ kiến mào đỏ thì cần phải bảo tồn nơi cư trú của loài này, đó là những khu rừng thông lá kim dài ở miền Đông Nam nước Mỹ đủ cho 50, 500, 5.000, hay 50.000 cá thể hay còn phải nhiều hơn nữa? Ngoài ra, các nhà quy hoạch còn phải giải quyết những yêu cầu mâu thuẫn về các nguồn tài nguyên có hạn. Một ví dụ cho thấy rõ vẫn đề này đó là cuộc tranh cãi nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là công ăn việc làm cho con người và một bên là việc bảo vệ loài chim ó, một loài đang bị đe dọa hiện còn sinh sống tại các cánh rừng gia quý giá ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 6 | P a g e Bảo tồn đa dạng sinh học cần tới sự kết hợp của nhiều phương pháp chứ không chỉ một phương pháp riêng lẻ. 2.1.1. Nghiên cứu lịch sử tự nhiên và sinh thái học cá thể: Điểm then chốt để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải có hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường xung quanh và tình trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được gọi là lịch sử tự nhiên. Khi đã có các thông tin về lịch sử tự nhiên của loài quý hiếm thì các nhà quản lý sẽ có khả năng tạo ra nhiều nỗ lực hiệu quả hơn nhằm duy trì loài đó cũng như xác định được yếu tố gây nên nguy cơ tuyệt chủng. Các thông tin về lịch sử tự nhiên của loài bao gồm: Môi trường: Loài cần bảo vệ được tìm thấy trong những dạng nơi cư trú nào, diện tích mỗi nơi cư trú là bao nhiêu? Môi trường biến đổi như thế nào qua thời gian và không gian? Tần suất môi trường bị tác động bởi thiên tai như thế nào? Sự phân bố: Loài được tìm thấy tại nơi đâu trong nơi cư trú? Loài này có di chuyển và di cư giữa các nơi cư trú, các vùng địa lý trong khoảng thời gian một ngày hay một năm không? Khả năng tạo thêm nơi cư trú của loài như thế nào? Những mối tương tác sinh học: Loài cần loại thức ăn gì, các nhu cầu khác cần có là gì? Những loài cạnh tranh thức ăn với loài cần được bảo vệ? Những vật ăn thịt, sâu hại và ký sinh trùng nào có tác động đến kích thước quần thể của loài? Hình thái học: Với kích thước, hình dáng, màu sắc, bề mặt cơ thể như thế nào thì cho phép loài tồn tại trong môi trường sống của nó? Sinh lý học: Các cá thể của một loài cần bao nhiêu lượng thức ăn, nước, muôi khoáng và các chất cần thiết khác để tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản? Mỗi cá thể sử dụng các nguồn nói trên với hiệu suất như thế nào? Loài có dễ bị tổn thương trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt không? Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 7 | P a g e Biến động số lượng quần thể: Kích thước quần thể hiện tại là bao nhiêu, trước đây là bao nhiêu? Số lượng cá thể có ồn định hay không? Tập tính: Từng cá thể cần có hành động như thế nào để loài có thể tồ tnại được trong môi trường sống của mình? Các cá thể của loài giao phối và sinh sản như thế nào? Các cá thể trong loài có quan hệ tương hỗ với nhau như thế nào? Di truyền học: Những biến đôi về hình thái và sinh lý giữa các cá thể có phải là do di truyền điều khiển không? 2.1.2. Thu thập thông tin về lịch sử tự nhiên Những thông tin cơ bản cần thiết cho việc bảo tồn một loài, việc xác định hiện trạng của loài đó có thể thu thập được từ ba nguồn chính: Tài liệu đã xuất bản: Sử dụng máy tính để tra cứu các thư mục thư viện như Biological Abstracts, Zoological Record. Từ đó tham khảo các loại sách, bài báo và các bào cáo. Các cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử và các chuyên đề thảo luận nhóm có thể được truy cập dễ dàng qua internet. Đôi khi các bộ phận của một thư viện xếp cạnh nhau, các tài liệu có liên quan với nhau, do đó việc tìm một cuốn sách này sẽ dẫn tới việc tìm ra những cuốn sách khác. Đồng thời khi đã tìm ra một cuốn tài liệu tham khảo chính thì có thể dựa vào phần tài liệu tham khảo trong cuốn đó để phát hiện ra những tài liệu tham khảo cần thiết khác. Các tài liệu không công bố: Các báo cáo không được công bố được cá nhân, cơ quan chính phủ và tổ chức bảo tồn lưu giữ chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ về bảo tồn đa dạng sinh học. Loại tài liệu tham khảo này đôi khi được trích dẫn trong các tài liệu công bố hoặc được đề cập trong các buổi tọa đàm hay các bài thuyết trình. Đi thực địa: Lịch sử tự nhiên của một loài thường phải được nghiên cứu cẩn thận thông qua các cuộc thực địa nghiên cứu ngoài trời. Những nghiên cứu thực Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 8 | P a g e địa này là rất cần thiết bởi số loài trong sinh giới được nghiên cứu, được ghi chép lại trong các bài báo cáo là rất nhỏ, và do các đặc tính sinh thái của nhiều loài không như nhau giữa nơi này với nơi khác. Thông qua nghiên cứu thực địa mới xác định được tình trạng bảo tồn của loài và môi quan hệ của nó với môi trường sinh học và tự nhiên. 2.1.3. Quan trắc các quần thể Một cách khác để tìm hiểu về tình trạng của một loài quý hiếm nào đó là điều tra số lượng cá thể của loài tại thực địa và phân tích số liệu quan trắc quần thể của nó qua thời gian. Bằng cách điều tra số lượng cá thể lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định có thể xác định được nhưng biến động của quần thể theo thời gian. Các số liệu điều tra dài hạn sẽ giúp phân biệt được những xu hướng của quần thể như tăng hay giảm số lượng cá thể do hoạt động con người gây ra với những dao động ngắn hạn, do thời tiết hay những hiện tượng tự nhiên không đoán trước được. Quan trắc là các thức có hiệu quả nhằm thể hiện phản ứng của một quần thể với biến đổi của môi trường. Quan trắc thường được tập trung đối với các loài đặc biệt nhạy cảm, ví dụ như bướm được người ta sử dụng làm vật chỉ thị sinh học cho tính ổn định lâu dài của các hệ sinh thái quần xã sinh vật. Nghiên cứu quan trắc các quần thể bao gồm: Kiểm kê: Đây là dạng dự án quan trắc phổ biến nhất (chiếm 40%). Kiểm kê là hoạt động đếm số lượng cá thể hiện có trong quần thể. Kiểm kê lặp lại theo những khoảng thời gian nhất định sẽ xác định được quần thể đó là ổn định, tăng lên hay giảm đi về số lượng. Kiểm kê là phương pháp ít tốn kém, dễ làm. Những cuộc kiểm kê tiến hành trên một vùng rộng lớn có thể giúp xác định được phạm vi cũng như các khu vực phân bố đông đúc của loài. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 9 | P a g e Điều tra quần thể: Sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại để ước tính mật độ của loài trong một quần xã. Một vùng được chia làm nhiều khu vực lấy mẫu và đếm số lượng cá thể trong mỗi khu vực này. Kết quả thu được sẽ được quy về giá trị trung bình và dùng để ước tính kích thước thực của quần thể. Các phương pháp điều tra được áp dụng khi quần thể có kích thước khá lớn hay khi phạm vi hoạt động của quần thể là rất rộng. Các nghiên cứu về biến động số lượng quần thể: Dùng để theo dõi những cá thể đã biết trong quần thể để xác định tốc độ tăng trưởng, sinh sản, tỷ lệ sống của chúng. Có thể theo dõi nghiên cứu toàn bộ quần thể hoặc một nhóm mẫu trong quần thể. Ví dụ về nghiên cứu quan trắc: Hải cẩu Hawaii: Các kết quả kiểm kê về loài hải cẩu này đã cho thấy sự suy giảm từ khoảng 100 con trưởng thành trong những năm 1950 xuống chỉ còn khoảng 14 con vào cuối những năm 1960. Tương tự, số lượng hải cẩu con cũng giảm vào khoảng thời gian này. Dựa vào những xu hướng trên, loài hải cẩu này đã được xếp vào danh sách những loài đang có nguy cơ tuyệt diệt của nước Mỹ vào năm 1976 và sau đó đã có rất nhiều nỗ lực bảo tổn được tiến hành nhằm đảo ngược những xu thế đó. 2.1.4. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể: Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định xem liệu một loài có khả năng thích ứng, tồn tại trong môi trường được không. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một phương pháp xem xét các yêu cầu khác nhau của một loài cũng như những nguồn lực sẵn có trong môi trường để từ đó xác định những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử tự nhiên của loài đó. Ví dụ: Một nghiên cứu phân tích khả năng tồn tại của quần thể loài voi Châu Phi tại vùng bán khô hạn ở Vườn Quốc gia Tsavo, Kenya đã cho thấy cần phải có một khu vực bảo tồn với diện tích tối thiểu là 2.500 km2 thì mới đảm bảo Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 10 | P a g e được xác suất 99% tổn tại của quần thể này trong vòng 1.000 năm. Với mật độ khoảng 12 con trên 10km2 thì quần thể cần thiết ban đầu phải là 3.000 con. Với diện tích bảo tồn như trên, quần thể có khả năng chống chịu được với một mức độ khai thác nhất định mà không làm gia tăng nguy cơ tuyệt diệt. 2.1.5. Chiến lược bảo tồn nguyên vị và chuyển vị: Chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên, một phương thức được nói đến là bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn tại chỗ. Chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đôi trong các quần xã tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, đối với những loài hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi trong điều kiện những áp lực con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ đê tiếp tục tồn tại, hoặc nếu nhưu tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ngoài khu bảo vệ thì bảo tnồ nguyên vị sẽ không có hiệu quả. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong những điuề kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con ngưiờ. Chiến lược này được gọi là bảo tồn chuyển vị. Thực tế có m ốtố loài đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên song vẫn đang tồn tại trong các bầy đàn được nhận nuôi ví dụ như l oàihươi sao ởViệt Nam. Các điều kiện bảo tồn chuyển vị động vật bao gồm vườn thú, trang trại nuôi động vật, thủy cung và các chương trình nhân giống động vật. Thực vật được bảo tồn trong các vườn thực vật, vườn cây gỗ và các ngân hang hạt giống. Một chiến lược trung gian cần thiết cho cả bảo tồn nguyên vị và chuyển vị là sự quan trắc địa lý chắc chẽ quần thể các loài quý hiếm đang có nguye cơ tuyệt chủng trong các khu bảo vệ nhỏ. Những quần thể nhỏ, những quần thể này còn mang chất hoang dã song con ngưiờ thỉnh thoảng có thể can thiệp được để tránh suy thoái số lượng quần thể. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 11 | P a g e 2.2. Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn các quần sã sinh vật nguyên vẹn là các bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính đa dạng sinh học. Có ba cách bảo tồn quần xã sinh vật: xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn, phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái. 2.2.1. Các khu bảo tồn: Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là chính thức thành lập hệ thống các khu bảo tồn. Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách. Trong đó có hai phương thức phổ biến nhất: thông qua nhà nước, và thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại những vùng đất đó. Một hình thức đang ngày càng phổ biến là sự hợp tác giữa chính phủ của một nước đang phát triển với các tổ chức bảo tồn quốc tế, các ngân hàng đa phương và chính phủ của các quốc gia phát triển. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn giữ gìn lỗi sống của họ. Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định chắt chẽ. Trong khu vực bảo tồn người ta thường phân ra các mực độ sau: 1. Khu vực bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt hay các khu hoang dã: chỉ cho phép các hoạt động khoa học, nghiên cứu, đào tạo và quan trắc. 2. Vườn quốc gia: dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi, tham quan du lịch và tài nguyên không được phép khai thác cho mục đích thương mại. 3. Các công trình quốc gia: là khu dự trưc để bảo tồn những đặc trưng sinh học, địa lý, địa chất hay văn hóa của một nơi nào đó. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 12 | P a g e 4. Các khu quản lý nơi cư trú động vật hoang dã: tương tự như khu bảo tồn nghiêm ngặt tuy hiên cho phép một số hoạt động của con người, cho phép khai thác có kiểm soát. 5. Các khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển: cho phép sử dụng môi trường theo cách cổ truyền, không có tính phá hủy. 6. Các khu dự trữ tài nguyên: nơi các tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ cho tương lai và việc sử dụng tài nguyên được kiểm soát phù hợp với các chính sách quốc gia. 7. Các khu sinh học tự nhiên và khu dự trữ nhân loại học: cho phép cộng đồng truyền thống được duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp bên ngoài. 8. Các khu quản lý đa năng cho phép sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có hai ý kiến trái chiều về việc thiết kế kích thước của khu bảo tồn: xây dựng khu bảo tồn với kích thước lớn và xây dựng khu bảo tồn có kích thước nhỏ. Ý kiến đồng tình với khu bảo tồn lớn cho rằng khu bảo tồn loại này có thể chứa đủ số lượng các loài to lớn, phạm vi rộng với mật độ thấp để duy trì quần thể của chúng dài lâu. Hơn nữa, khu bảo tồn lớn sẽ giảm bớt được hiệu ứng vùng biên, chưa đựng nhiều loài hơn, có tính đa dạng nơi cư trú hơn các khu bảo tồn nhỏ. Trong khi đó ý kiến ngược lại cho rằng khu bảo tồn nhỏ được lựa chọn tốt có khả năng chưa đựng nhiều kiểu hệ sinh thái cũng như quần thể các loài quý hiếm hơn là một khu vực rộng lớn có diện tích tương đương. Đồng thời, việc tạo ra nhiều khu bảo tồn dù diện tích nhỏ sẽ tránh cho quần thể khỏi bị hủy diệt toàn bộ khi xảy ra sự cố như bệnh dịch, cháy rừng… Ngoài ra, các khu bảo tồn nhỏ Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 13 | P a g e nằm cạnh nhưng khu dân cư sẽ là trung tâm nghiên cứu giáo dục lý tưởng về bảo tồn thiên nhiên, nâng cao nhân thức đại chúng về bảo tồn. Giữa các khu bảo tồn, để sinh vật có thể di chuyển trao đổi với nhau, người ta thường xây dựng các hành lang cư trú. Đây là những dải đấ được bảo vệ chạy nôi giữa các khu bảo tồn. Những hành lang này sẽ giúp cho các động thực vật phân tán từ khu bảo tồn này sang khu bảo tồn khác, nhờ đó tạo điều kiện cho sự lan tỏa của nguofon gen và sự tạp lập quần xã tại những nơi thích hợp. Các hành lang cũng iups cho những loài động vật phải di cư theo mùa đến nơi cư trú khác để kiếm ăn. Nếu những động vật này bị khống chế tại một khu bảo tồn thì chúng sẽ bị chết đói. 2.2.2. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn: Thành tố có tính quyết định trong các chiến lược bảo tồn là phải bảo tồn đa dạng sinh học bên trong cũng như bên ngoài các khu bảo tồn. Mối nguye hiểm của việc chỉ dựa vào các vườn hay các khu bảo tồn chiến lược có thể sẽ tạo nên một tâm lý vây hãm nghĩa là các loài bên trong vườn thì được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi chúng lại bị khai thác tự do bên ngoài khu bảo tồn. Nếu các khu vực nằm xung quanh vườn bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn cũng sẽ bị suy giảm trong đó sự mất loài sẽ diễn ra nghiêm trọng nhất trong các vườn quốc gia có diện tích nhỏ. Sự suy giảm này xảy ra là do nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh giới các khu vườn để kiếm ăn và các vật chất cần thiết khác mà trong vườ không có nhưng lại không thể thực hiện được. Các chiến lược nhằm điều hòa giữa các nhu cầu của con người với các lời ích bảo tồn tại các khu vực không được bảo vệ nói trên có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các kế hoạch bảo tồn. Phần lớn đất đai nằm ngoài khu bảo tồn vẫn chưa bị con người sử dụng triệt để và vẫn là nơi sinh sống nguyên Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 14 | P a g e thủy của sinh giới. Do diện tích đất đai ở hầu hết các nước là không thuốc khu bảo tồn nên rất nhiều loài quý hiếm vẫn xuất hiện bên ngoài khu bảo tồn. 3. Bảo tồn và phát triển bền vững 3.1. Các thỏa thuận quốc tế Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm soát chínhhieenj c ó chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc tế ngày càng được sử dụng nhiuề trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết trong bảo tồn các loài do các loài thường di chuyển qua các biên giới, ví dụ như loài chim, do việc buôn bán quốc tế về các sản phmẩ sinh học sẽ gây nên hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cu ầthương mại. Do đó việc quản lý và kiểm soát buôn bán phải cả trên lĩnh vực xuất khẩu. Nguyên nhân thứ ba của việc hợp tác quốc tế là những lợi ích của đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới do đó cần có những biện pháp giúp đỡ những nước nghèo khó hơn. Nguyên nhân cuối cùng là do rất nhiều vấn đề của loài hay hệ sinh thái bị đe dọa có quy mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Một hiệp ước quan trọng trong việc bảo vệ các loài ở quy mô quốc tế là Công ước về Buôn bán Các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng (CITES) ra đời vào năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Một số các thỏa thuận quốc tế khác cũng được đưa ra như: Công ước về Bảo tồn Các loài Sinh vật Biển vùng Nam cực. Công ước Quốc tế về Kiểm soát Cá Voi mà dựa vào đây Hội đồng Cá Voi Quốc tế đã ra đời. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 15 | P a g e Công ước Quốc tế về Bảo vệ các Loài Chim và Công ước Belenux về việc săn bắn và Bảo vệ Các loài Chim. Công ước Đánh bắt và Bảo vệ Sinh vật trong biển Bantic. 3.2. Hoạt động của địa phương Người ta có thể thấy rằng những cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh học đôi khi mâu thuẫn với những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của con người. Do đó việc bảo tồn đa dạng sinh học phải gắn liền với phát triển bền vững. Để hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học có thể đi đôi với phát triển bền vững phải cần có sự hỗ trợ từ hoạt động của chính phủ. Hoạt động của chính phủ bao gồm sự ban hành của luật địa phương và luật quốc gia. Luật địa phương: được thông qua do chính quyền địa phương, do các công dân và các nhà lãnh đạo chính trị cảm thấy chún phù hợp với nhu cầu của số đông dân chúng và mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội. Các luật bảo tồn thông dụng nhất thường quy định khi nào và nơi nào cho phép săn bắn, kích thước và số lượng động vật nào được phép săn bắn. Việc hạn chế săn bắn được thực hiện thông qua việc cấp giấy phép đánh bắt và thông qua việc kiểm tra tuần tiễu.Các quy định cơ cấu sử dụng đất được sử dụng cũng được xem như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đa dạng sinh học. M ột chiến lược hữu hiệu đ ểbảo vệ đa dạng sinh học ở cấp địa phương là dành một phầ cnác quần xã sinh học để bảo v gệiống như những khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài việc mua đoạn đất đai, các tổ chức nhà nước và tư nhân còn bảo vệ đất thông qua các công tác bảo tnồ với chính sách hỗ trợ. Các chủ đất thường quyết tâm từ bỏ các quyền phát triển, xây dựng để đổi lấy một khoản tiền, hay để chỉ phải đóng một khoản thuế b ấtđộng sản thấp hơn bình thường hay một ưu đãi nh ấtđịnh về thuế.Nhiều chủ đất còn chấp nhận các quy định về bảo tồn mà không đòi hỏi một sự đền bù nào cả. Một hình thức khác mà các hội bảo vệ đất sử dụng là việc phát triển có hạn chễ. Đối với hình thức này, các chủ đất, các nhà phát trinể và các tô chức bảo tồn đi đế Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 16 | P a g e thỏa thuận cho phép phát triển kinh tế thương mại trên một phần diện tích đất nhưng phần còn lại phải được bảo vệ bằng các hình thức bảo tồn có trợ giúp. Luật quốc gia: tại phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới, các chính phủ quốc gia đóng vai trò đi đầu trong các hoạt động bảo tồn. Việc thiết lập các vườn quốc gia là chiến lược bảo tồn phổ biến. Các vườn quốc gia là vùng đất lớn nhất được bảo vệ tại rất nhiều quốc gia. Ở Việt Nam có Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Bến En,… là những Vườn Quốc gia nổi tiếng có nhiều loài động vật quý hiếm và loài đặc hữu của Việt Nam. Các chính phủ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học thông qua việc kimể soát biên giới, hải cảng, các hoạt động thương mại. Các chính phủ còn xác định được loài nào là loài quý hiế trong lmãnh thổ của họ và từng bước bảo vệ chúng. B. Rùa Tai Đỏ ở Việt Nam 1. Đặc điểm sinh học của Rùa tai đỏ 1.1. Phân loại Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans, là một loại rùa nước ngọt thuộc họ Emydidae. Đây là 1 trong 3 loài rùa có quan hệ họ hàng gần gũi bao gồm Trachemys scripta scripta (Yellowbelly slider), Trachemys scripta elegans (Redear slider) và Trachemys scripta roosti (Cumberland slider). 1.2. Nhận dạng Sở dĩ Rùa tai đỏ (Red eared slider) mang tên này do mỗi cá thể rùa đều có vạch màu đỏ rất dễ phát hiện ở vùng tai sau mắt. Vì khả năng trượt với tốc độ cao từ những tảng đá hay cành cây xuống hồ nước nên loài rùa này được gọi là slider (slide: trượt). Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 17 | P a g e Ảnh 1: Đầu rùa tai đỏ có vạch màu đỏ nổi bật Ảnh 2: con đực và con cái có hình dạng khác biệt Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 18 | P a g e Ảnh 3: Mai rùa nhìn nghiêng và mặt bụng rùa Mai rùa thường có hình oval và khá phẳng, có sống mai yếu, mảnh mai viền phía sau hình chữ V. Mai rùa thường có nền xanh sẫm làm nổi lên những chi tiết màu sáng hoặc sẫm. Mặt bụng có nền vàng làm nổi bật những chi tiết đôi một đối xứng ở vùng trung tâm. Phần đầu, chân và đuôi đều có màu xanh cùng các vạch vàng. Con đực và cái rất khác biệt về hình dạng. Ở Rùa tai đỏ, con cái (dài trung bình 2533 cm) thường lớn hơn con đực (2025 cm). Tuy nhỏ hơn, con đực có đuôi dài và to hơn con cái. Móng con đực được kéo dài giúp cho việc giao phối thuận lợi. Những con đực già toàn thân màu xanh rất sẫm, điều đó dẫn đến sự khó khăn trong việc phát hiện vạch đỏ trên đầu chúng. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 19 | P a g e 1.3. Chế độ ăn Rùa tai đỏ là loài ăn tạp rất rộng thực. Trong môi trường tự nhiên, chúng ăn cá, cua, mùn bã, ốc, nòng nọc, dế, sâu bọ côn trùng nói chung cùng rất nhiều loài thực vật ở nước. Con non có xu hướng ăn thịt, trong khi con trưởng thành thường ăn tạp. Chiến lược sinh tồn của loài Rùa tai đỏ chính là khả năng ăn đa dạng rất nhiều loài sinh vật, từ thực vật đến động vật, kể cả mùn bã hữu cơ. Thậm chí, trong một số trường hợp, những con rùa lớn cũng sử dụng chính con non đồng loại làm thức ăn (ở động vật, cạnh tranh cùng loài bằng cách giết con non là không hiếm, song sử dụng con non làm nguồn thức ăn thì ít gặp hơn). Tuy phổ thức ăn rất rộng nhưng Rùa tai đỏ chỉ có thể ăn được trong nước do chúng không có tuyến nước bọt và lưỡi không di động được. Do đặc tính rộng thực, Rùa tai đỏ rất dễ nuôi, song nếu bị bỏ đói, chúng trở nên cực kì hung tợn và có thể ăn hết tất cả các loài thủy sinh nhỏ hơn nó trong hồ nuôi. Nếu không thể sử dụng làm thức ăn, Rùa tai đỏ cũng có thể giết chết hoặc gây thương tổn đến các loài này. 1.4. Tập tính Rùa tai đỏ sống gần như hoàn toàn trong nước, chỉ lên bờ để sưởi nắng và đẻ trứng. Chúng được biết đến như những vận động viên bơi lội và thợ săn kì tài. Rùa tai đỏ không ngủ đông, nhưng vào khoảng tháng 10, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, chúng rơi vào trạng thái gần như vậy (không ăn, chỉ thức dậy uống nước). Chúng ngủ ở đáy hồ hoặc dưới các tảng đá cho đến cuối tháng 3 đầu tháng 4, khi thức ăn trở lại dồi dào. Khi rùa được 5 tuổi chúng kết đôi sinh sản. Hoạt động đẻ trứng diễn ra dưới nước trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7. Con đực tốn rất nhiều thời gian (thường là 45 phút) bơi theo con cái, nếu cho phép, con cái lặn xuống đáy hồ và đôi rùa thực hiện hành vi giao phối, nếu không, con cái trở nên hết sức hung dữ đuổi con đực đi. Đôi khi xảy ra hiện tượng giao phối giữa 2 con đực như một hình thức khẳng định vị trí và quyền lực giữa các con đực với nhau, hành động giao phối này thường dẫn đến trận chiến giữa 2 con đực. Sau khi giao phối, Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 20 | P a g e con cái chỉ ăn rất ít và dành phần lớn thời gian ấp trứng (trứng nở sau 6090 ngày). Một lứa, con cái để từ 2 đến 30 trứng, con cái càng to, ổ trứng càng lớn. 2. Tình trạng phân bố Rùa tai đỏ trên thế giới Quê hương của Rùa tai đỏ là Bắc Mỹ, bắt nguồn từ thung lũng Missisippi. Môi trường sống tự nhiên của Rùa tai đỏ là các ao, hồ, đầm chứa nước ngọt. Do phong trào nuôi rùa làm cảnh, Rùa tai đỏ được nhập khẩu đến khắp Châu Âu, Châu Á, vì vậy vùng phân bố của loài rùa này đã mở rộng ra toàn thế giới. Hiện nay, Rùa tai đỏ là vật cưng tại Mỹ, Canada, Mexico, Hà lan, Anh, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam…Sở dĩ chúng phổ biến như vậy bởi hình dạng nhỏ đẹp tiện lợi nuôi làm cảnh, phổ thức ăn rộng (dễ nuôi), chống muỗi (loài rùa này cũng ăn muỗi) và thời gian sống lâu (trung bình là 35 năm). 3. Hiện trạng Rùa tai đỏ ở Việt Nam Hiện nay được nuôi làm cảnh phổ biến trên thế giới, xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 10 năm nay. Loài vật này được xếp hạng 1 trong số 206 động vật xâm hại môi trường. Dù vậy, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một khuyến cáo hay biện pháp ngăn chặn nào đối với nguy cơ bùng phát giống rùa tai đỏ trong môi trường. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2003 bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Lyon, Rùa tai đỏ khi được xâm nhập Châu Âu đã gây những ảnh hưởng xấu đáng kể lên loài rùa nước ngọt bản địa. Loài rùa tai đỏ du nhập Châu Âu từ quê hương Bắc Mỹ xa xôi của chúng như những con vật cưng để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên khi Rùa tai đỏ đạt kích thước lớn ở tuổi trưởng thành, nhiều gia đình không muốn nuôi chúng nữa và thả ra môi trường tự nhiên, dẫn đến sự lan tràn thiếu kiểm soát của loài vật ăn tạp này. Bản nghiên cứu chỉ ra hiện tượng tương tự ở cả các quốc gia Châu Á và Nam Phi. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm nuôi nhốt riêng rùa bản địa (Emys orbicularis) tại 1 ao gọi là ao kiểm soát (control pond) và nuôi nhốt 2 loài: rùa tai đỏ cùng rùa bản địa tại 1 ao gọi là ao thí nghiệm (experimental pond). Thí nghiệm được tiến hành từ năm 1997 đến năm 2001. Kết quả cho thấy sự khác biệt rõ ràng về kích thước của rùa bản Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 21 | P a g e địa: khi nuôi chung với rùa tai đỏ, cả con đực và con cái loài rùa bản địa đều bị suy giảm về trọng lượng. Biểu đồ so sánh trọng lượng 2 loài rùa trong ao kiểm soát và ao thí nghiệm. Hình tròn: Rùa bản địa Emys orbicularis Hình vuông: Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans Hình rỗng: con cái Hình đặc: con đực Thí nghiệm cho thấy mức độ ảnh hưởng của Rùa tai đỏ một loài ngoại lai đối với loài bản địa, qua đó đặt ra vấn đề cần kiểm soát giống rùa nhập nội nguy hiểm này. Tại Việt Nam, sự xâm hại tương tự cũng diễn ra gây nên những hậu quả nghiêm trọng khó kiểm soát được. 3.1. Tác hại của Rùa tai đỏ đối với môi trường Việt Nam Những năm gần đây, rùa tai đỏ được bày bán công khai trên đường phố Hà Nội và TP.HCM. GS Lê Huy Bá cho biết, với khả năng sống dai và dễ thích nghi môi trường mới, một khi rùa tai đỏ sinh sản, phát tán ra môi trường theo nguồn nước thì rất khó để đối phó và kiểm soát chúng, bởi hệ thống kênh rạch, ao hồ dày đặc và chằng chịt. TS Hoàng Đức Đạt, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM, cũng chia sẻ quan điểm này khi nhấn mạnh rằng Rùa tai đỏ có khả năng đào hang nên không dễ nuôi nhốt. Với khả năng thích nghi cao đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta, nếu để rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 22 | P a g e thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể tàn phá các quần thể khác. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu môi trường cho rằng, rùa tai đỏ phá hủy sinh thái không kém cây mai dương. Việc nhiều người dân dùng rùa tai đỏ con để làm vật phóng sinh tạo điều kiện cho chúng phát tán nhanh chóng, đe dọa sự tồn vong của nhiều loại thủy sinh, bán thủy sinh bản địa hiện hữu. Có người còn tin là nếu phóng sinh rùa tai đỏ thì vừa sống thọ vừa gặp vận đỏ, vì vậy những ngày rằm lớn không ít người mua từ 5 đến 10 con rồi cho vào các hồ trong chùa hoặc thả xuống sông, rạch. Bên cạnh nhu cầu phóng sinh, Rùa tai đỏ cũng là vật cưng phổ biến ở Việt Nam vì có màu sắc đẹp, kích thước nhỏ gọn. Riêng ở Hồ Gươm, TS Nguyễn Tuần, Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2) cho biết Rùa tai đỏ được phát hiện vào năm 1997 (tuy nhiên, chúng đã được nuôi làm cảnh TP.HCM trước năm 1994). Khí hậu Việt Nam ấm áp nên rất phù hợp cho sự phát triển mạnh mẽ của loài rùa này. “Nguy cơ mà rùa tai đỏ gây ra là cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Một số ý kiến nghiên cứu còn cho thấy tác hại của rùa tai đỏ ngang bằng với ốc bươu vàng, chuột hải ly, cá hoàng đế, cây mai dương. Chưa kể rùa còn mang vi khuẩn Salmonella gây hại đối với con người” ông Tuần nói. PGS.TS Hà Đình Đức khẳng định, loài sinh vật này đang chiếm quân số đông nhất trong số các loài rùa đang sống ở Hồ Gươm, trở thành mối lo ngại lớn đối với môi trường Hồ Gươm nói chung và nguồn thức ăn của cụ Rùa nói riêng. Ông Đức cảnh báo, chỉ dăm bảy chục năm nữa, loài rùa này có thể ăn hết tảo và làm mất màu đặc trưng của Hồ Gươm và có kiến nghị diệt toàn bộ rùa tai đỏ ở Hồ Gươm vì có thể làm cạn kiệt nguồn thức ăn của rùa truyền thống đang sinh sống tại hồ. 3.2. Vụ nhập khẩu Rùa tai đỏ vào Việt Nam Trao đối với phóng viên về vụ nhập khẩu 24.000 con rùa tai đỏ (40 tấn) tại Công ty Cổ phần Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, GS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đánh giá đây là một hành động thể hiện sự vô Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 23 | P a g e trách nhiệm đối với môi trường sinh thái của đất nước. Theo nguồn tin riêng, số 40 tấn rùa tai đỏ nói trên được nhập khẩu theo giấy phép số 184NTTSGP của Cục Nuôi trồng thủy sản, ban hành ngày 532010. Theo một nhân viên kỹ thuật công ty này, dù rùa nhập về đã bị chết rất nhiều, song vẫn còn tới hơn 20.000 con đang được thả trong ba hồ lớn: “Số rùa này được nhập về để nuôi lấy thịt, mỗi con nặng từ 0,5 – 3 kg”. Việc một lượng lớn số rùa được công ty Công ty Cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập về bị chết cũng đang đe dọa vệ sinh môi trường ở đây. Người dân xã Phú Thành cho biết hiện hằng ngày có từ 5 30 con rùa bị chết nổi trong ao, sau đó bị vứt bỏ tràn lan. Ngày 742010, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã có văn bản yêu cầu cơ quan Thú y vùng VII phối hợp Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long tổ chức rà soát lại số lượng, cách ly, kiểm dịch và giám sát chặt chẽ đối với 40 tấn rùa tai đỏ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cục Thú y đề nghị Công ty Cổ phần Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ không được để cá thể nào trong số rùa trên lọt ra bên ngoài, đồng thời phải sử dụng đúng mục đích chế biến thực phẩm (ban đầu công ty này xin nhập khẩu Rùa tai đỏ với mục đích giết thịt). Do công ty xử lí chậm trễ số rùa nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp đã có công văn yêu cầu chính quyền địa phương tiêu hủy hoàn toàn 40 tấn rùa trong tháng 82010, vì lo sợ nguy cơ chúng tranh giành nguồn thức ăn với các loài bản địa và phá vỡ cân bằng sinh thái theo phát biểu của ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày 149, ông Nguyễn Chí Thảo, Phó TGĐ Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), cho biết hơn 10 tấn rùa chết đã được chôn lấp. Từ ngày 139 đã bắt đầu tiêu hủy khoảng 30 tấn rùa tai đỏ còn sống bằng cách dùng hóa chất. Ông Thảo cho biết, hóa chất dạng nước. Rùa bắt lên bỏ bao tải, nhúng vào hóa chất sẽ chết. Sau đó sẽ đưa đi chôn lấp.Việc tiêu hủy do các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long chủ trì, gồm ngành nông nghiệp, công an và chính quyền sở tại. Kinh phí hủy do CASEAMEX chịu. Việc tiêu hủy này thực hiện theo công điện khẩn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 99 và cũng trong ngày này, Tổng cục Thủy sản có cuộc họp tại Vĩnh Long để triển khai thực hiện. Theo đó, việc hủy toàn bộ số rùa tai đỏ còn lại phải thực hiện trước ngày 209. Liệu phương pháp tiêu hủy này có đảm bảo không để sổng rùa tai đỏ ra môi Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 24 | P a g e trường tự nhiên hay không, cũng như có làm ô nhiễm môi trường hay không vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn của dư luận. 4. Điều luật về buôn bán Rùa tai đỏ trên thế giới Năm 1975, U.S FDA (U.S Food and Drug Administration) ban hành luật cấm buôn bán Rùa tai đỏ vì loài này là nguồn lây lan loại vi khuẩn Salmonella gây ra căn bệnh sốt thương hàn (typhoid fever), sốt cận thương hàn (paratyphoid fever), bệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness). Vi khuẩn này nguy hại đến mức ở Mỹ, trẻ nhỏ được cảnh báo phải lập tức rửa tay sau khi chạm vào rùa, cho ăn hay thay nước cho chúng. Theo luật pháp Mỹ, Rùa tai đỏ chỉ được mua bán hợp pháp với mục đích nghiên cứu, giáo dục và triển lãm. Một số bang của Mỹ còn có luật lệ riêng đối với Rùa tai đỏ, ví dụ như bang Florida ra lệnh hoàn toàn cấm mua bán loài vật này cũng như loài rùa lai giữa Rùa tai đỏ và Rùa bụng vàng địa phương. Từ những năm 1970, rùa tai đỏ đã được nhập vào châu Âu. Hơn ba triệu con đã được bán tại Pháp với giá 5 đôlacon. Tuy nhiên, nhiều người về sau không thích nuôi đã thả chúng ra sông hồ, cống rãnh. Loài rùa này sinh sôi nhanh chóng và cạnh tranh quyết liệt với các loài bản địa, gây tổn hại hệ sinh vật thuỷ sinh trong vùng... Tháng 21990, châu Âu phải ra lệnh cấm nhập rùa tai đỏ Rùa tai đỏ cũng bị cấm ở Australia bởi vì mối đe dọa khổng lồ của loài ngoại lai này đối với tất cả các loài sinh vật bản địa. Có lẽ rút kinh nghiệm từ vấn nạn thỏ nhập nội trước đây, chính phủ Úc quy định mức phạt 100,000 hoặc 5 năm tù đối với hành động nuôi làm cảnh cũng như chăn nuôi Rùa tai đỏ. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đã liệt kê rùa tai đỏ là một trong 100 sinh vật xâm hại nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và cảnh báo việc kiểm soát loại rùa này.