1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

dia li lop 9

128 608 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

- 1 - Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: ĐỊA LÍ VIỆT NAM A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm − Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc − Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta 2. Kỹ năng: Rèn luyện, củng cố kỹ năng đọc và xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, tôn trọng các dân tộc II. Phương tiện dạy học − Bản đồ phân bố các dân tộc VN − Tập tranh “Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc” − Tài liệu lịch sử về một số dân tộc ở VN III. Tiến trình thực hiện 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3.Bài mới: Gv giới thiệu sơ lược về chương trình địa lí 9, sau đó giới thiệu bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:Tìm hiểu khái quát về các dân tộc VN Gv: Dùng tập tranh ảnh “VN hình ảnh 54 dân tộc” và giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu Hs: Hoạt động nhóm /cặp theo câu hỏi Câu hỏi: -Nước ta có bao hiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? ? Em có nhận xét gì về( ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất…) của dân tộc Kinh và một số dân tộc mà em biết? Hs trả lời Gv chuẩn xác kiến thức Câu hỏi: -Quan sát hình 1.1 cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất?Chiếm tỷ lệ bao nhiêu? ? Em có nhận xét gì về người Việt tham gia vào các ngành kinh tế? ? Người Việt cổ có tên gọi là gì? (Âu Lạc, Tây Âu, Lạc Việt…) I.Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. Thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, sản xuất… - Dân tộc Việt(Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng Trường THCS Bùi Thị Xuân - 2 - ? Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người? ? Kể tên các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của dân tộc ít người? (Dệt thổ cẩm, thêu thùa – người Tày, Thái ;làm gốm, trồng bông, dệt vải-người Chăm; làm đường Thốt nốt, khảm bạc- người Khơme… ) ? Cho biết vai trò của người Việt trong việc định cư ở nước ngoài? Gv chuyển ý sang phần II *Tìm hiểu sự phân bố của các dân tộc ? Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Gv: Mở rộng kiến thức : lãnh thổ của người Việt cổ trước công nguyên… ? Cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Những khu vực có đặc điểm về địa lí tự nhiên kinh tế, xã hội như thế nào?(Diện tích riêng , đặc trưng tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng, địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế phát triển) Hs trả lời, Gv kết luận Gv yêu cầu hs lên bảng xác định 3 địa bàn cư trú của các dân tộc ít người tiêu biểu Gv chuẩn kiến thức và ghi bảng Câu hỏi: Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố của các dân tộc ít người có những sự thay đổi như thếnào?(định canh, định cư,xóa đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng:đường,trường, trạm,công trình thủy điện, khai thác tiềm năng du lịch ) II.Phân bố các dân tộc 1.Dân tộc Việt (Kinh) Phân bố ở đồng bằng, trung du và ven biển 2.Các dân tộc ít người - Miền núi và cao nguyên là nơi cư trú chính của các dân tộc ít người : + Trung du miền núi phía Bắc có các dân tộc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao… + Khu vực Tây Nguyên có: Ê đê, Gia rai, Ba na… + Khu vực cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có: Người Chăm, Khơme, Hoa - Hiện nay sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi do chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước 4. Củng cố a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện những mặt nào? Cho ví dụ? b. Trình bày sự phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta? 5.Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 3 và học bài theo câu hỏi trong sgk - Chuẩn bị bài mới. 6. Rút kinh nghiệm Trường THCS Bùi Thị Xuân - 3 - Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Hs cần - Biết số dân nước ta năm 2002. Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó 2.Kĩ năng Phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số II.Phương tiện dạy học - Biểu đồ biến đổi dân số ở nước ta (phóng to) - Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống III.Bài giảng 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Ví dụ? b. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta? 3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu số dân VN (2002) Gv: Giới thiệu 3 cuộc điều tra dân số ở nước ta vào các năm: 1/4/79 (52,46 tr ), 1989 (64,41 tr ), 1999 (76,34 tr ) ? Cho biết số dân nước ta năm 2002? ? Nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số của VN so với 1 số nước trên TG? ? Gv nói thêm: Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 tr ->Từ đó => Kết luận ? Với số dân đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế -xã hội nước ta ? GV cho hs thảo luận 3 phút. (Nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng –tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế -xã hội, với tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống…) *Hoạt động 2: 1.Số dân VN là nước đông dân, dân số gần 86 triệu người (2010) đứng thứ 12 trên thế giới. Trường THCS Bùi Thị Xuân - 4 - Bước 1: Quan sát h.2.1 và nhận xét tình hình tăng dân số ở nước ta qua chiều cao các cột? Hs trả lời câu hỏi trên –gv chuẩn xác kiến thức ? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? − Gv: kết luận và cho hs đọc thuật ngữ “Bùng nổ dân số” ? Dựa vào h.2.1: Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi gì? (Tăng cao nhất vào những năm nào, tỉ lệ bao nhiêu và ngược lại?) ? Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? ? Vì sao tỉ lệ gia tăng TN của dân số giảm nhanh nhưng số dân vẫn tăng nhanh? (Do kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ nữ ở tuổi sinh đẻ đông. Hàng năm có khoảng 40 ->50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ) Bước 2: Gv cho hs thảo luận nhóm (3 nhóm) ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì về kinh tế, xã hội, môi trường) + Yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề và báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung + Chuẩn xác kiến thức Hậu quả gia tăng dân số *Kinh tế: Lao động và việc làm; Tốc độ phát triển kinh tế; Tiêu dùng và tích lũy *Xã hội: Giáo dục; Y tế, chăm sóc sức khỏe; Thu nhập, mức sống *Môi trường: Cạn kiệt tài nguyên; Ô nhiễm môi trường, Phát triển bền vững ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? (Mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề: Phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống) − Gv chuẩn xác kiến thức Bước 3: Dựa vào bảng 2.1 xác định vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất? Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn TB của cả nước? *Hoạt động 3: (nhóm/cặp). Tìm hiểu cơ cấu dân số ở VN Gv: Yêu cầu hs dựa vào bảng 2.2 nhận xét tỉ lệ 2 nhóm nam và nữ thời kì 1979 -1999? ? Tại sao phải biết kết cấu dân số theo giới (tỉ lệ nữ, 2.Gia tăng dân số - Dân số tăng nhanh và liên tục qua các năm - Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay có xu hướng giảm (nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình) - Tỉ lệ gia tăng dân số còn khác nhau giữa các vùng: vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất (2,19%), thấp nhất là đồng bằng sông Hồng (1,11%) 3.Cơ cấu dân số - Tỉ số giới tính đang có xu hướng tăng lên - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng lên Trường THCS Bùi Thị Xuân - 5 - tỉ lệ nam) ở mỗi quốc gia? (Để tổ chức lao động phù hợp từng giới, bổ sung hàng hóa, nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới,…) ? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kì 79 -99? Trả lời GV =>kết luận ? Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 1979 -1999? HS: Trả lời, GV chuẩn xác kiến thức GV: Yêu cầu hs đọc mục 3 sgk để hiểu rõ hơn về tỉ số giới tính? (Số nam so với 100 nữ) VD: + Tỉ số giới tính ở VN 96,9% + Tỉ số giới tính ở thế giới 98,6% Gv: giải thích và nêu nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ số giới tính ở nước ta? (Hậu quả của chiến tranh -> nam giới hy sinh –Nam giới phải lao động nhiều hơn, làm công việc nặng nhọc hơn -> tuổi thọ thấp hơn nữa). Hiện nay nam nhiều hơn nữ. 4.Củng cố 1.Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta? 2.Câu hỏi trắc nghiệm Về phương tiện XH việc gia tăng dân số nhanh dẫn đến hậu quả a. Môi trường bị ô nhiễm nặng b. Nhu cầu GD, y tế, việc làm,… căng thẳng c. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt d. Câu a+c đúng 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo câu hỏi Sgk - Làm bài tập 3 Sgk − HD: vẽ 2 đường biểu diễn: tỉ suất sinh, tỉ suất tử. Khoảng cách giữa 2 đường là tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số − Cách tính tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Tỉ lệ tăng TN (%) = Tỉ lệ sinh –Tỉ lệ tử - Đọc trước bài mới 6. Rút kinh nghiệm Trường THCS Bùi Thị Xuân - 6 - Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Hs cần − Trình bày được đặc điểm của mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở VN − Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư đô thị và đô thị hóa ở nước ta 2.Kĩ năng: Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN (1999), một số bảng số liệu về dân sư II.Phương tiện dạy học − Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN − Tư liệu, tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức về quần cư ở VN − Bảng thống kê mật độ dân số một quốc gia và dân đô thị ở VN III.Bài giảng 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ a. Làm BT 3 Sgk b. Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta? 3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm mật độ dân số VN và sự phân bố dân cư ở VN Bước 1: tìm hiểu đặc điểm mật độ dân số VN (Hoạt động nhóm/cặp) Gv yêu cầu hs cho biết ? Diện tích và tổng số dân nước ta năm 2003 là bao nhiêu? (246 người/km 2 ) ? Nêu cách tính mật độ dân số? Gv: đưa ra số liệu về mật độ dân số (2003). Ở Châu Á: 85 người/km 2 , Lào 25 người/km 2 , Cam- pu-chia 68 người/km 2 , Ma-lai-xi-a 75 người/km 2 , Thái Lan 124 người/km 2 I.Mật độ dân số và phân bố dân cư 1.Mật độ dân số Trường THCS Bùi Thị Xuân - 7 - HS: So sánh với mật độ dân số ở nước VN? ? Rút ra đặc điểm về mật độ dân số ở VN Gv cung cấp số liệu: Mật độ dân số VN năm 1989 (195 người/km 2 ) 1999 (231 người/km 2 ) 2002 (241 người/km 2 ) và 2002 (246 người/km 2 ) ? Em rút ra nhận xét gì về mật độ dân số qua các năm? GV chuyển ý -> phần 2 Bước 2: Hoạt động cả lớp ? Quan sát h.3.1: Cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Đông nhất ở đâu? (ĐB chiếm ¼ S. Tự nhiên nhưng tập trung ¾ số dân. Đông nhất ở ĐB S.Hồng , Sông Cửu Long và ĐNBộ) ? Dân cư thưa thớt ở những vùng nào? Thưa thớt nhất ở đâu? Hs trả lời tương tự − Gv kết luận ? Cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị có đặc điểm gì? Nó chứng tỏ điều gì? (thấp, chậm phát triển) ? Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nói trên? (Đồng bằng, ven biển, các đô thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển hơn ? Có trình độ phát triển lực lượng sản xuất là khu vực khai thác lâu đời) ? Nhà nước ta đã có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại dân cư? (Tổ chức di dân đi XD vùng kinh tế mới ở miền núi, cao nguyên) *Hoạt Động 2: (Hoạt động cá nhân). Tìm hiểu các loại hình quần cư ở VN Bước 1: − Gv: Giới thiệu tập tranh ảnh về các kiểu quần cư nông thôn ? Sự khác nhau về kiểu quần cư NT giữa các vùng? (qui mô, tên gọi) ? Vì sao các làng, bản cách xa nhau? (Là nơi ở, sản xuất, chăn nuôi, kho chứa, sân phơi,…) ? Hoạt động kinh tế chính của quần cư NT là gì? − Gv: Kết luận ? Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư NT mà em biết? (Đường, trường, trạm điện thay - Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người/km 2 (2003) - Mật độ dân số của nước ta ngày càng tăng 2.Phân bố dân cư - Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, còn thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (7% số dân 2003) Trường THCS Bùi Thị Xuân - 8 - đổi diện mạo làng quê, nhà cửa, lối sống, số người không tham gia sản xuất NN) Bước 2: Hs chia 3 nhóm thảo luận theo câu hỏi, thời gian 3 phút. ?Quan sát tranh ảnh và nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta? (Qui mô) ? Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và NT? ? Quan sát h.3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? (2 đồng bằng lớn và ven biển –lợi thế về vị trí địa lí, ĐKTN, kinh tế -xã hội) − Gv: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và bổ sung Gv: Kết luận − Gv chuyển ý => phần III *Hoạt động 3: tìm hiểu về dân số thành thị và quá trình đô thị hóa ở nước ta? Bước 1: ? Dựa vào bảng 3.1 nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? (tốc độ tăng – giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh) ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta ntn? Bước 2: Hoạt động cả lớp ? Quan sát hình 3.1 cho biết nhận xét về sự phân bố các thành phố lớn? (đồng bằng và ven biển) ? Vấn đề bức xúc cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? (việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường đô thị) − Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng qui mô các thành phố? (Quận 12 Tp.HCM, khu đô thị Phú Mỹ Hưng –Tp.HCM) II.Các loại hình quần cư 1.Quần cư nông thôn - Tập trung thành các điểm dân cư với qui mô dân số và tên gọi khác nhau giữa các vùng miền. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. - Đang có sự phát triển cùng quá trình CNH- HĐH đất nước. 2.Quần cư thành thị - Phổ biến là kiểu nhà ống san sát nhau. - Phần lớn có qui mô vừa và nhỏ. - Chức năng chính là hoạt động CN, dịch vụ là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, KHKT. - Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. III.Đô thị hóa - Tốc độ đô thị hóa và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục. - Trình độ đô thị hóa còn thấp. 4.Củng cố 1.Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta? 2.Chọn câu hỏi đúng Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng vì: a. Đây là nơi có ĐKTN thuận lợi b. Là khu vực khai thác lâu đời Trường THCS Bùi Thị Xuân - 9 - c. Nơi có mức sống và thu nhập cao d. Nơi có trình độ phát triển lực lượng sản xuất 5.Hướng dẫn về nhà Học bài theo câu hỏi Sgk + làm BT số 3 6. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM –CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Hs cần - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động nước ta - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của ND ta 2.Kĩ năng: Biết nhận xét các biểu đồ II.Phương tiện dạy học - Các biểu đồ về cơ cấu lao động (phóng to) - Các bảng thống kê về sử dụng lao động - Tài liệu, tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống III.Bài giảng 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ a. Làm bài 3 Sgk trang 14 b. Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? 3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động và cách sử dụng nguồn lao động ở nước ta? Bước 1: Gv cho hs nhắc lại số tuổi của nhóm trong tuổi lao động và trên tuổi lao động, lưu ý hs những người trong 2 nhóm tuổi trên chính là nguồn lao động của nước ta ? Cho biết những mặt mạnh và yếu của nguồn lao động nước ta? ? Nhận xét h.4.1 cơ cấu lực lượng lao động I.Nguồn lao động và sử dụng lao động 1.Nguồn lao động Trường THCS Bùi Thị Xuân - 10 - giữa thành thị và nông thôn? Giải thích? ? Nhận xét chất lượng lao động của nước ta? Biện pháp để nâng cao chất lượng lao động? Gv yêu cầu hs thảo luận theo câu hỏi trên, thời gian 3 phút. Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức Gv mở rộng kiến thức về chất lượng lao động ở nước ta hiện nay (nguồn nhân lực với thang điểm 10 thì VN đạt 3,79 điểm, thanh niên theo thang điểm 10 của khu vực thì trí tuệ (2,3 điểm), ngoại ngữ (2,5 điểm), tiếp cận khoa học KT (2 điểm) Bước 2: ? Hs dựa vào h.4.2 nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? So sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ 1989 -2003 Gv phân tích qua biểu đồ nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CN hóa biểu hiện tỉ lệ lao động Tuy vậy: Phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông –lâm –ngư nghiệp (59,6%). Sự gia tăng lao động trong nhóm ngành CN –XD và dịch vụ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa  Gv chốt lại kiến thức Gv chuyển ý sang phần II *Hoạt động 2: Tìm hiểu thực trạng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay và những giải pháp về việc làm Gv phân công Hs thảo luận nhóm (3 nhóm), thời gian 5 phút. ?Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? (Vì lực lượng lao động đông và tăng nhanh tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến và tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao 6%) ? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh, khu dự án công nghệ cao? (chất lượng lao động thấp, - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh đó là điều kiện để phát triển kinh tế. - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%). - Lực lượng lao động còn hạn chế về thể lực và chất lượng (78,8% không qua đào tạo năm 2003). - Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay có kế hoạch GD –ĐT hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề. 2.Sử dụng lao động - Phần lớn lao động còn tập trung trong nhóm ngành nông –lâm –ngư nghiệp. - Cơ cấu sử dụng lao động nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế -xã hội. II.Vấn đề việc làm - Tỉ lệ lao động thiếu việc làm còn cao (đặc biệt ở nông thôn) *Biện pháp − Giảm tỉ lệ sinh. − Phân bố lại lao động và dân cư. − Mở rộng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. − Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. − Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề. Trường THCS Bùi Thị Xuân [...]... II.Phương tiện dạy học - Tháp dân số VN 198 9 - 199 9 - Tài li u về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta III.Bài giảng 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ a Làm BT 3 Sgk b Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt? 3.Bài mới: Gv giới thiệu bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu bài thực I.Bài tập 1 hành Các yếu tố 198 9 199 9 Bước 1: Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài... ý bổ sung Gv: chuẩn xác kiến thức tháp đáy rộng Cơ cấu theo Nam Nữ đáy rộng, chân thu hẹp Nam Nữ 20,1 25,6 3,0 18 ,9 28,2 4,2 17,4 28,4 3,4 Nhóm tuổi 0-14 15- 59 60 trở lên Tỉ số phụ thuộc 86 16,1 30,0 4,7 71,2 II.Bài tập 2: - Sau 10 năm ( 198 9 - 199 9) tỉ lệ nhóm tuổi 0>14 đã giảm xuống (từ 39% ->33,5%) Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng (từ 7,2% ->8,1%) Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng (từ 53,8 ->... thêm): Rừng tự nhiên li n tục bị giảm sút trong 14 ( 197 8 - 199 0) khoảng 2 triệu ha TB mỗi năm mất 19 vạn ha (năm 2004: 38%) ? Đọc bảng 9. 1 cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? ->Yêu cầu: Phân tích, nhận xét bảng số li u ? Cho biết chức năng của từng loại rừng, phân theo mục đích sử dụng? (Rừng phòng hộ: là rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường Rừng sản xuất: cung cấp nguyên li u cho CN dân dụng,... (2002) ) + Nguyên nhân: Chủ trương CNH, hiện đại hóa đất nước gắn li n với đường lối đổi mới => Là ngành khuyến khích phát triển - Dịch vụ: + Sự thay đổi trong cơ cấu GDP ( Tỉ trọng tăng nhanh từ Năm 199 1 – 199 6, cao nhất gần 45% Sau đó giảm rõ rệt < 40% năm 2002) + Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 199 7 nên các hoạt động k tế đối ngoại tăng trưởng chậm Gv yêu cầu... kinh tế nước ta đã trải qua những giai đoạn phát triển ntn? Gv (minh họa): 198 6 -> 198 8 nền kinh tế tăng trưởng thấp, tình trạng lạm phát cao, không kiểm soát được Ví dụ: 198 6 tăng trưởng kinh tế 4% lạm phát 774,7%, 198 7 tăng trưởng kinh tế 3 ,9% lạm phát 223,1% Gv chuyển ý: trước tình hình như trên đại hội đảng lần VI (12- 198 6) ->đổi mới nền kinh tế ntn? *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế nước... tính toán Bước 1: Kẻ lên bảng hoặc vẽ bảng phụ khung số li u đã xử lí Bước 2: hướng dẫn Hs xử lí số li u *Lưu ý: - Tổng số diện tích gieo trồng là 100% - Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 Cách tính: Năm 199 0: tổng số diện tích gieo trồng là 90 40 nghìn ha, cơ cấu diện tích 100% Tính tỉ lệ % diện tích cây lương thực là: 6474,6 × 100 = 71,6% 90 40 0 =>số góc ở tâm trên biểu đồ là 71,6 x 3,6 =2580 -... Sự thay đổi trong cơ cấu GDP( Tỉ trọng giảm li n tục từ 40 % năm 199 1 xuống còn 20% năm 2002) + Nguyên nhân: Nền k tế từ bao cấp sang k tế thị trường , xu hướng mở rộng nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa Nước ta đang chuyển từ nước Nông nghiệp sang nước Công nghiệp - CN-XD: + Sự thay đổi trong cơ cấu GDP (Tỉ trọng công nghiệp tăng lên nhanh nhất từ dưới 25% ( 199 1) khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát... c Có khả năng tiếp thu KHKT d Chất lượng cuộc sống cao 5.Hướng dẫn về nhà: Học và làm BT 3 Sgk 6 Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết: BÀI 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ 198 9 - 199 9 I.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: Hs cần: - Biết cách so sánh tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân... thực: Diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 (năm 199 0) lên 8320,3 (năm 2002) tăng 1845,7 nghìn ha Nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% (năm 199 0) xuống 64,8% (năm 2002) - Cây CN: Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% lên 18,2% - Cây ăn quả và các cây khác: Diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16 ,9% BÀI TẬP 2: Vẽ và phân tích biểu đồ đường 1.Gv... tỉ số phụ thuộc của nước ta năm 198 9 là 86% (nghĩa là: cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia) *Hoạt động 2: (nhóm cặp) ? Nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta? ? Giải thích nguyên nhân? Hs: trình bày và bổ sung Gv: chuẩn xác kiến thức Gv (mở rộng): tỉ số phụ thuộc của Pháp là 53,8%, Nhật 44 ,9% , Singapo 42 ,9% , Thái Lan 47% Như vậy tỉ số . cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kì 79 -99 ? Trả lời GV =>kết luận ? Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 197 9 - 199 9? HS: Trả lời, GV chuẩn xác kiến thức GV:. 20,1 18 ,9 17,4 16,1 15- 59 25,6 28,2 28,4 30,0 60 trở lên 3,0 4,2 3,4 4,7 Tỉ số phụ thuộc 86 71,2 II.Bài tập 2: - Sau 10 năm ( 198 9 - 199 9) tỉ lệ nhóm tuổi 0- >14 đã giảm xuống (từ 39% ->33,5%) số ở nước VN? ? Rút ra đặc điểm về mật độ dân số ở VN Gv cung cấp số li u: Mật độ dân số VN năm 198 9 ( 195 người/km 2 ) 199 9 (231 người/km 2 ) 2002 (241 người/km 2 ) và 2002 (246 người/km 2 ) ?

Ngày đăng: 24/10/2014, 13:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w