Kế hoạch cá nhân 2011 - 2012

5 143 0
Kế hoạch cá nhân 2011 - 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC: 2011 – 2012 Họ và tên: NGÔ HƯỜNG Sinh hoạt tổ: TOÁN LÝ PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Điện Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2011 KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC: 2011 – 2012 I. Giới thiệu sơ lược cá nhân: Họ và tên: NGÔ HƯỜNG Ngày tháng năm sinh: 01 tháng 11 năm 1962 Quê quán: Điện Bàn, Quảng Nam Năm vào ngành: 1984 Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Sinh hoạt tổ: Toán - Lý II. Công tác được giao: - Giảng dạy: Vật lý 9/1,2,3, Vật Lý khối 7 - Công tác kiêm nhiệm: - Công tác khác: bồi dưỡng học sinh giỏi khối 7, 9 III. Thuận lợi, khó khăn: 1. Thuận lợi: - BGH luôn quan tâm về mọi mặt hoạt động chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên, học sinh và các phong trào hoạt động khác của trường, đoàn thể - Là giáo viên giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm, là người trong xã có điều kiện gần gũi học sinh và phụ huynh. - Nhiệt tình với mọi công tác, phong trào hoạt động của trường. - Đã được chuẩn hóa và nâng chuẩn trình độ (Đại học). - Học sinh chủ yếu là người trong xã. Học sinh của trường đã có ý thức thực sự trong việc học tập. Có nhiều em ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ. - Phần lớn các em học sinh đã có ý thức trong việc thực hiện các nền nếp nội quy của nhà trường. - Nhà trường có sơ sở vật chất khang trang, đầy đủ phòng ốc và khá đầy đủ trang thiết bị dạy học theo hướng đổi mới giảng dạy; Sách giáo khoa và thiết bị dạy học tương đối đầy đủ phục vụ dạy học theo yêu cầu đổi mới. 2. Khó khăn: - Học sinh chủ yếu là vùng nông thôn, điều kiện sinh hoạt đi lại và đời sông nhân dân nhìn chung còn khó khăn, nhất là mùa mưa lụt. - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của con em, đa phần trong chờ vào sự giáo dục của thầy cô, nhà trường. - Quanh địa bàn trường có nhiều quán internet làm ảnh hưởng đến một bộ phận học sinh ít được cha mẹ quan tâm, là điều kiện làm chất lượng học tập các em thêm giảm sút. - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn là một thách thức rất lớn đối với cả người dạy và người học. - Chương trình và SGK thay đổi, giảm tải liên tục, không ổn định gây khó khăn cho người dạy và người học. - Một số thiết bị dạy học đã qua nhiều năm giảng dạy đã hư hỏng, chất lượng thấp. - Vẫn còn một số học sinh mải chơi, chưa ý thức được việc học tập của mình, chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa tập trung vào học. III. Kế hoạch công tác được giao: 1. Công việc giảng dạy: 1.1. Chỉ tiêu, chất lượng giảng dạy: Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Vật lý 9 15% 30% 35% 20% Vật lý 7 25% 35% 35% 15% Bồi dưỡng học sinh giỏi: phấn đấu có học sinh giỏi cấp huyện, được bồi dưỡng thi học sinh giỏi cấp tỉnh 1.2. Các giải pháp thực hiện: (Hồ sơ sổ sách, dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh,kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đọa học sinh yếu của bộ môn phụ trách, sử dụng ĐDDH, tinh thần học hỏi đồng nghiệp…) - Chấp hành nghiêm chỉnh công tác chuyên môn, giảng dạy đúng kế hoạch theo phân phối chương trình. Thực hiện đầy đủ mọi nội quy qui chế chuyên môn của nhà trường và ngành đề ra. - Lên lớp, vào ra lớp đúng giờ. Có đủ giáo án trước khi lên lớp. - Trong mỗi học kỳ có đầy đủ kế hoạch cụ thể về việc dự giờ, hội giảng, rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn. Dự giờ ít nhất theo đúng quy định 2 tiết/tháng. - Áp dụng phương pháp mới vào việc dạy học. Đối với mỗi bài dạy phải áp dụng một phương pháp riêng để tiết học đạt hiệu quả cao nhất. - Với các lớp có nhiều học sinh khá phải dạy kiến thức nâng cao, mở rộng. Còn các lớp đại trà khi giảng bài phải chú ý tới việc tinh giản kiến thức sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu bài. Phần trọng tâm phải nhấn mạnh, khắc sâu, đặc biệt chú ý tới những học sinh yếu, kém. - Đổi mới phương pháp, nội dung kiểm tra đánh giá để đánh giá sát và đúng đối với năng lực của từng học sinh, chống quay cóp, sử dụng tài liệu trong các giờ kiểm tra. + Kiểm tra 1 tiết theo đúng phân phối chương trình. Kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận trong một bài, ra nhiều đề kiểm tra (2 - 4 đề/lần kiểm tra) + Kiểm tra 15 phút như sau: kiểm tra theo thống nhất của tổ nhóm, cụm chuyên môn về nội dung và thời gian tiến hành. - Khiêm tốn học hỏi, tự nghiên cứu để dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh. Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động. - Thường xuyên cải tiến phương pháp, tự mình tìm ra phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với từng nội dung kiến thức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Biết lựa chọn sự vật hiện tượng, sắp xếp, sử dụng một cách hợp lý trong từng bài giảng để học sinh dễ tiếp thu kiến thức. - Tích cực tham gia và xây dựng các chương trình ngoại khóa theo quy định của trường, của chuyên môn. - Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định với chất lượng tốt. - Tích cực sưu tầm, tích lũy tài liệu làm hồ sơ riêng. - Sử dụng những đồ dùng dạy học ở phòng thí nghiệm của nhà trường đã trang bị một cách triệt để và có hiểu quả cao - Tích cực tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm các mẫu vật, trang ảnh, dụng cụ có trong tự nhiên để hổ trợ cho bài dạy. - Tích cực sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Tích cực dự giờ, thăm lớp để học hỏi đồng nghiệp đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Sau mỗi tiết dự đều có đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể. 2. Công tác kiêm nhiệm: 2.1. Chỉ tiêu: 2.2. Giải pháp: 3. Công tác khác: V. Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ: 1. Tự đánh giá về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ: - Bản thân đạt trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp trên chuẩn (Đại học). - Đảm bảo dạy đúng nội dung chương trình và kế hoạch dạy học; giảng dạy có chất lượng. Đánh giá học sinh theo đúng qui định, kết quả học tập của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Hoàn thành xuất sắc các công tác và các hoạt động khác được giao. Thường xuyên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tổ chức cho học sinh lĩnh hội vững chắc các kiến thức cơ bản, rèn luyện được những kỹ năng chủ yếu, giáo dục tình cảm tốt. Sử dụng hợp lý phương pháp dạy học làm cho tiết học tự nhiên nhẹ nhàng và hiệu quả. - Các tiết giảng dạy thao giảng thường được xép loại tốt. 2. Chỉ tiêu: 3. Giải pháp: - Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. - Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nhất là đối với những bài khó. - Giành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu qua những phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet và qua thực tế cuộc sống để bổ sung kiến thức cho bài soạn. Từ đó làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, phù hợp với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu kiến thức. VI. Chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân: (danh hiệu thi đua, tỉ lệ học sinh lên lớp, đã tốt nghiệp, kết quả thao giảng, sáng kiến kinh nghiệm, kết quả công tác khác…: + Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. + 100% học sinh lớp mình dạy lên lớp và được xét tốt nghiệp. + Thao giảng đạt loại giỏi, tham gia hội thi giáo viên giỏi đạt giải. + Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại từ A, B cấp huyện. + Tham gia nhiệt tình, đầy đủ, có chất lượng mọi hoạt động của trường cũng như của các đoàn thể trong nhà trường. + Đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Xác nhận của tổ trưởng chuyên môn Người viết NGÔ HƯỜNG . LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Điện Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2011 KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC: 2011 – 2012 I. Giới thiệu sơ lược cá nhân: Họ và tên: NGÔ HƯỜNG Ngày tháng năm sinh: 01 tháng. TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC: 2011 – 2012 Họ và tên: NGÔ HƯỜNG Sinh hoạt tổ: TOÁN LÝ PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP CỘNG HÒA XÃ. độ đào tạo: Đại học sư phạm Sinh hoạt tổ: Toán - Lý II. Công tác được giao: - Giảng dạy: Vật lý 9/1,2,3, Vật Lý khối 7 - Công tác kiêm nhiệm: - Công tác khác: bồi dưỡng học sinh giỏi khối

Ngày đăng: 24/10/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan