1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Học tích cực - việc không của riêng học sinh

3 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC TÍCH CỰC - VIỆC KHÔNG CỦA RIÊNG HỌC SINH Làm sao để các em trở thành trung tâm trong quá trình dạy học, các em không thụ động tiếp thu kiến thức mà chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập, đó là điều mà các giáo viên Trường THCS Thống Nhất, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình luôn trăn trở. Trường nhỏ, số HS không nhiều nhặn gì, CB-GV cũng chỉ có 17 người, trong điều kiện 97% học sinh là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn thì họ đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì mọi hoạt động một cách bình thường, nói đến “học tích cực” có vẻ như một đòi hỏi xa xỉ. Nhưng họ đã làm được điều đó. Bởi việc học nói chung và học tích cực nói riêng không phải là việc của riêng các em. Tất cả cùng vào cuộc. 1-Bắt đầu từ nhận thức: Đến trường THCS Thống Nhất, chúng tôi ấn tượng với một mô hình nhận thức về nội dung đổi mới, được trình bày dưới dạng bản đồ tư duy. Theo đó, việc đổi mới được triển khai ở 6 lĩnh vực: Nhận thức (phụ huynh, học sinh, giáo viên), Phương pháp Dạy- học, Kiểm tra đánh giá, Quản lý, Hiệu quả công tác, Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, …Hiệu trưởng Bùi Thị Mai nói: Nếu không đổi mới đồng bộ như vậy, thì việc đổi mới phương pháp dạy học của GV sẽ không thể đạt đến mục tiêu là học sinh học tích cực, hứng thú với việc học. Trường chỉ có 120 HS với 17 CB-GV thôi nhưng mọi hoạt động giáo dục vẫn phải được diễn ra như bất cứ một nhà trường nào. Và việc đổi mới về nhận thức là quan trọng nhất. Không nhận thức đúng thì sẽ không thể có hành động có hiệu quả. Việc tuyên truyền nhận thức được triển khai đến tất cả các đối tượng liên quan đến giáo dục các em ở cả 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội. Chúng tôi tổ chức hội nghị bàn giải pháp đổi mới PPDH, không chỉ có giáo viên mà cả phụ huynh cũng tham gia và có ý kiến tham luận; tổ chức cho học sinh góp ý giáo viên. Trong đổi mới PPDH, chúng tôi cũng xác định ứng dụng CNTT là trọng tâm, trong đó có việc sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy, từ đó có những định hướng chỉ đạo triển khai thích hợp. Ông Trịnh Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hòa Bình chia sẻ: Từ khi có Chỉ thị 40 của Bộ chính trị về nâng cao chất lượng đội ngũ, chúng tôi đã xác định yếu tố cốt lõi của đội ngũ GV chính là nâng cao chất lượng dạy học mà mũi nhọn đột phá là đổi mới PPDH. Với đội ngũ GV 100% đạt chuẩn trong đó trên 50% vượt chuẩn thì về trình độ đào tạo không phải là đáng lo ngại, song quan trọng là khả năng cập nhật kiến thức mới, phương tiện mới, phương pháp mới. Chúng tôi cũng xác định vai trò của CNTT với việc này nên định hướng đầu tư cho CNTT là chủ yếu. Ngoài ra, TP cũng rất coi trọng các cuộc thi giáo viên giỏi, thông qua đó để tuyên truyền cho PPDH mới. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ cần có giải thưởng riêng dành cho việc đổi mới PPDH của GV để khuyến khích họ trên con đường đầy khó khăn này. Cô giáo Hồ Thị Thanh Xuân, tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên thì diễn đạt về đổi mới PPDH rất giản dị: Đó là sự phối hợp hài hòa các PPDH với nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu là làm cho học sinh hứng thú học tập và học một cách tích cực, chủ động. Đôi khi cũng không cần phải gọi tên cụ thể cho phương pháp mà mình áp dụng, khi nó không đơn nhất mà là sự phối hợp. Được dự 2 tiết học ở Trường THCS Thống Nhất (1 tiết văn lớp 7 và 1 tiết Sinh lớp 9), chúng tôi hiểu là cả GV và HS đã nhận thức đầy đủ như thế nào về phương pháp dạy và học tích cực, bởi không hiểu thì họ không thể phối hợp với nhau ăn ý đến thế và giờ học đạt hiệu quả đến thế. 2-Tất cả cùng vào cuộc đổi mới Ông Đặng Quang Ngàn, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình, một người nổi tiếng “say chuyên môn” chia sẻ với chúng tôi về một cách làm mới của Hòa Bình trong việc tập huấn PPDH cho GV: Tập huấn về đổi mới PPDH là một hoạt động quan trọng, được GV hưởng ứng nhiệt tình nhưng vấn đề là làm sao cho hiệu quả. Phương pháp tập huấn cần được đổi mới, nhưng cách thức tổ chức cũng không thể cứ làm theo kiểu cũ: tập trung GV về tỉnh, thành lập các lớp lý thuyết độ 50 người, nghe giảng một chiều. Ở Hòa Bình đã 3 năm nay, chúng tôi tổ chức tập huấn dưới hình thức thực hành, tức là về từng huyện, cử chuyên viên cốt cán về tập huấn 1 ngày lý thuyết thôi, 2 ngày sau thì GV được chia thành các nhóm nhỏ 15 người một nhóm, GV đi tập huấn sẽ giảng dạy theo thời khóa biểu buổi sáng và chiều thì cùng nhau thảo luận các tiết học đã dự, do chuyên viên hoặc GV cốt cán chủ trì. Năm vừa rồi chúng tôi tổ chức tại 11 cụm huyện, GV được tham gia dạy, dự và phân tích tiết học một cách cụ thể, rất bổ ích. Năm nay các GV vẫn đăng ký được tập huấn theo cách này. Tuy nhiên, với một trường THCS thì không chỉ là sự “áp thẳng” từ Sở đến trường, mà còn có sự tham gia tích cực của cấp quản lý trực tiếp là Phòng GD. Bà Bùi Thị Chung, Trưởng phòng GD TP Hòa Bình, cũng với tinh thần làm chuyên môn như vậy, đã nói: Với vai trò người quản lý chuyên môn trực tiếp, chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng GD trong các cấp học mình chịu trách nhiệm, mà trước hết là quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy của GV qua quá trình đổi mới phương pháp. Chúng tôi thường xuyên coi trọng chỉ đạo việc tập huấn GV đổi mới PPDH, hướng đến sự chủ động, tích cực của HS, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo chuyên môn cấp trường, cấp cụm, hội thi giáo viên giỏi các cấp… Cuối cùng thì vẫn là sự “vào trận” của GV và HS. Bởi họ mới chính là đối tượng trực tiếp làm nên sự đổi mới và hiệu quả của quá trình GD. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người đã giảng dạy rất thành công tiết học về Ô nhiễm môi trường lớp 7 với việc sử dụng và hướng dẫn sử dụng Bản đồ tư duy rất sinh động và linh hoạt, đã tâm sự: Với đối tượng HS người dân tộc còn thiếu tự tin và chủ động, với một trường quy mô nhỏ, bao nhiêu tiết dạy là bấy nhiêu giáo án, việc đổi mới PPDH là vô cùng vất vả. Nhưng, phần vì tha thiết tâm huyết với công việc của mình, phần vì cũng nhận thức rõ hiệu quả của việc đổi mới PPDH nên chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua và giúp nhau cùng vượt qua. Và những nỗ lực của chúng tôi, như chị thấy đấy, đã được đền đáp bằng sự hào hứng học tập của các em, bằng kết quả học tập và sự tự tin của các em, bằng sự hài lòng của cha mẹ các em. Nhìn các em thao tác các kỹ năng một cách thuần thục, làm việc nhóm ăn ý, thuyết trình sản phẩm của mình một cách tự tin, chúng tôi chia sẻ được niềm hạnh phúc của giáo viên lên lớp như thầy Hùng nói. Em Hoàng Lan Hương, học sinh lớp 7A – người đạt giải ba môn Sinh cấp thành phố vui vẻ nói với chúng tôi: Được học theo nhóm như thế này, với cách hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy thế này, chúng em rất thích, và cũng nhanh hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn. Có được niềm hứng khởi trong học tập như vậy, để có được một tinh thần thái độ và kỹ năng học tập tích cực như vậy, chắc chắn là bởi các em luôn có nhiều người đồng hành với mình. Nói cho cùng, học tích cực đâu phải là việc riêng của các em? Nguyễn Thị Trâm . đến học tích cực có vẻ như một đòi hỏi xa xỉ. Nhưng họ đã làm được điều đó. Bởi việc học nói chung và học tích cực nói riêng không phải là việc của riêng các em. Tất cả cùng vào cuộc. 1-Bắt. HỌC TÍCH CỰC - VIỆC KHÔNG CỦA RIÊNG HỌC SINH Làm sao để các em trở thành trung tâm trong quá trình dạy học, các em không thụ động tiếp thu kiến thức mà chủ động, sáng tạo và hứng thú học. Nếu không đổi mới đồng bộ như vậy, thì việc đổi mới phương pháp dạy học của GV sẽ không thể đạt đến mục tiêu là học sinh học tích cực, hứng thú với việc học. Trường chỉ có 120 HS với 17 CB-GV

Ngày đăng: 23/10/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w