Đề cương môn đại cương văn hóa việt Nam 1.1. Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh năm 1942: Trong mục “đọc sách” ở đầu cuốn “Nhật kí trong tù” (1942 1943), lần đầu tiên chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. 1.2. Định nghĩa văn hóa của UNESSCO: Trong ý nghĩa rộng nhất “văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống, các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên nhưng công trình vượt trội lên bản thân.”.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM
I CÁC KHÁI NIỆM VĂN HÓA
1 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA CỦA HỒ CHÍ MINH NĂM 1942
Trang cuối bản thảo Nhật ký trong tù (1942) dưới tiêu đề Mục đọc sách, Hồ Chí Minh đã định nghĩa hết sức bao quát về văn hóa mà nhiều quan niệm đương thời, ngay cả Đề cương văn hóa - 1943, còn bỏ sót, hoặc chưa quan tâm đầy đủ nội hàm của khái niệm này: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tác và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”(1)
Với một hành trình dài bảy mươi năm chẵn (1942-2012), tính từ thời điểm hoàn thành bản thảo mà chúng tôi vừa nhắc, văn hóa trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đến nay, vẫn phù hợp với quan niệm của UNESCO và thế giới nói chung Nghĩa là, trên những nét lớn, những nội dung cơ bản mà Hồ Chí Minh đề cập vẫn chưa hề lỗi thời và lỗi nhịp Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Văn hóa bao gồm cả phương thức sống, quyền con người, các truyền thống tín ngưỡng
2 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA CỦA UNESSCO
Trong ý nghĩa rộng nhất văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo
lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
Trang 2bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân
Như vậy văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển
Theo quan niệm của UNESSCO có 2 loại di sản văn hóa một là những di sản văn hóa hữu thể như: đền, chùa…
Hai là những di sản văn hóa vô hình bao gồm các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu của cộng đồng rộng rãi… những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESSCO bao gồm cả âm thanh, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống…
Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau lồng vào nhau như thân xác
và tâm trí con người
1.2 Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật
1.2.1 Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" (civilization, civilisation) như một từ đồng nghĩa với "văn hóa" Thực ra, như viện sĩ D Likhacho[1990] có nhận xét, "đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi" Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi
Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn
có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến "trình độ phát triển" Văn minh luôn là đặc trưng của một
Trang 3thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú
Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến
sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan
Và sự khác biệt thứ tư, về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị Các nền văn hóa cổ đại hình thành từ trên hai nghìn năm trước công nguyên như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa đều là sản phẩm của phương Đông Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là văn hóa Hy Lạp thì cũng sau các nền văn hóa phương Đông cổ đại tới hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III trước công nguyên) và được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà - từ hệ thống thần thoại, lịch pháp cho đến chữ viết - chỗ nào cũng thấy dấu ấn của ảnh hưởng phương Đông
Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành
ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữ cultus tiếng La-tinh có nghĩa là
"trồng trọt" Từ trồng trọt phát triển ra nghĩa chăm sóc (cây cối), từ "chăm sóc (cây cối)" dẫn đến chăm sóc (con người) = giáo dục Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas tiếng La-tinh có nghĩa là "thành phố" Nghĩa gốc này kéo theo mình hàng loạt từ và nghĩa phái sinh trong các ngôn ngữ châu Âu: "thị dân", "công dân" (civilis) ,
từ đó đến civilisation, civilization là "làm cho trở thành đô thị", đầy đủ tiện nghi như đô thị (= văn minh)
Như vậy, VĂN MINH (văn = vẻ đẹp, minh = sáng) là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất
Trang 41.2.2 Ở Việt Nam còn có các khái niệm "văn hiến" và "văn vật" Từ điển thường định nghĩa văn hiến là "truyền thống văn hóa lâu đời", còn văn vật là
"truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử",
"công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử" So sánh các định nghĩa này, ta thấy "văn hiến" và "văn vật" thực ra chỉ là những khái niệm bộ phận của
"văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị: Văn hiến là văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật) Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước 4000 năm văn hiến (chứ không nói văn vật, vì trải qua 4000 năm, phần lớn các giá trị vật chất đã bị tàn phá), nhưng lại nói Hà Nội - Thăng Long ngàn năm văn vật (vì trong 1000 năm trở lại đây, từ khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long, các giá trị vật chất còn lưu giữ được nhiều)
Phương Tây không có hai khái niệm "văn hiến" và "văn vật", cho nên hai khái niệm này không thể dịch ra các ngôn ngữ phương Tây được Văn vật và văn minh tuy cùng thiên về giá trị vật chất, nhưng lại rất khác xa nhau
Để dễ phân biệt các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật, những điều nói trên được trình bày trong bảng 1.2
Chứa cả giá trị vật
chất lẫn tinh thần
Thiên về giá trị tinh thần
Thiên về giá trị vật chất
Thiên về giá trị vật chất - kỹ thuật Chỉ trình độ phát
triển
Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị
Có bề dày lịch sử
Có tính dân tộc Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp Cấu trúc của hệ thống văn hóa
1.3.1 Như đã nói, lâu nay, tính hệ thống của văn hóa chưa được chú ý đầy đủ, cho nên cũng chưa có được một mô hình hệ thống văn hóa đầy đủ và có sức thuyết phục
Trang 5Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần [Arnoldo1985: 31-46] Cấu trúc này không sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa
L White [1949: 346-366] phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội
và tư tưởng Đào Duy Anh [1951: 8] dựa theo F Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức Nhóm Văn Tân [1973] thì phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong tục, tập quán ) đâu có nằm ngoài văn hóa tinh thần? M.S Kagan cũng chia văn hóa ra ba thành tố, trong đó, bên cạnh văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật [1974: 188-208]; nhưng
có nghệ thuật nào lại không phục vụ các nhu cầu tinh thần?
Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật [Ngô Đức Thịnh 1987], hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật [Nguyễn Tấn Đắc 1987]
1.3.2 Để tiếp cận văn hóa như một hệ thống, cần phải vận dụng chính lý thuyết
hệ thống
Theo lý thuyết này [xem, ví dụ: Blauberg 1969; Sadovskij 1974] thì:
a) Mọi HỆ THỐNG đều bao gồm các YẾU TỐ và các QUAN HỆ giữa chúng; mạng lưới các mối quan hệ tạo thành CẤU TRÚC;
b) Mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt mình, đều có thể là một hệ thống con -một TIỂU HỆ;
c) Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với MÔI TRƯỜNG
Trên cơ sở này, chúng tôi thấy hợp lý hơn cả là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố (bốn tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn như sau: Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể văn hóa Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, và do vậy đã tích lũy được một kho
Trang 6tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về bản thân con người - đó chính là hai vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức
Tiểu hệ thứ hai liên quan trực tiếp đến những giá trị văn hóa nội tại của cộng đồng người - chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng Nó bao gồm hai vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội trong một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật ) Cộng đồng người (chủ thể văn hóa) hiển nhiên là tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, v.v.) và môi trường
xã hội (hiểu ở đây là các xã hội, dân tộc, quốc gia láng giềng) Cho nên, hệ thống văn hóa còn bao gồm hai tiểu hệ nữa liên quan đến cách thức xử sự của cộng đồng dân tộc với hai loạ ̣i môi trường ấy Hai tiểu hệ đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng (tạo nên hai vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và đối phó với môi trường (tác động tiêu cực) Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, để tạo ra các vật dụng hàng ngày ; đồng thời phải đối phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa, kiến trúc) Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng các thành tựu của các dân tộc, quốc gia lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo đối phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao
1.3.3 Cũng như mọi loại ranh giới, ranh giới giữa các bộ phận của hệ thống văn hóa không thể vạch ra một cách quá rạch ròi, nhất thành bất biến Để xếp sắp một hiện tượng văn hóa vào hệ thống, phải căn cứ vào đặc điểm điển hình của
nó Chẳng hạn, mục đích của nhà cửa là để đối phó với môi trường tự nhiên, nhưng con người lại cũng đã tận dụng chính môi trường tự nhiên để tạo ra nó Ngoại giao vừa có trách nhiệm đối phó vừa có trách nhiệm tận dụng môi trường
xã hội, nhưng trách nhiệm đối phó nặng nề hơn (không phải ngẫu nhiên mà ta
có khái niệm mặt trận ngoại giao)
Trang 7Một hệ thống văn hóa có thể được xem xét dưới góc độ các bình diện đồng đại
và lịch đại, khái quát và cụ thể Môn lịch sử văn hóa lâu nay chủ yếu quan tâm đến bình diện cụ thể và lịch đại, còn môn văn hóa học đang bàn chủ yếu quan tâm đến bình diện khái quát và đồng đại Tuy nhiên, vì văn hóa vừa có tính hệ thống, lại vừa có tính lịch sử cho nên một miêu tả cụ thể tốt nhất là phải tính tới
cả hai bình diện ấy Nếu lấy diện lịch đại làm cơ sở thì trong mỗi giai đoạn lịch
sử sẽ phải lưu ý đến tính đồng đại - VĂN HÓA SỬ (lịch sử văn hóa) phải được xây dựng như thế Ngược lại, nếu lấy diện đồng đại làm cơ sở thì trong mỗi hệ thống con lại phải chú ý đến mặt lịch đại - VĂN HÓA HỌC phải được xây dựng như thế
Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có những cách phân chia khác Chẳng hạn, trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biệt văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi Trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân gian và văn hóa chính thống Cũng vậy, trong quan hệ với chủ thể văn hóa, có thể phân biệt văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc ít người Những cách phân chia này cần được kết hợp xem xét trong những trường hợp cần thiết Cả bốn thành tố của hệ thống văn hóa đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn hóa Nếu mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa cho ta thấy CÁI CHUNG, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa thì loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy CÁI RIÊNG, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng
Nhận thức về con người Văn hoá tổ chức cộng đồng Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
Văn
hoá
ứng
với môi trường tự nhiên Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên
Văn hoá đối phó với môi trường tự nhiên
với môi trường xã hội Văn hoá tận dụng môi trường xã hội
Trang 8xử Văn hoá đối phó với môi trường xã hội
Chức năng giáo đục: là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người " Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân- Thiện- Mỹ Văn hoá là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ sau
Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người
II VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA